Các giám mục Đức đã kêu gọi bốn giám mục thuộc Huynh Đoàn Piô X, vừa được tha vạ tuyệt thông, là hãy nhìn nhận chính thức Công đồng Vatican II, đặc biệt là Tuyên ngôn ‘Nostra Aetate’ về các mối quan hệ với Do thái giáo và các tôn giáo ngoài kitô.
Trong một tuyên bố, vị chủ tịch của tiểu ban giám mục cho các quan hệ với Do thái giáo, Đức cha Heinrich Mussinghoff, nói rõ rằng các giám mục Đức ủng hộ các nỗ lực của Đức Thánh Cha để « đạt được sự hiệp nhất của Giáo Hội », nhưng khẳng định vẫn còn một số vấn đề « còn bỏ ngỏ ».
Bản thông cáo cho rằng biện pháp của Đức Thánh Cha « đã khơi lên một loạt vấn nạn phê bình », đặc biệt vì những lời phát biểu phủ nhận cuộc diệt chủng của giám mục Richard Williamson.
Đức cha Mussinghoff tuyên bố: « Chúng tôi đối lập mạnh mẽ với lời phủ nhận cuộc diệt chủng này, mà ở Đức, đã là đối tượng của các điều tra tư pháp ».
Ở Đức, việc phủ nhận cuộc diệt chủng người Do Thái từ năm 1994 được xem như là một tội phải chịu hình phạt có thể lên đến 5 năm tù.
Bản thông cáo viết tiếp: « Chúng tôi nhất định bày tỏ mạnh mẽ sự mong chờ sâu xa của chúng tôi và yêu cầu cấp bách rằng bốn giám và Huynh Đoàn Thánh Piô X, biểu lộ cách rõ ràng và khả tín lòng trung thành của họ đối với Công đồng Vatican II và đặc biệt là Tuyên ngôn ‘Nostra Aetate’ ».
Về phần mình, Hội đồng Giám Mục Thụy Sĩ đã tuyên bố trong một thông cáo rằng sắc lệnh do ĐHY Re ký « là một diễn tả ý muốn của Đức Giáo Hoàng làm tiêu tan sự ly giáo với một cộng đồng mà trên thế giới có hằng trăm ngàn tín đồ và 493 linh mục. Thế nhưng, người ta ít chú tâm đến sự kiện là bốn giám mục này vẫn bị treo (suspens a divinis: không được cử hành các bí tích). Bởi thế, về mặt pháp lý, họ không được phép thực thì tác vụ giám mục của họ ».
Các giám mục Thụy Sĩ cho biết rằng « cần phải tránh những hiểu lầm », vì theo giáo luật, « việc cất bỏ vạ tuyệt thông không phải là một sự hòa giải hay phục quyền, nhưng là mở ra con đường cho sự hòa giải. Bởi thế, hành vi này không phải là kết thúc, nhưng là khởi điểm cho một cuộc đối thoại cần thiết về những vấn đề tranh cãi ».
Giám mục Regensburg, ở Đức, Đức Cha Gerhard Ludwig Mueller, đã quyết định cấm không cho giám mục Richard Williamson (thông thường cư trú ở Argentine) vào các nhà thờ và các tổ chức của địa phận, buộc tội giám mục này là xúc phạm.
Tại Regensburg, một thủ tục hình sự đã được tiến hành chống lại giám mục Williamson, đang khi viện công tố Regensburg đã ra chỉ thị chống lại giám mục này vì đã khơi lên lòng thù hận tận căn.
Trong một tuyên bố, vị chủ tịch của tiểu ban giám mục cho các quan hệ với Do thái giáo, Đức cha Heinrich Mussinghoff, nói rõ rằng các giám mục Đức ủng hộ các nỗ lực của Đức Thánh Cha để « đạt được sự hiệp nhất của Giáo Hội », nhưng khẳng định vẫn còn một số vấn đề « còn bỏ ngỏ ».
Bản thông cáo cho rằng biện pháp của Đức Thánh Cha « đã khơi lên một loạt vấn nạn phê bình », đặc biệt vì những lời phát biểu phủ nhận cuộc diệt chủng của giám mục Richard Williamson.
Đức cha Mussinghoff tuyên bố: « Chúng tôi đối lập mạnh mẽ với lời phủ nhận cuộc diệt chủng này, mà ở Đức, đã là đối tượng của các điều tra tư pháp ».
Ở Đức, việc phủ nhận cuộc diệt chủng người Do Thái từ năm 1994 được xem như là một tội phải chịu hình phạt có thể lên đến 5 năm tù.
Bản thông cáo viết tiếp: « Chúng tôi nhất định bày tỏ mạnh mẽ sự mong chờ sâu xa của chúng tôi và yêu cầu cấp bách rằng bốn giám và Huynh Đoàn Thánh Piô X, biểu lộ cách rõ ràng và khả tín lòng trung thành của họ đối với Công đồng Vatican II và đặc biệt là Tuyên ngôn ‘Nostra Aetate’ ».
Về phần mình, Hội đồng Giám Mục Thụy Sĩ đã tuyên bố trong một thông cáo rằng sắc lệnh do ĐHY Re ký « là một diễn tả ý muốn của Đức Giáo Hoàng làm tiêu tan sự ly giáo với một cộng đồng mà trên thế giới có hằng trăm ngàn tín đồ và 493 linh mục. Thế nhưng, người ta ít chú tâm đến sự kiện là bốn giám mục này vẫn bị treo (suspens a divinis: không được cử hành các bí tích). Bởi thế, về mặt pháp lý, họ không được phép thực thì tác vụ giám mục của họ ».
Các giám mục Thụy Sĩ cho biết rằng « cần phải tránh những hiểu lầm », vì theo giáo luật, « việc cất bỏ vạ tuyệt thông không phải là một sự hòa giải hay phục quyền, nhưng là mở ra con đường cho sự hòa giải. Bởi thế, hành vi này không phải là kết thúc, nhưng là khởi điểm cho một cuộc đối thoại cần thiết về những vấn đề tranh cãi ».
Giám mục Regensburg, ở Đức, Đức Cha Gerhard Ludwig Mueller, đã quyết định cấm không cho giám mục Richard Williamson (thông thường cư trú ở Argentine) vào các nhà thờ và các tổ chức của địa phận, buộc tội giám mục này là xúc phạm.
Tại Regensburg, một thủ tục hình sự đã được tiến hành chống lại giám mục Williamson, đang khi viện công tố Regensburg đã ra chỉ thị chống lại giám mục này vì đã khơi lên lòng thù hận tận căn.