Một Thượng Hội Đồng ngoại thường(tiếp theo)
Phúc Trình Sau Các Thảo Luận
Như đã trình bầy trên đây, tại phiên khoáng đại thứ 17 của THĐ, sau khi kết thúc phần tham luận của các nghị phụ cũng như khách mời, trong tư cách Tổng Phúc Trình Viên của THĐ, Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng giám mục Québec đã đọc bản phúc trình gọi là “Relatio post disceptationem” (Phúc Trình Sau Thảo Luận) trong 70 phút.
Mở đầu, ngài nhắc đến bầu khí đầy tình huynh đệ của THĐ, cùng nhau lắng nghe Lời Chúa và chú tâm tới sự hiện diện của Chúa giữa hàng môn đệ của Người. Bầu khí ấy đã được tăng cường rất nhiều nhờ Thánh Lễ Khai Mạc tại Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, nhờ việc cử hành kỷ niệm 50 năm ngày qua đời của Đức Piô XII, Tôi Tớ Chúa và là Giám Mục Tối Cao, và nhờ cuộc phong hiển thánh cho bốn á thánh, những biến cố kéo được cả một khung trời cầu nguyện cho THĐ và nói lên sức sống của Giáo Hội.
Sau đó, ĐHY Ouellet đề cập đến vai trò của Phúc Trình Sau Thảo Luận: nó có nhiệm vụ trình bầy một bản tổng hợp các tham luận đã diễn ra tại phòng họp của THĐ để từ đó rút ra các yếu tố chính cho các Nhóm Làm Việc bàn cãi tiếp theo. Như thế, Phúc Trình này đem lại cho các Nghị Phụ một cái khung để đơn giản hóa việc nghiên cứu chủ đề và việc chuẩn bị các đề nghị mục vụ sẽ được trình lên Đức Giáo Hoàng.
Phúc trình này được phân chia theo mẫu của Tài Liệu Làm Việc trong đó, nội dung được trình bầy thành 3 phần
Phần thứ nhất tựa là “Thiên Chúa nói và nghe” gồm ba điểm: 1. Mạc khải, sáng thế, lịch sử cứu độ; 2. Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần và Giáo Hội; 3. Lời Chúa, phụng vụ, lắng nghe.
Điểm thứ nhất bắt đầu với việc khảo sát suy tư của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI. Nhân chú giải Thánh Vịnh 18, Đức Giáo Hoàng nhắc ta nhớ rằng Lời Chúa là chắc chắn, là chính thực tại, Lời ấy là nền tảng vững chắc và lâu bền của mọi sự. Khởi đầu với lời mời gọi tiến tới thực tại mới dựa trên Lời Chúa ấy, THĐ đã được dẫn khởi để đi vào một thảo luận hết sức đáng giá. Bản tổng hợp sau đó tiếp tục nói tới chủ đề “Mạc khải và cuộc Đối Thoại Nội Thẳm của Ba Ngôi Thiên Chúa”, hay đặc tính đối thoại của Lời Chúa, mà nền tảng có thể tìm thấy trong Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và là đặc tính mời gọi con người đi vào đối thoại; rồi chủ đề “Lời Chúa và lịch sử cứu rỗi”: mạc khải là hành động đối thoại trong đó Thiên Chúa nói với các tạo vật của Người và dẫn dắt tạo vật ấy tới sự viên mãn của ơn cứu rỗi; sau cùng là chính lịch sử cứu rỗi được hoàn tất trong việc nhập thể, cái chết và sự phục sinh của Ngôi Lời và trong ơn phúc nhất định của Chúa Thánh Thần.
Điểm thứ hai trình bầy về Chúa Kitô, sự viên mãn và sự hoàn tất mạc khải của Ba Ngôi; Chúa Kitô, Đấng trung gian duy nhất, và việc đối thoại; Mầu nhiệm Giáo Hội, hành động của Chúa Thánh Thần và việc giải thích Thánh Kinh.
Điểm thứ ba nhắc ta nhớ đến chiều kích bí tích vốn có sẵn nơi Lời Chúa và tầm quan trọng của nó, một tầm quan trọng được các tham luận của THĐ nhấn mạnh rất nhiều, cho rằng mối liên hệ giữa Lời Chúa và phụng vụ, nhất là Phụng Vụ Thánh Thể, cần phải được củng cố hơn nữa; rồi chiều kích nhân học của mạc khải Thiên Chúa trong Lời của Người, qua đó, con người được mời gọi lắng nghe Lời Chúa; Giáo Hội, mẹ và thầy của việc lắng nghe Lời Chúa; cuối cùng, là mối liên hệ giữa Lời Chúa và ơn gọi, Lời Chúa và người nghèo, Lời Chúa, im lặng và cầu nguyện, Lời Chúa và đức tin, Lời Chúa và sự thánh thiện.
Phần thứ hai, tựa là “Lời Chúa, Thánh Kinh, Thánh Truyền, được trình bầy thành 4 điểm: 1. Biến cố, gặp gỡ, giải thích, 2. Hợp nhất, tối thượng, thông tri [circularity], 3. Thánh Thể, bài giảng, cộng đoàn, 4. Chú giải, thần học, đọc Lời Chúa (lectio divina).
Trong điểm đầu “Biến cố, gặp gỡ, giải thích”, Lời Chúa được trình bầy như một biến cố lịch sử. Nhiều bài tham luận nhấn mạnh tới sự kiện: Lời Chúa hiểu đúng ra không hẳn hoàn toàn đồng nghĩa với Sách Thánh, mặc dù nhiều khi ta tin rằng hai hạn từ này đồng nghĩa với nhau. Như học lý minh nhiên trong Hiến Chế “Dei Verbum” chẳng hạn, rõ ràng dạy rằng Lời Chúa được thông truyền một cách hết sức gắn bó trong Lời linh hứng được viết xuống (tức Sách Thánh) và trong Truyền Thống sống động của Giáo Hội.
Bản tổng hợp tiếp tục nói tới việc giải thích cũng như mối tương quan giữa Sách Thánh và đời sống của tín hữu trong Giáo Hội; Lời Chúa và các thách đố văn hóa của thời đại ta.
Trong điểm thứ hai, tựa là “hợp nhất, tối thượng, thông tri”, các chủ đề hợp nhất và tối thượng của Lời Chúa được trình bầy, cũng như sự hợp nhất giữa Thánh Kinh, Thánh truyền và Huấn Quyền như chính Hiến Chế “Dei Verbum” từng nói tới; công việc của Chúa Thánh Thần trong mối liên kết tay ba Thánh Kinh – Thánh Truyền - Huấn Quyền.
Điểm thứ ba, “Thánh Thể, bài giảng, cộng đoàn”, nói tới mối tương quan giữa Thánh Kinh và Thánh Thể. Ở đây, nhiều bài tham luận của các nghị phụ xoay quanh vấn đề làm thế nào giúp tín hữu có được cái nhìn hợp nhất về mối liên hệ này; chiều kích bí tích của Lời Chúa, Lời Chúa và chiều kích cánh chung; cử hành Lời Chúa; tầm quan trọng của bài giảng; nghệ thuật như hình thức loại suy của việc giảng thuyết; cuối cùng là mối tương quan giữa Lời Chúa, việc cử hành và cộng đoàn.
Điểm thứ tư, “Chú giải, thần học, Đọc Lời Chúa” đề cập tới mối liên hệ giữa khoa chú giải và khoa thần học và trình bầy phương thức Đọc Lời Chúa như phương thức đọc Sách Thánh của cá nhân và cộng đoàn, nhấn mạnh tới khía cạnh: khi giáo dân đích thân tiếp cận với bản văn thánh, thì không thể tách biệt sự tiếp cận này ra khỏi sự hiệp thông và ngữ cảnh của Giáo Hội.
Sau cùng là phần ba, tựa là “Lời Chúa, sứ mệnh, đối thoại” và chia làm ba điểm: 1. Làm chứng, giảng dạy, giáo lý, 2. Văn hóa, đối thoại, dấn thân, 3. Truyền thông, công bố, phiên dịch. Trong phần này, ở điểm hai “Văn hóa, đối thoại, dấn thân”, Lời Chúa được trình bầy như sợi dây đại kết và là nguồn của đối thoại giữa tín hữu và người Do Thái; bản tổng hợp tiếp tục trình bầy Lời Chúa trong phạm vi đối thoại liên tôn, trong mối liên hệ của nó với các nền văn hóa và như lời mời gọi dấn thân. Nhiều Nghị Phụ đề cập tới việc bản vị hóa (inculturation), trong đó có tham luận nói tới nền tảng Kitô học của việc này. Điểm sau cùng, như nhiều tham luận từng nhấn mạnh, chú tâm tới nhu cầu bức thiết phải làm sao cho Thánh Kinh được dịch ra mọi ngôn ngữ, kể cả những ngôn ngữ chưa có chữ viết; cũng bàn đến những khả thể mới có thể thông truyền Sách Thánh bằng những phương tiện mới mẻ của truyền thông ngày nay. Có vị còn đề nghị nên tạo ra một thừa tác vụ chuyên biệt và cải thiện thừa tác vụ đọc sách trong Giáo Hội.
Để kết luận, Đức Hồng Y Tổng Phúc Trình Viên nhấn mạnh tới lòng mong mỏi cấp thiết phải công bố Lời Chúa và phải dùng mọi phương thế tân tiến trong ngành truyền thông hiện đại để quảng bá sự hiểu biết và tình yêu đối với Chúa Kitô và Sách Thánh, để cổ vũ sự hợp nhất các Kitô hữu và để đóng góp cho công lý và hòa bình trên khắp thế giới.
Họp báo
Một ngày sau khi ĐHY Ouellet tổng kết giai đoạn đầu của THĐ, tức giai đoạn tham luận, một số các vị giáo phẩm chủ chốt đã gặp gỡ báo chí thế giới để thảo luận một số điểm được ĐHY Ouellet nêu ra.
Đức Hồng Y William J. Levada, người Hoa Kỳ, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đề cập tới sự căng thẳng giữa một số trường phái giải thích Thánh Kinh và nền thần học cổ truyền và giáo huấn của Giáo Hội. Đức HY cho hay đây “không hẳn là một trong những vấn đề chủ chốt của THĐ, mặc dù đó là một trong những vấn đề tế nhị nhất”.
Ngài nói: “Ta có thể nhìn vào sự căng thẳng này như sau: khi bạn đọc Thánh Kinh, bạn
thường được khuyên, ‘Hãy đọc Thánh Kinh để xem đoạn Thánh Kinh này nói gì với bạn hay tự nói lên điều gì’. Bước đó rất quan trọng, nhưng khi bạn nghĩ tới cách Giáo Hội từng đọc và suy niệm Sách Thánh trong suốt 2,000 năm qua, thì câu hỏi kế tiếp, rất tự nhiên và cần thiết, là: ‘Đoạn Thánh Kinh này liên hệ thế nào với toàn bộ Thánh Kinh và với đức tin của Giáo Hội?’”
Theo ĐHY, việc sử dụng các bài đọc Thánh Kinh trong Thánh Lễ rõ ràng cho thấy cách người Công Giáo phải tiếp cận việc đọc Thánh Kinh ra sao. Đầu hết, các bài đọc phải được công bố. Rồi, “vị giảng thuyết sẽ bình luận hay dẫn giải Lời Chúa ấy, cố gắng làm nó có tương quan với cuộc sống của người nghe và nhất là có tương quan và được hiểu theo đức tin của Giáo Hội. Liền ngay sau bài giảng, Giáo Hội yêu cầu chúng ta đứng lên và tuyên xưng đức tin trong Kinh Tin Kính”.
Ngài nói rằng việc sử dụng Thánh Kinh trong phụng vụ chứng tỏ Thánh Kinh không phải chỉ là một áng văn chương linh hứng, nhưng nó tạo nên căn bản cho các giáo huấn của Giáo Hội và phải dẫn ta tới việc tuyên xưng đức tin.
Còn Đức HY Odilo Pedro Scherer của Sao Paulo, Brazil, thì cho các ký giả hay các nghị phụ nhấn mạnh rằng “chú giải không đủ” vì để hiểu điều Chúa muốn nói, ta cần phải có thái độ biết lắng nghe bằng đức tin.
Ưu tư về việc am hiểu Thánh Kinh theo cách Giáo Hội Công Giáo vẫn hiểu xưa nay theo truyền thống khiến một số ký giả hỏi rằng các nghị phụ có sợ điều gì sẽ xẩy ra nếu có nhiều người Công Giáo hơn chịu đọc Thánh Kinh.
Đức HY Peter Turkson của Cape Coast, Ghana, trả lời rằng thời kỳ ấy đã qua rồi. Ngài nói: “Bên trong Giáo Hội Công Giáo, không ai chối cãi có sự kiện này là trong lịch sử việc giáo dân sử dụng Thánh Kinh bị phần nào hạn chế vì sợ có nguy cơ đọc Thánh Kinh mà không được hướng dẫn. Nhưng với thời gian, thái độ ấy đã thay đổi. Mà điều ấy buộc phải thay đổi thôi vì khắp nơi ai cũng khao khát đọc Lời Chúa”.
Đức HY Scherer cũng cho hay các nghị phụ được người ta hỏi: Thánh Kinh có thể tăng cường các liên hệ đại kết ra sao, và việc ấy không phải chỉ để tổ chức các chiến dịch nhằm dịch thuật và phân phối Thánh Kinh hay cầu nguyện với nhau bằng cách dùng các bản văn Thánh Kinh mà thôi. Mà còn nghiên cứu Thánh Kinh với nhau nữa. Việc này sẽ giúp diễn trình “giải quyết các dị biệt về tín lý bắt đầu với các dị biệt trong việc giải thích Thánh Kinh”.
Phúc trình của ĐHY Ouellet cũng có nhắc đến khuyến cáo của một số nghị phụ nhằm sử dụng Thánh Kinh để cải thiện các liên hệ với cộng đồng Do Thái, bắt đầu với việc nhắc nhở người Công Giáo rằng Cựu Ước là Lời linh hứng của Chúa và Kitô hữu có thể học hỏi được rất nhiều từ nhiều thế kỷ giải thích và bình luận Thánh Kinh của người Do Thái đối với các sách đầu tiên của bộ Thánh Kinh.
Đức HY Turson cho hay một số khuyến cáo của THĐ nhấn mạnh rằng Thánh Kinh “là một tài liệu tôn giáo”, nên không ai có thể nói: trong Tân Ước có điều gì đó có thể đọc để hỗ trợ cho các thái độ bài Do Thái Giáo và bài Do Thái nói chung”.
Sau cùng, Đức cha Luis Tagle của giáo phận Imus, Philippines, nói tới lời mời gọi trở nên quen thuộc và trọng kính các trước tác thánh của các tín ngưỡng khác. Ngài nhấn mạnh: “các thành viên của Giáo Hội được yêu cầu phải hiểu rằng trong giáo huấn của ta và trong giáo huấn của họ, có nhiều chỗ gặp nhau, có những điều chủ trương chung với nhau, như niềm tin vào tính thánh thiêng của sự sống nhân bản, tầm quan trọng của gia đình và các giá trị như chính trực và độ lượng chẳng hạn”.
Phúc Trình Sau Các Thảo Luận
Như đã trình bầy trên đây, tại phiên khoáng đại thứ 17 của THĐ, sau khi kết thúc phần tham luận của các nghị phụ cũng như khách mời, trong tư cách Tổng Phúc Trình Viên của THĐ, Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng giám mục Québec đã đọc bản phúc trình gọi là “Relatio post disceptationem” (Phúc Trình Sau Thảo Luận) trong 70 phút.
Mở đầu, ngài nhắc đến bầu khí đầy tình huynh đệ của THĐ, cùng nhau lắng nghe Lời Chúa và chú tâm tới sự hiện diện của Chúa giữa hàng môn đệ của Người. Bầu khí ấy đã được tăng cường rất nhiều nhờ Thánh Lễ Khai Mạc tại Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, nhờ việc cử hành kỷ niệm 50 năm ngày qua đời của Đức Piô XII, Tôi Tớ Chúa và là Giám Mục Tối Cao, và nhờ cuộc phong hiển thánh cho bốn á thánh, những biến cố kéo được cả một khung trời cầu nguyện cho THĐ và nói lên sức sống của Giáo Hội.
Sau đó, ĐHY Ouellet đề cập đến vai trò của Phúc Trình Sau Thảo Luận: nó có nhiệm vụ trình bầy một bản tổng hợp các tham luận đã diễn ra tại phòng họp của THĐ để từ đó rút ra các yếu tố chính cho các Nhóm Làm Việc bàn cãi tiếp theo. Như thế, Phúc Trình này đem lại cho các Nghị Phụ một cái khung để đơn giản hóa việc nghiên cứu chủ đề và việc chuẩn bị các đề nghị mục vụ sẽ được trình lên Đức Giáo Hoàng.
Phúc trình này được phân chia theo mẫu của Tài Liệu Làm Việc trong đó, nội dung được trình bầy thành 3 phần
Phần thứ nhất tựa là “Thiên Chúa nói và nghe” gồm ba điểm: 1. Mạc khải, sáng thế, lịch sử cứu độ; 2. Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần và Giáo Hội; 3. Lời Chúa, phụng vụ, lắng nghe.
Điểm thứ nhất bắt đầu với việc khảo sát suy tư của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI. Nhân chú giải Thánh Vịnh 18, Đức Giáo Hoàng nhắc ta nhớ rằng Lời Chúa là chắc chắn, là chính thực tại, Lời ấy là nền tảng vững chắc và lâu bền của mọi sự. Khởi đầu với lời mời gọi tiến tới thực tại mới dựa trên Lời Chúa ấy, THĐ đã được dẫn khởi để đi vào một thảo luận hết sức đáng giá. Bản tổng hợp sau đó tiếp tục nói tới chủ đề “Mạc khải và cuộc Đối Thoại Nội Thẳm của Ba Ngôi Thiên Chúa”, hay đặc tính đối thoại của Lời Chúa, mà nền tảng có thể tìm thấy trong Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và là đặc tính mời gọi con người đi vào đối thoại; rồi chủ đề “Lời Chúa và lịch sử cứu rỗi”: mạc khải là hành động đối thoại trong đó Thiên Chúa nói với các tạo vật của Người và dẫn dắt tạo vật ấy tới sự viên mãn của ơn cứu rỗi; sau cùng là chính lịch sử cứu rỗi được hoàn tất trong việc nhập thể, cái chết và sự phục sinh của Ngôi Lời và trong ơn phúc nhất định của Chúa Thánh Thần.
Điểm thứ hai trình bầy về Chúa Kitô, sự viên mãn và sự hoàn tất mạc khải của Ba Ngôi; Chúa Kitô, Đấng trung gian duy nhất, và việc đối thoại; Mầu nhiệm Giáo Hội, hành động của Chúa Thánh Thần và việc giải thích Thánh Kinh.
Điểm thứ ba nhắc ta nhớ đến chiều kích bí tích vốn có sẵn nơi Lời Chúa và tầm quan trọng của nó, một tầm quan trọng được các tham luận của THĐ nhấn mạnh rất nhiều, cho rằng mối liên hệ giữa Lời Chúa và phụng vụ, nhất là Phụng Vụ Thánh Thể, cần phải được củng cố hơn nữa; rồi chiều kích nhân học của mạc khải Thiên Chúa trong Lời của Người, qua đó, con người được mời gọi lắng nghe Lời Chúa; Giáo Hội, mẹ và thầy của việc lắng nghe Lời Chúa; cuối cùng, là mối liên hệ giữa Lời Chúa và ơn gọi, Lời Chúa và người nghèo, Lời Chúa, im lặng và cầu nguyện, Lời Chúa và đức tin, Lời Chúa và sự thánh thiện.
Phần thứ hai, tựa là “Lời Chúa, Thánh Kinh, Thánh Truyền, được trình bầy thành 4 điểm: 1. Biến cố, gặp gỡ, giải thích, 2. Hợp nhất, tối thượng, thông tri [circularity], 3. Thánh Thể, bài giảng, cộng đoàn, 4. Chú giải, thần học, đọc Lời Chúa (lectio divina).
Trong điểm đầu “Biến cố, gặp gỡ, giải thích”, Lời Chúa được trình bầy như một biến cố lịch sử. Nhiều bài tham luận nhấn mạnh tới sự kiện: Lời Chúa hiểu đúng ra không hẳn hoàn toàn đồng nghĩa với Sách Thánh, mặc dù nhiều khi ta tin rằng hai hạn từ này đồng nghĩa với nhau. Như học lý minh nhiên trong Hiến Chế “Dei Verbum” chẳng hạn, rõ ràng dạy rằng Lời Chúa được thông truyền một cách hết sức gắn bó trong Lời linh hứng được viết xuống (tức Sách Thánh) và trong Truyền Thống sống động của Giáo Hội.
Bản tổng hợp tiếp tục nói tới việc giải thích cũng như mối tương quan giữa Sách Thánh và đời sống của tín hữu trong Giáo Hội; Lời Chúa và các thách đố văn hóa của thời đại ta.
Trong điểm thứ hai, tựa là “hợp nhất, tối thượng, thông tri”, các chủ đề hợp nhất và tối thượng của Lời Chúa được trình bầy, cũng như sự hợp nhất giữa Thánh Kinh, Thánh truyền và Huấn Quyền như chính Hiến Chế “Dei Verbum” từng nói tới; công việc của Chúa Thánh Thần trong mối liên kết tay ba Thánh Kinh – Thánh Truyền - Huấn Quyền.
Điểm thứ ba, “Thánh Thể, bài giảng, cộng đoàn”, nói tới mối tương quan giữa Thánh Kinh và Thánh Thể. Ở đây, nhiều bài tham luận của các nghị phụ xoay quanh vấn đề làm thế nào giúp tín hữu có được cái nhìn hợp nhất về mối liên hệ này; chiều kích bí tích của Lời Chúa, Lời Chúa và chiều kích cánh chung; cử hành Lời Chúa; tầm quan trọng của bài giảng; nghệ thuật như hình thức loại suy của việc giảng thuyết; cuối cùng là mối tương quan giữa Lời Chúa, việc cử hành và cộng đoàn.
Điểm thứ tư, “Chú giải, thần học, Đọc Lời Chúa” đề cập tới mối liên hệ giữa khoa chú giải và khoa thần học và trình bầy phương thức Đọc Lời Chúa như phương thức đọc Sách Thánh của cá nhân và cộng đoàn, nhấn mạnh tới khía cạnh: khi giáo dân đích thân tiếp cận với bản văn thánh, thì không thể tách biệt sự tiếp cận này ra khỏi sự hiệp thông và ngữ cảnh của Giáo Hội.
Sau cùng là phần ba, tựa là “Lời Chúa, sứ mệnh, đối thoại” và chia làm ba điểm: 1. Làm chứng, giảng dạy, giáo lý, 2. Văn hóa, đối thoại, dấn thân, 3. Truyền thông, công bố, phiên dịch. Trong phần này, ở điểm hai “Văn hóa, đối thoại, dấn thân”, Lời Chúa được trình bầy như sợi dây đại kết và là nguồn của đối thoại giữa tín hữu và người Do Thái; bản tổng hợp tiếp tục trình bầy Lời Chúa trong phạm vi đối thoại liên tôn, trong mối liên hệ của nó với các nền văn hóa và như lời mời gọi dấn thân. Nhiều Nghị Phụ đề cập tới việc bản vị hóa (inculturation), trong đó có tham luận nói tới nền tảng Kitô học của việc này. Điểm sau cùng, như nhiều tham luận từng nhấn mạnh, chú tâm tới nhu cầu bức thiết phải làm sao cho Thánh Kinh được dịch ra mọi ngôn ngữ, kể cả những ngôn ngữ chưa có chữ viết; cũng bàn đến những khả thể mới có thể thông truyền Sách Thánh bằng những phương tiện mới mẻ của truyền thông ngày nay. Có vị còn đề nghị nên tạo ra một thừa tác vụ chuyên biệt và cải thiện thừa tác vụ đọc sách trong Giáo Hội.
Để kết luận, Đức Hồng Y Tổng Phúc Trình Viên nhấn mạnh tới lòng mong mỏi cấp thiết phải công bố Lời Chúa và phải dùng mọi phương thế tân tiến trong ngành truyền thông hiện đại để quảng bá sự hiểu biết và tình yêu đối với Chúa Kitô và Sách Thánh, để cổ vũ sự hợp nhất các Kitô hữu và để đóng góp cho công lý và hòa bình trên khắp thế giới.
Họp báo
Một ngày sau khi ĐHY Ouellet tổng kết giai đoạn đầu của THĐ, tức giai đoạn tham luận, một số các vị giáo phẩm chủ chốt đã gặp gỡ báo chí thế giới để thảo luận một số điểm được ĐHY Ouellet nêu ra.
Đức Hồng Y William J. Levada, người Hoa Kỳ, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đề cập tới sự căng thẳng giữa một số trường phái giải thích Thánh Kinh và nền thần học cổ truyền và giáo huấn của Giáo Hội. Đức HY cho hay đây “không hẳn là một trong những vấn đề chủ chốt của THĐ, mặc dù đó là một trong những vấn đề tế nhị nhất”.
Ngài nói: “Ta có thể nhìn vào sự căng thẳng này như sau: khi bạn đọc Thánh Kinh, bạn
thường được khuyên, ‘Hãy đọc Thánh Kinh để xem đoạn Thánh Kinh này nói gì với bạn hay tự nói lên điều gì’. Bước đó rất quan trọng, nhưng khi bạn nghĩ tới cách Giáo Hội từng đọc và suy niệm Sách Thánh trong suốt 2,000 năm qua, thì câu hỏi kế tiếp, rất tự nhiên và cần thiết, là: ‘Đoạn Thánh Kinh này liên hệ thế nào với toàn bộ Thánh Kinh và với đức tin của Giáo Hội?’”
Theo ĐHY, việc sử dụng các bài đọc Thánh Kinh trong Thánh Lễ rõ ràng cho thấy cách người Công Giáo phải tiếp cận việc đọc Thánh Kinh ra sao. Đầu hết, các bài đọc phải được công bố. Rồi, “vị giảng thuyết sẽ bình luận hay dẫn giải Lời Chúa ấy, cố gắng làm nó có tương quan với cuộc sống của người nghe và nhất là có tương quan và được hiểu theo đức tin của Giáo Hội. Liền ngay sau bài giảng, Giáo Hội yêu cầu chúng ta đứng lên và tuyên xưng đức tin trong Kinh Tin Kính”.
Ngài nói rằng việc sử dụng Thánh Kinh trong phụng vụ chứng tỏ Thánh Kinh không phải chỉ là một áng văn chương linh hứng, nhưng nó tạo nên căn bản cho các giáo huấn của Giáo Hội và phải dẫn ta tới việc tuyên xưng đức tin.
Còn Đức HY Odilo Pedro Scherer của Sao Paulo, Brazil, thì cho các ký giả hay các nghị phụ nhấn mạnh rằng “chú giải không đủ” vì để hiểu điều Chúa muốn nói, ta cần phải có thái độ biết lắng nghe bằng đức tin.
Ưu tư về việc am hiểu Thánh Kinh theo cách Giáo Hội Công Giáo vẫn hiểu xưa nay theo truyền thống khiến một số ký giả hỏi rằng các nghị phụ có sợ điều gì sẽ xẩy ra nếu có nhiều người Công Giáo hơn chịu đọc Thánh Kinh.
Đức HY Peter Turkson của Cape Coast, Ghana, trả lời rằng thời kỳ ấy đã qua rồi. Ngài nói: “Bên trong Giáo Hội Công Giáo, không ai chối cãi có sự kiện này là trong lịch sử việc giáo dân sử dụng Thánh Kinh bị phần nào hạn chế vì sợ có nguy cơ đọc Thánh Kinh mà không được hướng dẫn. Nhưng với thời gian, thái độ ấy đã thay đổi. Mà điều ấy buộc phải thay đổi thôi vì khắp nơi ai cũng khao khát đọc Lời Chúa”.
Đức HY Scherer cũng cho hay các nghị phụ được người ta hỏi: Thánh Kinh có thể tăng cường các liên hệ đại kết ra sao, và việc ấy không phải chỉ để tổ chức các chiến dịch nhằm dịch thuật và phân phối Thánh Kinh hay cầu nguyện với nhau bằng cách dùng các bản văn Thánh Kinh mà thôi. Mà còn nghiên cứu Thánh Kinh với nhau nữa. Việc này sẽ giúp diễn trình “giải quyết các dị biệt về tín lý bắt đầu với các dị biệt trong việc giải thích Thánh Kinh”.
Phúc trình của ĐHY Ouellet cũng có nhắc đến khuyến cáo của một số nghị phụ nhằm sử dụng Thánh Kinh để cải thiện các liên hệ với cộng đồng Do Thái, bắt đầu với việc nhắc nhở người Công Giáo rằng Cựu Ước là Lời linh hứng của Chúa và Kitô hữu có thể học hỏi được rất nhiều từ nhiều thế kỷ giải thích và bình luận Thánh Kinh của người Do Thái đối với các sách đầu tiên của bộ Thánh Kinh.
Đức HY Turson cho hay một số khuyến cáo của THĐ nhấn mạnh rằng Thánh Kinh “là một tài liệu tôn giáo”, nên không ai có thể nói: trong Tân Ước có điều gì đó có thể đọc để hỗ trợ cho các thái độ bài Do Thái Giáo và bài Do Thái nói chung”.
Sau cùng, Đức cha Luis Tagle của giáo phận Imus, Philippines, nói tới lời mời gọi trở nên quen thuộc và trọng kính các trước tác thánh của các tín ngưỡng khác. Ngài nhấn mạnh: “các thành viên của Giáo Hội được yêu cầu phải hiểu rằng trong giáo huấn của ta và trong giáo huấn của họ, có nhiều chỗ gặp nhau, có những điều chủ trương chung với nhau, như niềm tin vào tính thánh thiêng của sự sống nhân bản, tầm quan trọng của gia đình và các giá trị như chính trực và độ lượng chẳng hạn”.