Khí hậu nóng bức giữa tháng Tư này không làm chùn bước được lòng người. Từ Ninh Bình – Phát Diệm xa xôi đến Cái Mơn, Gia Kiệm, Phước Tỉnh Bình Dương, Cần Giờ. .. đã tề tựu về nhà thờ Phát Diệm – Sài Gòn thật sớm. Tất cả mọi người về đây để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã tuôn đổ xuống trên Cha Cố Ghêgôriô Trần Phương Phi.
89 năm tuổi đời và 60 năm mà không tạ ơn Chúa không phải là một người bình thường huống hồ chi là linh mục của Chúa. Niềm vui 89 năm làm con Chúa và 60 năm linh mục đã lan tỏa đến tất cả những ai Cha đã có lần gặp gỡ, tất cả những ai Cha đã từng sống, từng làm việc chung.
Sinh ra trong một gia đình đạo đức, “truyền thống Công Giáo” đã ăn sâu vào đời Cha Cố Ghêgôriô từ bé. Gia đình đã dâng hiến cho Giáo Hội 3 linh mục và 1 nữ tu (Dòng mến Thánh giá Phát Diệm). Mới 12 tuổi đầu, ông bà cố đã gửi Cha Cố Ghêgôriô tu học tại trường Ba Làng rồi đến Tiểu Chủng Viện Ba Làng rồi đến Đại Chủng Viện Thượng Kiệm.
Ngày 2 tháng 4 năm 1949, Thiên Chúa đã thương gọi cậu bé Ghêgôriô làm linh mục của Chúa.
Với những biến động của cuộc đời và theo dòng chảy của lịch sử, 1954 Cha Cố Ghêgôriô di cư vào Nam. Vết chân tròn của Cha Cố Ghêgôriô bắt đầu từ Phát Hải, Kim Thượng, Phúc Nhạc, Gia Yên …
1955 Cha Cố Ghêgôriô đã lập xứ Xóm Thuốc, Xóm Thuốc khi ấy chỉ là mảnh đất hoang tàn và nghèo nàn. Đi từ cái không thành cái có, Xóm Thuốc ngày nay không thể nào quên được ơn của Cha Cố Ghêgôriô
Cũng do biến cố đưa đẩy, thánh ý Thiên Chúa đã đến với Cha Cố Ghêgôriô. Chẳng hiểu sao lại đến mảnh đất “khỉ ho cò gáy” An Nhơn. Và rồi giáo xứ An Nhơn được Cha Cố Ghêgôriô gầy dựng nên. Nhờ sự hiện diện của Cha Cố, các tệ nạn ở vùng ven này giảm hẳn. Cha Cố Ghêgôriô đã nêu gương bằng đời sống khiêm hạ và yêu thương nơi cái vùng đậm chất giang hồ này nên phần nào hoán cải được những phần tử xấu.
Điểm son cuộc đời Cha Cố Ghêgôriô mà tất cả những ai biết Cha Cố và nhất là người thân của Cha Cố đó là việc Cha Cố được đưa đi học tập cải tạo. Có lẽ do cứng đầu cứng cổ quá nên Cha Cố đã được đưa đi Biên Hòa rồi Chí Hòa và Xuân Phước để cải huấn !!!
Phải mất 12 năm cải tạo (1976-1988), Cha Cố Ghêgôriô mới có ngày tự do. Sau ngày tự do ấy, Cha Cố về lại Phát Diệm – nơi Ngài đã có thời gian làm phó xứ (1955-1957) – như là chốn dừng chân của tuổi già. Tuổi xế chiều, sức khỏe hạn chế nhưng Cha Cố Ghêgôriô đã cố gắng hết sức mình để giúp mục vụ khu Thánh Linh – Vườn Xoài, giáo xứ Đức Tin, Phú Nhuận. Đến 2002 thì bị “đình chỉ công tác” và Ngài nghỉ hưu cho đến ngày nay. Nói là nghỉ hưu nhưng Ngài vẫn trao Mình Thánh Chúa cho những bệnh nhân không thể đến nhà thờ được quanh khu hưu dưỡng Phát Diệm.
Tất cả những thăng trầm của Cha Cố Ghêgôriô được gói ghém trong Thánh Lễ tạ ơn sáng hôm nay (19-04-2009). Vì một chút tình thân nào đó, vì một chút nghĩa cử nào đó mà Đức Cha Phêrô (Giáo phận Phú Cường) và hơn 50 linh mục và nhiều nam nữ tu sĩ và cộng đoàn dân Chúa hiện diện như kín nhà thờ Phát Diệm.
Trong Thánh Lễ, như ý nghĩa chính yếu của Thánh Lễ hôm nay là tạ ơn Thiên Chúa đã thương cho Cha Cố Ghêgôriô 89 năm làm con Chúa và 60 năm linh mục Đức Cha Phêrô đã gửi đến cộng đoàn tâm tình tạ ơn phải có của con người, cách riêng người linh mục. Đức Cha Phêrô gợi lên tâm tình tạ ơn của con người trích từ Điển Ngữ Thần Học. Đức Cha nhấn mạnh lòng thương xót Chúa trong Thánh Lễ 2 Phục Sinh năm nay mọi người mừng kính lòng thương xót Chúa. Vì lòng thương, vì tình thương xót Thiên Chúa đã yêu thương, đã giữ gìn Cha Cố Ghêgôriô trong vòng tay yêu thương của Ngài. Vì tình thương, Thiên Chúa đã chọn và đã chọn Cha Cố Ghêgôriô và trên mọi nẻo đường đời, Thiên Chúa vẫn luôn che chở, bao bọc Cha Cố Ghêgôriô.
Tâm niệm âm thầm khiêm hạ mà Cha Cố Ghêgôriô ấp ủ từ bé đến nay vẫn theo Ngài. Cha Cố Ghêgôriô luôn ý thức thân phận nhỏ bé để rồi Cha Cố luôn tín thác vào tay Chúa trong mọi nẻo đường đời. Có những lúc từ hai bàn tay trắng như ở Xóm Thuốc, như ở An Nhơn và có những lúc bi đát nhất của cuộc đời là sống trong lao tù. 12 năm lao tù đủ để thử thách lòng tin, lòng hy vọng vào Chúa của một con người, cách riêng là linh mục của Chúa. Người thường đã cảm thấy khó chịu như thế nào khi bị lao tù một cách bất công huống hồ gì là linh mục. Những năm tháng lao tù không thể nào thi hành sứ vụ linh mục một cách công khai nhưng chính đời sống âm thầm của Cha Cố như là một bài giảng về lòng khiêm hạ, về sự tín thác cuộc đời mình vào Chúa.
Dù cuộc đời nghiệt ngã như thế nào đi chăng nữa cũng không thể khuất phục ý chí của Cha Cố Ghêgôriô. Cũng như Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, Cha Cố Ghêgôriô đã để lại trong lòng những người cai ngục, những cán bộ quản giáo một tình thương, một lòng mến của kitô hữu và cách riêng là người mục tử của Chúa.
Chắc có lẽ không chỉ cán bộ quản giáo nhưng bất cứ ai hơn một lần tiếp xúc với Cha Cố Ghêgôriô đều nhận ra nơi Ngài một tấm lòng của một vị mục tử nhân lành. Cha Cố sống chân tình với mọi người để rồi Thánh Lễ sáng nay như là lời chứng về sự chân thành của Cha Cố. “Sống làm sao sẽ hưởng như vậy”, lời của ông bà xưa nói quả không sai chữ nào. Cha Cố đậm chất “người” với mọi người để rồi mọi người hôm nay, không quản ngại đường sá xa xôi cách trở vẫn trở về mái nhà Phát Diệm thân thương để tạ ơn Chúa. Những ai sống đậm chất “người” như Cha Cố Ghêgôriô rất vui để chia sẻ niềm vui và đặc biệt lòng tri ân của một con người, cách riêng là mục tử của Chúa.
Bài ca tạ lễ hôm nay như một lần nữa nói lên tâm tình tri ân của Cha Cố Ghêgôriô cũng như mọi người thân quen trong Thánh Lễ sáng nay: “Biết lấy chi cảm mến, biết lấy chi báo đền tình yêu Chúa cho con … trao cho con lời Chúa dù đời con hoen úa, một đời trung trinh làm muối đất ướp cho mặn đời”
Thánh lễ Tạ ơn sẽ qua đi nhưng lời tạ ơn của Cha Cố Ghêgôriô và mọi người thân quen của Cha Cố vẫn còn ngân mãi vì lẽ tình thương của Thiên Chúa không chỉ đổ trên Cha Cố ngày hôm nay nhưng còn trải dài đến ngày hoàn tất sứ vụ làm người, làm con Chúa và làm mục tử của Cha Cố.
Nguyện xin cho những ngày còn lại của Cha Cố là những ngày phục vụ trong âm thầm khiêm hạ như nguyện ước của Cha Cố. Có lẽ không có gì đẹp hơn là một tâm tình khiêm hạ, tạ ơn trước biết bao nhiêu ơn lành mà Thiên Chúa ban cho.
Nguyện chúc Cha Cố vui hưởng những ngày còn lại dồi dào sức khỏe và tình yêu trong tình Chúa, tình người.
89 năm tuổi đời và 60 năm mà không tạ ơn Chúa không phải là một người bình thường huống hồ chi là linh mục của Chúa. Niềm vui 89 năm làm con Chúa và 60 năm linh mục đã lan tỏa đến tất cả những ai Cha đã có lần gặp gỡ, tất cả những ai Cha đã từng sống, từng làm việc chung.
Sinh ra trong một gia đình đạo đức, “truyền thống Công Giáo” đã ăn sâu vào đời Cha Cố Ghêgôriô từ bé. Gia đình đã dâng hiến cho Giáo Hội 3 linh mục và 1 nữ tu (Dòng mến Thánh giá Phát Diệm). Mới 12 tuổi đầu, ông bà cố đã gửi Cha Cố Ghêgôriô tu học tại trường Ba Làng rồi đến Tiểu Chủng Viện Ba Làng rồi đến Đại Chủng Viện Thượng Kiệm.
Ngày 2 tháng 4 năm 1949, Thiên Chúa đã thương gọi cậu bé Ghêgôriô làm linh mục của Chúa.
Với những biến động của cuộc đời và theo dòng chảy của lịch sử, 1954 Cha Cố Ghêgôriô di cư vào Nam. Vết chân tròn của Cha Cố Ghêgôriô bắt đầu từ Phát Hải, Kim Thượng, Phúc Nhạc, Gia Yên …
1955 Cha Cố Ghêgôriô đã lập xứ Xóm Thuốc, Xóm Thuốc khi ấy chỉ là mảnh đất hoang tàn và nghèo nàn. Đi từ cái không thành cái có, Xóm Thuốc ngày nay không thể nào quên được ơn của Cha Cố Ghêgôriô
Cũng do biến cố đưa đẩy, thánh ý Thiên Chúa đã đến với Cha Cố Ghêgôriô. Chẳng hiểu sao lại đến mảnh đất “khỉ ho cò gáy” An Nhơn. Và rồi giáo xứ An Nhơn được Cha Cố Ghêgôriô gầy dựng nên. Nhờ sự hiện diện của Cha Cố, các tệ nạn ở vùng ven này giảm hẳn. Cha Cố Ghêgôriô đã nêu gương bằng đời sống khiêm hạ và yêu thương nơi cái vùng đậm chất giang hồ này nên phần nào hoán cải được những phần tử xấu.
Điểm son cuộc đời Cha Cố Ghêgôriô mà tất cả những ai biết Cha Cố và nhất là người thân của Cha Cố đó là việc Cha Cố được đưa đi học tập cải tạo. Có lẽ do cứng đầu cứng cổ quá nên Cha Cố đã được đưa đi Biên Hòa rồi Chí Hòa và Xuân Phước để cải huấn !!!
Phải mất 12 năm cải tạo (1976-1988), Cha Cố Ghêgôriô mới có ngày tự do. Sau ngày tự do ấy, Cha Cố về lại Phát Diệm – nơi Ngài đã có thời gian làm phó xứ (1955-1957) – như là chốn dừng chân của tuổi già. Tuổi xế chiều, sức khỏe hạn chế nhưng Cha Cố Ghêgôriô đã cố gắng hết sức mình để giúp mục vụ khu Thánh Linh – Vườn Xoài, giáo xứ Đức Tin, Phú Nhuận. Đến 2002 thì bị “đình chỉ công tác” và Ngài nghỉ hưu cho đến ngày nay. Nói là nghỉ hưu nhưng Ngài vẫn trao Mình Thánh Chúa cho những bệnh nhân không thể đến nhà thờ được quanh khu hưu dưỡng Phát Diệm.
Tất cả những thăng trầm của Cha Cố Ghêgôriô được gói ghém trong Thánh Lễ tạ ơn sáng hôm nay (19-04-2009). Vì một chút tình thân nào đó, vì một chút nghĩa cử nào đó mà Đức Cha Phêrô (Giáo phận Phú Cường) và hơn 50 linh mục và nhiều nam nữ tu sĩ và cộng đoàn dân Chúa hiện diện như kín nhà thờ Phát Diệm.
Trong Thánh Lễ, như ý nghĩa chính yếu của Thánh Lễ hôm nay là tạ ơn Thiên Chúa đã thương cho Cha Cố Ghêgôriô 89 năm làm con Chúa và 60 năm linh mục Đức Cha Phêrô đã gửi đến cộng đoàn tâm tình tạ ơn phải có của con người, cách riêng người linh mục. Đức Cha Phêrô gợi lên tâm tình tạ ơn của con người trích từ Điển Ngữ Thần Học. Đức Cha nhấn mạnh lòng thương xót Chúa trong Thánh Lễ 2 Phục Sinh năm nay mọi người mừng kính lòng thương xót Chúa. Vì lòng thương, vì tình thương xót Thiên Chúa đã yêu thương, đã giữ gìn Cha Cố Ghêgôriô trong vòng tay yêu thương của Ngài. Vì tình thương, Thiên Chúa đã chọn và đã chọn Cha Cố Ghêgôriô và trên mọi nẻo đường đời, Thiên Chúa vẫn luôn che chở, bao bọc Cha Cố Ghêgôriô.
Tâm niệm âm thầm khiêm hạ mà Cha Cố Ghêgôriô ấp ủ từ bé đến nay vẫn theo Ngài. Cha Cố Ghêgôriô luôn ý thức thân phận nhỏ bé để rồi Cha Cố luôn tín thác vào tay Chúa trong mọi nẻo đường đời. Có những lúc từ hai bàn tay trắng như ở Xóm Thuốc, như ở An Nhơn và có những lúc bi đát nhất của cuộc đời là sống trong lao tù. 12 năm lao tù đủ để thử thách lòng tin, lòng hy vọng vào Chúa của một con người, cách riêng là linh mục của Chúa. Người thường đã cảm thấy khó chịu như thế nào khi bị lao tù một cách bất công huống hồ gì là linh mục. Những năm tháng lao tù không thể nào thi hành sứ vụ linh mục một cách công khai nhưng chính đời sống âm thầm của Cha Cố như là một bài giảng về lòng khiêm hạ, về sự tín thác cuộc đời mình vào Chúa.
Dù cuộc đời nghiệt ngã như thế nào đi chăng nữa cũng không thể khuất phục ý chí của Cha Cố Ghêgôriô. Cũng như Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, Cha Cố Ghêgôriô đã để lại trong lòng những người cai ngục, những cán bộ quản giáo một tình thương, một lòng mến của kitô hữu và cách riêng là người mục tử của Chúa.
Chắc có lẽ không chỉ cán bộ quản giáo nhưng bất cứ ai hơn một lần tiếp xúc với Cha Cố Ghêgôriô đều nhận ra nơi Ngài một tấm lòng của một vị mục tử nhân lành. Cha Cố sống chân tình với mọi người để rồi Thánh Lễ sáng nay như là lời chứng về sự chân thành của Cha Cố. “Sống làm sao sẽ hưởng như vậy”, lời của ông bà xưa nói quả không sai chữ nào. Cha Cố đậm chất “người” với mọi người để rồi mọi người hôm nay, không quản ngại đường sá xa xôi cách trở vẫn trở về mái nhà Phát Diệm thân thương để tạ ơn Chúa. Những ai sống đậm chất “người” như Cha Cố Ghêgôriô rất vui để chia sẻ niềm vui và đặc biệt lòng tri ân của một con người, cách riêng là mục tử của Chúa.
Bài ca tạ lễ hôm nay như một lần nữa nói lên tâm tình tri ân của Cha Cố Ghêgôriô cũng như mọi người thân quen trong Thánh Lễ sáng nay: “Biết lấy chi cảm mến, biết lấy chi báo đền tình yêu Chúa cho con … trao cho con lời Chúa dù đời con hoen úa, một đời trung trinh làm muối đất ướp cho mặn đời”
Thánh lễ Tạ ơn sẽ qua đi nhưng lời tạ ơn của Cha Cố Ghêgôriô và mọi người thân quen của Cha Cố vẫn còn ngân mãi vì lẽ tình thương của Thiên Chúa không chỉ đổ trên Cha Cố ngày hôm nay nhưng còn trải dài đến ngày hoàn tất sứ vụ làm người, làm con Chúa và làm mục tử của Cha Cố.
Nguyện xin cho những ngày còn lại của Cha Cố là những ngày phục vụ trong âm thầm khiêm hạ như nguyện ước của Cha Cố. Có lẽ không có gì đẹp hơn là một tâm tình khiêm hạ, tạ ơn trước biết bao nhiêu ơn lành mà Thiên Chúa ban cho.
Nguyện chúc Cha Cố vui hưởng những ngày còn lại dồi dào sức khỏe và tình yêu trong tình Chúa, tình người.