Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (75)
751. Những hoạt động cám dỗ của ma quỷ
Phúc Âm nói đến nhiều hoạt động cảm dỗ của ma quỷ.
Ma quỷ đã nhập vào Giuđa: “Xatan đã nhập vào Giuđa, cũng gọi là Iscariốt, một người trong số Mười Hai.” (Lc 22,3).
Chúa Giêsu nói về Phêrô: “Ximong ơi, Ximong ơi, kìa Xatan đã xin sàn các con như người ta sàn gạo, nhưng Thầy đã cầu nguyện cho con để con khỏi mất lòng tin.” (Lc 22, 31-32)
Chúa Giêsu nói về các Tông đồ: “Các con hãy cầu nguyện kẻo sa chứoc cám dỗ.” (Lc 22, 39)
752. Chúa Giêsu chịu ba cơn cám dỗ của ma quỷ.
Một là cơn cám dỗ biến đá thành bánh. Đây là cơn cám dỗ về những nhu cầu vật chất của thân xác con người: con người thường rất bận rộn trong việc kiếm của ăn vật chất và rất lơ là trong việc kiếm của ăn tinh thần, của ăn đạo đức.
Hai là cơn cám dỗ nhảy từ nóc Đền Thờ xuống. Đây là cơn cám dỗ ỷ lại vào quyền phép của Thiên Chúa, buộc Ngài phải làm phép lạ cho mình mỗi khi mình muốn. Là con của Thiên Chúa, nhưng nhiều khi chúng ta không muốn tìm biết và vâng theo ý Thiên Chúa, lại đòi buộc Thiên Chúa phải làm theo ý mình, và khi thấy Thiên Chúa không hoặc chưa nhậm lời mình cầu nguyện như vậy, thì sinh ra ngã lòng trông cậy vào Thiên Chúa, hoặc giận ghét Thiên Chúa, hoặc từ bỏ Thiên Chúa.
Ba là cơn cám dỗ từ trên cao nhìn xuống các nước thiên hạ. Đây là cơn cám dỗ về lòng ham muốn quyền hành và vinh sang phú quý lợi lộc. Muốn được như vậy, phải thoả hiệp với sự xấu, sự dữ, nghĩa là phải thờ lạy ma quỷ. Chúng ta rất dễ tôn thờ những chúa khác với Chúa của chúng ta: đó là chúa tiền tài, chúa danh vọng, chúa thú vui.
753. Cảnh cáo linh mục và tu sĩ
Chúng ta thấy ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu sau khi thấy Ngài đã làm một việc lành rất lớn, là đã ăn chay nhịn đói 40 đêm ngày.
Đây cũng là một kinh nghiệm quý báu cho các linh mục và tu sĩ: là linh mục đã long trọng tuyên bố dâng trọn cả xác hồn cho Chúa, là tu sĩ đã khấn trọn để hoàn toàn thuộc về Chúa, chúng ta vẫn luôn luôn là con mồi để cho ma quỷ cám dỗ phạm tội trong mọi lúc và trong mọi nơi.
Thánh Bênađô cảnh cáo các tu sĩ của Dòng mình:
- “Trên trần gian nầy, trong tu viện nầy, trong nội cấm nầy, các con vẫn luôn luôn có thể bị cám dỗ sa ngã phạm tội bởi vì ngay cả trên thiên đàng, vẫn có thể phạm tội.”
Thánh Bênađô muốn nhắc đến các thần dữ đã phạm tội ngay trên thiên đàng.
Chúng ta cũng thấy rằng trong vườn địa đàng đầy tràn ơn Chúa, hai ông bà tổ tiên của loài người cũng đã phạm tội chống lại Chúa. Vì thế, chúng ta phải luôn luôn khiêm nhượng bám vào Chúa. Xa rời Chúa, thế nào chúng ta cũng bị ma quỷ vồ chộp ngay.
754. Sự cầu nguyện giúp chúng ta chiến thắng ma quỷ.
Tối hôm trước khi ra trận, ông Giuđa Macabêô bồn chồn xao xuyến và quá sợ hãi. Bỗng ông thấy trời mở ra và ngôn sứ Giêrêmia từ trời xuống, cầm một cây bảo kiếm vàng. Ngôn sứ giao cây bảo kiếm vàng nầy cho ông Giuđa và nói:
- “Hãy lãnh lấy bảo kiếm thánh nầy như quà của Thiên Chúa, nhờ đó, ngươi sẽ đánh bại địch thủ.” (2M 15,16)
Và đúng như vậy: Giuđa đã thắng trận.
Cây bảo kiếm vàng vàng làm cho chúng ta thắng được những trận cám dỗ của ma quỷ, đó là sự cầu nguyện.
755. Sợ ma quỷ cám dỗ ngã lòng trông cây khi sắp chết
Thánh Antôniô thuật lại: Lúc sắp lìa cõi thế, thánh Bênađô rất lo sợ và bị cám dỗ ngã lòng trông cậy. Nhưng ngài đã suy đến Chúa Giêsu trên Thập giá thì mọi lo sợ đêu biến tan và ngài đã hết lòng cám tạ:
- “Lạy Chúa, các Dấu Thánh của Chúa đã đền thay cho con rồi và đã làm cho con được rỗi!” (Việc Rỗi Linh Hồn)
756. Cuộc đời tuy đẹp nhưng không phải luôn luôn là màu hồng.
Cuộc sống tuy đẹp nhưng không phải lúc nào cũng một màu hồng.
Đời người vô cùng phong phú đa dạng, nhưng cũng vô vàn gian nan thử thách.
Niềm vui hay nỗi buồn, chung tình hay thất ý, bằng phảng hay gập ghềnh, thành công hay thất bại, vinh hoa hay nhục nhã. .., đối với ai, cũng đều như nhau....
Beethoven có nói:
- “Ai chưa ăn bánh mì thấm nước mắt, thì chưa thể hiểu được cuộc sống là gì.”
Thế giới không đem lại niềm vui cho Beethoven, nhưng ông lại dùng nỗi đau của bản thân để tạo nên niềm vui dâng tặng thế giới.
Lịch sử nhân loại có rất nhiều vĩ nhân giống như Beethoven. Họ đều có những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc đời, nhưng lại làm nên những chuyện chấn động đất trời. (50 Điều Quan Trọng Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn)
757. Lúc nào, việc nấy. Đừng có làm một lúc nhiều việc!
Một lần, tôi (Richard Carlson) đang lái xe trên xa lộ và thấy một ông nọ vừa lái xe, vừa cạo râu, uống café và cả đọc báo nữa....
Chúng ta có hay cố làm nhiều việc cùng một lúc không nhỉ?
Chúng ta có điện thoại di động, đúng ra là để cho cuộc sống tiện nghi hơn, nhưng đôi khi nó lại làm cho cuộc sống chúng ta gặp rắc rối.
Có một hôm, vợ chồng tôi đi ăn tối ở nhà một người bạn. Cô nầy vừa nói chuyện điện thoại, vừa mở cửa đón khách, vừa kiểm tra món ăn, và vừa thay tả cho con mình (sau đó cô ta có rửa tay, dĩ nhiên)!
Rất nhiều người chúng ta có thói quen đó, như nói chuyện với một người, nhưng đầu óc lại đang nghĩ đâu đâu, hoặc làm ba bốn việc cùng một lúc.
Khi bạn làm quá nhiều việc cùng một lúc, việc tập trung vào thực tại là không thể được. Vì thế, bạn không chỉ mất đi sự vui thú khi làm việc đó, mà còn trở nên kém tập trung và ít hiệu quả hơn. (Để Có Một Tâm Hồn Đẹp)
758. Cấp trên hãy tôn trọng cấp dưới.
Cố thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi luôn giữ một tình bạn đúng mức với những người làm việc dưới quyền bà.
Ở ban thư ký, có lần bà lặng lẽ đi vào phòng của một nhân viên cấp thấp mà mấy ngày bà không gặp mặt, hỏi có việc gì cần bàn bạc không.
Khi cần có ý kiến với cấp dưới, bà không cử người đi gọi hay thông qua thư ký truyền đạt, mà thường tự tay viếưt một mẫu giấy nhắn tin.
Một nhà doanh nghiệp nổi tiếng Hoa Kỳ, có lần nói:
- “Bạn có thể dùng tiền mua được thời gian của một người. Bạn có thể dùng tiền khiến một người chịu ở một nơi nhất định trong một thời gian nhất định. Bạn cũng có thể dùng tiền mua được lao động của một người... Nhưng bạn không thể dùng tiền mua được sự nhiệt tình, sự chủ động, sự trung thành, sự cống hiến,. ..”
Lời nói nầy thuyết minh đầy đủ tầm quan trọng của mối quan hệ quần chúng. .., mà mấu chốt quan trọng nhất trong việc xây dựng mối quan hệ quần chúng hài hoà, là cấp trên tôn trọng cấp dưới. (Lòng Tự Tin)
759. Đừng chỉ nhận xét bên ngoài.
Có người họ Đàm Đài, tên Tử Vũ, diện mạo cao to như đấng quân tử. Khổng Tử cho rằng anh ta sẽ là người tài cán.
Còn một người nữa, tên gọi Tể Dữ, biết ăn biết nói. Khổng Tử cũng cho rằng anh ta là một người có tài.
Sau nầy, khi cả thời gian dài sống với họ, Khổng Tử mới biết hành vi của Tử Vũ và Tể Dữ, với những biểu hiện bên ngoài, hoàn toàn khác nội tâm bên trong. Trí tuệ của Tử Vũ lại không bằng thân xác anh ta, và tài học của Tể Dữ còn lâu mới bằng cái tài mồm anh ta. Cho nên Khổng Tử mới than rằng:
- “Nhìn bên ngoài mà đánh giá con người, Tử Vũ đã làm ta sai lầm. Nghe người ta nói mà đánh giá, Tể Dữ đã đem lại sai lầm cho ta.” (Phép Dùng Người)
760. Hãy rộng lượng bao dung!
Khi Viêm Thiệu tấn công Tào Tháo, đã ra lệnh cho Trần Lâm viết ba bài tố cáo.
Trần Lâm là người rất giỏi và nhạy bén trong suy tính, vì vậy trong bài viết, không chỉ xỉ vả con người của Tào Tháo, mà còn chửi cả bố đẻ và ông nội của Tào Tháo.
Lúc ấy, Tào Tháo căm giận ngùn ngụt.
Ít lâu sau, Viêm Thiệu bại trận. Trần Lâm cũng rơi vào tay của Tào Tháo. Những người bình thường thì cho rằng phen nầy Tào Tháo chắc chắn sẽ giết chết Trần Lâm để hả mối căm giận trong lòng.
Thế nhưng Tào Tháo đã không làm như vậy. Ông ta ngưỡng mộ tài hoa của Trần Lâm, nên đã không giết, mà còn gạt bỏ những hiềm khích và trọng dụng Trần Lâm.
Trần Lâm rất cảm kích trước việc làm nầy của Tào Tháo, nên sau, đã dốc lòng và hiến cho Tào Tháo không ít những kế hay.
Những người có tấm lòng bao dung, không chỉ được người khác tôn kính, mà còn rất biết cách hoá giải những mâu thuẩn một cách rất khéo léo khi phải đối mặt với chúng, từ đó, tránh được những tổn thất. (Chi Tiết Nhỏ - Thành Công Lớn)
751. Những hoạt động cám dỗ của ma quỷ
Phúc Âm nói đến nhiều hoạt động cảm dỗ của ma quỷ.
Ma quỷ đã nhập vào Giuđa: “Xatan đã nhập vào Giuđa, cũng gọi là Iscariốt, một người trong số Mười Hai.” (Lc 22,3).
Chúa Giêsu nói về Phêrô: “Ximong ơi, Ximong ơi, kìa Xatan đã xin sàn các con như người ta sàn gạo, nhưng Thầy đã cầu nguyện cho con để con khỏi mất lòng tin.” (Lc 22, 31-32)
Chúa Giêsu nói về các Tông đồ: “Các con hãy cầu nguyện kẻo sa chứoc cám dỗ.” (Lc 22, 39)
752. Chúa Giêsu chịu ba cơn cám dỗ của ma quỷ.
Một là cơn cám dỗ biến đá thành bánh. Đây là cơn cám dỗ về những nhu cầu vật chất của thân xác con người: con người thường rất bận rộn trong việc kiếm của ăn vật chất và rất lơ là trong việc kiếm của ăn tinh thần, của ăn đạo đức.
Hai là cơn cám dỗ nhảy từ nóc Đền Thờ xuống. Đây là cơn cám dỗ ỷ lại vào quyền phép của Thiên Chúa, buộc Ngài phải làm phép lạ cho mình mỗi khi mình muốn. Là con của Thiên Chúa, nhưng nhiều khi chúng ta không muốn tìm biết và vâng theo ý Thiên Chúa, lại đòi buộc Thiên Chúa phải làm theo ý mình, và khi thấy Thiên Chúa không hoặc chưa nhậm lời mình cầu nguyện như vậy, thì sinh ra ngã lòng trông cậy vào Thiên Chúa, hoặc giận ghét Thiên Chúa, hoặc từ bỏ Thiên Chúa.
Ba là cơn cám dỗ từ trên cao nhìn xuống các nước thiên hạ. Đây là cơn cám dỗ về lòng ham muốn quyền hành và vinh sang phú quý lợi lộc. Muốn được như vậy, phải thoả hiệp với sự xấu, sự dữ, nghĩa là phải thờ lạy ma quỷ. Chúng ta rất dễ tôn thờ những chúa khác với Chúa của chúng ta: đó là chúa tiền tài, chúa danh vọng, chúa thú vui.
753. Cảnh cáo linh mục và tu sĩ
Chúng ta thấy ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu sau khi thấy Ngài đã làm một việc lành rất lớn, là đã ăn chay nhịn đói 40 đêm ngày.
Đây cũng là một kinh nghiệm quý báu cho các linh mục và tu sĩ: là linh mục đã long trọng tuyên bố dâng trọn cả xác hồn cho Chúa, là tu sĩ đã khấn trọn để hoàn toàn thuộc về Chúa, chúng ta vẫn luôn luôn là con mồi để cho ma quỷ cám dỗ phạm tội trong mọi lúc và trong mọi nơi.
Thánh Bênađô cảnh cáo các tu sĩ của Dòng mình:
- “Trên trần gian nầy, trong tu viện nầy, trong nội cấm nầy, các con vẫn luôn luôn có thể bị cám dỗ sa ngã phạm tội bởi vì ngay cả trên thiên đàng, vẫn có thể phạm tội.”
Thánh Bênađô muốn nhắc đến các thần dữ đã phạm tội ngay trên thiên đàng.
Chúng ta cũng thấy rằng trong vườn địa đàng đầy tràn ơn Chúa, hai ông bà tổ tiên của loài người cũng đã phạm tội chống lại Chúa. Vì thế, chúng ta phải luôn luôn khiêm nhượng bám vào Chúa. Xa rời Chúa, thế nào chúng ta cũng bị ma quỷ vồ chộp ngay.
754. Sự cầu nguyện giúp chúng ta chiến thắng ma quỷ.
Tối hôm trước khi ra trận, ông Giuđa Macabêô bồn chồn xao xuyến và quá sợ hãi. Bỗng ông thấy trời mở ra và ngôn sứ Giêrêmia từ trời xuống, cầm một cây bảo kiếm vàng. Ngôn sứ giao cây bảo kiếm vàng nầy cho ông Giuđa và nói:
- “Hãy lãnh lấy bảo kiếm thánh nầy như quà của Thiên Chúa, nhờ đó, ngươi sẽ đánh bại địch thủ.” (2M 15,16)
Và đúng như vậy: Giuđa đã thắng trận.
Cây bảo kiếm vàng vàng làm cho chúng ta thắng được những trận cám dỗ của ma quỷ, đó là sự cầu nguyện.
755. Sợ ma quỷ cám dỗ ngã lòng trông cây khi sắp chết
Thánh Antôniô thuật lại: Lúc sắp lìa cõi thế, thánh Bênađô rất lo sợ và bị cám dỗ ngã lòng trông cậy. Nhưng ngài đã suy đến Chúa Giêsu trên Thập giá thì mọi lo sợ đêu biến tan và ngài đã hết lòng cám tạ:
- “Lạy Chúa, các Dấu Thánh của Chúa đã đền thay cho con rồi và đã làm cho con được rỗi!” (Việc Rỗi Linh Hồn)
756. Cuộc đời tuy đẹp nhưng không phải luôn luôn là màu hồng.
Cuộc sống tuy đẹp nhưng không phải lúc nào cũng một màu hồng.
Đời người vô cùng phong phú đa dạng, nhưng cũng vô vàn gian nan thử thách.
Niềm vui hay nỗi buồn, chung tình hay thất ý, bằng phảng hay gập ghềnh, thành công hay thất bại, vinh hoa hay nhục nhã. .., đối với ai, cũng đều như nhau....
Beethoven có nói:
- “Ai chưa ăn bánh mì thấm nước mắt, thì chưa thể hiểu được cuộc sống là gì.”
Thế giới không đem lại niềm vui cho Beethoven, nhưng ông lại dùng nỗi đau của bản thân để tạo nên niềm vui dâng tặng thế giới.
Lịch sử nhân loại có rất nhiều vĩ nhân giống như Beethoven. Họ đều có những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc đời, nhưng lại làm nên những chuyện chấn động đất trời. (50 Điều Quan Trọng Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn)
757. Lúc nào, việc nấy. Đừng có làm một lúc nhiều việc!
Một lần, tôi (Richard Carlson) đang lái xe trên xa lộ và thấy một ông nọ vừa lái xe, vừa cạo râu, uống café và cả đọc báo nữa....
Chúng ta có hay cố làm nhiều việc cùng một lúc không nhỉ?
Chúng ta có điện thoại di động, đúng ra là để cho cuộc sống tiện nghi hơn, nhưng đôi khi nó lại làm cho cuộc sống chúng ta gặp rắc rối.
Có một hôm, vợ chồng tôi đi ăn tối ở nhà một người bạn. Cô nầy vừa nói chuyện điện thoại, vừa mở cửa đón khách, vừa kiểm tra món ăn, và vừa thay tả cho con mình (sau đó cô ta có rửa tay, dĩ nhiên)!
Rất nhiều người chúng ta có thói quen đó, như nói chuyện với một người, nhưng đầu óc lại đang nghĩ đâu đâu, hoặc làm ba bốn việc cùng một lúc.
Khi bạn làm quá nhiều việc cùng một lúc, việc tập trung vào thực tại là không thể được. Vì thế, bạn không chỉ mất đi sự vui thú khi làm việc đó, mà còn trở nên kém tập trung và ít hiệu quả hơn. (Để Có Một Tâm Hồn Đẹp)
758. Cấp trên hãy tôn trọng cấp dưới.
Cố thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi luôn giữ một tình bạn đúng mức với những người làm việc dưới quyền bà.
Ở ban thư ký, có lần bà lặng lẽ đi vào phòng của một nhân viên cấp thấp mà mấy ngày bà không gặp mặt, hỏi có việc gì cần bàn bạc không.
Khi cần có ý kiến với cấp dưới, bà không cử người đi gọi hay thông qua thư ký truyền đạt, mà thường tự tay viếưt một mẫu giấy nhắn tin.
Một nhà doanh nghiệp nổi tiếng Hoa Kỳ, có lần nói:
- “Bạn có thể dùng tiền mua được thời gian của một người. Bạn có thể dùng tiền khiến một người chịu ở một nơi nhất định trong một thời gian nhất định. Bạn cũng có thể dùng tiền mua được lao động của một người... Nhưng bạn không thể dùng tiền mua được sự nhiệt tình, sự chủ động, sự trung thành, sự cống hiến,. ..”
Lời nói nầy thuyết minh đầy đủ tầm quan trọng của mối quan hệ quần chúng. .., mà mấu chốt quan trọng nhất trong việc xây dựng mối quan hệ quần chúng hài hoà, là cấp trên tôn trọng cấp dưới. (Lòng Tự Tin)
759. Đừng chỉ nhận xét bên ngoài.
Có người họ Đàm Đài, tên Tử Vũ, diện mạo cao to như đấng quân tử. Khổng Tử cho rằng anh ta sẽ là người tài cán.
Còn một người nữa, tên gọi Tể Dữ, biết ăn biết nói. Khổng Tử cũng cho rằng anh ta là một người có tài.
Sau nầy, khi cả thời gian dài sống với họ, Khổng Tử mới biết hành vi của Tử Vũ và Tể Dữ, với những biểu hiện bên ngoài, hoàn toàn khác nội tâm bên trong. Trí tuệ của Tử Vũ lại không bằng thân xác anh ta, và tài học của Tể Dữ còn lâu mới bằng cái tài mồm anh ta. Cho nên Khổng Tử mới than rằng:
- “Nhìn bên ngoài mà đánh giá con người, Tử Vũ đã làm ta sai lầm. Nghe người ta nói mà đánh giá, Tể Dữ đã đem lại sai lầm cho ta.” (Phép Dùng Người)
760. Hãy rộng lượng bao dung!
Khi Viêm Thiệu tấn công Tào Tháo, đã ra lệnh cho Trần Lâm viết ba bài tố cáo.
Trần Lâm là người rất giỏi và nhạy bén trong suy tính, vì vậy trong bài viết, không chỉ xỉ vả con người của Tào Tháo, mà còn chửi cả bố đẻ và ông nội của Tào Tháo.
Lúc ấy, Tào Tháo căm giận ngùn ngụt.
Ít lâu sau, Viêm Thiệu bại trận. Trần Lâm cũng rơi vào tay của Tào Tháo. Những người bình thường thì cho rằng phen nầy Tào Tháo chắc chắn sẽ giết chết Trần Lâm để hả mối căm giận trong lòng.
Thế nhưng Tào Tháo đã không làm như vậy. Ông ta ngưỡng mộ tài hoa của Trần Lâm, nên đã không giết, mà còn gạt bỏ những hiềm khích và trọng dụng Trần Lâm.
Trần Lâm rất cảm kích trước việc làm nầy của Tào Tháo, nên sau, đã dốc lòng và hiến cho Tào Tháo không ít những kế hay.
Những người có tấm lòng bao dung, không chỉ được người khác tôn kính, mà còn rất biết cách hoá giải những mâu thuẩn một cách rất khéo léo khi phải đối mặt với chúng, từ đó, tránh được những tổn thất. (Chi Tiết Nhỏ - Thành Công Lớn)