Đức Giáo Hoàng nói sự phân cách giữa Cêsar và Thiên Chúa là cơ bản

ROME (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói sự phân cách Giáo Hội-Nhà Nước là một trong những dấu của sự phát triển nhân loại,.

Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này hôm thứ Bảy13/12 khi ngài viếng toà đại sứ Italian bên cạnh Tòa Thánh.

Giáo Hội “không những công nhận và tôn trọng sự phân biệt và quyền tự trị” của nhà nước đối với Giáo Hội, nhưng cũng “vui mừng về điều này như là một trong những tiến bộ lớn của nhân loại”.

Sự phân cách này là “một điều kiện căn bản cho chính sự tự do [của Giáo Hội] và cho Giáo Hội hoàn thành sứ vụ phổ quát cứu rỗi của mình giữa tất cả các dân tộc,” Đức Thánh Cha nói thêm.” Cuộc viếng thăm vắn vỏi này cho phép tái khẳng định Giáo Hội rất ý thức rằng sự phân biệt giữa điều gì là của Caesar và điều gì là của Thiên Chúa, tùy thuộc vào cấu trúc căn bản của Kitô Giáo.”

Đồng thời, ngài nói thêm, Giáo Hội “cảm thấy rằng nhiệm vụ của mình, theo những mệnh lệnh của học thuyết xã hội, đã phát triển từ điều phù hợp với bản tính của mọi con ngươi, hầu đánh thức những sức mạnh luân lý và thiêng liêng trong xã hội, góp phần mở ra những ý muốn thực hiện những đòi hỏi đích thực của sự lành.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Khi tái công bố giá trị của những nguyên lý đạo đức, không những trong đời sống tư nhưng đúng hơn cơ bản cho đời sống công, Giáo Hội góp phần bảo đảm và cổ võ giá trị con người và công ích của xã hội.

“Theo chiều hướng này, sự hợp tác đáng ao ước giữa Giáo hội và nhà nước được hoàn hiện thật sự.”

Lịch sử

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là Giáo Hoàng thứ tư viếng thăm toà đại sứ Italian. Đức Giáo Hoàng XII đã khởi đầu truyên thống này trong năm 1951.

Cuộc viếng thăm hôm thứ Bảy đánh dấu kỷ niệm thứ 80 sắp tới về Khế Ước Lateran, sẽ cử hành vào tháng Hai, thiết lập sự phân cách nước Cộng Hoà Italian và Quốc gia Vatican.

Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng biết ơn đối với “sự đóng góp của thẩm quyền Italian ngõ hầu Toà Thánh có thể tự do phát triển sứ vụ phổ quát của mình và do đó duy trì những tương quan ngại giao với rất nhiều quốc gia trên thế giới.”

“Tương quan tốt đẹp” giữa Italy và Toà Thánh, ngụ ý “một sự hiểu biết rất quan trọng và có ý nghĩa trong tình huống thế giới hiện nay, trong đó sự kéo dài mãi mãi những xung đột và những căng thẳng giữa các dân tộc làm cho sự cọng tác giữa những dân tộc chia sẻ cũng một những lý tưởng công bình, liên đới và hoà bình luôn luôn là cần thiết.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng ghi nhận ý nghĩa của toà đại sứ Italian sử dụng lâu đài Thánh Charles Borromeo, là vị có một vị hồng y trẻ và là cộng tác viên của cậu ngàilà Đức Giáo Hoàng Piô IV, làm việc trong ngành ngoại giao của Toà Thánh

Sau một cuộc cải tạo sâu sắc, thánh nhân rốt cuộc được chọn làm tổng giám mục thành Milan, một nhiệm vụ ngài đã hiến mình chu toàn không biết mỏi mệt, nhất là trong lúc bịnh dịch xảy ra.

Đời sống của vị thánh này, mà nhà nguyện lâu đài phục hồi của toà đại sứ được dâng hiến cho, “chứng tỏ ân sủng Chúa có thể biến đổi tâm hồn con người và làm cho nó có khả năng yêu mến anh em mình đến nổi hy sinh chính mình,” đức Giáo Hoàng đã nói. “Những kẻ làm việc tại đây có thể gặp được trong vị thánh này một dấng bảo trợ kiên trì, và đồng thới, một gương mẫu linh hứng.”

Sau cùng, nhân dịp này Đức Thánh Cha chúc một lễ Giáng Sinh vui vẻ cho các thẩm quyền Italy và toàn thế giới, “dầu họ có hay không có những tương quan với Toà thánh.”

“Đó là một sự ao ước được ánh sáng và sự phát triển đích thực nhân bản, sự phồn vinh và hoà thuận, tất cả những thực tại chúng ta khao khát với hy vọng tin cẩn, bởi vì đó là những ân ban Chúa Giêsu đã mang đến cho thế giới khi sinh ra tại Bêlem.”