HÀ NỘI - Chiều ngày hôm nay, 26 tháng 12 năm 2008, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã long trọng cử hành Thánh lễ tại nguyện đường Saint Marie Hà Nội để cùng với các nữ tu dòng Thánh Phaolô thành Chartres dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban xuống trên Hội Dòng trong suốt chiều dài 125 năm từ ngày đặt bước chân truyền giáo lên mảnh đất Hà Nội này (26/12/1883 – 26/12/2008).
Trong niềm vui thánh thiêng của ngày lễ mừng Con Chúa Giáng Sinh đang trào dâng trong tâm lòng mỗi người, cộng đoàn dòng Thánh Phaolô quy tụ trong nguyện đường cổ kính này, như một điểm dừng trên cột mốc lịch sử đã tròn 125 năm, ghi dấu ngày đặt bước chân truyền giáo đầu tiên của nữ tu Phaolô thành Chartres tại Tổng giáo phận Hà nội. Tất cả cùng với vị cha chung của Tổng giáo phận dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho hội dòng, dù trải qua những cơn phong ba bão táp, dù cho phải chịu cảnh bắt bớ giam cầm, tỉnh dòng này vẫn đứng vững, tồn tại và phát triển cho đến hôm nay.
Ân phúc dồi dào theo năm tháng, 125 năm trong sứ mạng truyền giáo tại miền bắc Việt Nam của hội dòng đã in đậm nét trang sử hào hùng, tuy rất nhỏ bé theo tinh thần và đoàn sủng của hội dòng, nhưng đã minh chứng được lòng dũng cảm và sự hy sinh lớn lao của các nữ tu này.
Hôm nay, trong ngôi nguyện đường đã ghi dấu bao bước thăng trầm của lịch sử hội dòng, mọi người cùng hiện diện trong niềm xúc động để nhìn về quá khứ với lòng biết ơn, để sống hiện tại cách phấn khởi và hướng về tương lai với niềm hy vọng.
Trong niềm hân hoan cảm tạ, một Soeur đã đại diện cộng đoàn nói lên tâm tình cảm tạ Hồng ân Thiên Chúa và tri ân Đức Tổng Giám Mục: “Giữa niềm vui Giáng Sinh cách đây 125 năm, chị em chúng con đã đặt chân lên mảnh đất Hà Nội mến thương này, thưở ấy còn hoang sơ quá, và đã xin chọn nơi này làm quê hương, chính các chị đã viết lên một trang sử ghi đậm nét dấu ấn đức tin. Hôm nay, sau 125 năm, chúng con lần giở lại trang sử thật đẹp của các chị đi trước, chúng con chỉ biết cảm phục và cúi đầu dâng lên Thiên Chúa lời kinh tạ ơn, với nguyện ước của lòng mình, sống sao cho xứng đáng với ân huệ Chúa ban, và công ơn của các chị tiền bối của chúng con.
Một Thánh lễ tạ ơn tuy đơn sơ, có vẻ âm thầm so với cả một bề dày lịch sử về sự hiện diện của chị em chúng con qua bao thời gian, trong nguyện đường thân yêu cũng như dưới mái nhà cổ kính, chiếc nôi của tỉnh dòng chúng con tại miền Bắc với bao thăng trầm, bao vui buồn sướng khổ, gian nan thử thách không thiếu, có những khi tưởng chừng như hụt hẫng, nhưng lại đầy ắp sự yêu thương, ấp ủ qua sự hiện diện của tình yêu Chúa quan phong, xuyên suốt 125 năm qua trong lòng giáo hội miền bắc, và còn tiếp tục đến hôm nay, một sự hiện diện liên tục mà chỉ có tình yêu đối với Thiên Chúa và với hội dòng, chúng con mới có thể nhận ra đường lối nhiệm mầu của Thiên Chúa”.
Sau Thánh lễ, Đức Tổng và các chị em Phaolô đã cùng hiệp ý trong giờ diễn nguyện thật cảm động, tái hiện lại lịch sử hào hùng của Hội dòng từ khi đặt chân lên Bắc Việt với bao thăng trầm cho tới ngày hôm nay.
Được biết, Cuối thập niên 50, nhà nước định xóa sổ Tu Viện Thánh Phaolô. Họ bắt bà Mẹ bề trên đi tù hơn một chục năm rồi quản thúc cho đến chết. Họ tịch thu trưòng học Saint Marie của các nữ tu, chiếm đoạt hết các lầu nhà chính để lại môt dãy nhà ọp ẹp đàng sau cho các nữ tu sinh hoạt. Họ không cho nhận các đệ tử. Đăng ký hộ khẩu hết sức khó khăn. Các nữ tu trong Đà Nẵng ra làm việc, họ đuổi về, hoặc chỉ cho tạm trú 3 tháng mà thôi sau khi phải có giấy phép của Ban Tôn Giáo Chính Phủ.
Công an hộ tịch Phường Hàng Bài thường xuyên đi lại làm khó dễ bắt nạt các nữ tu. Anh công an hộ tịch thưòng đột nhập vào khu nội vi của nhà dòng. Nhiều khi anh đứng ngay trước cửa phòng ngủ của các nữ tu. Đồng chí công an này có đủ thứ lý do, chẳng hạn để kiểm tra hộ khẩu. Những dịp lễ Giáng Sinh họ thưòng đến bắt các nữ tu phải trả lời: Tối nay ông cha nào làm lễ?
Nếu như ai đến Nhà Thờ Sainte Marie, sẽ thấy nỗi bất công lớn đập vào mắt. Tu Viện có hai cửa trưóc nhà thờ vì Bệnh Viện oái ăm thay đã mượn một lối đi ngang qua mặt trưóc nhà thờ, lý do để cáng bệnh nhân cấp cứu. Nhưng nào cả năm có bệnh nhân nào được cáng qua đâu, chí có nhân viên đi qua để phá rối bầu khí tu hành của các nữ tu mà thôi.
Hành lang bên trái nhà thờ được bệnh viện mượn rồi đến ngày hôm nay chưa trả. Ngôi nhà của ai cũng đều mở đưọc cửa sổ, còn nhà thờ này thi không mở được một bên, vì bệnh viện đã biến hàng hiên của nhà thờ thành nhà kho, và công trình phụ gây nóng bức, ồn ào ảnh hưỏng đến bầu khí tôn nghiêm của nhà thờ cũng như sinh hoạt và giờ kinh lễ của các nữ tu. Mặt khác nhà thờ của tu viện đã hư hỏng dột nát và xuống cấp trầm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các nữ tu muốn sửa mái nhà thờ mà không thể sửa được. Các nữ tu đã làm đơn kêu cứu khẩn cấp lần thứ 9 đến các cơ quan nhà nước và Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, mà họ vẫn làm ngơ.
Trong ngày kỷ niệm đặc biệt này, nhìn lại quá khứ, sống với hiện tại và hướng tới tương lai trong niềm tín thác vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta hãy cùng với các nữ tu Phaolô dâng lên lời cảm tạ Thiên Chúa và cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình trên quê hương Mẹ Việt Nam thân yêu này.
Trong niềm vui thánh thiêng của ngày lễ mừng Con Chúa Giáng Sinh đang trào dâng trong tâm lòng mỗi người, cộng đoàn dòng Thánh Phaolô quy tụ trong nguyện đường cổ kính này, như một điểm dừng trên cột mốc lịch sử đã tròn 125 năm, ghi dấu ngày đặt bước chân truyền giáo đầu tiên của nữ tu Phaolô thành Chartres tại Tổng giáo phận Hà nội. Tất cả cùng với vị cha chung của Tổng giáo phận dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho hội dòng, dù trải qua những cơn phong ba bão táp, dù cho phải chịu cảnh bắt bớ giam cầm, tỉnh dòng này vẫn đứng vững, tồn tại và phát triển cho đến hôm nay.
Ân phúc dồi dào theo năm tháng, 125 năm trong sứ mạng truyền giáo tại miền bắc Việt Nam của hội dòng đã in đậm nét trang sử hào hùng, tuy rất nhỏ bé theo tinh thần và đoàn sủng của hội dòng, nhưng đã minh chứng được lòng dũng cảm và sự hy sinh lớn lao của các nữ tu này.
Hôm nay, trong ngôi nguyện đường đã ghi dấu bao bước thăng trầm của lịch sử hội dòng, mọi người cùng hiện diện trong niềm xúc động để nhìn về quá khứ với lòng biết ơn, để sống hiện tại cách phấn khởi và hướng về tương lai với niềm hy vọng.
Trong niềm hân hoan cảm tạ, một Soeur đã đại diện cộng đoàn nói lên tâm tình cảm tạ Hồng ân Thiên Chúa và tri ân Đức Tổng Giám Mục: “Giữa niềm vui Giáng Sinh cách đây 125 năm, chị em chúng con đã đặt chân lên mảnh đất Hà Nội mến thương này, thưở ấy còn hoang sơ quá, và đã xin chọn nơi này làm quê hương, chính các chị đã viết lên một trang sử ghi đậm nét dấu ấn đức tin. Hôm nay, sau 125 năm, chúng con lần giở lại trang sử thật đẹp của các chị đi trước, chúng con chỉ biết cảm phục và cúi đầu dâng lên Thiên Chúa lời kinh tạ ơn, với nguyện ước của lòng mình, sống sao cho xứng đáng với ân huệ Chúa ban, và công ơn của các chị tiền bối của chúng con.
Một Thánh lễ tạ ơn tuy đơn sơ, có vẻ âm thầm so với cả một bề dày lịch sử về sự hiện diện của chị em chúng con qua bao thời gian, trong nguyện đường thân yêu cũng như dưới mái nhà cổ kính, chiếc nôi của tỉnh dòng chúng con tại miền Bắc với bao thăng trầm, bao vui buồn sướng khổ, gian nan thử thách không thiếu, có những khi tưởng chừng như hụt hẫng, nhưng lại đầy ắp sự yêu thương, ấp ủ qua sự hiện diện của tình yêu Chúa quan phong, xuyên suốt 125 năm qua trong lòng giáo hội miền bắc, và còn tiếp tục đến hôm nay, một sự hiện diện liên tục mà chỉ có tình yêu đối với Thiên Chúa và với hội dòng, chúng con mới có thể nhận ra đường lối nhiệm mầu của Thiên Chúa”.
Sau Thánh lễ, Đức Tổng và các chị em Phaolô đã cùng hiệp ý trong giờ diễn nguyện thật cảm động, tái hiện lại lịch sử hào hùng của Hội dòng từ khi đặt chân lên Bắc Việt với bao thăng trầm cho tới ngày hôm nay.
Được biết, Cuối thập niên 50, nhà nước định xóa sổ Tu Viện Thánh Phaolô. Họ bắt bà Mẹ bề trên đi tù hơn một chục năm rồi quản thúc cho đến chết. Họ tịch thu trưòng học Saint Marie của các nữ tu, chiếm đoạt hết các lầu nhà chính để lại môt dãy nhà ọp ẹp đàng sau cho các nữ tu sinh hoạt. Họ không cho nhận các đệ tử. Đăng ký hộ khẩu hết sức khó khăn. Các nữ tu trong Đà Nẵng ra làm việc, họ đuổi về, hoặc chỉ cho tạm trú 3 tháng mà thôi sau khi phải có giấy phép của Ban Tôn Giáo Chính Phủ.
Công an hộ tịch Phường Hàng Bài thường xuyên đi lại làm khó dễ bắt nạt các nữ tu. Anh công an hộ tịch thưòng đột nhập vào khu nội vi của nhà dòng. Nhiều khi anh đứng ngay trước cửa phòng ngủ của các nữ tu. Đồng chí công an này có đủ thứ lý do, chẳng hạn để kiểm tra hộ khẩu. Những dịp lễ Giáng Sinh họ thưòng đến bắt các nữ tu phải trả lời: Tối nay ông cha nào làm lễ?
Nếu như ai đến Nhà Thờ Sainte Marie, sẽ thấy nỗi bất công lớn đập vào mắt. Tu Viện có hai cửa trưóc nhà thờ vì Bệnh Viện oái ăm thay đã mượn một lối đi ngang qua mặt trưóc nhà thờ, lý do để cáng bệnh nhân cấp cứu. Nhưng nào cả năm có bệnh nhân nào được cáng qua đâu, chí có nhân viên đi qua để phá rối bầu khí tu hành của các nữ tu mà thôi.
Hành lang bên trái nhà thờ được bệnh viện mượn rồi đến ngày hôm nay chưa trả. Ngôi nhà của ai cũng đều mở đưọc cửa sổ, còn nhà thờ này thi không mở được một bên, vì bệnh viện đã biến hàng hiên của nhà thờ thành nhà kho, và công trình phụ gây nóng bức, ồn ào ảnh hưỏng đến bầu khí tôn nghiêm của nhà thờ cũng như sinh hoạt và giờ kinh lễ của các nữ tu. Mặt khác nhà thờ của tu viện đã hư hỏng dột nát và xuống cấp trầm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các nữ tu muốn sửa mái nhà thờ mà không thể sửa được. Các nữ tu đã làm đơn kêu cứu khẩn cấp lần thứ 9 đến các cơ quan nhà nước và Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, mà họ vẫn làm ngơ.
Trong ngày kỷ niệm đặc biệt này, nhìn lại quá khứ, sống với hiện tại và hướng tới tương lai trong niềm tín thác vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta hãy cùng với các nữ tu Phaolô dâng lên lời cảm tạ Thiên Chúa và cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình trên quê hương Mẹ Việt Nam thân yêu này.