Vào ngày 12 tháng 12 mới đây Tiến Sĩ Hà Văn Hải, nguyên cố vấn Thống Đốc tiểu bang Massachussets, thành viên sáng lập cộng đồng VN tại Hoa Kỳ và đại diện chính phủ Hoa Kỳ về nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ, vào năm 2004 do tổng thống bổ nhiệm, đã hướng dẫn một phái đoàn người Việt vào gặp các Đại Sứ Hoa Kỳ và Gia Nã Đại tại Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước để thảo luận vấn đề nhân quyền cho VN.
Để tìm hiểu rõ thêm về cuộc gặp gỡ này, thông tín viên Hà Giang đã phỏng vấn TS Hà Văn Hải.
Hà Giang: Thưa TS Hà Văn Hải chúng tôi được biết tin là TS vừa hướng dẫn một phái đoàn, đến gặp các Đại Sứ tại Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước, xin TS cho thính giả của đài Á Châu Tự Do được biết lý do và mục đích của cuộc gặp gỡ này được không ạ?
TS Hà Văn Hải: Kính thưa quý thính giả đài Á Châu Tự Do và cô Hà Giang, đặc biệt năm nay, kỷ niệm 60 năm bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ra đời, chúng tôi những người Việt tỵ nạn đã đến Liên Hiệp Quốc để đấu tranh đòi hỏi cho nhân quyền tại VN, vì tại VN nhân quyền vẫn bị chà đạp, 83 triệu dân VN vẫn chưa có tự do, vẫn không có quyền làm người, nhất là quyền tự do tín ngưỡng.
Tường trình về nhân quyền ở Việt Nam tại LHQ
Hà Giang: Cảm ơn TS. Thế thì TS và phái đoàn đã gặp những ai, và diễn tiến của các cuộc thảo luận này như thế nào thưa TS?
TS Hà Văn Hải: Chúng tôi đã được đại sứ Hoa Kỳ là bà Joan Plaisted cùng chúng tôi thảo luận những văn thư chúng tôi đã gửi vào. Chúng tôi cũng được gặp bà Sunderland, người phụ tá đặc biệt của ông đại sứ John McNee của tòa Đại Sứ Gia Nã Đại đặc trách về nhân quyền, bàn thảo với chúng tôi rất nhiều về vấn đề tự do tôn giáo, cũng như nạn buôn bán trẻ em tại VN. Chúng tôi thấy đây là những dịp tốt nhất mà chúng ta cần phải làm, và chúng ta cần phải gặp gỡ nhiều hơn nữa để công cuộc đấu tranh ở trong nước được tốt đẹp hơn, thưa quý vị.
Hà Giang: Thưa TS, sau khi nghe tường trình của TS và phái đoàn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN, thì phản ứng của đại sứ Joan Plaisted và đại diện của đại sứ John McNee là bà Sunderland ra sao ạ?
Bà Joan Plaistered đã từng làm đại sứ của nhiều quốc gia, bà rất là kinh nghiệm trong vấn đề làm sao để đem lại tự do dân chủ cho các quốc gia khác, bà rất mừng là bà đã gặp anh em chúng tôi và bà cũng hy vọng rằng là trong thời gian bà còn giữ chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà sẽ cố gắng yểm trợ cho các quốc gia, trong đó có VN sớm có nhân quyền, và các quyền tự do căn bản của con người được tôn trọng.
Sau hơn một giờ thảo luận bà Sunderland đã biết rất nhiều về những tệ trạng xẩy ra tại các quốc gia Á Châu, và bà hứa sẽ chuyển các hồ sơ này về bộ ngoại giao ở Otawa, hy vọng họ sẽ mời chúng ta qua bên đó để nói chuyện với những nhân vật về nhân quyền của bộ ngoại giao tại những vùng Đông Nam Á, và hy vọng rằng cái buổi gặp gỡ đó tiếng nói của những người Canada gốc Việt sẽ được tôn trọng và từ đó cuộc đấu tranh của chúng ta sẽ có nhiều hy vọng hơn.
Đừng quên hỏi chúng ta đã làm được gì cho quê hương
Hà Giang: Theo nhận định của TS thì các vị đại sứ này có thể làm được gì để giúp cho chúng ta trong việc mang đến nhân quyền cho người dân VN?
Chúng ta nên đặt câu hỏi ngược trở lại là chúng ta đã làm được gì cho quê hương của chúng ta, và chúng ta đã làm được những gì cho dân tộc của chúng ta, trước khi chúng ta hỏi những người này làm được gì cho dân tộc của chúng ta.
Chúng tôi nhìn thấy qua cuộc đấu tranh của Thái Hà, người trong nước đã vùng lên, không sợ hãi, quyết tâm đấu tranh để đòi hỏi quyền lợi của mình, và ở hải ngoại đã một lòng yểm trợ, đã viết thơ lên những vị dân cử, viết thơ lên Liên Hiệp Quốc, để đòi hỏi cái nguyện vọng của dân tộc chúng ta.
Tuy nhiên nếu chúng ta không có những cái buổi tiếp xúc như ngày hôm nay, họ nhận văn thư của chúng ta họ có thể họ đọc qua, nhưng nếu cái sự gặp gỡ này, mà chúng ta nói với họ đây là những bằng chứng cụ thể, đây là những chứng tích mà đã xẩy ra tại VN.
Những hình ảnh những lời trình bầy của chúng ta, thì chúng ta sẽ được cái sự chú ý nhiều hơn, và họ cảm thông nhiều hơn, và họ sẽ có những cái dữ kiện chính xác, họ nói chúng tôi có những nhân chứng sống đây, đã vào gặp gỡ chúng tôi đây, và họ sẽ lấy cái này để làm áp lực với nhà cầm quyền của những quốc gia vi phạm nhân quyền, và dân chúng của họ như vậy.
Quý vị phải lập lại những điều gì trong tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, quý vị là thành viên, quý vị phải tôn trọng. thì chúng tôi sẽ có những biện pháp chế tài với quý vị, với những quốc gia, chẳng hạn như là quốc gia bên Phi Châu, nhà cầm quyền đã vi phạm nhân quyền và đã bị một số biện pháp chế tài do liên hiệp quốc.
Hà Giang: Cảm ơn TS. Ngoài ra TS còn điều gì muốn chia xẻ với thính giả của đài Á Châu Tự Do không ạ?
Chúng tôi nghĩ những dữ kiện này, những hình ảnh này, và những tài liệu này, và những công sức của anh em đến gặp họ, là những việc làm cụ thể cần phải làm và nên tiếp tục làm để cho họ nhận thấy trách nhiệm của họ đối với người dân, và họ nhìn thấy là đây này họ có thể dễ dàng nói chuyện với Liên Hiệp Quốc cũng như là áp lực với nhà cầm quyền đương thời và họ có những biện pháp chế tài lập tức.
Hà Giang: Trân trọng Cảm ơn TS đã dành thời giờ cho chúng tôi trong cuộc phỏng vấn này.
Để tìm hiểu rõ thêm về cuộc gặp gỡ này, thông tín viên Hà Giang đã phỏng vấn TS Hà Văn Hải.
Hà Giang: Thưa TS Hà Văn Hải chúng tôi được biết tin là TS vừa hướng dẫn một phái đoàn, đến gặp các Đại Sứ tại Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước, xin TS cho thính giả của đài Á Châu Tự Do được biết lý do và mục đích của cuộc gặp gỡ này được không ạ?
TS Hà Văn Hải: Kính thưa quý thính giả đài Á Châu Tự Do và cô Hà Giang, đặc biệt năm nay, kỷ niệm 60 năm bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ra đời, chúng tôi những người Việt tỵ nạn đã đến Liên Hiệp Quốc để đấu tranh đòi hỏi cho nhân quyền tại VN, vì tại VN nhân quyền vẫn bị chà đạp, 83 triệu dân VN vẫn chưa có tự do, vẫn không có quyền làm người, nhất là quyền tự do tín ngưỡng.
Tường trình về nhân quyền ở Việt Nam tại LHQ
Hà Giang: Cảm ơn TS. Thế thì TS và phái đoàn đã gặp những ai, và diễn tiến của các cuộc thảo luận này như thế nào thưa TS?
TS Hà Văn Hải: Chúng tôi đã được đại sứ Hoa Kỳ là bà Joan Plaisted cùng chúng tôi thảo luận những văn thư chúng tôi đã gửi vào. Chúng tôi cũng được gặp bà Sunderland, người phụ tá đặc biệt của ông đại sứ John McNee của tòa Đại Sứ Gia Nã Đại đặc trách về nhân quyền, bàn thảo với chúng tôi rất nhiều về vấn đề tự do tôn giáo, cũng như nạn buôn bán trẻ em tại VN. Chúng tôi thấy đây là những dịp tốt nhất mà chúng ta cần phải làm, và chúng ta cần phải gặp gỡ nhiều hơn nữa để công cuộc đấu tranh ở trong nước được tốt đẹp hơn, thưa quý vị.
Hà Giang: Thưa TS, sau khi nghe tường trình của TS và phái đoàn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN, thì phản ứng của đại sứ Joan Plaisted và đại diện của đại sứ John McNee là bà Sunderland ra sao ạ?
Bà Joan Plaistered đã từng làm đại sứ của nhiều quốc gia, bà rất là kinh nghiệm trong vấn đề làm sao để đem lại tự do dân chủ cho các quốc gia khác, bà rất mừng là bà đã gặp anh em chúng tôi và bà cũng hy vọng rằng là trong thời gian bà còn giữ chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà sẽ cố gắng yểm trợ cho các quốc gia, trong đó có VN sớm có nhân quyền, và các quyền tự do căn bản của con người được tôn trọng.
Sau hơn một giờ thảo luận bà Sunderland đã biết rất nhiều về những tệ trạng xẩy ra tại các quốc gia Á Châu, và bà hứa sẽ chuyển các hồ sơ này về bộ ngoại giao ở Otawa, hy vọng họ sẽ mời chúng ta qua bên đó để nói chuyện với những nhân vật về nhân quyền của bộ ngoại giao tại những vùng Đông Nam Á, và hy vọng rằng cái buổi gặp gỡ đó tiếng nói của những người Canada gốc Việt sẽ được tôn trọng và từ đó cuộc đấu tranh của chúng ta sẽ có nhiều hy vọng hơn.
Đừng quên hỏi chúng ta đã làm được gì cho quê hương
Hà Giang: Theo nhận định của TS thì các vị đại sứ này có thể làm được gì để giúp cho chúng ta trong việc mang đến nhân quyền cho người dân VN?
Chúng ta nên đặt câu hỏi ngược trở lại là chúng ta đã làm được gì cho quê hương của chúng ta, và chúng ta đã làm được những gì cho dân tộc của chúng ta, trước khi chúng ta hỏi những người này làm được gì cho dân tộc của chúng ta.
Chúng tôi nhìn thấy qua cuộc đấu tranh của Thái Hà, người trong nước đã vùng lên, không sợ hãi, quyết tâm đấu tranh để đòi hỏi quyền lợi của mình, và ở hải ngoại đã một lòng yểm trợ, đã viết thơ lên những vị dân cử, viết thơ lên Liên Hiệp Quốc, để đòi hỏi cái nguyện vọng của dân tộc chúng ta.
Tuy nhiên nếu chúng ta không có những cái buổi tiếp xúc như ngày hôm nay, họ nhận văn thư của chúng ta họ có thể họ đọc qua, nhưng nếu cái sự gặp gỡ này, mà chúng ta nói với họ đây là những bằng chứng cụ thể, đây là những chứng tích mà đã xẩy ra tại VN.
Những hình ảnh những lời trình bầy của chúng ta, thì chúng ta sẽ được cái sự chú ý nhiều hơn, và họ cảm thông nhiều hơn, và họ sẽ có những cái dữ kiện chính xác, họ nói chúng tôi có những nhân chứng sống đây, đã vào gặp gỡ chúng tôi đây, và họ sẽ lấy cái này để làm áp lực với nhà cầm quyền của những quốc gia vi phạm nhân quyền, và dân chúng của họ như vậy.
Quý vị phải lập lại những điều gì trong tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, quý vị là thành viên, quý vị phải tôn trọng. thì chúng tôi sẽ có những biện pháp chế tài với quý vị, với những quốc gia, chẳng hạn như là quốc gia bên Phi Châu, nhà cầm quyền đã vi phạm nhân quyền và đã bị một số biện pháp chế tài do liên hiệp quốc.
Hà Giang: Cảm ơn TS. Ngoài ra TS còn điều gì muốn chia xẻ với thính giả của đài Á Châu Tự Do không ạ?
Chúng tôi nghĩ những dữ kiện này, những hình ảnh này, và những tài liệu này, và những công sức của anh em đến gặp họ, là những việc làm cụ thể cần phải làm và nên tiếp tục làm để cho họ nhận thấy trách nhiệm của họ đối với người dân, và họ nhìn thấy là đây này họ có thể dễ dàng nói chuyện với Liên Hiệp Quốc cũng như là áp lực với nhà cầm quyền đương thời và họ có những biện pháp chế tài lập tức.
Hà Giang: Trân trọng Cảm ơn TS đã dành thời giờ cho chúng tôi trong cuộc phỏng vấn này.