Diễn đàn công giáo hồi giáo tại Roma
Phỏng vấn Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn về Diễn đàn công giáo hồi giáo tại Roma
Trong các ngày từ mùng 4 đến mùng 6 tháng 11 vừa qua, Diễn đàn công giáo hồi giáo đã được tổ chức tại Đại học giáo hoàng Gregoriana ở Roma về đề tài ”Mến Chúa yêu người: phẩm giá con người và sự tôn trọng nhau”. Tham dự diễn đàn có 29 chuyên gia công giáo và 29 chuyên gia hồi giáo. Ngày đầu tiên của diễn đàn xoay quanh tiểu đề ”Những nền tảng thần học và linh đạo”, và ngày thứ hai về tiểu đề ”Phẩm giá con người và sự tôn trọng lẫn nhau”.
Diễn đàn lần này do Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn đứng ra tổ chức dưới quyền điều khiển của Đức Hồng Y Chủ tịch Jean Louis Tauran. Đức Hồng Y cho biết: ”Hiện thời cuộc đối thoại thần học đúng nghĩa giữa Công Giáo và Hồi giáo chưa bắt đầu. Chúng tôi sẽ xem sự việc thế nào với diễn đàn này, khi chúng tôi nói về lòng mến Chúa và xem chúng tôi có thể cùng nhau đi xa đến mức độ nào”.
Trong buổi tiếp kiến các tham dự viên Diễn đàn tại Vaticăng sáng ngày mùng 6-11-2008, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi các tín hữu công giáo và hồi giáo hãy coi nhau như thành phần của cùng một gia đình, tôn trọng tự do tôn giáo và hợp tác để xây dựng một thế giới công bình hơn. Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”Tôi biết rõ các tín hữu hồi giáo và kitô có phương thức đề cập khác nhau về Thiên Chúa. Nhưng chúng ta có thể và phải là những người tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, Đấng đã tạo dựng và quan tâm chăm sóc mỗi người chúng ta tại mọi nơi trên thế giới. Qua sự tôn trọng và liên đới với nhau, chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta coi nhau như thành phần của cùng một gia đình: gia đình mà Thiên Chúa yêu thương và tập hợp lại từ khi tạo dựng thế giới cho đến khi chấm dứt lịch sử nhân loại”.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ hài lòng vì Diễn đàn công giáo và hồi giáo ở Roma đã đạt tới một lập trường chung về sự cần thiết phải thờ lạy Thiên Chúa hết lòng và yêu thương tha nhân một cách vô vị lợi, nhất là đối với những người cùng khốn và túng thiếu. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta cùng nhau cộng tác để trợ giúp các nạn nhân của bệnh tật, nghèo đói, bất công và bạo lực. Đối với tín hữu Kitô, tình yêu đối với Thiên Chúa gắn liền với tình yêu đối với các anh chị em khác, không phân biệt chủng tộc và văn hóa.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến qui luật ”khuôn vàng thước ngọc” mà Hồi giáo cũng giảng dạy và thực thi, đó là ”bạn hãy làm cho tha nhân điều mà bạn muốn họ làm cho bạn” và ngài nói rằng: ”Chúng ta phải cùng nhau làm việc để thăng tiến sự tôn trọng đối với phẩm giá của mỗi người và các quyền căn bản, dù rằng điều này được chứng minh theo những thể thức khác nhau, theo nhân sinh quan và thần học của chúng ta”.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha xác quyết rằng: ”Các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo có nghĩa vụ bảo đảm việc tự do thực thi các quyền con người, trong niềm tôn trọng hoàn toàn đối với tự do lương tâm và tự do tôn giáo của mỗi người. Sự kỳ thị và bạo lực mà tín đồ các tôn giáo ngày nay vẫn còn phải chịu trên thế giới, và những cuộc bách hại dữ dội mà họ phải chịu, là những hành vi không thể chấp nhận và biện minh được. Những hành động ấy càng trầm trọng và đáng trách hơn nữa, khi chúng được thi hành nhân danh Thiên Chúa. Danh của Thiên Chúa chỉ có thể là một danh xưng của hòa bình và tình huynh đệ, công lý và tình thương. Chúng ta bị thách thức, bằng lời nói và nhất là bằng hành động, minh chứng rằng sứ điệp tôn giáo của chúng ta hoàn toàn là một sứ điệp hòa hợp và cảm thông lẫn nhau. Đó là điều thiết yếu phải làm, nếu không thì sẽ giảm uy tín và hiệu năng của việc đối thoại và cả tôn giáo của chúng ta nữa”.
Trong tuyên ngôn chung gồm 15 điểm, công bố chiều ngày 6-11 tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriana, sau 3 ngày hội luận ở Roma, các tham dự viên Diễn đàn công giáo và hồi giáo kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo và các quyền con người, đồng thời cổ võ xây dựng một xã hội hòa hợp và huynh đệ. Tuyên ngôn đưa ra những hệ luận thực hành liên quan tới sự tôn trọng phẩm giá và các quyền tự do của con người, sự bình quyền nam nữ và tôn trọng lương tâm và tôn giáo.
Tuyên ngôn chung khẳng định rằng: ”Các nhóm tôn giáo thiểu số có quyền được tôn trọng trong các xác tín và thực hành tôn giáo của họ. Họ có quyền có nơi thờ phượng riêng, và các vị sáng lập cũng như các biểu tượng mà họ coi là thánh thiêng không thể trở thành đối tượng cho bất kỳ sự chế nhạo nào” (n.6). Tuyên ngôn xác quyết ”không thể gạt bỏ tôn giáo và các tín hữu ra khỏi xã hội. Mỗi tín hữu phải có thể đóng góp phần không thể thiếu được cho công ích của xã hội, nhất là trong việc phục vụ những người túng thiếu nhất” (n.8).
Cũng trong tuyên ngôn, Diễn đàn công giáo và hồi giáo ”tuyên xưng rằng các tín hữu Công Giáo và Hồi giáo được mời gọi trở thành dụng cụ tình thương và hòa hợp nơi các tín hữu, và cho toàn thể nhân loại nói chung, từ bỏ mọi áp bức, bạo lực gây hấn và khủng bố, nhất là những hành vi khủng bố nhân danh tôn giáo, đồng thời duy trì nguyên tắc công bằng cho tất cả mọi người” (n.11).
Tuyên ngôn kêu gọi ”các tín hữu hoạt động để kiến tạo một hệ thống tài chánh hợp luân lý, trong đó cơ cấu điều hành để ý tới tình cảnh của người nghèo và kém may mắn, dù đó là cá nhân hay các quốc gia bị nợ nần. Những người được may mắn trên thế giới cũng được mời gọi để ý tới số phận của những người bị thương tổn nặng nề nhất vì cuộc khủng hoảng hiện nay trong việc sản xuất và phân phối lương thực...” (n.12)
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn về Diễn đàn nói trên.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Diễn đàn công giáo hồi giáo này đã bắt nguồn từ đâu?
Đáp: Cuộc gặp gỡ này là kết qủa lá thư 138 nhân vật hồi giáo đã gửi cho các vị lãnh đạo Kitô giáo và đặc biệt là Đức Thánh Cha hồi năm 2007. Nghĩa là nó đã được dự định trước. Nhưng điều quan trọng đó là nó cho phép trước hết đọc hiểu Hồi giáo qua hai giới răn chính là mến Chúa và yêu người. Đây là điều chưa từng có. Tuy nhiên không cần coi lá thư hay Diễn đàn này như là một điều ngoại thường, làm như thể là hai bên đã chỉ bắt đầu đối thoại từ lá thư của 138 nhân vật nói trên: chúng tôi đã bắt đầu đối thoại với Hồi giáo từ hơn 1.400 năm nay. Thế rồi kể từ Công Đồng Chung Vaticăng II chúng tôi đã có tài liệu ”Nostra aetate”, là tài liệu đã vạch ra một con đường chính xác hơn nữa cho cuộc đối thoại này. Vì thế cuộc gặp gỡ lần này là một chương mới của một lịch sử dài.
Hỏi: Các đề tài suy tư đã do ai lựa chọn và lựa chọn như thế nào thưa Đức Hồng Y? Đâu là cung cách khai triển chúng và có thể rút tỉa ra kết luận nào?
Đáp: Các đề tài đã được chọn trong một cuộc họp tại Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn hồi tháng 3 năm nay, giữa chúng tôi với một phái đoàn đại diện cho 138 nhân vật hồi giáo nói trên. Hai phái đoàn tham dự cuộc họp đã cùng nhau chọn đề tài. Còn cung cách khai triển là cung cách bình thường: nghĩa là phía công giáo trình bầy quan điểm của mình, rồi tới phía hồi giáo và tiếp theo đó là cuộc thảo luận trao đổi ý kiến và đối thoại. Chúng tôi đã dành rất nhiều thời giờ cho cuộc đối thoại để cả hai bên đều có thể hiểu biết và giải thích các quan điểm một cách sâu rộng. Và kết qủa của phiên họp là thông cáo chung kết.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y cuộc đối thoại giữa các tín hữu Kitô và hồi giáo đã bắt đầu từ nhiều thập niên qua. Đâu đã là các đề tài được thảo luận?
Đáp: Chúng tôi đã thảo luận nhiều vấn đề khác nhau, mỗi vấn đề một chút. Nhưng thật ra chưa có thể nói tới một cuộc đối thoại thần học một cách đúng nghĩa. Cuộc đối thoại thần học đã được hiểu ngầm, nhưng không được định nghĩa một cách có kỹ thuật vã cũng chưa được thực hiện. Trái lại, trên bình diện luân lý đạo đức và tinh thần, hiện nay hai bên có các hoạt động chung, chẳng hạn như trong việc cứu trợ nhân đạo khi xảy ra các tai ương lớn. Nói một cách thực tế, mặc dù có mọi khó khăn và mặc dù có các cuộc khủng hoảng, điều thực sự quan trọng đó là chúng tôi nói chuyện với nhau. Các cây cầu nối đã không gẫy, và tôi tin đó là điều quan trọng.
Hỏi: Đức Hồng Y nghĩ sao khi có người khẳng định rằng các tương quan với tín hữu hồi vẫn căng thẳng?
Đáp: Các tương quan giữa tín hữu công giáo và hồi giáo tùy thuộc rất nhiều nơi các tình trạng chính trị của các quốc gia, trong đó Hồi giáo là tôn giáo của đa số dân chúng. Tôi tin rằng điều tạo ra sự căng trong các tương quan đó là trong thế giới hồi giáo người ta gắn liền Kitô giáo với Tây Phương. Việc gán ghép này rất là nguy hiểm, vì khi các giới hữu trách của các xã hội tây phương đưa ra các quyết định chính trị mà người hồi coi là đi ngược lại các lợi lộc của họ, thì họ nói: ”Đó là các người Kitô tấn công chúng ta, đó là các người Kitô khiêu khích chúng ta”. Và đây là điều tạo ra căng thẳng trong các tương quan giữa hai bên.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, tại một vài quốc gia hồi giáo, các tín hữu Kitô phải sống trong một tình trạng khó khăn. Sự tự do của họ bị hạn chế, khi nó không bị khước từ. Tòa Thánh có thể can thiệp thế nào để cải tiền số phận của họ không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Tòa Thánh có nhiệm vụ bênh vực các quyền căn bản, khi chúng bị đe dọa hay khước từ. Tòa Thánh can thiệp làm sao? Trước hết bằng cách nhắc nhớ cho phía đối tác các quyền căn bản của con người như: quyền sống, quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo, và tất cả các quyền gắn liền với chúng. Thế rồi dĩ nhiên còn có ngã ngoại giao nữa. Tòa Thánh có liên lạc ngoại giao với nhiều quốc gia a rập. Và đây là đường lối ưu tiên. Ngoài ra còn có cuộc đối thoại liên tôn của chúng tôi cho phép đề cao các quyền lợi và các khát vọng chính đáng của các anh chị em Kitô, khi họ trở thành mục tiêu của các vụ bách hại hay bạo lực. Dầu sao đi nữa, như tôi vẫn thường nói, tôi tin rằng chúng ta ”bị kết án” phải đối thoại với nhau. Chúng ta không có lựa chọn nào khác hơn là cùng tiến bước dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều tiến bước về Chân Lý. Khi chúng ta ở trong các tình trạng khó khăn, chúng ta không được sợ hãi nói lên điều chúng ta tin, tuyên xưng Đấng chúng ta tin. Không được sợ hãi tố cáo các vi phạm các quyền con người, cho dù các vi phạm đó thuộc loại nào đi nữa, và phải làm thế nào để sự thật có thể chiến thắng, chứ không phải bạo lực, làm thế nào để cho sức mạnh của quyền lợi chiến thắng quyền lợi của sức mạnh. (RG 4-11-2008)
Phỏng vấn Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn về Diễn đàn công giáo hồi giáo tại Roma
Trong các ngày từ mùng 4 đến mùng 6 tháng 11 vừa qua, Diễn đàn công giáo hồi giáo đã được tổ chức tại Đại học giáo hoàng Gregoriana ở Roma về đề tài ”Mến Chúa yêu người: phẩm giá con người và sự tôn trọng nhau”. Tham dự diễn đàn có 29 chuyên gia công giáo và 29 chuyên gia hồi giáo. Ngày đầu tiên của diễn đàn xoay quanh tiểu đề ”Những nền tảng thần học và linh đạo”, và ngày thứ hai về tiểu đề ”Phẩm giá con người và sự tôn trọng lẫn nhau”.
Diễn đàn lần này do Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn đứng ra tổ chức dưới quyền điều khiển của Đức Hồng Y Chủ tịch Jean Louis Tauran. Đức Hồng Y cho biết: ”Hiện thời cuộc đối thoại thần học đúng nghĩa giữa Công Giáo và Hồi giáo chưa bắt đầu. Chúng tôi sẽ xem sự việc thế nào với diễn đàn này, khi chúng tôi nói về lòng mến Chúa và xem chúng tôi có thể cùng nhau đi xa đến mức độ nào”.
Trong buổi tiếp kiến các tham dự viên Diễn đàn tại Vaticăng sáng ngày mùng 6-11-2008, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi các tín hữu công giáo và hồi giáo hãy coi nhau như thành phần của cùng một gia đình, tôn trọng tự do tôn giáo và hợp tác để xây dựng một thế giới công bình hơn. Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”Tôi biết rõ các tín hữu hồi giáo và kitô có phương thức đề cập khác nhau về Thiên Chúa. Nhưng chúng ta có thể và phải là những người tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, Đấng đã tạo dựng và quan tâm chăm sóc mỗi người chúng ta tại mọi nơi trên thế giới. Qua sự tôn trọng và liên đới với nhau, chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta coi nhau như thành phần của cùng một gia đình: gia đình mà Thiên Chúa yêu thương và tập hợp lại từ khi tạo dựng thế giới cho đến khi chấm dứt lịch sử nhân loại”.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ hài lòng vì Diễn đàn công giáo và hồi giáo ở Roma đã đạt tới một lập trường chung về sự cần thiết phải thờ lạy Thiên Chúa hết lòng và yêu thương tha nhân một cách vô vị lợi, nhất là đối với những người cùng khốn và túng thiếu. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta cùng nhau cộng tác để trợ giúp các nạn nhân của bệnh tật, nghèo đói, bất công và bạo lực. Đối với tín hữu Kitô, tình yêu đối với Thiên Chúa gắn liền với tình yêu đối với các anh chị em khác, không phân biệt chủng tộc và văn hóa.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến qui luật ”khuôn vàng thước ngọc” mà Hồi giáo cũng giảng dạy và thực thi, đó là ”bạn hãy làm cho tha nhân điều mà bạn muốn họ làm cho bạn” và ngài nói rằng: ”Chúng ta phải cùng nhau làm việc để thăng tiến sự tôn trọng đối với phẩm giá của mỗi người và các quyền căn bản, dù rằng điều này được chứng minh theo những thể thức khác nhau, theo nhân sinh quan và thần học của chúng ta”.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha xác quyết rằng: ”Các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo có nghĩa vụ bảo đảm việc tự do thực thi các quyền con người, trong niềm tôn trọng hoàn toàn đối với tự do lương tâm và tự do tôn giáo của mỗi người. Sự kỳ thị và bạo lực mà tín đồ các tôn giáo ngày nay vẫn còn phải chịu trên thế giới, và những cuộc bách hại dữ dội mà họ phải chịu, là những hành vi không thể chấp nhận và biện minh được. Những hành động ấy càng trầm trọng và đáng trách hơn nữa, khi chúng được thi hành nhân danh Thiên Chúa. Danh của Thiên Chúa chỉ có thể là một danh xưng của hòa bình và tình huynh đệ, công lý và tình thương. Chúng ta bị thách thức, bằng lời nói và nhất là bằng hành động, minh chứng rằng sứ điệp tôn giáo của chúng ta hoàn toàn là một sứ điệp hòa hợp và cảm thông lẫn nhau. Đó là điều thiết yếu phải làm, nếu không thì sẽ giảm uy tín và hiệu năng của việc đối thoại và cả tôn giáo của chúng ta nữa”.
Trong tuyên ngôn chung gồm 15 điểm, công bố chiều ngày 6-11 tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriana, sau 3 ngày hội luận ở Roma, các tham dự viên Diễn đàn công giáo và hồi giáo kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo và các quyền con người, đồng thời cổ võ xây dựng một xã hội hòa hợp và huynh đệ. Tuyên ngôn đưa ra những hệ luận thực hành liên quan tới sự tôn trọng phẩm giá và các quyền tự do của con người, sự bình quyền nam nữ và tôn trọng lương tâm và tôn giáo.
Tuyên ngôn chung khẳng định rằng: ”Các nhóm tôn giáo thiểu số có quyền được tôn trọng trong các xác tín và thực hành tôn giáo của họ. Họ có quyền có nơi thờ phượng riêng, và các vị sáng lập cũng như các biểu tượng mà họ coi là thánh thiêng không thể trở thành đối tượng cho bất kỳ sự chế nhạo nào” (n.6). Tuyên ngôn xác quyết ”không thể gạt bỏ tôn giáo và các tín hữu ra khỏi xã hội. Mỗi tín hữu phải có thể đóng góp phần không thể thiếu được cho công ích của xã hội, nhất là trong việc phục vụ những người túng thiếu nhất” (n.8).
Cũng trong tuyên ngôn, Diễn đàn công giáo và hồi giáo ”tuyên xưng rằng các tín hữu Công Giáo và Hồi giáo được mời gọi trở thành dụng cụ tình thương và hòa hợp nơi các tín hữu, và cho toàn thể nhân loại nói chung, từ bỏ mọi áp bức, bạo lực gây hấn và khủng bố, nhất là những hành vi khủng bố nhân danh tôn giáo, đồng thời duy trì nguyên tắc công bằng cho tất cả mọi người” (n.11).
Tuyên ngôn kêu gọi ”các tín hữu hoạt động để kiến tạo một hệ thống tài chánh hợp luân lý, trong đó cơ cấu điều hành để ý tới tình cảnh của người nghèo và kém may mắn, dù đó là cá nhân hay các quốc gia bị nợ nần. Những người được may mắn trên thế giới cũng được mời gọi để ý tới số phận của những người bị thương tổn nặng nề nhất vì cuộc khủng hoảng hiện nay trong việc sản xuất và phân phối lương thực...” (n.12)
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn về Diễn đàn nói trên.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Diễn đàn công giáo hồi giáo này đã bắt nguồn từ đâu?
Đáp: Cuộc gặp gỡ này là kết qủa lá thư 138 nhân vật hồi giáo đã gửi cho các vị lãnh đạo Kitô giáo và đặc biệt là Đức Thánh Cha hồi năm 2007. Nghĩa là nó đã được dự định trước. Nhưng điều quan trọng đó là nó cho phép trước hết đọc hiểu Hồi giáo qua hai giới răn chính là mến Chúa và yêu người. Đây là điều chưa từng có. Tuy nhiên không cần coi lá thư hay Diễn đàn này như là một điều ngoại thường, làm như thể là hai bên đã chỉ bắt đầu đối thoại từ lá thư của 138 nhân vật nói trên: chúng tôi đã bắt đầu đối thoại với Hồi giáo từ hơn 1.400 năm nay. Thế rồi kể từ Công Đồng Chung Vaticăng II chúng tôi đã có tài liệu ”Nostra aetate”, là tài liệu đã vạch ra một con đường chính xác hơn nữa cho cuộc đối thoại này. Vì thế cuộc gặp gỡ lần này là một chương mới của một lịch sử dài.
Hỏi: Các đề tài suy tư đã do ai lựa chọn và lựa chọn như thế nào thưa Đức Hồng Y? Đâu là cung cách khai triển chúng và có thể rút tỉa ra kết luận nào?
Đáp: Các đề tài đã được chọn trong một cuộc họp tại Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn hồi tháng 3 năm nay, giữa chúng tôi với một phái đoàn đại diện cho 138 nhân vật hồi giáo nói trên. Hai phái đoàn tham dự cuộc họp đã cùng nhau chọn đề tài. Còn cung cách khai triển là cung cách bình thường: nghĩa là phía công giáo trình bầy quan điểm của mình, rồi tới phía hồi giáo và tiếp theo đó là cuộc thảo luận trao đổi ý kiến và đối thoại. Chúng tôi đã dành rất nhiều thời giờ cho cuộc đối thoại để cả hai bên đều có thể hiểu biết và giải thích các quan điểm một cách sâu rộng. Và kết qủa của phiên họp là thông cáo chung kết.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y cuộc đối thoại giữa các tín hữu Kitô và hồi giáo đã bắt đầu từ nhiều thập niên qua. Đâu đã là các đề tài được thảo luận?
Đáp: Chúng tôi đã thảo luận nhiều vấn đề khác nhau, mỗi vấn đề một chút. Nhưng thật ra chưa có thể nói tới một cuộc đối thoại thần học một cách đúng nghĩa. Cuộc đối thoại thần học đã được hiểu ngầm, nhưng không được định nghĩa một cách có kỹ thuật vã cũng chưa được thực hiện. Trái lại, trên bình diện luân lý đạo đức và tinh thần, hiện nay hai bên có các hoạt động chung, chẳng hạn như trong việc cứu trợ nhân đạo khi xảy ra các tai ương lớn. Nói một cách thực tế, mặc dù có mọi khó khăn và mặc dù có các cuộc khủng hoảng, điều thực sự quan trọng đó là chúng tôi nói chuyện với nhau. Các cây cầu nối đã không gẫy, và tôi tin đó là điều quan trọng.
Hỏi: Đức Hồng Y nghĩ sao khi có người khẳng định rằng các tương quan với tín hữu hồi vẫn căng thẳng?
Đáp: Các tương quan giữa tín hữu công giáo và hồi giáo tùy thuộc rất nhiều nơi các tình trạng chính trị của các quốc gia, trong đó Hồi giáo là tôn giáo của đa số dân chúng. Tôi tin rằng điều tạo ra sự căng trong các tương quan đó là trong thế giới hồi giáo người ta gắn liền Kitô giáo với Tây Phương. Việc gán ghép này rất là nguy hiểm, vì khi các giới hữu trách của các xã hội tây phương đưa ra các quyết định chính trị mà người hồi coi là đi ngược lại các lợi lộc của họ, thì họ nói: ”Đó là các người Kitô tấn công chúng ta, đó là các người Kitô khiêu khích chúng ta”. Và đây là điều tạo ra căng thẳng trong các tương quan giữa hai bên.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, tại một vài quốc gia hồi giáo, các tín hữu Kitô phải sống trong một tình trạng khó khăn. Sự tự do của họ bị hạn chế, khi nó không bị khước từ. Tòa Thánh có thể can thiệp thế nào để cải tiền số phận của họ không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Tòa Thánh có nhiệm vụ bênh vực các quyền căn bản, khi chúng bị đe dọa hay khước từ. Tòa Thánh can thiệp làm sao? Trước hết bằng cách nhắc nhớ cho phía đối tác các quyền căn bản của con người như: quyền sống, quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo, và tất cả các quyền gắn liền với chúng. Thế rồi dĩ nhiên còn có ngã ngoại giao nữa. Tòa Thánh có liên lạc ngoại giao với nhiều quốc gia a rập. Và đây là đường lối ưu tiên. Ngoài ra còn có cuộc đối thoại liên tôn của chúng tôi cho phép đề cao các quyền lợi và các khát vọng chính đáng của các anh chị em Kitô, khi họ trở thành mục tiêu của các vụ bách hại hay bạo lực. Dầu sao đi nữa, như tôi vẫn thường nói, tôi tin rằng chúng ta ”bị kết án” phải đối thoại với nhau. Chúng ta không có lựa chọn nào khác hơn là cùng tiến bước dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều tiến bước về Chân Lý. Khi chúng ta ở trong các tình trạng khó khăn, chúng ta không được sợ hãi nói lên điều chúng ta tin, tuyên xưng Đấng chúng ta tin. Không được sợ hãi tố cáo các vi phạm các quyền con người, cho dù các vi phạm đó thuộc loại nào đi nữa, và phải làm thế nào để sự thật có thể chiến thắng, chứ không phải bạo lực, làm thế nào để cho sức mạnh của quyền lợi chiến thắng quyền lợi của sức mạnh. (RG 4-11-2008)