Chúa Nhật XXIV Thường niên A
Mt 18, 21 – 35
Văn hào Nga, Lêon Tolstoi kể câu chuyện ngụ ngôn.
Có một người hành khách đến trước cửa nhà một người giàu có để xin bố thí. Nhưng mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Đến một lúc không chịu đựng đựơc những lời van xin đó, thay vì bố thí, người giàu có đã lấy đá ném vào người hành khất. Con người khốn khổ ấy lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: ta sẽ mang hòn đá này cho đến ngày nhà ngươi sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi.
Năm tháng trôi qua, lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất cũng chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu có vào ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng, ông đi theo đoàn người áp giải, tay không rời hòn đá mà người giàu có đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sạch mối nhục hằng đeo đẳng bên mình. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tuỵ đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: tại sao ta phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này giờ đây chỉ là một kẻ khốn khổ như ta mà thôi.
Có hai thứ mùa xuân. Xuân đất trời và xuân tâm hồn. Xuân đất trời, mầm non nẩy lộc, cây cối xanh tươi. Xuân tâm hồn, bình an thanh thản. Người hành khất đã tìm lại mùa xuân tâm hồn. Vì biết tha thứ nên tâm hồn mang nặng hờn căm oán ghét giờ đây đã hồi sinh, nảy mầm. Từ đây, cuộc sống trở nên tươi đẹp. Mới mẻ của mùa xuân tâm hồn con người là sự tha thứ.
Tin Mừng tuần trước, Chúa Giêsu dạy hãy sửa lỗi cho nhau. Tin Mừng tuần này, Chúa dạy hãy tha thứ. Góp ý xây dựng là một nét đẹp của tình yêu. Tha thứ là mùa xuân của tình yêu.
Trang Tin Mừng thuật lại cuộc đàm đạo về ơn tha thứ.
Phêrô đến gần Chúa Giêsu hỏi rằng: Thưa Thầy, nếu anh em con xúc phạm đến con thì con phải tha thứ đến mấy lần? Có phải bảy lần không?. Đối với người Do thái là “quá tam ba bận”. Có tha chỉ tha ba lần thôi, đến lần thứ tư phải trừng phạt. Họ suy luận:Thiên Chúa trừng phạt kẻ ác khi nó lỗi phạm lần thứ tư; người phàm không thể nhân lành hơn Thiên Chúa nên con người không thể tha thứ cho nhau quá ba lần. Trước lời suy luận và giảng dạy như thế của các kinh sư, Phêrô chắc mẫm sẽ được Thầy khen ngợi khi đề nghị tha bảy lần. Vì tha thứ bảy lần là đã gấp đôi truyền thống Do thái và còn cộng thêm một lần nữa. Phêrô đến với Chúa bằng tâm thức của luật dân Chúa đang tuân giữ "Thiên Chúa luôn tha thứ cho người công chính bảy lần" (Cn 24,16). Tha thứ bảy lần là tha thứ có giới hạn. Thế nhưng, câu trả lời của Chúa Giêsu đã làm bàng hoàng người nghe: Không phải chỉ bảy lần nhưng là bảy mươi lần bảy. Tha thứ đến 490 lần. Ở đây không thể hiểu theo nghĩa đen với công thức toán học để tìm ra con số lần phải tha thứ cho anh em mà là tha thứ không giới hạn, tha hoài, tha mãi.
Để các môn đệ hiểu bài học tha thứ không giới hạn này, Chúa Giêsu đã cụ thể hoá bằng câu chuyện. Một người đầy tớ mắc nợ vua mười ngàn nén bạc, có giá trị tương đương một trăm triệu, một số nợ khổng lồ vì một ngày công chỉ một đồng (x. Mt 20,9). Vua ra lệnh bán y, vợ con, tài sản của y để trả nợ. Người đầy tớ liền sấp mình, van lơn xin khất nợ. Nhà vua động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y.Tên đầy tớ được tha hết mọi nợ nần, được trả tự do, không còn làm nô lệ nữa. Trớ trêu thay, vừa được tha về, tên đầy tớ gặp một người bạn chỉ mắc nợ y một trăm đồng, một món nợ rất nhỏ so với món nợ khổng lồ y vừa được vua tha bổng, y tóm lấy, bóp cổ đòi trả nợ ngay. Người bạn sấp mình dưới chân y, van lơn xin khất nợ, nhưng y không nghe, bắt bạn tống giam vào ngục. Chuyện chướng tai gai mắt này đến tai vua, vì những người bạn của anh không thể nhắm mắt làm ngơ được. Kết cục, tên đầy tớ ác độc bị vua ra lệnh hành hạ. Kết thúc câu chuyện, Chúa Giêsu khẳng định: “Vậy Cha Ta trên trời cũng xử với các con đúng như thế nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.
Tha thứ cho nhau là điều kiện để được Thiên Chúa tha thứ. Chúa Giêsu cho thấy tính cấp thiết và cần thiết của ơn tha thứ.
- Phải tha thứ vì ai cũng lỗi lầm.
“Nhân vô thập toàn”, không ai hoàn hảo cả. Là con người, ai cũng có những sai trái, những lầm lỗi. Xét lại bản thân, sẽ thấy chính mình cũng có nhiều sai trái, lắm khiếm khuyết và lầm lỗi. Vô ý và hữu ý, cố tình và vô tình xúc phạm nhau. Chỉ cần một chút cảm thông, một ít hiểu biết sẽ dễ dàng bỏ qua, không chấp nhất. Người mang nặng oán hờn là người không bao giờ bình an. Như người hành khất mang hòn đá căm hờn mười mấy năm nặng nề. Trong các thứ khổ hạnh, giữa những thứ đắng cay, có một thứ rất cay đắng, đó là thiếu vắng thông cảm, là tâm hồn mang hận thù. Khi thù ai, tâm hồn tôi không còn phẳng lặng. Khi tôi bị người khác thù hận, tôi sống trong đề phòng sợ hãi. Cả hai đều là ngục tối. Cả hai đều đánh mất bình an tâm hồn.
Tha thứ là việc vô cùng khó. Tha thứ vượt qua khả năng tự nhiên của con người, nhất là đối với người Việt Nam chúng ta “sống để bụng, chết đem theo”. Câu nói đó cho thấy người Việt Nam giận dai, thù dai, nhớ dai những xúc phạm của người khác như thế nào. Cần phải tha thứ cho nhau. Thánh Phaolô đã khuyên bảo: “Phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô” (Ep 4,32). Đức Phật cũng dạy lấy ơn trả oán chứ đừng lấy oán trả oán: Lấy oán trả oán, oán chập chùng. Lấy đức trả oán, oán tiêu tan.
- Mỗi người cần được thứ tha.
Mỗi người trong đời có biết bao lỗi lầm. Đời người là một chuỗi những vấp ngã được đan kết với bao thứ tha. Ơn tha thứ như dòng suối chảy vào đời người, nếu bị ngăn lại sẽ thành ao tù, nó sẽ trong lành khi chảy đến anh em. Luật “mắt đền mắt răng đền răng” là luật công bằng, nhưng ơn tha thứ mới đem lại mùa xuân cho cuộc đời. Thánh Phanxicô Assidi cũng đã xác định : vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ.
- Tha thứ để được Chúa thứ tha.
Chúa Giêsu nhấn mạnh điều này rất nhiều lần. Khi dạy kinh Lạy Cha, Chúa mời gọi mỗi người phải hứa tha thứ cho anh em khi xin Người tha thứ lỗi lầm cho mình. Ở cuối kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu căn dặn: Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6,14-15). Thánh Phaolô sống Lời Chúa dạy và đã tha thiết mời gọi: “Anh em hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em, người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau”(Col 3,13).
- Tha thứ là hồng ân của Thiên Chúa.
Trả thù là khuynh hướng nhân loại, tha thứ là hồng ân Thiên Chúa. Quan toà có thể không tha thứ cho tội nhân, nhưng Thiên Chúa luôn tha thứ cho người tội lỗi, nếu họ thực lòng ăn năn hối cải.
Trong lúc đau đớn tột cùng trên thập giá, Chúa Giêsu đã xin Chúa Cha tha thứ cho kẻ bách hại, lăng nhục, cáo gian và đóng đinh Người: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23,34).
Thế giới hôm nay đang bị thống trị bởi bạo lực và oán thù. Những cuộc chiến tranh dai dẳng giữa các quốc gia; những hiềm thù giữa các bộ tộc anh em; những xung đột giữa những người khác màu da, khác tôn giáo, khác quan điểm chính trị; những thảm kịch vô phương hàn gắn trong gia đình. Con người để cho hận thù lôi kéo và không sao thoát ra khỏi cái vòng ân oán nghiệt ngã. Cần phải có những người dám chịu thiệt thòi, dám bẻ gãy oán thù bằng tha thứ, dám tin rằng tình thương có thể biến đổi quả tim chai đá của con người. Giáo hội vẫn luôn kêu gọi xây dựng một nền văn minh tình thương, vì chỉ khi ấy trái đất này mới có cơ may tồn tại.
Tha thứ là lời mời gọi duy nhất để tình yêu lớn lên. Tha thứ đem về mùa xuân cho tâm hồn đâm chồi yêu thương, nảy lộc bình an. Chúa đã tha thứ cho Phêrô, tình yêu bùng cháy, Phêrô đã sống hết mình cho sứ vụ Thầy trao. Phaolô đựơc ơn tha thứ, biến đổi cuộc đời, thành sứ giả lừng danh rao truyền Đức Kitô cho thế giới.
Ơn tha thứ làm nên vẻ đẹp của tâm hồn, vẻ đẹp của lòng khoan dung. Thế giới có “Ngày khoan dung quốc tế” (International day of tolerance) do Liên Hiệp Quốc thiết lập vào ngày 16.11.1995. Người khoan dung độ lượng là người không chấp nhất, nhưng thông cảm với những lầm lỗi của kẻ khác. Lòng khoan dung độ lượng được xây dựng trên ý thức về những yếu đuối, về khả năng phạm lỗi của chính bản thân mình, và của người khác. Mình cũng phạm lỗi sao mình lại kết án người khác? Thế giới có ngày khoan dung, người Kitô hữu cần cả đời khoan dung.
Ơn tha thứ làm nên vẻ đẹp của thế giới, một thế giới cảm thông chan hoà, một thế giới chan chứa tình huynh đệ, một thế giới mang vẻ đẹp của dung nhan Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II đã khẳng định điều ấy: Thế giới không thể có hoà bình nếu thiếu sự tha thứ.
Chúa Giêsu vì yêu thương đã hiến dâng chính mình trên hy tế thập giá đễ ban ơn cứu độ cho nhân loại. Với hiến tế Thánh Thể, Người vẫn tiếp tục tuôn đổ ơn cứu độ. Đón nhận Thánh Thể là nguồn sức mạnh, nguồn tình yêu để chúng ta biết tha thứ cho nhau.
Mt 18, 21 – 35
Văn hào Nga, Lêon Tolstoi kể câu chuyện ngụ ngôn.
Có một người hành khách đến trước cửa nhà một người giàu có để xin bố thí. Nhưng mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Đến một lúc không chịu đựng đựơc những lời van xin đó, thay vì bố thí, người giàu có đã lấy đá ném vào người hành khất. Con người khốn khổ ấy lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: ta sẽ mang hòn đá này cho đến ngày nhà ngươi sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi.
Năm tháng trôi qua, lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất cũng chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu có vào ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng, ông đi theo đoàn người áp giải, tay không rời hòn đá mà người giàu có đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sạch mối nhục hằng đeo đẳng bên mình. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tuỵ đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: tại sao ta phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này giờ đây chỉ là một kẻ khốn khổ như ta mà thôi.
Có hai thứ mùa xuân. Xuân đất trời và xuân tâm hồn. Xuân đất trời, mầm non nẩy lộc, cây cối xanh tươi. Xuân tâm hồn, bình an thanh thản. Người hành khất đã tìm lại mùa xuân tâm hồn. Vì biết tha thứ nên tâm hồn mang nặng hờn căm oán ghét giờ đây đã hồi sinh, nảy mầm. Từ đây, cuộc sống trở nên tươi đẹp. Mới mẻ của mùa xuân tâm hồn con người là sự tha thứ.
Tin Mừng tuần trước, Chúa Giêsu dạy hãy sửa lỗi cho nhau. Tin Mừng tuần này, Chúa dạy hãy tha thứ. Góp ý xây dựng là một nét đẹp của tình yêu. Tha thứ là mùa xuân của tình yêu.
Trang Tin Mừng thuật lại cuộc đàm đạo về ơn tha thứ.
Phêrô đến gần Chúa Giêsu hỏi rằng: Thưa Thầy, nếu anh em con xúc phạm đến con thì con phải tha thứ đến mấy lần? Có phải bảy lần không?. Đối với người Do thái là “quá tam ba bận”. Có tha chỉ tha ba lần thôi, đến lần thứ tư phải trừng phạt. Họ suy luận:Thiên Chúa trừng phạt kẻ ác khi nó lỗi phạm lần thứ tư; người phàm không thể nhân lành hơn Thiên Chúa nên con người không thể tha thứ cho nhau quá ba lần. Trước lời suy luận và giảng dạy như thế của các kinh sư, Phêrô chắc mẫm sẽ được Thầy khen ngợi khi đề nghị tha bảy lần. Vì tha thứ bảy lần là đã gấp đôi truyền thống Do thái và còn cộng thêm một lần nữa. Phêrô đến với Chúa bằng tâm thức của luật dân Chúa đang tuân giữ "Thiên Chúa luôn tha thứ cho người công chính bảy lần" (Cn 24,16). Tha thứ bảy lần là tha thứ có giới hạn. Thế nhưng, câu trả lời của Chúa Giêsu đã làm bàng hoàng người nghe: Không phải chỉ bảy lần nhưng là bảy mươi lần bảy. Tha thứ đến 490 lần. Ở đây không thể hiểu theo nghĩa đen với công thức toán học để tìm ra con số lần phải tha thứ cho anh em mà là tha thứ không giới hạn, tha hoài, tha mãi.
Để các môn đệ hiểu bài học tha thứ không giới hạn này, Chúa Giêsu đã cụ thể hoá bằng câu chuyện. Một người đầy tớ mắc nợ vua mười ngàn nén bạc, có giá trị tương đương một trăm triệu, một số nợ khổng lồ vì một ngày công chỉ một đồng (x. Mt 20,9). Vua ra lệnh bán y, vợ con, tài sản của y để trả nợ. Người đầy tớ liền sấp mình, van lơn xin khất nợ. Nhà vua động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y.Tên đầy tớ được tha hết mọi nợ nần, được trả tự do, không còn làm nô lệ nữa. Trớ trêu thay, vừa được tha về, tên đầy tớ gặp một người bạn chỉ mắc nợ y một trăm đồng, một món nợ rất nhỏ so với món nợ khổng lồ y vừa được vua tha bổng, y tóm lấy, bóp cổ đòi trả nợ ngay. Người bạn sấp mình dưới chân y, van lơn xin khất nợ, nhưng y không nghe, bắt bạn tống giam vào ngục. Chuyện chướng tai gai mắt này đến tai vua, vì những người bạn của anh không thể nhắm mắt làm ngơ được. Kết cục, tên đầy tớ ác độc bị vua ra lệnh hành hạ. Kết thúc câu chuyện, Chúa Giêsu khẳng định: “Vậy Cha Ta trên trời cũng xử với các con đúng như thế nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.
Tha thứ cho nhau là điều kiện để được Thiên Chúa tha thứ. Chúa Giêsu cho thấy tính cấp thiết và cần thiết của ơn tha thứ.
- Phải tha thứ vì ai cũng lỗi lầm.
“Nhân vô thập toàn”, không ai hoàn hảo cả. Là con người, ai cũng có những sai trái, những lầm lỗi. Xét lại bản thân, sẽ thấy chính mình cũng có nhiều sai trái, lắm khiếm khuyết và lầm lỗi. Vô ý và hữu ý, cố tình và vô tình xúc phạm nhau. Chỉ cần một chút cảm thông, một ít hiểu biết sẽ dễ dàng bỏ qua, không chấp nhất. Người mang nặng oán hờn là người không bao giờ bình an. Như người hành khất mang hòn đá căm hờn mười mấy năm nặng nề. Trong các thứ khổ hạnh, giữa những thứ đắng cay, có một thứ rất cay đắng, đó là thiếu vắng thông cảm, là tâm hồn mang hận thù. Khi thù ai, tâm hồn tôi không còn phẳng lặng. Khi tôi bị người khác thù hận, tôi sống trong đề phòng sợ hãi. Cả hai đều là ngục tối. Cả hai đều đánh mất bình an tâm hồn.
Tha thứ là việc vô cùng khó. Tha thứ vượt qua khả năng tự nhiên của con người, nhất là đối với người Việt Nam chúng ta “sống để bụng, chết đem theo”. Câu nói đó cho thấy người Việt Nam giận dai, thù dai, nhớ dai những xúc phạm của người khác như thế nào. Cần phải tha thứ cho nhau. Thánh Phaolô đã khuyên bảo: “Phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô” (Ep 4,32). Đức Phật cũng dạy lấy ơn trả oán chứ đừng lấy oán trả oán: Lấy oán trả oán, oán chập chùng. Lấy đức trả oán, oán tiêu tan.
- Mỗi người cần được thứ tha.
Mỗi người trong đời có biết bao lỗi lầm. Đời người là một chuỗi những vấp ngã được đan kết với bao thứ tha. Ơn tha thứ như dòng suối chảy vào đời người, nếu bị ngăn lại sẽ thành ao tù, nó sẽ trong lành khi chảy đến anh em. Luật “mắt đền mắt răng đền răng” là luật công bằng, nhưng ơn tha thứ mới đem lại mùa xuân cho cuộc đời. Thánh Phanxicô Assidi cũng đã xác định : vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ.
- Tha thứ để được Chúa thứ tha.
Chúa Giêsu nhấn mạnh điều này rất nhiều lần. Khi dạy kinh Lạy Cha, Chúa mời gọi mỗi người phải hứa tha thứ cho anh em khi xin Người tha thứ lỗi lầm cho mình. Ở cuối kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu căn dặn: Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6,14-15). Thánh Phaolô sống Lời Chúa dạy và đã tha thiết mời gọi: “Anh em hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em, người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau”(Col 3,13).
- Tha thứ là hồng ân của Thiên Chúa.
Trả thù là khuynh hướng nhân loại, tha thứ là hồng ân Thiên Chúa. Quan toà có thể không tha thứ cho tội nhân, nhưng Thiên Chúa luôn tha thứ cho người tội lỗi, nếu họ thực lòng ăn năn hối cải.
Trong lúc đau đớn tột cùng trên thập giá, Chúa Giêsu đã xin Chúa Cha tha thứ cho kẻ bách hại, lăng nhục, cáo gian và đóng đinh Người: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23,34).
Thế giới hôm nay đang bị thống trị bởi bạo lực và oán thù. Những cuộc chiến tranh dai dẳng giữa các quốc gia; những hiềm thù giữa các bộ tộc anh em; những xung đột giữa những người khác màu da, khác tôn giáo, khác quan điểm chính trị; những thảm kịch vô phương hàn gắn trong gia đình. Con người để cho hận thù lôi kéo và không sao thoát ra khỏi cái vòng ân oán nghiệt ngã. Cần phải có những người dám chịu thiệt thòi, dám bẻ gãy oán thù bằng tha thứ, dám tin rằng tình thương có thể biến đổi quả tim chai đá của con người. Giáo hội vẫn luôn kêu gọi xây dựng một nền văn minh tình thương, vì chỉ khi ấy trái đất này mới có cơ may tồn tại.
Tha thứ là lời mời gọi duy nhất để tình yêu lớn lên. Tha thứ đem về mùa xuân cho tâm hồn đâm chồi yêu thương, nảy lộc bình an. Chúa đã tha thứ cho Phêrô, tình yêu bùng cháy, Phêrô đã sống hết mình cho sứ vụ Thầy trao. Phaolô đựơc ơn tha thứ, biến đổi cuộc đời, thành sứ giả lừng danh rao truyền Đức Kitô cho thế giới.
Ơn tha thứ làm nên vẻ đẹp của tâm hồn, vẻ đẹp của lòng khoan dung. Thế giới có “Ngày khoan dung quốc tế” (International day of tolerance) do Liên Hiệp Quốc thiết lập vào ngày 16.11.1995. Người khoan dung độ lượng là người không chấp nhất, nhưng thông cảm với những lầm lỗi của kẻ khác. Lòng khoan dung độ lượng được xây dựng trên ý thức về những yếu đuối, về khả năng phạm lỗi của chính bản thân mình, và của người khác. Mình cũng phạm lỗi sao mình lại kết án người khác? Thế giới có ngày khoan dung, người Kitô hữu cần cả đời khoan dung.
Ơn tha thứ làm nên vẻ đẹp của thế giới, một thế giới cảm thông chan hoà, một thế giới chan chứa tình huynh đệ, một thế giới mang vẻ đẹp của dung nhan Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II đã khẳng định điều ấy: Thế giới không thể có hoà bình nếu thiếu sự tha thứ.
Chúa Giêsu vì yêu thương đã hiến dâng chính mình trên hy tế thập giá đễ ban ơn cứu độ cho nhân loại. Với hiến tế Thánh Thể, Người vẫn tiếp tục tuôn đổ ơn cứu độ. Đón nhận Thánh Thể là nguồn sức mạnh, nguồn tình yêu để chúng ta biết tha thứ cho nhau.