Nhà nước Eritrea sách nhiễu Giáo Hội Công Giáo
Một số nhận định của Linh Mục Giovanni Battista Magoni, Bề trên các cha dòng Pavoniani truyền giáo bên Eritrea, về âm mưu quốc hữu hóa các cơ sở văn hóa giáo dục và y tế của Giáo Hội
Hồi trung tuần tháng 10 vừa qua Văn Phòng Di Trú của chính quyền Eritrea đã quyết định trục xuất 4 thừa sai nước ngoài làm việc tại đây. Đó là linh mục Flavio Paoli, gốc tỉnh Trento Italia, thuộc dòng Pavoniani làm việc tại thủ đô Asmara từ năm 1993; linh mục Angelo Regazzo, dòng Salesien làm việc tại Asmara từ thời chiến tranh giữa Eritrea và Etiopia (1998-2000); nữ tu Donata Maria Moruzzi, gốc tỉnh Piacenza Italia, thuộc dòng các Nữ Tử Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, có giấy cư trú mới được gia hạn; và nữ tu Lucia Andrioletti, thuộc dòng Các Nữ Tu Phan Sinh Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ maria. Chị Lucia vì chiếu khán hết hạn nên đã rời Asmara ngày 19 tháng 10 vừa qua. Văn Phòng Di Trú không đưa ra lý do chính xác nà,o và cũng không trao văn thư chính thức, mà chỉ ra lệnh miệng cho 4 thừa sai phải rời khỏi Eritrea trong vòng một tuần lễ.
Đây cũng là điều đã xảy ra hồi tháng 11 năm ngoái cho 14 thừa sai khác. Trong cuộc nói chuyện bằng điện thoại Cha Flavio Paoli, giám đốc ”Nhà Pavoni” trong thủ đô Asmara cho biết cha lo âu cho số phận của các trẻ em bụi đời đang sống tại trung tâm này. Đây là một số nhỏ trên 3.500 trẻ em bị bỏ rơi sống trên vỉa hè thủ sô Asmara được các cha đem về nuôi nấng dậy dỗ. Cha biết trước sau gì cũng sẽ phải rời khỏi Eritrea, và sợ rằng ”Nhà Pavoni” sẽ bị đóng cửa, vì chưa có nhóm nhân viên được chuẩn bị kỹ lưỡng để tiếp tục công tác này. Cha cũng lo âu cho số phận của 5.000 trẻ em được nhận nuôi từ xa qua trung gian ”Nhà Pavoni” của dòng.
Thật ra mọi thừa sai nước ngoài đều lo sợ sẽ bị trục xuất, kể từ năm 1995, tức từ khi chính quyền Eritrea có chương trình quốc hữu hóa tất cả mọi cơ sở giáo dục, y tế và bác ái xã hội của các tôn giáo, sau khi đã quốc hữu hóa các cơ sở của các tổ chức phi chính quyền. Sau khi lên nắm quyền hồi năm 1993 tổng thống Issaias Afewerki đã bắt đầu thực hiện chính sách quốc hữu hóa này. Cách đây 3 năm chính quyền Eritrea đã gửi văn thư cho các thừa sai và dòng tu toàn nước buộc phải chuyển giao công việc cho nhân sự người Eritrea. Có tin cho rằng chính quyền Eritrea đã nhận các khoản tiền lớn từ A Arập Saudi, với điều kiện là loại bỏ dần dần sự hiện diện của người tây âu, kiểm soát mọi trung tâm văn hóa đào tạo, và tịch thu các tài sản của người tây âu. Cho dù các Giám Mục công giáo và chính thống đã cực lực phản kháng, nhưng chính quyền vẫn giả điếc làm ngơ. Trước tình trạng này các thừa sai và các nhân viên y tế người Ý chỉ còn hy vọng vào áp lực và sự can thiệp của chính quyền Italia trên chính quyền Eritrea, vì Italia có nhiều quan hệ kinh tế thương mại với Eritrea.
Eritrea hiện có 4 triệu dân, 50% theo Hồi giáo hệ phái Sunnít đa số sống tại miền bắc, số còn lại theo Kitô giáo gồm các Giáo Hội Công Giáo, Chính Thống Copte và Tin Lành.
Cũng có một thiểu số theo đạo thờ vật linh. Eritrea hiện là một trong các nước nghèo nhất thế giới, vì đứng hàng thứ 157 trên 177 nước nghèo trong danh sách do Liên Hiệp Quốc công bố. Năm ngoái lợi tức bình quân của người dân là 800 mỹ kim một năm.
Năm 1998 việc tranh giành thành phố Bademme, nằm trên biên giới với Etiopia, đã khiến cho chiến tranh bùng nổ giữa hai nước. Cuộc chiến này đã khiến cho 19.000 binh sĩ Eritrea bị thiệt mạng, hàng trăm ngàn người phải di cư, và đẩy đưa Eritrea vào tình trạng suy sụp kinh tế. Sau cuộc chiến chính quyền Eritrea đã trục xuất tất cả mọi người dân gốc Etiopia và tịch biên gia sản của họ. Chiến tranh Etiopia và Eritrea đã kết thúc hồi năm 2000 nhờ ”Hiệp định Algeri”.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn một số nhận định của Linh Mục Giovanni Battista Magoni, Bề trên các cha dòng Pavoniani truyền giáo bên Eritrea, về âm mưu quốc hữu hóa các cơ sở văn hóa giáo dục và y tế của Giáo Hội.
H: Thưa cha, hồi trung tuần tháng 10 vừa qua chính quyền Eitrea đã ra lệnh cho 4 thừa sai Ý, rời khỏi nước này. Năm ngoái chính quyền cũng đã trục xuất 14 thừa sai kitô. Chính quyền của tổng thống Issaias Afewerki cầm quyền từ năm 1993 tới nay, đã không đưa ra lý do nào để giải thích cho việc trục xuất các linh mục tu sĩ thừa sai và giáo dân dấn thân trong lãnh vực y tế. Cha nghĩ gì về sự kiện này?
Đ: Như mọi người đều biết, các dấn thân của Giáo Hội và của nhiều tổ chức phi chính quyền có tầm quan trọng sinh tử đối với nước Eritrea, nơi có hơn phân nửa tổng số dân phải sống dưới mức nghèo túng. Hiển nhiên là lời ngôn sứ của Kitô giáo đánh động các lãnh vực tôn giáo và tinh thần, nhưng trong một cách thế nào đó, cũng là men đối với tất cả những gì liên quan tới các các quyền con người, sự tự do của con người vv... Vì thế có lẽ đối với một số chính quyền sự kiện này gây khó chịu, vì nó đảo lộn tình hình sẵn có.
H: Thưa cha, tại Eritrea Giáo Hội Công Giáo chỉ là một thiểu số nhưng lại hoạt động rất mạnh và hữu hiệu trong lãnh vực xã hội, có đúng thế không?
Đ: Vâng, đúng thế. Kitô giáo cho thấy sự thiếu sót từ phía chính quyền trong lãnh vực xã hội an sinh và kinh tế của đất nước. Đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo đã tìm cách thực thi lời rao giảng của mình qua các công tác thăng tiến an sinh, nối liền ơn thánh với công việc làm, để phát huy và cải tiến cuộc sống của người dân, và vì thế Giáo Hội khiến cho chính quyền khó chịu.
H: Đặc tính của các thừa sai làm việc tại những nước chậm tiến như Eritrea đó là trợ giúp tất cả mọi người không phân biệt ai. Đâu là những lãnh vực hoạt động của các thừa sai tại Eritrea thưa cha?
Đ: Chúng tôi tập trung hoạt động vào lãnh vực giáo dục, qua các trường học, các hoạt động giải trí, các sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt tại những nơi không có các phụ huynh và các cộng đoàn gia đình. Mục đích các hoạt động này là cống hiến cho người trẻ một tương lai, một tương lai không có nhiều mầu hồng, vì các viễn tượng tiếp tục khiến cho người trẻ cảm thấy bị tước đoạt. Nhưng chúng tôi làm tất cả những gì có thể để trợ giúp họ.
H: Tại Eritrea cũng có chiến tranh, một trong biết bao nhiêu trận chiến bị thế giới lãng quên, có đúng thế không thưa cha?
Đ: Vâng. Chiến tranh tại Eritrea đã cướp mất biết bao nhiêu sinh mạng của người trẻ. Giới trẻ bị bắt buộc nhập ngũ và thời gian đi lính kéo dài rất lâu vì thế người trẻ rất khổ đau.
H: Đây có phải là một trong những lý do khiến cho làn sóng người Eritrea di cư đông đảo hay không?
Đ: Đúng thế, chiến tranh cũng là một trong các lý do khiến cho người dân Eritrea bỏ nước ra đi tìm một cuộc sống an bình hơn. Đây qủa thật là sự trốn chạy của những người tuyệt vọng. Họ liều lĩnh băng qua sa mạc để đi tìm tự do, và cũng phải đương đầu với nguy cơ bị các nước khác trả về quê quán, và trong trường hợp đó thì có nguy cơ tới tính mạng.
H: Đối với các thừa sai còn làm việc tại Eritrea thì có hy vọng gì nơi tương lai không. Có thể tiến bước được hay không?
Đ: Chúng tôi đang hoạt động trong chí hướng: nước Eritrea phải được chính người Eritrea trợ giúp. Nghĩa là chúng tôi đã gieo hạt giống và hoa trái là tinh thần đồng trách nhiệm. Chúng tôi hy vọng là các thừa sai cũng được người dân nước này tiếp đón và yêu thương hơn, vì chính các tín hữu Eritrea phải gieo vãi Tin Mừng cho các anh chị em khác, ngay cả khi Tin Mừng không luôn luôn là điều dễ chịu đối với người loan báo cũng như đối với người lãnh nhận.
H: Thưa cha, có phải chính các kitô hữu Eritrea cũng thường phải đau khổ và gánh chịu nhiều bất công trên chính quê hương đất nước của họ không?
Đ: Chắc chắn là họ phải chịu một ít áp lực rồi. Nhưng vấn đề vẫn luôn luôn là tôn giáo bị coi như là một lực lượng làm cùn nhụt lương tâm và bị lấy mất đi ý nghĩa sâu xa nhất của nó. Nhưng tôi tin rằng tôn giáo đích thật đánh động lương tâm con người nên nó khiến cho thế giới mất ngủ.
H: Theo cha, thế giới, cộng đồng quốc tế có thể làm gì để trợ giúp nhân dân Eritrea cải tiến tình hình trong vùng sừng của Phi châu?
Đ: Tôi tin rằng cộng đồng quốc tế có thể tạo áp lực đối với chính quyền Eritrea để cho chính quyền biết yêu thương dân chúng hơn là chỉ lo duy trì cái ghế quyền bính của họ. Tôi cũng tin vào các hình thức cộng tác kinh tế, vì trong một cách thức nào đó chúng cho phép Eritrea ra khỏi ngõ cụt kinh tế hiện nay. Eritrea là một trong các quốc gia nghèo nhất thế giới. Vì thế cần phải tìm kiếm sự phát triển giúp người dân Eritrea thoát ra khỏi cảnh thiếu thốn lương thực trầm trọng hiện nay.
(Avvenire 19-10-2008; RG 21-10-2008)
Một số nhận định của Linh Mục Giovanni Battista Magoni, Bề trên các cha dòng Pavoniani truyền giáo bên Eritrea, về âm mưu quốc hữu hóa các cơ sở văn hóa giáo dục và y tế của Giáo Hội
Hồi trung tuần tháng 10 vừa qua Văn Phòng Di Trú của chính quyền Eritrea đã quyết định trục xuất 4 thừa sai nước ngoài làm việc tại đây. Đó là linh mục Flavio Paoli, gốc tỉnh Trento Italia, thuộc dòng Pavoniani làm việc tại thủ đô Asmara từ năm 1993; linh mục Angelo Regazzo, dòng Salesien làm việc tại Asmara từ thời chiến tranh giữa Eritrea và Etiopia (1998-2000); nữ tu Donata Maria Moruzzi, gốc tỉnh Piacenza Italia, thuộc dòng các Nữ Tử Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, có giấy cư trú mới được gia hạn; và nữ tu Lucia Andrioletti, thuộc dòng Các Nữ Tu Phan Sinh Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ maria. Chị Lucia vì chiếu khán hết hạn nên đã rời Asmara ngày 19 tháng 10 vừa qua. Văn Phòng Di Trú không đưa ra lý do chính xác nà,o và cũng không trao văn thư chính thức, mà chỉ ra lệnh miệng cho 4 thừa sai phải rời khỏi Eritrea trong vòng một tuần lễ.
Đây cũng là điều đã xảy ra hồi tháng 11 năm ngoái cho 14 thừa sai khác. Trong cuộc nói chuyện bằng điện thoại Cha Flavio Paoli, giám đốc ”Nhà Pavoni” trong thủ đô Asmara cho biết cha lo âu cho số phận của các trẻ em bụi đời đang sống tại trung tâm này. Đây là một số nhỏ trên 3.500 trẻ em bị bỏ rơi sống trên vỉa hè thủ sô Asmara được các cha đem về nuôi nấng dậy dỗ. Cha biết trước sau gì cũng sẽ phải rời khỏi Eritrea, và sợ rằng ”Nhà Pavoni” sẽ bị đóng cửa, vì chưa có nhóm nhân viên được chuẩn bị kỹ lưỡng để tiếp tục công tác này. Cha cũng lo âu cho số phận của 5.000 trẻ em được nhận nuôi từ xa qua trung gian ”Nhà Pavoni” của dòng.
Thật ra mọi thừa sai nước ngoài đều lo sợ sẽ bị trục xuất, kể từ năm 1995, tức từ khi chính quyền Eritrea có chương trình quốc hữu hóa tất cả mọi cơ sở giáo dục, y tế và bác ái xã hội của các tôn giáo, sau khi đã quốc hữu hóa các cơ sở của các tổ chức phi chính quyền. Sau khi lên nắm quyền hồi năm 1993 tổng thống Issaias Afewerki đã bắt đầu thực hiện chính sách quốc hữu hóa này. Cách đây 3 năm chính quyền Eritrea đã gửi văn thư cho các thừa sai và dòng tu toàn nước buộc phải chuyển giao công việc cho nhân sự người Eritrea. Có tin cho rằng chính quyền Eritrea đã nhận các khoản tiền lớn từ A Arập Saudi, với điều kiện là loại bỏ dần dần sự hiện diện của người tây âu, kiểm soát mọi trung tâm văn hóa đào tạo, và tịch thu các tài sản của người tây âu. Cho dù các Giám Mục công giáo và chính thống đã cực lực phản kháng, nhưng chính quyền vẫn giả điếc làm ngơ. Trước tình trạng này các thừa sai và các nhân viên y tế người Ý chỉ còn hy vọng vào áp lực và sự can thiệp của chính quyền Italia trên chính quyền Eritrea, vì Italia có nhiều quan hệ kinh tế thương mại với Eritrea.
Eritrea hiện có 4 triệu dân, 50% theo Hồi giáo hệ phái Sunnít đa số sống tại miền bắc, số còn lại theo Kitô giáo gồm các Giáo Hội Công Giáo, Chính Thống Copte và Tin Lành.
Cũng có một thiểu số theo đạo thờ vật linh. Eritrea hiện là một trong các nước nghèo nhất thế giới, vì đứng hàng thứ 157 trên 177 nước nghèo trong danh sách do Liên Hiệp Quốc công bố. Năm ngoái lợi tức bình quân của người dân là 800 mỹ kim một năm.
Năm 1998 việc tranh giành thành phố Bademme, nằm trên biên giới với Etiopia, đã khiến cho chiến tranh bùng nổ giữa hai nước. Cuộc chiến này đã khiến cho 19.000 binh sĩ Eritrea bị thiệt mạng, hàng trăm ngàn người phải di cư, và đẩy đưa Eritrea vào tình trạng suy sụp kinh tế. Sau cuộc chiến chính quyền Eritrea đã trục xuất tất cả mọi người dân gốc Etiopia và tịch biên gia sản của họ. Chiến tranh Etiopia và Eritrea đã kết thúc hồi năm 2000 nhờ ”Hiệp định Algeri”.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn một số nhận định của Linh Mục Giovanni Battista Magoni, Bề trên các cha dòng Pavoniani truyền giáo bên Eritrea, về âm mưu quốc hữu hóa các cơ sở văn hóa giáo dục và y tế của Giáo Hội.
H: Thưa cha, hồi trung tuần tháng 10 vừa qua chính quyền Eitrea đã ra lệnh cho 4 thừa sai Ý, rời khỏi nước này. Năm ngoái chính quyền cũng đã trục xuất 14 thừa sai kitô. Chính quyền của tổng thống Issaias Afewerki cầm quyền từ năm 1993 tới nay, đã không đưa ra lý do nào để giải thích cho việc trục xuất các linh mục tu sĩ thừa sai và giáo dân dấn thân trong lãnh vực y tế. Cha nghĩ gì về sự kiện này?
Đ: Như mọi người đều biết, các dấn thân của Giáo Hội và của nhiều tổ chức phi chính quyền có tầm quan trọng sinh tử đối với nước Eritrea, nơi có hơn phân nửa tổng số dân phải sống dưới mức nghèo túng. Hiển nhiên là lời ngôn sứ của Kitô giáo đánh động các lãnh vực tôn giáo và tinh thần, nhưng trong một cách thế nào đó, cũng là men đối với tất cả những gì liên quan tới các các quyền con người, sự tự do của con người vv... Vì thế có lẽ đối với một số chính quyền sự kiện này gây khó chịu, vì nó đảo lộn tình hình sẵn có.
H: Thưa cha, tại Eritrea Giáo Hội Công Giáo chỉ là một thiểu số nhưng lại hoạt động rất mạnh và hữu hiệu trong lãnh vực xã hội, có đúng thế không?
Đ: Vâng, đúng thế. Kitô giáo cho thấy sự thiếu sót từ phía chính quyền trong lãnh vực xã hội an sinh và kinh tế của đất nước. Đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo đã tìm cách thực thi lời rao giảng của mình qua các công tác thăng tiến an sinh, nối liền ơn thánh với công việc làm, để phát huy và cải tiến cuộc sống của người dân, và vì thế Giáo Hội khiến cho chính quyền khó chịu.
H: Đặc tính của các thừa sai làm việc tại những nước chậm tiến như Eritrea đó là trợ giúp tất cả mọi người không phân biệt ai. Đâu là những lãnh vực hoạt động của các thừa sai tại Eritrea thưa cha?
Đ: Chúng tôi tập trung hoạt động vào lãnh vực giáo dục, qua các trường học, các hoạt động giải trí, các sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt tại những nơi không có các phụ huynh và các cộng đoàn gia đình. Mục đích các hoạt động này là cống hiến cho người trẻ một tương lai, một tương lai không có nhiều mầu hồng, vì các viễn tượng tiếp tục khiến cho người trẻ cảm thấy bị tước đoạt. Nhưng chúng tôi làm tất cả những gì có thể để trợ giúp họ.
H: Tại Eritrea cũng có chiến tranh, một trong biết bao nhiêu trận chiến bị thế giới lãng quên, có đúng thế không thưa cha?
Đ: Vâng. Chiến tranh tại Eritrea đã cướp mất biết bao nhiêu sinh mạng của người trẻ. Giới trẻ bị bắt buộc nhập ngũ và thời gian đi lính kéo dài rất lâu vì thế người trẻ rất khổ đau.
H: Đây có phải là một trong những lý do khiến cho làn sóng người Eritrea di cư đông đảo hay không?
Đ: Đúng thế, chiến tranh cũng là một trong các lý do khiến cho người dân Eritrea bỏ nước ra đi tìm một cuộc sống an bình hơn. Đây qủa thật là sự trốn chạy của những người tuyệt vọng. Họ liều lĩnh băng qua sa mạc để đi tìm tự do, và cũng phải đương đầu với nguy cơ bị các nước khác trả về quê quán, và trong trường hợp đó thì có nguy cơ tới tính mạng.
H: Đối với các thừa sai còn làm việc tại Eritrea thì có hy vọng gì nơi tương lai không. Có thể tiến bước được hay không?
Đ: Chúng tôi đang hoạt động trong chí hướng: nước Eritrea phải được chính người Eritrea trợ giúp. Nghĩa là chúng tôi đã gieo hạt giống và hoa trái là tinh thần đồng trách nhiệm. Chúng tôi hy vọng là các thừa sai cũng được người dân nước này tiếp đón và yêu thương hơn, vì chính các tín hữu Eritrea phải gieo vãi Tin Mừng cho các anh chị em khác, ngay cả khi Tin Mừng không luôn luôn là điều dễ chịu đối với người loan báo cũng như đối với người lãnh nhận.
H: Thưa cha, có phải chính các kitô hữu Eritrea cũng thường phải đau khổ và gánh chịu nhiều bất công trên chính quê hương đất nước của họ không?
Đ: Chắc chắn là họ phải chịu một ít áp lực rồi. Nhưng vấn đề vẫn luôn luôn là tôn giáo bị coi như là một lực lượng làm cùn nhụt lương tâm và bị lấy mất đi ý nghĩa sâu xa nhất của nó. Nhưng tôi tin rằng tôn giáo đích thật đánh động lương tâm con người nên nó khiến cho thế giới mất ngủ.
H: Theo cha, thế giới, cộng đồng quốc tế có thể làm gì để trợ giúp nhân dân Eritrea cải tiến tình hình trong vùng sừng của Phi châu?
Đ: Tôi tin rằng cộng đồng quốc tế có thể tạo áp lực đối với chính quyền Eritrea để cho chính quyền biết yêu thương dân chúng hơn là chỉ lo duy trì cái ghế quyền bính của họ. Tôi cũng tin vào các hình thức cộng tác kinh tế, vì trong một cách thức nào đó chúng cho phép Eritrea ra khỏi ngõ cụt kinh tế hiện nay. Eritrea là một trong các quốc gia nghèo nhất thế giới. Vì thế cần phải tìm kiếm sự phát triển giúp người dân Eritrea thoát ra khỏi cảnh thiếu thốn lương thực trầm trọng hiện nay.
(Avvenire 19-10-2008; RG 21-10-2008)