Vụ khởi kiện báo chí Việt Nam mà mở đầu là Đài truyền hình VTV1 và Báo Hà Nội mới của các giáo dân Thái Hà là một vụ việc đang được công luận hết sức chú ý theo dõi.
Vì sao một vụ khởi kiện không lớn, nhưng đã thu hút sự chú ý đặc biệt của công luận? Bởi vì sự lạ đời của nó, con kiến đang đi kiện của khoai(!). Cũng có người cho rằng vụ kiện này sẽ chẳng đi đến đâu, vì nếu đưa ra xử, khác chi chính các cán bộ sẽ đập một nhát vào mặt bộ máy truyền thông và những kẻ đứng đằng sau nó. Sở dĩ chẳng đi đến đâu là vì thà mất mặt trước quốc dân đồng bào, chứ đời nào họ dám tự ăn năn, đó mới là sự “kiêu ngạo cộng sản”.
Nhưng các giáo dân thì cười, họ cho rằng: “Khởi kiện là việc đương nhiên khi mình bị xuyên tạc và xúc phạm, đó là hành xử theo đúng câu khẩu hiệu: “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Nếu Toà thụ lý vụ án cũng hay, mà không thụ lý cũng tốt”?
Thấy mọi người bỡ ngỡ, họ giải thích như sau: “Chính quyền này thường xuyên rêu rao câu khẩu hiệu đó, nhưng thực tế thì chẳng bao giờ họ làm điều họ nói. Chính hành động cưỡng chiếm đất đai của chúng tôi đã chứng minh. Nhưng trước bàn dân thiên hạ, trước dư luận thế giới, bao giờ họ cũng bảo là chỉ có những người vi phạm pháp luật mới bị xử lý và sống làm việc theo pháp luật.
Vậy bây giờ chúng tôi phải gương mẫu buộc họ làm việc theo Hiến pháp và pháp luật mà họ đã đặt ra. Nếu họ không làm, thì chắc chắn từ nay đừng bao giờ họ nói với ai những điều nghe như chuông kêu kia nữa, trong một nhà nước gọi là pháp quyền, họ không có quyền hành xử theo ý riêng mình. Nếu họ hành xử theo ý riêng mà không đáp ứng những yêu cầu chính đáng của chúng tôi, thì có nghĩa là họ đã tự chứng minh những điều họ nói là giả trá”.
Thật ra thì cũng khó cho các cơ quan ngôn luận, truyền thông của nhà nước trong vụ này. Họ chỉ là những cái loa, những mũi tên, còn người đứng đằng sau đó mới là thủ phạm. Chính vì vậy mà mới đây, khi giáo dân lên Báo Hà Nội mới để yêu cầu thông tin về vụ việc, thì được cô phóng viên ban bạn đọc trả lời rất “thật thà” bằng văn bản: “Tổng biên tập (TBT) báo Hà Nội mới đang họp với Ban Tuyên Giáo của thành ủy để có hướng giải quyết đơn kiện của mọi người. Căn cứ để giải quyết phải đợi kết quả chỉ đạo từ buổi họp này”?
Người ta thấy lạ: Tại sao, tờ Hà Nội mới này khi bị kiện lại không thực thi trách nhiệm của mình theo pháp luật quy định mà TBT lại phải đợi kết quả của Ban Tuyên giáo Thành Uỷ Hà Nội? Phải chăng mọi sự xuyên tạc vừa qua từ tờ báo làm tên lính xung kích trên diễn đàn thông tin xuyên tạc nhiều vấn đề liên quan đến giáo dân, Giáo hội và các chức sắc tôn giáo xuất phát từ Ban Tuyên giáo Thành Uỷ này và trách nhiệm chính là ở đó? Bởi Ban này đâu có phải là văn phòng luật sư, đâu có phải là Toà Án hay cơ quan thi hành pháp luật?
Luật Báo chí ghi rõ: “Điều 13- 3- Người đứng đầu cơ quan báo chí lãnh đạo và quản lý cơ quan báo chí về mọi mặt, bảo đảm thực hiện tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí”. (Hết trích dẫn)
Vậy thì ai là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về vụ việc này và những vụ việc liên quan? BT hay Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội?
Luật báo chí quy định rõ điều này để làm gì:
"Điều 4. Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.
Công dân có quyền:
1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới.
2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”. (Hết trích dẫn)
Qua sự việc này, người ta biết đích xác được tổ con chuồn chuồn là ở đâu. Vậy nhưng trong các cuộc họp với Uỷ ban Quận, Thành Phố và Công an… khi các linh mục phản đối việc xuyên tạc của báo chí với các vụ việc liên quan, các cơ quan này đồng loạt trả lời: “Báo chí hành động và chịu trách nhiệm về công việc của họ theo luật”?
Tại sao để giải quyết việc vi phạm pháp luật của tờ báo mà “Căn cứ để giải quyết phải đợi kết quả chỉ đạo từ buổi họp này”? Nếu có ông nào đó trong cái ban này đang đau bụng muốn giải quyết nhanh và phán một câu: “Thôi, không giải quyết nữa, không được kiện tụng gì ráo” thì sự việc sẽ ra sao? Giáo dân cũng phải đồng ý giơ tay với phán quyết này? Hoặc ông phán thêm câu mạnh hơn: “Ghi hình chụp ảnh lại đứa nào dám kiện củ khoai, cho nó vào tù” thì những kẻ khiếu kiện cứ thế mà chuẩn bị chăn màn quần áo lặng lẽ vào tù?
Phải chăng, Ban Tuyên Giáo Thành uỷ là cơ quan chủ quản của tờ báo này nên họ chịu trách nhiệm giải quyết kiểu “con dại cái mang”? Và khi đó, họ thay cơ quan pháp luật, thay Toà án và Viện Kiểm sát để phán xử từ kết quả cuộc họp?
Đó là gì nếu không là chính hậu quả của “sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng” trong mọi vấn đề, kể cả khi vi phạm pháp luật? Đã biết bao lần người ta giải thích: “Đảng lãnh đạo, nhưng không bao biện, làm thay”?. Vậy phải chăng sau khi bên Tuyên giáo Thành uỷ của đảng bộ Hà Nội họp và chỉ đạo, thì bên Viện Kiểm sát, Toà án cứ theo việc phân công mà làm, chỉ đạo xử thì xử, không thì thôi, Toà xử bao năm tù, bao tháng giam đều cứ theo chỉ đạo mà diễn?
Cũng theo Luật Báo chí thì:
Điều 12: - Cơ quan chủ quản báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
1- Xác định, chỉ đạo thực hiện tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng và ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí được quy định trong giấy phép.
2- Bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc quyền mình, sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí. (Hết trích dẫn)
Trong đó hoàn toàn không có quy định cơ quan chủ quản báo chí chịu trách nhiệm thay TBT tờ báo khi vi phạm pháp luật sao vị TBT này lại phải chờ chỉ đạo của Ban Tuyên huấn Thành uỷ?
Quả thực, đây là một vụ việc nhỏ nhưng đã làm đau đầu không ít kẻ chỉ nói “Làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại theo phương châm “Nói zậy mà không phải zậy” của sự dối trá và bạo ngược.
Đó cũng là một yêu cầu chính đáng và là trọng tâm thu hút sự chú ý của công luận đến vụ việc nhỏ nhưng mạnh mẽ và có tiếng vang xa này.
Những quy định của pháp luật không chừa bất cứ người nào, tổ chức nào, vì vậy yêu cầu hết sức chính đáng của người dân trong nhà nước pháp quyền cần phải được thực hiện. Nếu làm ngược lại điều đó, thì chính mình đã vạch cái bộ mặt nham nhở của mình trước công luận và thế giới khách quan.
Mọi người luôn quan tâm đến cách hành xử của các cơ quan trong vụ này, để tìm hiểu sự thật đằng sau những lời hoa mỹ luôn được thốt ra từ chính miệng các quan chức nhà nước trước bàn dân thiên hạ.
Luật báo chí đã ghi rõ ràng giấy trắng mực đen như sau:
Điều 8. Trả lời trên báo chí: Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các tổ chức, người có chức vụ trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí; các tổ chức, người có chức vụ có trách nhiệm trả lời trên báo chí.
Tổ chức, công dân có quyền yêu cầu cơ quan báo chí trả lời về vấn đề mà báo chí đã thông tin; cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời.
Cơ quan báo chí phát hiện hoặc nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân về những việc có dấu hiệu phạm tội thì phải báo ngay cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát bằng văn bản; cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm thụ lý và trả lời cho báo chí cách giải quyết.
Điều 9. Cải chính trên báo chí: Báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân thì phải cải chính và xin lỗi hoặc đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân. Trong trường hợp báo chí không cải chính hoặc cải chính không thoả đáng; không đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân mà không có lý do chính đáng thì họ có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí hoặc yêu cầu Toà án xét xử.
Lời cải chính của cơ quan báo chí của tổ chức, công dân phải được đăng, phát sóng kịp thời và tương xứng với thông tin cần cải chính. (Hết trích dẫn)
Người ta còn nhớ, vụ PMU18, các báo đã được sự chiếu cố tận tình của cơ quan công an khi đua nhau phanh phui tham nhũng. Nhiều nhà báo được nghỉ mát trong tù với tội danh rất hay ho là: “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” làm nhiều người cảm thấy khó hiểu không biết cái quyền tự do dân chủ là cái gì mà lại lợi dụng được nó?
Dù nhiều người không hiểu, nhưng khi mà những can phạm đã ra khỏi nhà đá thì nhà báo phải vào tù. Hình như đó cũng là “Luật”?
Vậy những cơ quan, cá nhân lợi dụng diễn đàn nhà nước quyết liệt bôi nhọ hàng Giáo phẩm, giáo dân, xuyên tạc trắng trợn các sự việc, bóp méo sự thật, xúc phạm nặng nề đến cộng đồng tôn giáo, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động hằn thù tôn giáo vừa qua trên hệ thống truyền thông nhà nước sẽ được xử theo hạng mục nào trong các bộ luật Việt Nam?
Cộng đồng dân chúng đang chờ những câu trả lời thoả đáng từ các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam để chứng minh tôn chỉ “Sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” là một cụm từ có nghĩa và có thể hiểu được theo nghĩa thông thường.
Liệu những con bài nào sẽ được công diễn để tránh được một đòn rất nhỏ khi giáo dân hành xử theo đường lối của Sự thật - Công lý – Hoà bình? Xin lưu ý: Đó chỉ mới là một đòn rất nhẹ của Sự thật – Công lý – Hoà bình mà thôi.
Hãy chờ xem.
Hà Nội, ngày 13/2/2009
Vì sao một vụ khởi kiện không lớn, nhưng đã thu hút sự chú ý đặc biệt của công luận? Bởi vì sự lạ đời của nó, con kiến đang đi kiện của khoai(!). Cũng có người cho rằng vụ kiện này sẽ chẳng đi đến đâu, vì nếu đưa ra xử, khác chi chính các cán bộ sẽ đập một nhát vào mặt bộ máy truyền thông và những kẻ đứng đằng sau nó. Sở dĩ chẳng đi đến đâu là vì thà mất mặt trước quốc dân đồng bào, chứ đời nào họ dám tự ăn năn, đó mới là sự “kiêu ngạo cộng sản”.
Nhưng các giáo dân thì cười, họ cho rằng: “Khởi kiện là việc đương nhiên khi mình bị xuyên tạc và xúc phạm, đó là hành xử theo đúng câu khẩu hiệu: “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Nếu Toà thụ lý vụ án cũng hay, mà không thụ lý cũng tốt”?
Thấy mọi người bỡ ngỡ, họ giải thích như sau: “Chính quyền này thường xuyên rêu rao câu khẩu hiệu đó, nhưng thực tế thì chẳng bao giờ họ làm điều họ nói. Chính hành động cưỡng chiếm đất đai của chúng tôi đã chứng minh. Nhưng trước bàn dân thiên hạ, trước dư luận thế giới, bao giờ họ cũng bảo là chỉ có những người vi phạm pháp luật mới bị xử lý và sống làm việc theo pháp luật.
Vậy bây giờ chúng tôi phải gương mẫu buộc họ làm việc theo Hiến pháp và pháp luật mà họ đã đặt ra. Nếu họ không làm, thì chắc chắn từ nay đừng bao giờ họ nói với ai những điều nghe như chuông kêu kia nữa, trong một nhà nước gọi là pháp quyền, họ không có quyền hành xử theo ý riêng mình. Nếu họ hành xử theo ý riêng mà không đáp ứng những yêu cầu chính đáng của chúng tôi, thì có nghĩa là họ đã tự chứng minh những điều họ nói là giả trá”.
Thật ra thì cũng khó cho các cơ quan ngôn luận, truyền thông của nhà nước trong vụ này. Họ chỉ là những cái loa, những mũi tên, còn người đứng đằng sau đó mới là thủ phạm. Chính vì vậy mà mới đây, khi giáo dân lên Báo Hà Nội mới để yêu cầu thông tin về vụ việc, thì được cô phóng viên ban bạn đọc trả lời rất “thật thà” bằng văn bản: “Tổng biên tập (TBT) báo Hà Nội mới đang họp với Ban Tuyên Giáo của thành ủy để có hướng giải quyết đơn kiện của mọi người. Căn cứ để giải quyết phải đợi kết quả chỉ đạo từ buổi họp này”?
Người ta thấy lạ: Tại sao, tờ Hà Nội mới này khi bị kiện lại không thực thi trách nhiệm của mình theo pháp luật quy định mà TBT lại phải đợi kết quả của Ban Tuyên giáo Thành Uỷ Hà Nội? Phải chăng mọi sự xuyên tạc vừa qua từ tờ báo làm tên lính xung kích trên diễn đàn thông tin xuyên tạc nhiều vấn đề liên quan đến giáo dân, Giáo hội và các chức sắc tôn giáo xuất phát từ Ban Tuyên giáo Thành Uỷ này và trách nhiệm chính là ở đó? Bởi Ban này đâu có phải là văn phòng luật sư, đâu có phải là Toà Án hay cơ quan thi hành pháp luật?
Luật Báo chí ghi rõ: “Điều 13- 3- Người đứng đầu cơ quan báo chí lãnh đạo và quản lý cơ quan báo chí về mọi mặt, bảo đảm thực hiện tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí”. (Hết trích dẫn)
Vậy thì ai là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về vụ việc này và những vụ việc liên quan? BT hay Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội?
Luật báo chí quy định rõ điều này để làm gì:
"Điều 4. Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.
Công dân có quyền:
1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới.
2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”. (Hết trích dẫn)
Qua sự việc này, người ta biết đích xác được tổ con chuồn chuồn là ở đâu. Vậy nhưng trong các cuộc họp với Uỷ ban Quận, Thành Phố và Công an… khi các linh mục phản đối việc xuyên tạc của báo chí với các vụ việc liên quan, các cơ quan này đồng loạt trả lời: “Báo chí hành động và chịu trách nhiệm về công việc của họ theo luật”?
Tại sao để giải quyết việc vi phạm pháp luật của tờ báo mà “Căn cứ để giải quyết phải đợi kết quả chỉ đạo từ buổi họp này”? Nếu có ông nào đó trong cái ban này đang đau bụng muốn giải quyết nhanh và phán một câu: “Thôi, không giải quyết nữa, không được kiện tụng gì ráo” thì sự việc sẽ ra sao? Giáo dân cũng phải đồng ý giơ tay với phán quyết này? Hoặc ông phán thêm câu mạnh hơn: “Ghi hình chụp ảnh lại đứa nào dám kiện củ khoai, cho nó vào tù” thì những kẻ khiếu kiện cứ thế mà chuẩn bị chăn màn quần áo lặng lẽ vào tù?
Phải chăng, Ban Tuyên Giáo Thành uỷ là cơ quan chủ quản của tờ báo này nên họ chịu trách nhiệm giải quyết kiểu “con dại cái mang”? Và khi đó, họ thay cơ quan pháp luật, thay Toà án và Viện Kiểm sát để phán xử từ kết quả cuộc họp?
Đó là gì nếu không là chính hậu quả của “sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng” trong mọi vấn đề, kể cả khi vi phạm pháp luật? Đã biết bao lần người ta giải thích: “Đảng lãnh đạo, nhưng không bao biện, làm thay”?. Vậy phải chăng sau khi bên Tuyên giáo Thành uỷ của đảng bộ Hà Nội họp và chỉ đạo, thì bên Viện Kiểm sát, Toà án cứ theo việc phân công mà làm, chỉ đạo xử thì xử, không thì thôi, Toà xử bao năm tù, bao tháng giam đều cứ theo chỉ đạo mà diễn?
Cũng theo Luật Báo chí thì:
Điều 12: - Cơ quan chủ quản báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
1- Xác định, chỉ đạo thực hiện tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng và ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí được quy định trong giấy phép.
2- Bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc quyền mình, sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí. (Hết trích dẫn)
Trong đó hoàn toàn không có quy định cơ quan chủ quản báo chí chịu trách nhiệm thay TBT tờ báo khi vi phạm pháp luật sao vị TBT này lại phải chờ chỉ đạo của Ban Tuyên huấn Thành uỷ?
Quả thực, đây là một vụ việc nhỏ nhưng đã làm đau đầu không ít kẻ chỉ nói “Làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại theo phương châm “Nói zậy mà không phải zậy” của sự dối trá và bạo ngược.
Đó cũng là một yêu cầu chính đáng và là trọng tâm thu hút sự chú ý của công luận đến vụ việc nhỏ nhưng mạnh mẽ và có tiếng vang xa này.
Những quy định của pháp luật không chừa bất cứ người nào, tổ chức nào, vì vậy yêu cầu hết sức chính đáng của người dân trong nhà nước pháp quyền cần phải được thực hiện. Nếu làm ngược lại điều đó, thì chính mình đã vạch cái bộ mặt nham nhở của mình trước công luận và thế giới khách quan.
Mọi người luôn quan tâm đến cách hành xử của các cơ quan trong vụ này, để tìm hiểu sự thật đằng sau những lời hoa mỹ luôn được thốt ra từ chính miệng các quan chức nhà nước trước bàn dân thiên hạ.
Luật báo chí đã ghi rõ ràng giấy trắng mực đen như sau:
Điều 8. Trả lời trên báo chí: Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các tổ chức, người có chức vụ trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí; các tổ chức, người có chức vụ có trách nhiệm trả lời trên báo chí.
Tổ chức, công dân có quyền yêu cầu cơ quan báo chí trả lời về vấn đề mà báo chí đã thông tin; cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời.
Cơ quan báo chí phát hiện hoặc nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân về những việc có dấu hiệu phạm tội thì phải báo ngay cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát bằng văn bản; cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm thụ lý và trả lời cho báo chí cách giải quyết.
Điều 9. Cải chính trên báo chí: Báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân thì phải cải chính và xin lỗi hoặc đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân. Trong trường hợp báo chí không cải chính hoặc cải chính không thoả đáng; không đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân mà không có lý do chính đáng thì họ có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí hoặc yêu cầu Toà án xét xử.
Lời cải chính của cơ quan báo chí của tổ chức, công dân phải được đăng, phát sóng kịp thời và tương xứng với thông tin cần cải chính. (Hết trích dẫn)
Người ta còn nhớ, vụ PMU18, các báo đã được sự chiếu cố tận tình của cơ quan công an khi đua nhau phanh phui tham nhũng. Nhiều nhà báo được nghỉ mát trong tù với tội danh rất hay ho là: “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” làm nhiều người cảm thấy khó hiểu không biết cái quyền tự do dân chủ là cái gì mà lại lợi dụng được nó?
Dù nhiều người không hiểu, nhưng khi mà những can phạm đã ra khỏi nhà đá thì nhà báo phải vào tù. Hình như đó cũng là “Luật”?
Vậy những cơ quan, cá nhân lợi dụng diễn đàn nhà nước quyết liệt bôi nhọ hàng Giáo phẩm, giáo dân, xuyên tạc trắng trợn các sự việc, bóp méo sự thật, xúc phạm nặng nề đến cộng đồng tôn giáo, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động hằn thù tôn giáo vừa qua trên hệ thống truyền thông nhà nước sẽ được xử theo hạng mục nào trong các bộ luật Việt Nam?
Cộng đồng dân chúng đang chờ những câu trả lời thoả đáng từ các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam để chứng minh tôn chỉ “Sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” là một cụm từ có nghĩa và có thể hiểu được theo nghĩa thông thường.
Liệu những con bài nào sẽ được công diễn để tránh được một đòn rất nhỏ khi giáo dân hành xử theo đường lối của Sự thật - Công lý – Hoà bình? Xin lưu ý: Đó chỉ mới là một đòn rất nhẹ của Sự thật – Công lý – Hoà bình mà thôi.
Hãy chờ xem.
Hà Nội, ngày 13/2/2009