Mãi cho đến khi bộ giáo luật 1983 ra đời, Giáo Hội mới có một tài liệu chính thức nói về Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ. Thế nhưng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam, Hội Đồng này đã tồn tại từ rất lâu, có thể nói từ khi hạt giống Tin Mừng được rao giảng tại Việt Nam, và được gọi bằng rất nhiều tên khác nhau. Đó là một nét đặc thù của Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta hiểu như thế nào về Hội Đồng này? Nó có vai trò gì trong các xứ đạo ở Việt Nam? Đó là những vấn đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.
I. Thế Nào Là Hội Đồng Mục Vụ
1. Tìm một định nghĩa
Nếu phải đi tìm một định nghĩa mang tính chính thức về Hội Đồng Mục Vụ là điều rất khó khăn. Bởi lẽ cho tới nay, trừ những qui chế về Hội Đồng Mục Vụ đang được soạn thảo thử nghiệm tại một số giáo phận, hầu như chưa có một tài liệu chuyên đề nào trình bày về vấn đề này, từ những văn kiện của Toà Thánh cho tới những tài liệu của các Giáo Hội địa phương.
Cho đến nay, một tài liệu duy nhất của Hội Thánh hoàn vũ có đề cập đến Hội Đồng Mục Vụ trong giáo xứ, đó là bộ giáo luật 1983, nhưng cũng chỉ nói rất chung chứ không có ý đưa ra một định nghĩa: “Nếu Giám Mục Giáo Phận xét là thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội Đồng Linh Mục, thì trong mỗi giáo xứ nên thành lập Hội Đồng Mục Vụ, do Cha Sở chủ tọa, và trong đó các tín hữu cùng với những người chiếu theo chức vụ tham gia vào việc săn sóc mục vụ trong giáo xứ cùng đóng góp sự cộng tác của mình vào việc cổ võ sinh hoạt mục vụ. Hội Đồng Mục Vụ chỉ có quyền tư vấn, và được điều hành theo các qui tắc do giám mục giáo phận đã ấn định.” [1]
Tuy không phải là một định nghĩa, nhưng dựa vào đoạn văn trích dẫn này, chúng ta cũng có thể hình dung phần nào về hội đồng này là gì. Trước hết đó là một “hội đồng”, có nghĩa là gồm có nhiều người, tuy không xác định là bao nhiêu. Thành phần tham dự của hội đồng ấy là giáo dân trong giáo xứ. Công tác chính của hội đồng này là tư vấn cho Cha Sở, tham gia điều hành giáo xứ, săn sóc và cổ võ những sinh hoạt mục vụ.
Qua những điều vừa phân tích dựa vào đoạn giáo luật điều 536, nếu phải định nghĩa về hội đồng mục vụ, chúng ta có thể tạm định nghĩa như sau: Hội Đồng Mục Vụ là một tổ chức gồm những chức vụ được tuyển chọn từ hàng ngũ giáo dân trong giáo xứ, dưới sự điều hành của Cha Sở, nhằm tư vấn cho ngài, tham gia điều hành giáo xứ, đồng thời săn sóc và cổ võ những sinh hoạt mục vụ của giáo xứ.
Chúng ta cũng có thể tham chiếu thêm một định nghĩa khác, được ghi trong điều 3, Điều Lệ Quới Chức (tức Hội Đồng Mục Vụ) của giáo phận Vĩnh Long. Định nghĩa ấy như sau: “BAN THƯỜNG VỤ QUỚI CHỨC là những Chức Việc được tuyển chọn để điều hành Họ đạo, dưới quyền điều khiển của Cha sở và thường xuyên giải quyết những vấn đề đã được quyết định sẵn. Ban Thường Vụ gồm có: ông Trùm, ông Câu, ông Biện Thư Ký, ông Biện Thủ Quỹ.” [2]
Tóm lại, chúng ta có thể nói, Hội Đồng Mục Vụ là những cộng tác viên của Cha Sở trong công tác mục vụ và điều hành giáo xứ.
2. Đôi dòng lịch sử về Hội Đồng Mục Vụ trong Giáo Hội Việt Nam
Hiện nay, tổ chức những người giáo dân giúp các Cha Sở tại các xứ đạo hầu hết đều được gọi là Hội Đồng Mục Vụ, do ảnh hưởng của điều 536 trong bộ giáo luật. Tuy nhiên, hội đồng này đã có rất nhiều tên gọi khác nhau gắn liền với lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, tuỳ từng miền: Ban Chức Việc, Ban Trùm Họ, Ban Quí Chức, Hội Đồng Giáo Xứ… Đây chính là một điểm đặc biệt trong Giáo Hội Việt Nam.
Khoảng thế kỷ thứ 17, tại Việt Nam, Ban Trùm Họ hay Ban Quí Chức là một tổ chức được các cha thừa sai thiết lập nhằm trợ giúp cho các ngài trong việc truyền giảng Tin Mừng. Các ban này được chính thức công nhận tại công nghị Phố Hải (Hội An) năm 1672, dưới sự chủ toạ của đức cha Lambert de la Motte. Trong khoản 4 của công nghị này có nói như sau: “Nơi nào có nhiều bổn đạo, mà không có Linh Mục hoặc Thầy Giảng, Kẻ Giảng thì phải chọn một người khôn ngoan, đức hạnh để viếng thăm kẻ liệt lào, rửa tội cho trẻ thơ hoặc những người gần sinh thì, và phải gửi tên người đó về cho Giám Mục hoặc Bề Trên địa phận.” [3]
Như vậy, lúc mới được thành lập, tại mỗi xứ đạo chỉ có một người được chọn vào chức vụ này. Và lúc ấy người ta dùng danh từ “Ông Trùm” để gọi những người giữ chức vụ trên. Về sau, trong một số xứ đạo bổ sung thêm nhiều người và được gọi là Ban Chức Việc. Đến thế kỷ 19, hầu như xứ đạo nào cũng có ban này, và được gọi bằng nhiều tên khác nhau, tuỳ từng vùng. Lúc đó ban này là trung gian giữa Cha Sở và giáo dân, đồng thời làm thành Hội Đồng để góp ý kiến với Cha Sở và phân chia trách nhiệm trong giáo xứ.[4]
Sang thế kỷ 20, Ban Trùm Họ hay Ban Quí Chức được phổ biến tại giáo phận Tây Đàng Trong (năm 1924) và giáo phận Qui Nhơn (năm 1953). Năm 1943, công đồng Hà Nội đã nhìn nhận tính hiệu quả của những ban này trong hoạt động.[5]
Ngày nay, trong tất cả các giáo xứ tại Việt Nam đều có một Hội Đồng Mục Vụ mà tiền thân của nó chính là những Ban Trùm Họ hay Ban Chức Việc trước kia. Để đi vào hoạt động có nề nếp và hiệu năng hơn, tại một số giáo phận hiện nay đang xây dựng qui chế riêng cho Hội Đồng Mục Vụ.
3. Thiết lập và cơ chế
Đoạn văn nói về Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ trong giáo luật 536 không xác định cách thức để một người trở nên thành viên của hội đồng này như thế nào. Như thế có thể nói giáo luật đã dành một khoảng rất rộng cho cách thức lựa chọn các thành viên. Tuy nhiên, Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ hiện nay thường được qui chiếu vào Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo phận, là một hội đồng được giáo luật đặc biệt nói đến (các điều từ 511 đến 514). Chính vì thế, hiện nay, khi chọn thành viên cho Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ, các Cha Sở thường qui chiếu vào những tiêu chuẩn được ghi trong giáo luật, đoạn nói về Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo phận.
Tiêu chuẩn đầu tiên và trên hết mà giáo luật đưa ra cho những người được đề cử vào Hội Đồng Mục Vụ phải là những người trổi vượt về đức tin, có hạnh kiểm tốt và khôn ngoan.[6] Đây là một tiêu chuẩn mang tính tôn giáo, có lẽ cũng đã được tham khảo từ một đoạn văn trong thơ của thánh Phaolô, đoạn nói về việc tuyển chọn các kỳ mục và các giám quản: “Kỳ mục phải là người không chê trách được, chỉ có một đời vợ, con cái cũng tin đạo và không mang tiếng là sống phóng đãng hay bất phục tùng. Thật vậy, giám quản, với tư cách là quản lý của Thiên Chúa, phải là người không chê trách được, không ngạo mạn, không nóng tính, không nghiện rượu, không hiếu chiến, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn; trái lại, phải hiếu khách, yêu chuộng điều thiện, biết tự chủ. Người ấy phải gắn bó với lời đáng tin cậy và đúng đạo lý, để vừa có khả năng dùng đạo lý lành mạnh mà khuyên nhủ, vừa có khả năng bẻ lại những kẻ chống đối.” [7]
Ngoài ra, về mặt thời gian, giáo luật khuyên nên thiết lập Hội Đồng Mục Vụ theo một hạn kỳ nhất định, nhưng hạn kỳ đó là do giám mục giáo phận ấn định.[8]
Dựa vào những tiêu chuẩn cơ bản trên đây mà hiện nay, chúng ta thường thấy ở Việt Nam, cách thức tuyển chọn các thành viên vào trong Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ dưới hình thức phiếu bầu rất dân chủ, dưới sự chủ toạ của Cha Sở. Giáo dân trong xứ đạo đề cử những ứng viên trổi vượt, sau đó cũng chính họ bầu chọn những vị đại diện cho họ. Sau khi đã được bầu chọn, thường Cha Sở sẽ đệ trình danh sách lên đức Giám Mục Giáo Phận, sau đó là lễ nhậm chức của Hội Đồng mới này.
Về cơ cấu của các Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ hiện nay, thì không có hạn định số người tham gia, tuỳ theo từng giáo xứ. Thế nhưng, cho dù xứ lớn hay xứ nhỏ ba chức vụ chính thường không thể thiếu: đó là vị chủ tịch (hay có nơi gọi là ông chánh trương), vị thơ ký và vị thủ qũy. Chính tại điểm này mà chúng ta thấy rằng, ở Việt Nam không có sự phân chia giữa Hội Đồng Mục Vụ và Hội Đồng Kinh Tế theo như giáo luật qui định, nhưng Hội Đồng Mục Vụ đảm nhiệm luôn việc quản lý kinh tế của giáo xứ.
II. Trách Nhiệm Của Hội Đồng Mục Vụ
Cuộc sống ngày càng tiến triển, những đòi hỏi trong xã hội loài người ngày càng nhiều, thêm vào đó, con số giáo dân trong các xứ đạo cũng ngày càng tăng, gồm đủ mọi thành phần, nhất là ở những thành phố lớn, vì thế sự cộng tác của các thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ đối với một Cha Sở hôm nay là không thể thiếu. Thực tế cho thấy, Hội Đồng Mục Vụ tại các xứ đạo giải quyết rất nhiều công việc liên quan đến sinh hoạt của giáo xứ. Thế nhưng ở đây, chúng ta chỉ chú ý đến hai công tác chính của họ: điều hành giáo xứ và thúc đẩy hoạt động mục vụ trong giáo xứ.
1. Điều hành giáo xứ
Giáo luật điều 129 nói: chỉ những người có chức thánh mới là người lãnh đạo thực thụ trong Giáo Hội; giáo dân chỉ là người cộng tác. Do đó, Hội Đồng Mục Vụ, dù được thành lập đúng qui tắc theo luật định, vẫn chỉ là những cộng sự viên của Cha Sở. Họ tham gia vào công tác điều hành giáo xứ với tư cách là cố vấn của Cha Sở. Do đó mọi quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Cha Sở, vì ngài là người đại diện chính thức cho giáo xứ xét về mặt pháp lý.[9]
Nhưng dù thế nào đi nữa thì các thành viên của Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ cũng là những người làm việc trực tiếp với Cha Sở và những vị linh mục khác trong giáo xứ. Do vậy vị trí của họ là nằm ở giữa thượng tầng của giáo xứ là linh mục và hạ tầng của giáo xứ là giáo dân. Trong một số giáo xứ Hội Đồng Mục Vụ có một vai trò khá quan trọng trong việc duy trì, định hướng và phát triển các sinh hoạt của giáo xứ.
Thế nhưng một cách chung, tại các xứ đạo ở Việt Nam, chúng ta thấy họ tham gia nhiều hơn trong các công tác tổ chức trong giáo xứ, vận động và thúc đẩy giáo dân tham gia các sinh hoạt của giáo xứ. Cùng lắm họ cũng chỉ kiêm thêm một vài công tác đối ngoại về mặt xã hội cũng như giao tế với các giáo xứ khác. Thêm vào đó, công tác thường xuyên của họ là lập sổ sách và quản lý tài chánh của giáo xứ.
Để có thể thực hiện tốt công tác điều hành giáo xứ, về mặt nhân sự trong Hội Đồng Mục Vụ thường được phân chia theo ba cấp: cấp giáo xứ, cấp giáo họ và cấp giáo khu, mỗi vị có một bổn phận và trách nhiệm riêng. Tất cả đều hoạt động theo nguyên tắc tập quyền: trên hết là Cha Sở, sau đó là ban điều hành của giáo xứ, giáo họ và giáo khu. Đây là một cách tổ chức khá tốt, vì chúng ta nên nhớ Hội Đồng Mục Vụ chỉ có thể hoạt động được khi gắn liền với giáo xứ và qui tụ chung quanh Cha Sở.[10]
2. Cộng tác trong hoạt động mục vụ
Một trong những công tác nổi bật của các Hội Đồng Mục Vụ trong các xứ đạo ở Việt Nam là cộng tác trong các hoạt động mục vụ. Chính vì thế mà điều Lệ Quới Chức (Hội Đồng Mục Vụ) của giáo phận Vĩnh Long, điều 4 và điều 7 đã trình bày khái quát về công tác của hội đồng này như sau: “BAN QUỚI CHỨC được đặt thường xuyên dưới sự hướng dẫn, cố vấn và điều khiển của Cha sở, nhằm mục đích động viên tất cả mọi người trong Họ đạo phát triển không ngừng về các mặt: HỌC ĐẠO, SỐNG ĐẠO và TRUYỀN ĐẠO… BAN QUỚI CHỨC có mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mục vụ trong họ đạo. Từ đó, có hai nhiệm vụ: xem xét và nghiên cứu những gì liên quan đến mục vụ; đánh giá cùng đề xuất những vấn đề cần thực hiện (GL 511).” [11]
Quả thế, khi nhìn vào lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, Hội Đồng Mục Vụ tại các xứ đạo vẫn luôn thực thi công tác này, nhất là những nơi chưa có Linh mục quản xứ. Để thấy rõ hơn khía cạnh này, chúng ta hãy đọc những dòng mà Lm. Đỗ Quang Chính đã viết về những công tác mà các Hội Đồng Mục Vụ đã làm trong thế kỷ thứ 19. Lm. Đỗ Quang Chính viết:
“Khi không có Linh mục, chính Ông Trùm là người có trách nhiệm đầu tiên trong việc triệu tập bổn đạo đến nhà thờ, đọc kinh cầu nguyện. Ông Trùm sẽ chủ tọa các buổi đọc kinh, ông cũng có thể uỷ nhiệm cho các ông Câu, ông Biện thay phiên nhau phụ trách. Ông Trùm phải lãnh trách nhiệm báo cáo với Cha Sở các sinh hoạt trong Họ, nếu không có Cha Sở phải báo cáo với Bề Trên địa phận.
“Nhưng Ban Chức Việc không phải chỉ lo về những việc tôn giáo thuần tuý, mà còn phải lo tới những việc bên lề tôn giáo. Do đó Ông Trùm phải triệu tập Ban Chức Việc để thảo luận mọi việc trong Họ, từ vấn đề tổ chức lễ lạy cho đến việc tu bổ hay xây cất nhà thờ, hoặc việc quyên góp tiền của bổn đạo cho công việc Họ và chăm sóc ruộng vườn của nhà thờ.
“Cả đến những nố tranh tụng giữa bổn đạo với nhau, Ban Chức Việc cũng tìm mọi cách giải hoà, giống như Hội đồng Kỳ Mục làng xã. Tất cả những việc trên phải được báo cáo cho Cha Sở và tuân theo quyết định tối hậu của vị này. Tuy bổn đạo phải tôn trọng Ban Chức Việc, nhưng nếu Ban Chức Việc làm gì không hợp tình hợp lý, có thể phản ánh lên Cha Sở, hoặc Cha Bề Trên địa phận hoặc Giám Mục.
“Cũng nhờ Ban Chức Việc được tổ chức khắp các Họ trong Giáo Hội Việt Nam xưa, nên dầu vắng Linh mục, dầu gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhất là vào thế kỷ 19, đức tin của bổn đạo khá vững mạnh. Đàng khác Ban Chức Việc là những người hoàn toàn sống như mọi bổn đạo, am hiểu tục lệ địa phương, sống chết với Họ Nhà Thờ, nên hiểu biết rõ ràng những gì mình phải làm tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể. Càng thiếu Linh mục thì tỷ lệ hoạt động của Ban Chức Việc càng cao, có Linh mục thì bổn đạo lại dựa nhiều vào Linh mục.” [12]
Ngày nay, công tác này vẫn còn gắn liền với các thành viên trong các Hội Đồng Mục Vụ, nhưng có phần nhẹ nhàng hơn, vì hầu hết các xứ đạo hiện nay đã có Linh mục. Vì thế ngày nay, Hội Đồng Mục Vụ thường chỉ làm những công tác mang tính chuẩn bị, thúc đẩy cho các hoạt động mục vụ.
Ngoài ra, ngày nay, các Hội Đồng Mục Vụ còn nắm bắt tình hình trong xứ đạo về mọi mặt, nhất là đời sống đức tin và phong hóa, phân tích các hiện tượng rồi đệ trình lên Cha Sở để ngài thảo ra chương trình huấn luyện và giải pháp cụ thể cho những vấn đề đó. Đồng thời, họ còn có trách nhiệm đôn đốc, yểm trợ và thực hiện chương trình ấy. Bên cạnh đó, họ cũng luôn phối hợp sinh hoạt các giới và hội đoàn trong giáo xứ. Tóm lại, nhiệm vụ của Hội Đồng Mục Vụ là cộng tác với Cha sở trong công việc mục vụ.
III. Một Vài Nhận Định
Chúng ta nhận thấy vai trò của Hội Đồng Mục Vụ là cộng tác với Cha Sở, nhằm quản trị, điều hành giáo xứ, chuẩn bị, tổ chức và thúc đẩy các hoạt động mục vụ. Chính vì thế mà đòi hỏi các thành viên trong Hội Đồng này, ngoài những tiêu chuẩn về đạo đức và uy tín, phải có một ít kiến thức căn bản, hay ít ra cũng phải có đôi chút kinh nghiệm về quản lý, đồng thời cũng đòi hỏi họ cần phải có một trình độ giáo lý nào đó để có thể làm việc hiệu quả.
Thế nhưng vấn đề này ở Việt Nam hiện nay chưa được lưu ý mấy. Hầu hết các giáo xứ chỉ bầu chọn các thành viên vào Hội Đồng Mục Vụ chủ yếu dựa vào uy tín cá nhân của họ, mà chưa để ý đến khả năng của họ. Để bổ khuyết cho vấn đề này, có lẽ tại các giáo xứ, hay ít ra là liên giáo xứ (giáo hạt) nên tổ chức những khoá huấn luyện cơ bản cho các thành viên của Hội Đồng Mục Vụ. Đây chính là trách nhiệm của các linh mục quản xứ. Các ngài nên lưu ý để tuyển chọn, huấn luyện và đào tạo, để các thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ của mình trở thành những tông đồ giáo dân đích thực có tâm huyết và hiệu quả.
Thứ đến, theo nguyên tắc chung được giáo luật qui định thì Hội Đồng Mục Vụ chỉ có quyền tư vấn, nghĩa là Cha Sở không bó buộc nghe theo ý kiến của họ. Tuy nhiên, khi tất cả các thành viên trong Hội Đồng đều nhất trí về một vấn đề, Cha Sở không nên đi ngược lại nếu không có một lý do thật quan trọng để làm như thế. Không nên coi họ chỉ là những người thừa hành, hay thậm chí chỉ là những người để cho các Linh mục sai bảo. Các ngài nên kính trọng, thăng tiến, cũng như nâng đỡ, khuyến khích họ cộng tác vào đời sống và hoạt động của Giáo Hội, coi họ như anh chị em, như con cái, như những cộng sự viên đích thực của mình.
Hãy nên học hỏi từ tinh thần của Sắc lệnh về Tông Đồ Giáo Dân, số 10: “Giáo xứ là một hình thức tông đồ cộng đồng kiểu mẫu, vì đó là nơi qui tụ đủ mọi hạng người thành một cộng đoàn và đem họ vào tinh thần đại đồng của Giáo hội. Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình để hoạt động trong giáo xứ. Họ cũng nên có thói quen trình bày với cộng đoàn Giáo hội những vấn đề riêng của mình hay của cả thế giới hoặc những vấn đề liên quan tới phần rỗi mọi người để cùng nhau góp ý kiến, nghiên cứu và giải quyết.”
Cuối cùng là chính các thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ cũng cần ý thức trách nhiệm của mình đối với giáo xứ và anh chị em khác trong giáo xứ. Các chức vụ trong Hội Đồng là để phục vụ, chứ không phải là để tìm kiếm địa vị hay tư lợi. Chính vì thế mà họ cần phải ý thức để không yêu sách, phê bình hay chỉ trích để gây phiền hà cho các giáo dân khác.
Kết Luận
Không ai có thể phủ nhận vai trò đóng góp tích cực của các Hội Đồng Mục Vụ trong những hoạt động hoạch định, định hướng và phát triển các giáo xứ tại Việt Nam. Có thể nói đây là một điểm son trong quá trình rao giảng Tin mừng từ trước tới nay tại Việt Nam. Hơn nữa các chức vụ trong Hội Đồng này chỉ là phục vụ không địa vị, không lương bổng hay lợi lộc. Vì thế đòi hỏi những thành viên phải hy sinh rất nhiều về thời gian và công sức để phục vụ cho sự phát triển chung của giáo xứ. Đó chính là những đóng góp mang tính tông đồ của những giáo dân nhiệt thành. Ước mong sao tinh thần phục vụ đáng quí này của các Hội Đồng Mục Vụ được duy trì và phát huy luôn mãi, để các xứ đạo tại Việt Nam luôn sinh động và thấm nhuần tinh thần của Tin Mừng.
Chú thích:
[1] Giáo luật điều 536
[2] Truy cập tại Website: giaophanvinhlong.net
[3] Truy cập tại: www.gpnt.net
[4] ibidem.
[5] Truy cập tại website: giaophanvinhlong.net
[6] Xem GL 512 khoản 3.
[7] Tit 1,6-9.
[8] Xem GL 513.
[9] Xem GL 532.
[10] Xem huấn từ của Đức Giám Mục giáo phận Đà Lạt ngày 12.01.2006, truy cập tại website: simonhoadalat.com
[11] Truy cập tại website: giaophanvinhlong.net
[12] Truy cập tại www.gpnt.net
I. Thế Nào Là Hội Đồng Mục Vụ
1. Tìm một định nghĩa
Nếu phải đi tìm một định nghĩa mang tính chính thức về Hội Đồng Mục Vụ là điều rất khó khăn. Bởi lẽ cho tới nay, trừ những qui chế về Hội Đồng Mục Vụ đang được soạn thảo thử nghiệm tại một số giáo phận, hầu như chưa có một tài liệu chuyên đề nào trình bày về vấn đề này, từ những văn kiện của Toà Thánh cho tới những tài liệu của các Giáo Hội địa phương.
Cho đến nay, một tài liệu duy nhất của Hội Thánh hoàn vũ có đề cập đến Hội Đồng Mục Vụ trong giáo xứ, đó là bộ giáo luật 1983, nhưng cũng chỉ nói rất chung chứ không có ý đưa ra một định nghĩa: “Nếu Giám Mục Giáo Phận xét là thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội Đồng Linh Mục, thì trong mỗi giáo xứ nên thành lập Hội Đồng Mục Vụ, do Cha Sở chủ tọa, và trong đó các tín hữu cùng với những người chiếu theo chức vụ tham gia vào việc săn sóc mục vụ trong giáo xứ cùng đóng góp sự cộng tác của mình vào việc cổ võ sinh hoạt mục vụ. Hội Đồng Mục Vụ chỉ có quyền tư vấn, và được điều hành theo các qui tắc do giám mục giáo phận đã ấn định.” [1]
Tuy không phải là một định nghĩa, nhưng dựa vào đoạn văn trích dẫn này, chúng ta cũng có thể hình dung phần nào về hội đồng này là gì. Trước hết đó là một “hội đồng”, có nghĩa là gồm có nhiều người, tuy không xác định là bao nhiêu. Thành phần tham dự của hội đồng ấy là giáo dân trong giáo xứ. Công tác chính của hội đồng này là tư vấn cho Cha Sở, tham gia điều hành giáo xứ, săn sóc và cổ võ những sinh hoạt mục vụ.
Qua những điều vừa phân tích dựa vào đoạn giáo luật điều 536, nếu phải định nghĩa về hội đồng mục vụ, chúng ta có thể tạm định nghĩa như sau: Hội Đồng Mục Vụ là một tổ chức gồm những chức vụ được tuyển chọn từ hàng ngũ giáo dân trong giáo xứ, dưới sự điều hành của Cha Sở, nhằm tư vấn cho ngài, tham gia điều hành giáo xứ, đồng thời săn sóc và cổ võ những sinh hoạt mục vụ của giáo xứ.
Chúng ta cũng có thể tham chiếu thêm một định nghĩa khác, được ghi trong điều 3, Điều Lệ Quới Chức (tức Hội Đồng Mục Vụ) của giáo phận Vĩnh Long. Định nghĩa ấy như sau: “BAN THƯỜNG VỤ QUỚI CHỨC là những Chức Việc được tuyển chọn để điều hành Họ đạo, dưới quyền điều khiển của Cha sở và thường xuyên giải quyết những vấn đề đã được quyết định sẵn. Ban Thường Vụ gồm có: ông Trùm, ông Câu, ông Biện Thư Ký, ông Biện Thủ Quỹ.” [2]
Tóm lại, chúng ta có thể nói, Hội Đồng Mục Vụ là những cộng tác viên của Cha Sở trong công tác mục vụ và điều hành giáo xứ.
2. Đôi dòng lịch sử về Hội Đồng Mục Vụ trong Giáo Hội Việt Nam
Hiện nay, tổ chức những người giáo dân giúp các Cha Sở tại các xứ đạo hầu hết đều được gọi là Hội Đồng Mục Vụ, do ảnh hưởng của điều 536 trong bộ giáo luật. Tuy nhiên, hội đồng này đã có rất nhiều tên gọi khác nhau gắn liền với lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, tuỳ từng miền: Ban Chức Việc, Ban Trùm Họ, Ban Quí Chức, Hội Đồng Giáo Xứ… Đây chính là một điểm đặc biệt trong Giáo Hội Việt Nam.
Khoảng thế kỷ thứ 17, tại Việt Nam, Ban Trùm Họ hay Ban Quí Chức là một tổ chức được các cha thừa sai thiết lập nhằm trợ giúp cho các ngài trong việc truyền giảng Tin Mừng. Các ban này được chính thức công nhận tại công nghị Phố Hải (Hội An) năm 1672, dưới sự chủ toạ của đức cha Lambert de la Motte. Trong khoản 4 của công nghị này có nói như sau: “Nơi nào có nhiều bổn đạo, mà không có Linh Mục hoặc Thầy Giảng, Kẻ Giảng thì phải chọn một người khôn ngoan, đức hạnh để viếng thăm kẻ liệt lào, rửa tội cho trẻ thơ hoặc những người gần sinh thì, và phải gửi tên người đó về cho Giám Mục hoặc Bề Trên địa phận.” [3]
Như vậy, lúc mới được thành lập, tại mỗi xứ đạo chỉ có một người được chọn vào chức vụ này. Và lúc ấy người ta dùng danh từ “Ông Trùm” để gọi những người giữ chức vụ trên. Về sau, trong một số xứ đạo bổ sung thêm nhiều người và được gọi là Ban Chức Việc. Đến thế kỷ 19, hầu như xứ đạo nào cũng có ban này, và được gọi bằng nhiều tên khác nhau, tuỳ từng vùng. Lúc đó ban này là trung gian giữa Cha Sở và giáo dân, đồng thời làm thành Hội Đồng để góp ý kiến với Cha Sở và phân chia trách nhiệm trong giáo xứ.[4]
Sang thế kỷ 20, Ban Trùm Họ hay Ban Quí Chức được phổ biến tại giáo phận Tây Đàng Trong (năm 1924) và giáo phận Qui Nhơn (năm 1953). Năm 1943, công đồng Hà Nội đã nhìn nhận tính hiệu quả của những ban này trong hoạt động.[5]
Ngày nay, trong tất cả các giáo xứ tại Việt Nam đều có một Hội Đồng Mục Vụ mà tiền thân của nó chính là những Ban Trùm Họ hay Ban Chức Việc trước kia. Để đi vào hoạt động có nề nếp và hiệu năng hơn, tại một số giáo phận hiện nay đang xây dựng qui chế riêng cho Hội Đồng Mục Vụ.
3. Thiết lập và cơ chế
Đoạn văn nói về Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ trong giáo luật 536 không xác định cách thức để một người trở nên thành viên của hội đồng này như thế nào. Như thế có thể nói giáo luật đã dành một khoảng rất rộng cho cách thức lựa chọn các thành viên. Tuy nhiên, Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ hiện nay thường được qui chiếu vào Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo phận, là một hội đồng được giáo luật đặc biệt nói đến (các điều từ 511 đến 514). Chính vì thế, hiện nay, khi chọn thành viên cho Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ, các Cha Sở thường qui chiếu vào những tiêu chuẩn được ghi trong giáo luật, đoạn nói về Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo phận.
Tiêu chuẩn đầu tiên và trên hết mà giáo luật đưa ra cho những người được đề cử vào Hội Đồng Mục Vụ phải là những người trổi vượt về đức tin, có hạnh kiểm tốt và khôn ngoan.[6] Đây là một tiêu chuẩn mang tính tôn giáo, có lẽ cũng đã được tham khảo từ một đoạn văn trong thơ của thánh Phaolô, đoạn nói về việc tuyển chọn các kỳ mục và các giám quản: “Kỳ mục phải là người không chê trách được, chỉ có một đời vợ, con cái cũng tin đạo và không mang tiếng là sống phóng đãng hay bất phục tùng. Thật vậy, giám quản, với tư cách là quản lý của Thiên Chúa, phải là người không chê trách được, không ngạo mạn, không nóng tính, không nghiện rượu, không hiếu chiến, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn; trái lại, phải hiếu khách, yêu chuộng điều thiện, biết tự chủ. Người ấy phải gắn bó với lời đáng tin cậy và đúng đạo lý, để vừa có khả năng dùng đạo lý lành mạnh mà khuyên nhủ, vừa có khả năng bẻ lại những kẻ chống đối.” [7]
Ngoài ra, về mặt thời gian, giáo luật khuyên nên thiết lập Hội Đồng Mục Vụ theo một hạn kỳ nhất định, nhưng hạn kỳ đó là do giám mục giáo phận ấn định.[8]
Dựa vào những tiêu chuẩn cơ bản trên đây mà hiện nay, chúng ta thường thấy ở Việt Nam, cách thức tuyển chọn các thành viên vào trong Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ dưới hình thức phiếu bầu rất dân chủ, dưới sự chủ toạ của Cha Sở. Giáo dân trong xứ đạo đề cử những ứng viên trổi vượt, sau đó cũng chính họ bầu chọn những vị đại diện cho họ. Sau khi đã được bầu chọn, thường Cha Sở sẽ đệ trình danh sách lên đức Giám Mục Giáo Phận, sau đó là lễ nhậm chức của Hội Đồng mới này.
Về cơ cấu của các Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ hiện nay, thì không có hạn định số người tham gia, tuỳ theo từng giáo xứ. Thế nhưng, cho dù xứ lớn hay xứ nhỏ ba chức vụ chính thường không thể thiếu: đó là vị chủ tịch (hay có nơi gọi là ông chánh trương), vị thơ ký và vị thủ qũy. Chính tại điểm này mà chúng ta thấy rằng, ở Việt Nam không có sự phân chia giữa Hội Đồng Mục Vụ và Hội Đồng Kinh Tế theo như giáo luật qui định, nhưng Hội Đồng Mục Vụ đảm nhiệm luôn việc quản lý kinh tế của giáo xứ.
II. Trách Nhiệm Của Hội Đồng Mục Vụ
Cuộc sống ngày càng tiến triển, những đòi hỏi trong xã hội loài người ngày càng nhiều, thêm vào đó, con số giáo dân trong các xứ đạo cũng ngày càng tăng, gồm đủ mọi thành phần, nhất là ở những thành phố lớn, vì thế sự cộng tác của các thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ đối với một Cha Sở hôm nay là không thể thiếu. Thực tế cho thấy, Hội Đồng Mục Vụ tại các xứ đạo giải quyết rất nhiều công việc liên quan đến sinh hoạt của giáo xứ. Thế nhưng ở đây, chúng ta chỉ chú ý đến hai công tác chính của họ: điều hành giáo xứ và thúc đẩy hoạt động mục vụ trong giáo xứ.
1. Điều hành giáo xứ
Giáo luật điều 129 nói: chỉ những người có chức thánh mới là người lãnh đạo thực thụ trong Giáo Hội; giáo dân chỉ là người cộng tác. Do đó, Hội Đồng Mục Vụ, dù được thành lập đúng qui tắc theo luật định, vẫn chỉ là những cộng sự viên của Cha Sở. Họ tham gia vào công tác điều hành giáo xứ với tư cách là cố vấn của Cha Sở. Do đó mọi quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Cha Sở, vì ngài là người đại diện chính thức cho giáo xứ xét về mặt pháp lý.[9]
Nhưng dù thế nào đi nữa thì các thành viên của Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ cũng là những người làm việc trực tiếp với Cha Sở và những vị linh mục khác trong giáo xứ. Do vậy vị trí của họ là nằm ở giữa thượng tầng của giáo xứ là linh mục và hạ tầng của giáo xứ là giáo dân. Trong một số giáo xứ Hội Đồng Mục Vụ có một vai trò khá quan trọng trong việc duy trì, định hướng và phát triển các sinh hoạt của giáo xứ.
Thế nhưng một cách chung, tại các xứ đạo ở Việt Nam, chúng ta thấy họ tham gia nhiều hơn trong các công tác tổ chức trong giáo xứ, vận động và thúc đẩy giáo dân tham gia các sinh hoạt của giáo xứ. Cùng lắm họ cũng chỉ kiêm thêm một vài công tác đối ngoại về mặt xã hội cũng như giao tế với các giáo xứ khác. Thêm vào đó, công tác thường xuyên của họ là lập sổ sách và quản lý tài chánh của giáo xứ.
Để có thể thực hiện tốt công tác điều hành giáo xứ, về mặt nhân sự trong Hội Đồng Mục Vụ thường được phân chia theo ba cấp: cấp giáo xứ, cấp giáo họ và cấp giáo khu, mỗi vị có một bổn phận và trách nhiệm riêng. Tất cả đều hoạt động theo nguyên tắc tập quyền: trên hết là Cha Sở, sau đó là ban điều hành của giáo xứ, giáo họ và giáo khu. Đây là một cách tổ chức khá tốt, vì chúng ta nên nhớ Hội Đồng Mục Vụ chỉ có thể hoạt động được khi gắn liền với giáo xứ và qui tụ chung quanh Cha Sở.[10]
2. Cộng tác trong hoạt động mục vụ
Một trong những công tác nổi bật của các Hội Đồng Mục Vụ trong các xứ đạo ở Việt Nam là cộng tác trong các hoạt động mục vụ. Chính vì thế mà điều Lệ Quới Chức (Hội Đồng Mục Vụ) của giáo phận Vĩnh Long, điều 4 và điều 7 đã trình bày khái quát về công tác của hội đồng này như sau: “BAN QUỚI CHỨC được đặt thường xuyên dưới sự hướng dẫn, cố vấn và điều khiển của Cha sở, nhằm mục đích động viên tất cả mọi người trong Họ đạo phát triển không ngừng về các mặt: HỌC ĐẠO, SỐNG ĐẠO và TRUYỀN ĐẠO… BAN QUỚI CHỨC có mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mục vụ trong họ đạo. Từ đó, có hai nhiệm vụ: xem xét và nghiên cứu những gì liên quan đến mục vụ; đánh giá cùng đề xuất những vấn đề cần thực hiện (GL 511).” [11]
Quả thế, khi nhìn vào lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, Hội Đồng Mục Vụ tại các xứ đạo vẫn luôn thực thi công tác này, nhất là những nơi chưa có Linh mục quản xứ. Để thấy rõ hơn khía cạnh này, chúng ta hãy đọc những dòng mà Lm. Đỗ Quang Chính đã viết về những công tác mà các Hội Đồng Mục Vụ đã làm trong thế kỷ thứ 19. Lm. Đỗ Quang Chính viết:
“Khi không có Linh mục, chính Ông Trùm là người có trách nhiệm đầu tiên trong việc triệu tập bổn đạo đến nhà thờ, đọc kinh cầu nguyện. Ông Trùm sẽ chủ tọa các buổi đọc kinh, ông cũng có thể uỷ nhiệm cho các ông Câu, ông Biện thay phiên nhau phụ trách. Ông Trùm phải lãnh trách nhiệm báo cáo với Cha Sở các sinh hoạt trong Họ, nếu không có Cha Sở phải báo cáo với Bề Trên địa phận.
“Nhưng Ban Chức Việc không phải chỉ lo về những việc tôn giáo thuần tuý, mà còn phải lo tới những việc bên lề tôn giáo. Do đó Ông Trùm phải triệu tập Ban Chức Việc để thảo luận mọi việc trong Họ, từ vấn đề tổ chức lễ lạy cho đến việc tu bổ hay xây cất nhà thờ, hoặc việc quyên góp tiền của bổn đạo cho công việc Họ và chăm sóc ruộng vườn của nhà thờ.
“Cả đến những nố tranh tụng giữa bổn đạo với nhau, Ban Chức Việc cũng tìm mọi cách giải hoà, giống như Hội đồng Kỳ Mục làng xã. Tất cả những việc trên phải được báo cáo cho Cha Sở và tuân theo quyết định tối hậu của vị này. Tuy bổn đạo phải tôn trọng Ban Chức Việc, nhưng nếu Ban Chức Việc làm gì không hợp tình hợp lý, có thể phản ánh lên Cha Sở, hoặc Cha Bề Trên địa phận hoặc Giám Mục.
“Cũng nhờ Ban Chức Việc được tổ chức khắp các Họ trong Giáo Hội Việt Nam xưa, nên dầu vắng Linh mục, dầu gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhất là vào thế kỷ 19, đức tin của bổn đạo khá vững mạnh. Đàng khác Ban Chức Việc là những người hoàn toàn sống như mọi bổn đạo, am hiểu tục lệ địa phương, sống chết với Họ Nhà Thờ, nên hiểu biết rõ ràng những gì mình phải làm tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể. Càng thiếu Linh mục thì tỷ lệ hoạt động của Ban Chức Việc càng cao, có Linh mục thì bổn đạo lại dựa nhiều vào Linh mục.” [12]
Ngày nay, công tác này vẫn còn gắn liền với các thành viên trong các Hội Đồng Mục Vụ, nhưng có phần nhẹ nhàng hơn, vì hầu hết các xứ đạo hiện nay đã có Linh mục. Vì thế ngày nay, Hội Đồng Mục Vụ thường chỉ làm những công tác mang tính chuẩn bị, thúc đẩy cho các hoạt động mục vụ.
Ngoài ra, ngày nay, các Hội Đồng Mục Vụ còn nắm bắt tình hình trong xứ đạo về mọi mặt, nhất là đời sống đức tin và phong hóa, phân tích các hiện tượng rồi đệ trình lên Cha Sở để ngài thảo ra chương trình huấn luyện và giải pháp cụ thể cho những vấn đề đó. Đồng thời, họ còn có trách nhiệm đôn đốc, yểm trợ và thực hiện chương trình ấy. Bên cạnh đó, họ cũng luôn phối hợp sinh hoạt các giới và hội đoàn trong giáo xứ. Tóm lại, nhiệm vụ của Hội Đồng Mục Vụ là cộng tác với Cha sở trong công việc mục vụ.
III. Một Vài Nhận Định
Chúng ta nhận thấy vai trò của Hội Đồng Mục Vụ là cộng tác với Cha Sở, nhằm quản trị, điều hành giáo xứ, chuẩn bị, tổ chức và thúc đẩy các hoạt động mục vụ. Chính vì thế mà đòi hỏi các thành viên trong Hội Đồng này, ngoài những tiêu chuẩn về đạo đức và uy tín, phải có một ít kiến thức căn bản, hay ít ra cũng phải có đôi chút kinh nghiệm về quản lý, đồng thời cũng đòi hỏi họ cần phải có một trình độ giáo lý nào đó để có thể làm việc hiệu quả.
Thế nhưng vấn đề này ở Việt Nam hiện nay chưa được lưu ý mấy. Hầu hết các giáo xứ chỉ bầu chọn các thành viên vào Hội Đồng Mục Vụ chủ yếu dựa vào uy tín cá nhân của họ, mà chưa để ý đến khả năng của họ. Để bổ khuyết cho vấn đề này, có lẽ tại các giáo xứ, hay ít ra là liên giáo xứ (giáo hạt) nên tổ chức những khoá huấn luyện cơ bản cho các thành viên của Hội Đồng Mục Vụ. Đây chính là trách nhiệm của các linh mục quản xứ. Các ngài nên lưu ý để tuyển chọn, huấn luyện và đào tạo, để các thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ của mình trở thành những tông đồ giáo dân đích thực có tâm huyết và hiệu quả.
Thứ đến, theo nguyên tắc chung được giáo luật qui định thì Hội Đồng Mục Vụ chỉ có quyền tư vấn, nghĩa là Cha Sở không bó buộc nghe theo ý kiến của họ. Tuy nhiên, khi tất cả các thành viên trong Hội Đồng đều nhất trí về một vấn đề, Cha Sở không nên đi ngược lại nếu không có một lý do thật quan trọng để làm như thế. Không nên coi họ chỉ là những người thừa hành, hay thậm chí chỉ là những người để cho các Linh mục sai bảo. Các ngài nên kính trọng, thăng tiến, cũng như nâng đỡ, khuyến khích họ cộng tác vào đời sống và hoạt động của Giáo Hội, coi họ như anh chị em, như con cái, như những cộng sự viên đích thực của mình.
Hãy nên học hỏi từ tinh thần của Sắc lệnh về Tông Đồ Giáo Dân, số 10: “Giáo xứ là một hình thức tông đồ cộng đồng kiểu mẫu, vì đó là nơi qui tụ đủ mọi hạng người thành một cộng đoàn và đem họ vào tinh thần đại đồng của Giáo hội. Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình để hoạt động trong giáo xứ. Họ cũng nên có thói quen trình bày với cộng đoàn Giáo hội những vấn đề riêng của mình hay của cả thế giới hoặc những vấn đề liên quan tới phần rỗi mọi người để cùng nhau góp ý kiến, nghiên cứu và giải quyết.”
Cuối cùng là chính các thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ cũng cần ý thức trách nhiệm của mình đối với giáo xứ và anh chị em khác trong giáo xứ. Các chức vụ trong Hội Đồng là để phục vụ, chứ không phải là để tìm kiếm địa vị hay tư lợi. Chính vì thế mà họ cần phải ý thức để không yêu sách, phê bình hay chỉ trích để gây phiền hà cho các giáo dân khác.
Kết Luận
Không ai có thể phủ nhận vai trò đóng góp tích cực của các Hội Đồng Mục Vụ trong những hoạt động hoạch định, định hướng và phát triển các giáo xứ tại Việt Nam. Có thể nói đây là một điểm son trong quá trình rao giảng Tin mừng từ trước tới nay tại Việt Nam. Hơn nữa các chức vụ trong Hội Đồng này chỉ là phục vụ không địa vị, không lương bổng hay lợi lộc. Vì thế đòi hỏi những thành viên phải hy sinh rất nhiều về thời gian và công sức để phục vụ cho sự phát triển chung của giáo xứ. Đó chính là những đóng góp mang tính tông đồ của những giáo dân nhiệt thành. Ước mong sao tinh thần phục vụ đáng quí này của các Hội Đồng Mục Vụ được duy trì và phát huy luôn mãi, để các xứ đạo tại Việt Nam luôn sinh động và thấm nhuần tinh thần của Tin Mừng.
Chú thích:
[1] Giáo luật điều 536
[2] Truy cập tại Website: giaophanvinhlong.net
[3] Truy cập tại: www.gpnt.net
[4] ibidem.
[5] Truy cập tại website: giaophanvinhlong.net
[6] Xem GL 512 khoản 3.
[7] Tit 1,6-9.
[8] Xem GL 513.
[9] Xem GL 532.
[10] Xem huấn từ của Đức Giám Mục giáo phận Đà Lạt ngày 12.01.2006, truy cập tại website: simonhoadalat.com
[11] Truy cập tại website: giaophanvinhlong.net
[12] Truy cập tại www.gpnt.net