HÀ NỘI - Thứ tư, ngày 12.11.2008, tôi theo chân nhóm khoảng 30 chủng sinh đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội tới thăm hỏi và tặng quà bà con chịu lụt lội tại giáo xứ Đồng Chiêm, giáo phận Hà Nội (giáo xứ cách Đại chủng viện 60 km về hướng nam). Những túi quà do chính anh em chủng sinh đóng góp cùng sự trợ giúp của ân nhân.
Xem hình ảnh Đồng Chiêm
Đến giáo xứ, đập vào mắt chúng tôi là cảnh giáo xứ ngập chìm trong biển nước lụt mênh mông. Có lẽ phải mất nửa tháng nữa nước mới rút hết được. Người dân đang phải vật lộn với cuộc sống hết sức khó khăn. Giáo xứ Đồng Chiêm đang đói, đang rét, đang đau. Nói về nỗi đau của con người đã là việc khó, nhưng để thấu hiểu, để sẻ chia, để cùng chịu những nỗi đau với con người thì quả thật là một chuyện khó vô cùng.
Nước mang lại sự sống. Nơi nào muốn có sự sống phải có nước. Tuy nhiên, nước cũng gây ra chết chóc. Trật mưa như thác ở Bắc Việt vừa rồi đã khiến gần 100 người chết chìm trong nước lụt. Nước lụt đã giết chết hàng hàng trăm ngàn hécta hoa màu ruộng đất, làm cho bao công lao vất vả của con người thành công cốc! Khi nước quá nhiều, nước độc chiếm phủ lấp hết cả đất đai, ngăn cản ánh sáng mặt trời và không khí đến với hoa màu ruộng đất, thì thay vì mang lại sự sống, nước đã biến thành tác nhân gây chết chóc. Hình ảnh của nước khiến ta liên tưởng đến cuộc đời. Cuộc sống phong phú như một bản hòa tấu được dệt lên từ nhiều nốt nhạc; cuộc sống như một bức họa được vẽ bằng muôn màu sắc. Khi ta chỉ dừng lại ở một nốt nhạc, một màu sắc thì ta đã làm hỏng bài ca, bức tranh cuộc đời. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực khi hòa nhịp với hào phóng, khiêm nhường, bao dung thì sẽ làm bức tranh cuộc đời thật đẹp. Khi cuộc sống của ta chỉ biết có tiền bạc, chỉ đam mê quyền lực, chỉ khát khao danh vọng mà quên đi những niềm vui khác, thì lúc đó, sự độc chiếm đam mê đã làm hỏng bài ca cuộc sống, đã hủy hoại bức tranh cuộc đời.
Nước tuy giết chết hoa màu ruộng đất Đồng Chiêm, nhưng không thể giết chết lòng nhân ái nơi này. Sống trong nghèo nàn mà dân chúng vẫn sẵn lòng chia sẻ cơm áo cho nhau, vẫn tha thiết yêu thương đùm bọc, che chở cho nhau trong lụt lội. Con người nơi đây đã trở nên những công cụ yêu thương trong bàn tay Thiên Chúa. Chính trong những lúc gian khổ, dường như con người lại vượt qua mọi biên giới ngăn cách, phân rẽ để sống với nhau, để cứu giúp nhau. Có gia đình nước lụt đã cuốn trôi hết tài sản, người vợ than thở với chồng: Thế là trắng tay, mất hết rồi anh ơi. Nhưng người chồng đáp lại: Tuy mất hết tài sản, nhưng mình còn có nhau, mình không mất nhau. Anh và em sẽ chung vai xây dựng từ đầu. Ôi tình nghĩa vợ chồng!
Nước tuy nhấn chìm hoa màu ruộng đất Đồng Chiêm, nhưng không thể nhấn chìm đức tin nơi này. Giữa biển nước mênh mông, chúng tôi bắt gặp một thanh niên đang ngụp lặn trong nước. Cứ tưởng anh đang bắt cá, nhưng hóa ra anh cho biết là không phải bắt cá, mà là đang mò “tượng thánh”! Thì ra nước đã dâng cao ngập cả bàn thờ và đã cuốn tượng đi chỗ khác. Ngay giữa lúc bi đát của ngập lụt, mà người thanh niên ấy vẫn không than trời, trách Chúa. Anh vẫn cứ hăng hái hì hụp ngụp lặn mò tìm tượng Chúa, tượng Đức Mẹ. Cảnh mò tượng trong nước làm cho ta cảm thấy Chúa và Đức Mẹ cũng đang cùng chung chia nỗi khổ ngập lụt với con cái, cùng chịu ngâm mình trong nước lạnh. Thế mới hiểu được tại sao khi hỏi người dân nơi này năm nào cũng chịu ngập lụt mà không chuyển đi sinh sống ở nơi khác, thì họ đã trả lời: vì không muốn rời xa nhà thờ! Ôi niềm tin! Ôi tình mến!
Tôi vô cùng khâm phục niềm tin yêu của người dân nơi này. Trước những người dân đáng yêu, đáng thương như thế, tôi suy nghĩ về trách nhiệm của chính quyền và mỗi người. Chính quyền được sinh ra để làm gì nếu không phải là vì sự an sinh của người dân? Lãnh đạo Việt Nam luôn nói rằng: Chính quyền là của dân, do dân và vì dân. Thế nhưng sự phản ứng hết sức chậm chạp, yếu kém của nhà chức trách trong việc trợ giúp người dân trong đợt lụt lội này đã chứng tỏ lời tuyên bố trên vẫn mãi chỉ là giáo thuyết xa vời thực tế đớn đau của người dân.
Mỗi người chúng ta cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Trước những đau thương của cuộc đời, ta thường có tâm lí oán than, thắc mắc: Chúa đâu rồi? Tại sao Chúa lại để cho đau thương như thế xảy ra? Nhưng trong niềm tin, tiếng Chúa vang lên: Ta đã dựng nên con, để qua con tim, qua bàn tay con, Ta làm dịu nỗi đau của nhân thế. Trước những đau thương của đồng loại, chúng ta hãy cầu xin cho biết mình phải làm gì để xoa dịu những đau thương ấy. Đồng loại phải chịu đau khổ không phải vì Chúa đã không chăm sóc họ, mà bởi vì chúng ta đã không đủ hào phóng, không đủ yêu thương.
May thay, bên cạnh “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” thì tôi cũng được chứng kiến những nghĩa cử trợ giúp yêu thương làm ấm lòng người, làm sáng lên niềm hi vọng. Đã có những tấm lòng nhân ái, đã có những con người hi sinh thời gian, tiền bạc, công sức lội nước đến thăm hỏi và chia sẻ sự trợ giúp với những người dân nghèo đói Đồng Chiêm. Nhìn cách họ trao quà thật gần gũi, thật trân trọng làm cho người nhận có cảm tưởng như nhận cả tấm lòng thương yêu của người tặng quà gói ghém trong đó. Người tặng không chỉ cho họ vài kg gạo, vài gói mì ăn liền mà còn cho cả thời gian và sự quan tâm chân thành. Họ làm cho tình thương là ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe, người thất học có thể hiểu, người mù có thể nhìn thấy.
Mọi tôn giáo đều dạy con người về ý nghĩa đẹp đẽ của đau khổ, nhưng có lẽ ý nghĩa đẹp nhất là cùng nhau chịu đau đớn, là cố gắng xoa dịu đau khổ cho nhau. Tình yêu có sức biến đổi những khổ đau thành những thương đau êm ái. Chúng ta được kêu gọi làm một cái gì đó bắt đầu từ tình thương yêu con người, đi từ nỗi đau của con người.
Lúc này cũng là những ngày cuối năm phụng vụ Công giáo. Giáo hội hướng mọi người về cánh chung, ở đó cơ ngơi của mỗi người được xây dựng bằng những thứ mình hào phóng chia sẻ cho đi. Khi giã từ cõi đời, ta chẳng mang được gì ngoài lòng mến Thiên Chúa và tình thương con người. Thánh Phaolô đã căn dặn chúng ta: Anh em đừng mắc nợ nhau điều gì ngoài tình thương mến.
Xin mượn câu nói của mẹ Têrêxa như một lời kết: “Mỗi người được kêu gọi chìa tay ra để phục vụ và dâng trái tim để yêu thương” . Chính những nghĩa cử yêu thương sẽ xoa dịu nỗi đau của nhân loại: để những người đau khổ có cơ hội tìm được sự sống, những người trong cơn tuyệt vọng nhìn thấy tia sáng hi vọng.
Xem hình ảnh Đồng Chiêm
Một số nhà vẫn còn bị chìm dưới dòng nước |
Nước mang lại sự sống. Nơi nào muốn có sự sống phải có nước. Tuy nhiên, nước cũng gây ra chết chóc. Trật mưa như thác ở Bắc Việt vừa rồi đã khiến gần 100 người chết chìm trong nước lụt. Nước lụt đã giết chết hàng hàng trăm ngàn hécta hoa màu ruộng đất, làm cho bao công lao vất vả của con người thành công cốc! Khi nước quá nhiều, nước độc chiếm phủ lấp hết cả đất đai, ngăn cản ánh sáng mặt trời và không khí đến với hoa màu ruộng đất, thì thay vì mang lại sự sống, nước đã biến thành tác nhân gây chết chóc. Hình ảnh của nước khiến ta liên tưởng đến cuộc đời. Cuộc sống phong phú như một bản hòa tấu được dệt lên từ nhiều nốt nhạc; cuộc sống như một bức họa được vẽ bằng muôn màu sắc. Khi ta chỉ dừng lại ở một nốt nhạc, một màu sắc thì ta đã làm hỏng bài ca, bức tranh cuộc đời. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực khi hòa nhịp với hào phóng, khiêm nhường, bao dung thì sẽ làm bức tranh cuộc đời thật đẹp. Khi cuộc sống của ta chỉ biết có tiền bạc, chỉ đam mê quyền lực, chỉ khát khao danh vọng mà quên đi những niềm vui khác, thì lúc đó, sự độc chiếm đam mê đã làm hỏng bài ca cuộc sống, đã hủy hoại bức tranh cuộc đời.
Nước tuy giết chết hoa màu ruộng đất Đồng Chiêm, nhưng không thể giết chết lòng nhân ái nơi này. Sống trong nghèo nàn mà dân chúng vẫn sẵn lòng chia sẻ cơm áo cho nhau, vẫn tha thiết yêu thương đùm bọc, che chở cho nhau trong lụt lội. Con người nơi đây đã trở nên những công cụ yêu thương trong bàn tay Thiên Chúa. Chính trong những lúc gian khổ, dường như con người lại vượt qua mọi biên giới ngăn cách, phân rẽ để sống với nhau, để cứu giúp nhau. Có gia đình nước lụt đã cuốn trôi hết tài sản, người vợ than thở với chồng: Thế là trắng tay, mất hết rồi anh ơi. Nhưng người chồng đáp lại: Tuy mất hết tài sản, nhưng mình còn có nhau, mình không mất nhau. Anh và em sẽ chung vai xây dựng từ đầu. Ôi tình nghĩa vợ chồng!
Đoàn người đi thăm vẫn còn lũ lội |
Tôi vô cùng khâm phục niềm tin yêu của người dân nơi này. Trước những người dân đáng yêu, đáng thương như thế, tôi suy nghĩ về trách nhiệm của chính quyền và mỗi người. Chính quyền được sinh ra để làm gì nếu không phải là vì sự an sinh của người dân? Lãnh đạo Việt Nam luôn nói rằng: Chính quyền là của dân, do dân và vì dân. Thế nhưng sự phản ứng hết sức chậm chạp, yếu kém của nhà chức trách trong việc trợ giúp người dân trong đợt lụt lội này đã chứng tỏ lời tuyên bố trên vẫn mãi chỉ là giáo thuyết xa vời thực tế đớn đau của người dân.
Mỗi người chúng ta cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Trước những đau thương của cuộc đời, ta thường có tâm lí oán than, thắc mắc: Chúa đâu rồi? Tại sao Chúa lại để cho đau thương như thế xảy ra? Nhưng trong niềm tin, tiếng Chúa vang lên: Ta đã dựng nên con, để qua con tim, qua bàn tay con, Ta làm dịu nỗi đau của nhân thế. Trước những đau thương của đồng loại, chúng ta hãy cầu xin cho biết mình phải làm gì để xoa dịu những đau thương ấy. Đồng loại phải chịu đau khổ không phải vì Chúa đã không chăm sóc họ, mà bởi vì chúng ta đã không đủ hào phóng, không đủ yêu thương.
Dầu nghèo túng nhưng các em bé quê vẫn có niềm vui! |
Mọi tôn giáo đều dạy con người về ý nghĩa đẹp đẽ của đau khổ, nhưng có lẽ ý nghĩa đẹp nhất là cùng nhau chịu đau đớn, là cố gắng xoa dịu đau khổ cho nhau. Tình yêu có sức biến đổi những khổ đau thành những thương đau êm ái. Chúng ta được kêu gọi làm một cái gì đó bắt đầu từ tình thương yêu con người, đi từ nỗi đau của con người.
Lúc này cũng là những ngày cuối năm phụng vụ Công giáo. Giáo hội hướng mọi người về cánh chung, ở đó cơ ngơi của mỗi người được xây dựng bằng những thứ mình hào phóng chia sẻ cho đi. Khi giã từ cõi đời, ta chẳng mang được gì ngoài lòng mến Thiên Chúa và tình thương con người. Thánh Phaolô đã căn dặn chúng ta: Anh em đừng mắc nợ nhau điều gì ngoài tình thương mến.
Xin mượn câu nói của mẹ Têrêxa như một lời kết: “Mỗi người được kêu gọi chìa tay ra để phục vụ và dâng trái tim để yêu thương” . Chính những nghĩa cử yêu thương sẽ xoa dịu nỗi đau của nhân loại: để những người đau khổ có cơ hội tìm được sự sống, những người trong cơn tuyệt vọng nhìn thấy tia sáng hi vọng.