Một Thượng Hội Đồng ngoại thường(tiếp theo)
Tuần thứ hai và Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Ngày đầu tuần thứ hai của THĐ diễn ra như thường lệ với 29 vị tham luận lên tiếng với một cử tọa gồm khoảng 400 người. Phiên họp buổi sáng nay có nhiều suy tư sâu sắc về việc gieo vãi lời Chúa tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới.
Các tham luận trên cho thấy một tình yêu sâu đậm đối với Lời Chúa, một đức tin tuyệt vời nơi các vị hồng y và giám mục phải đương đầu với nhiều loại công tác mục vụ đầy thách thức, luôn xác tín rằng điều chúng ta đang gieo vãi bây giờ sẽ không bao giờ uổng công. Ta chỉ là người gieo, và gieo một cách độ lượng. Chúa mới là người gặt hái.
Sáng nay, Đức HY người Úc là George Pell nhắc tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney tháng Bẩy vừa qua và làm nhiều nghị phụ hết sức xúc động: các vị là những người hoặc trực tiếp tham dự hoặc từng gửi thanh thiếu niên của mình qua đó tham dự biến cố ấy. Kể từ những ngày đầu của THĐ, nhiều nghị phụ đã nhắc đến Ngày Giới Trẻ Thế Giới rồi. Các vị coi đó như những “giây phút hồng ân” trong việc gieo vãi hạt giống Lời Chúa cho giới trẻ thế giới.
Tưởng cũng nên nhắc lại chủ đề của Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney. Chủ đề này giúp Giáo Hội hoàn vũ cơ hội tái khám phá ngôi vị và vai trò của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống người Kitô hữu. Nhiều người cho rằng bài giảng của Đức GH Bênêđíctô tại Đêm Canh Thức Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Trường Đua Randwick là một trong những giáo huấn hay nhất xưa nay về Chúa Thánh Thần. Tại Sydney, giới trẻ thuộc “Thế Hệ Gioan Phaolô II” và “Thế Hệ Bênêđíctô XVI” đã tiếp nhận được sức mạnh khi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên họ (Cv 1:8).
Trong suốt tuần lễ của ĐH, hàng trăm giám mục và hồng y đã tham dự với tư cách “giáo lý viên”. Ngày nào cũng có cả hàng ngàn người trẻ quây quần chung quanh vị giám mục hay hồng y của họ để nghe lời giáo huấn, bài giáo lý, bài suy niệm dựa trên Lời Chúa…
Sáng kiến mới mẻ này đã có nề nếp sinh hoạt riêng và đã trở thành một cử hành đức tin và văn hóa quốc tế hai hay ba năm một lần. Đây không những là cuộc gặp gỡ độc đáo giữa các thế hệ mà cũng là cơ hội đặc biệt để công bố và rao giảng Lời Chúa trong bối cảnh quốc tế và là phương cách đầy sáng tạo đưa lại cho giới trẻ nhiều khả thể cụ thể để họ sống cuộc sống bén rễ trong Thánh Kinh.
Buổi chiều ngày đầu của tuần lễ thứ hai tại THĐ sẽ không có phiên họp nào. Toàn thể THĐ được mời đi hành hương tại Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, nơi các ngài sẽ tham quan ngôi mộ vừa mới đào dưới chân bàn thờ chính và sau đó cùng Đức GH tham dự buổi hòa nhạc do Dàn Nhạc Giao Hưởng của Vienna trình diễn, trong đó có Giao Hưởng Số Sáu của Anton Bruckner
Dọn Đường cho Chúa Thánh Thần
Bài can thiệp của Đức Hồng Y George Pell, Tổng giám mục Sydney, nhằm mời gọi mọi người dọn đường cho Chúa Thánh Thần để Người làm việc có hiệu quả khi Lời Chúa gặp gỡ các cá nhân và cộng đoàn. Ngài đưa ra các gợi ý sau đây:
1. Lập các toán người trẻ trưởng thành để làm chứng cho Chúa Kitô trong các nhóm bạn trẻ, trong các giáo xứ, trường học và đại học.
2. Khai triển những Nhóm Kịch Mầu Nhiệm (Mystery Plays) kiểu Trung Cổ ngày trước để đem Lời Chúa tới cho người ta. Chặng Đàng Thánh Giá tại (Ngày Giới Trẻ Thế Giới) ở Sydney và Toronto là các thí dụ điển hình. Không ai quên tác dụng của Kịch Thương Khó tại Oberammergau và Phim “Cuộc Thương Khó Của Chúa Kitô” gần đây.
3.Khai triển và hỗ trợ các hệ thống kết bạn Công Giáo trên mạng như XT3, Chúa Kitô Cho Thiên Niện Kỷ Thứ Ba (www.xt3.com), một "facebook" Công Giáo hiện có gần 40,000 hội viên, từng được phát động tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney. Ngày 8 tháng Chín vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI có gửi một thông điệp ngắn cho các hội viên này.
4. Lập một Viện Dịch Thuật Thánh Kinh Trung Ương để Thánh Kinh được dịch nhanh và chính xác hơn sang các ngôn ngữ địa phương tại Á Châu, Phi Châu và Đại Dương Châu. Nên tổ chức một cuộc lạc quyên để tài trợ việc dịch thuật này.
5. Thỉnh cầu Bộ Giáo Lý Đức Tin cho công bố tài liệu hướng dẫn về tính bất khả ngộ của Thánh Kinh.
Lời Chúa là giải pháp cho cuộc đời
Đức cha Evaristus Thatho BITSOANE, Giám mục Qacha's Nek, và là chủ tịch HĐGM LESOTHO cũng đặc biệt nhắc tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới trong bài tham luận của mình. Ngài cho hay Lesotho chỉ gửi một phái đoàn rất nhỏ tham dự Ngày GTTG tại Cologne và Sydney. Nhưng các chứng tá của người trẻ khắp nơi trên thế giới Công Giáo đã giúp họ xác tín rằng Lời Chúa là giải pháp cho nhiều vấn đề họ gặp trong đời.
Các chương trình Truyền Hình và Truyền Thanh đại chúng không đưa lại cho họ được giải pháp lâu dài và có ý nghĩa nào cho các vấn đề ấy. Sau khi sinh hoạt qua lại với các người trẻ khác thuộc mọi quốc gia trên thế giới, họ hiểu ra rằng chỉ có tình yêu và ưu tư chân thực dành cho người khác, chứ không phải thái độ lấy mình làm trung tâm, là điều duy nhất đem lại niềm vui lâu dài cho họ. Họ ý thức được rằng phần lớn các trạng huống buồn thảm của họ là hậu quả trực tiếp của lòng vị kỷ. Họ học biết rằng chỉ có một cách thay đổi được xã hội là để Lời Chúa hướng dẫn ta. Một số lớn những người trẻ này nay đã sẵn sàng đi khắp đất nước để chia sẻ kinh nghiệm của họ với các người trẻ khác.
Đức cha xác tín rằng chỉ có người trẻ mới giúp được người trẻ và chứng tá từ những người từng cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa trong Lời của Người mới giúp đỡ được người khác mà thôi. Ngài cho hay: “Giới trẻ là các nhà lãnh đạo trong tương lai của đất nước chúng con, nếu họ được Lời Chúa hướng dẫn, họ sẽ giúp đất nước chúng con tránh được thảm họa trong tương lai”.
Vì thiếu khả năng tài chánh, các xứ nghèo như Lesotho không thể tham dự được Ngày Giới Trẻ Thế Giới, nên Đức cha đề nghị thành lập một hình thức tương tự như Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở cấp giáo phận hay cấp quốc gia để giới trẻ có thể cùng nhau cử hành sức mạnh và niềm vui của Lời Chúa.
Sách Toát Lượt về Thánh Kinh
Ta vừa nghe Đức HY George Pell đề nghị Bộ Giáo Lý Đức Tin cho công bố một tài liệu hướng dẫn về tính vô ngộ của Thánh Kinh. Vào ngày cuối cùng tuần lễ đầu của THĐ, ĐHY Daniel DiNardo, Tổng giám mục Galveston-Houston, Hoa Kỳ, cũng đề nghị cho công bố một sách toát lược về Thánh Kinh, đề cập tới các phương pháp đọc và cầu nguyện bằng Lời Chúa.
Sách toát lược này nhằm cho tín hữu giáo dân, sẽ trình bầy các phương pháp phong phú và hữu dụng giúp họ đọc và chia sẻ Sách Thánh. Sách toát lược này sẽ là một trợ giúp vô giá cho việc đọc Sách Thánh theo lối cá nhân và cho các nhóm học hỏi Lời Chúa…
ĐHY DiNardo cũng cho hay: một cuốn toát lược có tính “giáo hội và Công Giáo” như thế sẽ là một trợ huấn cụ hữu ích giúp các người Công Giáo tham dự các buổi hội thảo Thánh Kinh đại kết với thành viên các giáo hội anh em.
Đóng góp tiếp của Á Châu
Các nghị phụ Á Châu tiếp tục đóng góp tích cực cho THĐ giám mục thế giới.
Ba cuộc đối thoại
Đức cha Ignatius SUHARYO HARDJOATMODJO, Tổng giám mục Semarang (INDONESIA), trong phiên khoáng đại 11, đã lên tiếng đề cập tới bối cảnh Á Châu trong việc suy niệm Lời Chúa. Ngài cho hay Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu hiện đã và đang cổ vũ việc phúc âm hóa bằng ba cuộc đối thoại: đối thoại với người nghèo, đối thoại với các tôn giáo và đối thoại với các nền văn hóa. Tuyên bố “Nostra Aetate” và các tài liệu hậu công đồng đã khẳng định: đối thoại là đặc điểm của Giáo Hội (Giáo Hội Tại Á Châu, số 3).
Theo ngài, Tài Liệu Làm Việc của THĐ có nhắc tới hiến chế tín lý “Dei Verbum”, nhưng nên bổ túc bằng cả hiến chế “Gaudium et Spes” nữa vì hiến chế này nhấn mạnh tới việc đối thoại với thế giới. Ở Á Châu, việc công bố Lời Chúa đòi phải có đối thoại và bản vị hóa làm điều kiện cho Lời Nhập Thể. Lời Thiên Chúa đã trở thành Lời ban sự sống cho người nghèo tại Á Châu.
Đức cha nhấn mạnh: “Chúng ta phải giải quyết các nguyên nhân cơ cấu tạo ra cảnh nghèo và đẩy người ta ra bên ngoài, để đạt cho được sự giải phóng toàn bộ dưới ánh sáng Lời Chúa. Các mối phúc của Nước Chúa, nhất là mối phúc nghèo khó trong hai Phúc Âm Mátthêu và Luca cần phải được rao giảng cùng một lúc cho người giầu để thách thức thái độ tự mãn của họ và cho cả người nghèo nữa làm nguồn hy vọng hướng tới giải phóng và sự sống”.
Mạc khải trong Thánh Kinh nhấn mạnh tới tình yêu dành cho người nghèo, quả phụ, cô nhi và khách lạ. Thiên Chúa luôn bênh vực và tranh đấu công lý cho người nghèo (Tv 103:6). Chúa Giêsu đã hiện thân lòng cảm thương sâu sắc của Thiên Chúa dành cho người nghèo khi công bố Nước Thiên Chúa.. Ưu tiên của Thiên Chúa chọn người nghèo là Lời ban sự sống cho kẻ bị làm ngơ, bị nhục mạ và bị tước đoạt”. Đức cha kết luận: ”Giáo Hội phải chia sẻ Lời Chúa như Lời của Hy Vọng và đem lại sự sống cho người nghèo tại Á Châu”.
Một Sách Chú Giải Thánh Kinh cho Á Châu
Phần Đức cha Arturo M. BASTES, S.V.D., Giám mục Sorsogon (PHILIPPINES), ngài trình bầy mấy điểm sau đây:
1. Các giảng khóa về Thánh Kinh trong các chủng viện quá thiên về trí thức, sử dụng các phương pháp của phương tây gọi là chú giải dựa trên phê bình lịch sử, khiến các chủng sinh buồn chán. Nên bổ túc phương thức có tính khoa bảng này bằng việc đưa văn hóa và hoàn cảnh sống thực của người nghe vào đó.
2. Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo (hiện có mặt tại 129 quốc gia) đã khai triển được nhiều kỹ thuật cho thừa tác vụ thánh kinh. Các kỹ thuật này rất có hiệu quả trong việc thông truyền sứ điệp Lời Chúa cho con người thời đại. Nên đưa các kỹ thuật đầy sáng tạo này vào chương trình đào tạo chính thức trong các phân khoa thần học cũng như các viện đào tạo, nhất là kỹ thuật “Diễn Kịch Thánh Kinh” (bibliodrama).
3. Càng ngày người ta càng cảm thấy sự cấp thiết cần phải có cách đọc Thánh Kinh theo kiểu Á Châu vì tại lục địa mênh mông này, hàng triệu người đang đói khát Lời Chúa. Hiện đã có nhiều cố gắng để khai triển cho bằng được lối giải thích Thánh Kinh bằng cách xem sét tới nền văn hóa và lịch sử phong phú của các dân tộc Á Châu. Hiện đã có kế hoạch công bố một Sách Chú Giải Thánh Kinh Á Châu, vừa sử dụng phương pháp phê bình sử học của Phương Tây vừa sử dụng các khoa giải thích dựa vào việc so sánh văn hóa. Việc phối hợp này sẽ giúp làm cho bản văn Thánh Kinh trở thành dễ hiểu đối với tâm thức Á Châu. Các thành viên trong Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu cũng đã quyết định thiết lập ra một Viện Thánh Kinh Á Châu để đưa ra một chương trình đào tạo Thánh Kinh có tính toàn bộ.
4. Đây là cách góp phần vào “sứ vụ phụ trội” tại Á Châu, nơi đa số cư dân chưa được nghe nói tới Chúa Kitô. Qua diễn trình phúc âm hóa tiệm tiến nhằm trình bầy Chúa Giêsu của các Phúc Âm như Thầy Dạy, Người Kể Truyện, Thầy Thuốc, Người Làm Phép Lạ, Người Bạn, Người Úi An, là các hình ảnh hết sức thân thương với người Á Châu, con người Á Châu cuối cùng sẽ được Chúa Thánh Thần đánh động để tin Chúa Kitô là Con Thiên Chúa.
Thánh Thể và Thánh Kinh
Đức cha Joseph Prathan SRIDARUNSIL, S.D.B., Giám mục Surat Thani (THAILAND), thì nói tới sự sống trong Chúa Kitô nhờ Thánh Thể và Thánh Kinh.
Theo ngài, đó là đời sống của Giáo Hội tại Thái Lan. Và Giáo hội tại đây có sứ mệnh trở thành ánh sáng chói lọi của Niềm Tin và Niềm Hy Vọng cho xã hội Thái. Là một nhóm thiểu số trong một quốc gia có nhiều niềm tin và tôn giáo khác, nên Giáo Hội ở đây ý thức rõ vai trò làm men trong cục bột xã hội Thái Lan.
Ngài nói: “Chúng con hiểu rõ rằng Lời Chúa phải ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng con qua việc học hỏi, suy niệm, cầu nguyện, và đem Lời Chúa ra thực hành. Giáo Hội Thái đã quyết định cổ vũ Lời Chúa bằng những cách sau đây:
1. Thiên hướng để nghe Lời Chúa là điều hết sức quan trọng. Các cộng đoàn cơ bản trong Giáo Hội Thái dùng Lời Chúa làm cốt lõi cho lẽ sinh tồn của mình, trong đó có lối Đọc Lời Chúa (lectio divina).
2. Giáo Hội Thái Lan nhấn mạnh tới sự quan trọng của việc học hỏi Thánh Kinh trong các chủng viện, nhà đào tạo dòng tu, và cả trong việc huấn luyện giáo dân nữa. Giúp các thành viên biết và yêu mến Lời Chúa, sống Lời ấy và chia sẻ cảm nghiệm về Lời Chúa cho người khác.
3. Giáo Hội Thái Lan ước mong Lời Chúa trở thành trọng tâm của mọi hình thức dạy giáo lý, nhờ thế, tạo được nền tảng vững chắc cho đức tin và sự trưởng thành về Kitô giáo nơi tín hũu, giúp họ làm chứng cho Chúa Kitô trong xã hội Thái.
4. Giáo Hội Thái sử dụng các kỹ thuật tân tiến để đạt ba mục tiêu kể trên, giúp thông truyền Lời Chúa làm đường, làm sự thật và làm sự sống cho mọi người kể cả người của các tôn giáo khác.
Thông thạo truyện đời
Đức cha Evarist PINTO, Tổng giám mục Karachi (PAKISTAN) cho THĐ hay: “Tại Pakistan, hơn 60% dân chúng mù chữ nên không đọc được Thánh Kinh, nhưng họ rất muốn nghe Lời Chúa”. Phiền một điều, nhiều người đạt được thành tích cao về khoa bảng, nhưng lại hết sức mù mờ về Lời Chúa. “Rất nhiều người dân của chúng con, trong đó có Linh Mục và các vị sống đời tận hiến, là chuyên viên trong các vấn đề thế tục nhưng lại không có khả năng ban bố kiến thức cao siêu về Thánh Kinh cho những người đói khát Lời Chúa”. Theo ngài, nhiệm vụ hàng đầu của giám mục, linh mục và phó tế là giảng dậy và giáo huấn Dân Chúa, bằng chính Lời của Người.
Đem Lời Chúa vào mọi môi trường
Đối với việc đem Lời Chúa đến với một thế giới không đi nhà thờ, chưa nghe nói tới Phúc Âm, một thế giới đầy tranh chấp, thế tục hóa…, Đức cha Thomas MENAMPARAMPIL, S.D.B., Tổng giám mục của Guwahati (INDIA), đề nghị “ở những nơi ta không có khả năng tới được, ta có thể qua người khác mà tới; ta cần phải giữ cho mình luôn sáng tạo trong mục vụ để nơi nào chân tay ta không với tới được, thì các ý tưởng của ta vẫn với tới nơi”.
Mặt khác, trong các hoàn cảnh đối nghịch, ta không mong có được người nghe khi chỉ biết kết án, khoe khoang chân lý hay hợm hĩnh mình ở thế thượng phong luân lý. Trái lại, chỉ có thể được người khác lắng nghe, khi ta hiển nhiên biểu lộ quan tâm nhân bản,dấn thân phục vụ người đau khổ, chú ý tới các nhậy cảm văn hóa tế vi.
Ngài cũng đề nghị: vì những lý do lịch sử, hiện ta nhìn nhận các mối liên hệ đặc biệt với Do Thái Giáo và Hồi Giáo, nhưng cũng nên bầy tỏ một gần gũi thân mật với Phật Giáo, Ấn Giáo và Nho Giáo. Phật Giáo với các truyền thống tôn trọng sự sống, đơn tu, hãm mình, độc thân, chiêm niệm, thầm lặng. Hồi Giáo thêm ý niệm ‘hy lễ’, các truyền thống nghi thức, rước sách, dùng hình ảnh, nước thánh, hành hương, ăn chay; còn Nho Giáo với sự gắn bó sâu sắc đối với các giá trị gia đình, trật tự xã hội, bênh vực người già. Gộp chung lại, họ đại diện cho hơn phân nửa nhân loại.
Vai trò giáo dân
Đức cha Antony DEVOTTA, giám mục Tiruchirapalli (INDIA), thì nhấn mạnh đến vai trò của tín hữu giáo dân, gọi họ là kho tàng vĩ đại nhất và là hy vọng của Giáo Hội trong thế giới hoàn cầu hóa, không những chỉ vì vai trò đặc thù canh tân trật tự trần thế mà cả trong cố gắng hiểu và giải thích Lời Chúa một cách có liên quan nữa.
Ngài cho rằng, được Chúa Thánh Thần xức dầu, toàn thể Giáo Hội đều nhận được ơn trợ giúp của Người để không những không bị lầm lạc trong các vấn đề liên quan tới đức tin và luân lý mà “con còn tin rằng cả trong diễn trình cùng hiểu và giải thích chung Lời Chúa nữa, ít nhiều tương tự như ‘cảm thức đức tin’ (sensus fidei) vậy”.
Đức cha cũng cho rằng trong Thánh Kinh, không những Thiên Chúa nói mà Người còn nghe nữa, nhất là trong các Thánh Vịnh. “Nếu thế, các nhà lãnh đạo Giáo Hội là chúng ta đây há không thể lắng nghe người giáo dân sao, nhất là người nghèo, người bị áp bức và người bị đẩy ra bên lề”?
Muốn hưởng được sự tham gia có giá trị của người giáo dân, các nhà lãnh đạo Giáo Hội phải coi là tối ưu tiên việc soi sáng và lên sinh lực cho giáo dân qua chương trình dạy giáo lý bằng Thánh Kinh trong các Cộng Đoàn Căn Bản hay trong các phong trào và đoàn thể khác, để mọi người thấm nhiễm nền “văn hóa Thánh Kinh”. Phải dành ngân khoản cho việc này, ít nhất cũng bằng ngân khoản dành cho việc đào tạo các chủng sinh.
Tuần thứ hai và Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Ngày đầu tuần thứ hai của THĐ diễn ra như thường lệ với 29 vị tham luận lên tiếng với một cử tọa gồm khoảng 400 người. Phiên họp buổi sáng nay có nhiều suy tư sâu sắc về việc gieo vãi lời Chúa tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới.
Các tham luận trên cho thấy một tình yêu sâu đậm đối với Lời Chúa, một đức tin tuyệt vời nơi các vị hồng y và giám mục phải đương đầu với nhiều loại công tác mục vụ đầy thách thức, luôn xác tín rằng điều chúng ta đang gieo vãi bây giờ sẽ không bao giờ uổng công. Ta chỉ là người gieo, và gieo một cách độ lượng. Chúa mới là người gặt hái.
Sáng nay, Đức HY người Úc là George Pell nhắc tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney tháng Bẩy vừa qua và làm nhiều nghị phụ hết sức xúc động: các vị là những người hoặc trực tiếp tham dự hoặc từng gửi thanh thiếu niên của mình qua đó tham dự biến cố ấy. Kể từ những ngày đầu của THĐ, nhiều nghị phụ đã nhắc đến Ngày Giới Trẻ Thế Giới rồi. Các vị coi đó như những “giây phút hồng ân” trong việc gieo vãi hạt giống Lời Chúa cho giới trẻ thế giới.
Tưởng cũng nên nhắc lại chủ đề của Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney. Chủ đề này giúp Giáo Hội hoàn vũ cơ hội tái khám phá ngôi vị và vai trò của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống người Kitô hữu. Nhiều người cho rằng bài giảng của Đức GH Bênêđíctô tại Đêm Canh Thức Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Trường Đua Randwick là một trong những giáo huấn hay nhất xưa nay về Chúa Thánh Thần. Tại Sydney, giới trẻ thuộc “Thế Hệ Gioan Phaolô II” và “Thế Hệ Bênêđíctô XVI” đã tiếp nhận được sức mạnh khi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên họ (Cv 1:8).
Trong suốt tuần lễ của ĐH, hàng trăm giám mục và hồng y đã tham dự với tư cách “giáo lý viên”. Ngày nào cũng có cả hàng ngàn người trẻ quây quần chung quanh vị giám mục hay hồng y của họ để nghe lời giáo huấn, bài giáo lý, bài suy niệm dựa trên Lời Chúa…
Sáng kiến mới mẻ này đã có nề nếp sinh hoạt riêng và đã trở thành một cử hành đức tin và văn hóa quốc tế hai hay ba năm một lần. Đây không những là cuộc gặp gỡ độc đáo giữa các thế hệ mà cũng là cơ hội đặc biệt để công bố và rao giảng Lời Chúa trong bối cảnh quốc tế và là phương cách đầy sáng tạo đưa lại cho giới trẻ nhiều khả thể cụ thể để họ sống cuộc sống bén rễ trong Thánh Kinh.
Buổi chiều ngày đầu của tuần lễ thứ hai tại THĐ sẽ không có phiên họp nào. Toàn thể THĐ được mời đi hành hương tại Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, nơi các ngài sẽ tham quan ngôi mộ vừa mới đào dưới chân bàn thờ chính và sau đó cùng Đức GH tham dự buổi hòa nhạc do Dàn Nhạc Giao Hưởng của Vienna trình diễn, trong đó có Giao Hưởng Số Sáu của Anton Bruckner
Dọn Đường cho Chúa Thánh Thần
Bài can thiệp của Đức Hồng Y George Pell, Tổng giám mục Sydney, nhằm mời gọi mọi người dọn đường cho Chúa Thánh Thần để Người làm việc có hiệu quả khi Lời Chúa gặp gỡ các cá nhân và cộng đoàn. Ngài đưa ra các gợi ý sau đây:
1. Lập các toán người trẻ trưởng thành để làm chứng cho Chúa Kitô trong các nhóm bạn trẻ, trong các giáo xứ, trường học và đại học.
2. Khai triển những Nhóm Kịch Mầu Nhiệm (Mystery Plays) kiểu Trung Cổ ngày trước để đem Lời Chúa tới cho người ta. Chặng Đàng Thánh Giá tại (Ngày Giới Trẻ Thế Giới) ở Sydney và Toronto là các thí dụ điển hình. Không ai quên tác dụng của Kịch Thương Khó tại Oberammergau và Phim “Cuộc Thương Khó Của Chúa Kitô” gần đây.
3.Khai triển và hỗ trợ các hệ thống kết bạn Công Giáo trên mạng như XT3, Chúa Kitô Cho Thiên Niện Kỷ Thứ Ba (www.xt3.com), một "facebook" Công Giáo hiện có gần 40,000 hội viên, từng được phát động tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney. Ngày 8 tháng Chín vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI có gửi một thông điệp ngắn cho các hội viên này.
4. Lập một Viện Dịch Thuật Thánh Kinh Trung Ương để Thánh Kinh được dịch nhanh và chính xác hơn sang các ngôn ngữ địa phương tại Á Châu, Phi Châu và Đại Dương Châu. Nên tổ chức một cuộc lạc quyên để tài trợ việc dịch thuật này.
5. Thỉnh cầu Bộ Giáo Lý Đức Tin cho công bố tài liệu hướng dẫn về tính bất khả ngộ của Thánh Kinh.
Lời Chúa là giải pháp cho cuộc đời
Đức cha Evaristus Thatho BITSOANE, Giám mục Qacha's Nek, và là chủ tịch HĐGM LESOTHO cũng đặc biệt nhắc tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới trong bài tham luận của mình. Ngài cho hay Lesotho chỉ gửi một phái đoàn rất nhỏ tham dự Ngày GTTG tại Cologne và Sydney. Nhưng các chứng tá của người trẻ khắp nơi trên thế giới Công Giáo đã giúp họ xác tín rằng Lời Chúa là giải pháp cho nhiều vấn đề họ gặp trong đời.
Các chương trình Truyền Hình và Truyền Thanh đại chúng không đưa lại cho họ được giải pháp lâu dài và có ý nghĩa nào cho các vấn đề ấy. Sau khi sinh hoạt qua lại với các người trẻ khác thuộc mọi quốc gia trên thế giới, họ hiểu ra rằng chỉ có tình yêu và ưu tư chân thực dành cho người khác, chứ không phải thái độ lấy mình làm trung tâm, là điều duy nhất đem lại niềm vui lâu dài cho họ. Họ ý thức được rằng phần lớn các trạng huống buồn thảm của họ là hậu quả trực tiếp của lòng vị kỷ. Họ học biết rằng chỉ có một cách thay đổi được xã hội là để Lời Chúa hướng dẫn ta. Một số lớn những người trẻ này nay đã sẵn sàng đi khắp đất nước để chia sẻ kinh nghiệm của họ với các người trẻ khác.
Đức cha xác tín rằng chỉ có người trẻ mới giúp được người trẻ và chứng tá từ những người từng cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa trong Lời của Người mới giúp đỡ được người khác mà thôi. Ngài cho hay: “Giới trẻ là các nhà lãnh đạo trong tương lai của đất nước chúng con, nếu họ được Lời Chúa hướng dẫn, họ sẽ giúp đất nước chúng con tránh được thảm họa trong tương lai”.
Vì thiếu khả năng tài chánh, các xứ nghèo như Lesotho không thể tham dự được Ngày Giới Trẻ Thế Giới, nên Đức cha đề nghị thành lập một hình thức tương tự như Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở cấp giáo phận hay cấp quốc gia để giới trẻ có thể cùng nhau cử hành sức mạnh và niềm vui của Lời Chúa.
Sách Toát Lượt về Thánh Kinh
Ta vừa nghe Đức HY George Pell đề nghị Bộ Giáo Lý Đức Tin cho công bố một tài liệu hướng dẫn về tính vô ngộ của Thánh Kinh. Vào ngày cuối cùng tuần lễ đầu của THĐ, ĐHY Daniel DiNardo, Tổng giám mục Galveston-Houston, Hoa Kỳ, cũng đề nghị cho công bố một sách toát lược về Thánh Kinh, đề cập tới các phương pháp đọc và cầu nguyện bằng Lời Chúa.
Sách toát lược này nhằm cho tín hữu giáo dân, sẽ trình bầy các phương pháp phong phú và hữu dụng giúp họ đọc và chia sẻ Sách Thánh. Sách toát lược này sẽ là một trợ giúp vô giá cho việc đọc Sách Thánh theo lối cá nhân và cho các nhóm học hỏi Lời Chúa…
ĐHY DiNardo cũng cho hay: một cuốn toát lược có tính “giáo hội và Công Giáo” như thế sẽ là một trợ huấn cụ hữu ích giúp các người Công Giáo tham dự các buổi hội thảo Thánh Kinh đại kết với thành viên các giáo hội anh em.
Đóng góp tiếp của Á Châu
Các nghị phụ Á Châu tiếp tục đóng góp tích cực cho THĐ giám mục thế giới.
Ba cuộc đối thoại
Đức cha Ignatius SUHARYO HARDJOATMODJO, Tổng giám mục Semarang (INDONESIA), trong phiên khoáng đại 11, đã lên tiếng đề cập tới bối cảnh Á Châu trong việc suy niệm Lời Chúa. Ngài cho hay Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu hiện đã và đang cổ vũ việc phúc âm hóa bằng ba cuộc đối thoại: đối thoại với người nghèo, đối thoại với các tôn giáo và đối thoại với các nền văn hóa. Tuyên bố “Nostra Aetate” và các tài liệu hậu công đồng đã khẳng định: đối thoại là đặc điểm của Giáo Hội (Giáo Hội Tại Á Châu, số 3).
Theo ngài, Tài Liệu Làm Việc của THĐ có nhắc tới hiến chế tín lý “Dei Verbum”, nhưng nên bổ túc bằng cả hiến chế “Gaudium et Spes” nữa vì hiến chế này nhấn mạnh tới việc đối thoại với thế giới. Ở Á Châu, việc công bố Lời Chúa đòi phải có đối thoại và bản vị hóa làm điều kiện cho Lời Nhập Thể. Lời Thiên Chúa đã trở thành Lời ban sự sống cho người nghèo tại Á Châu.
Đức cha nhấn mạnh: “Chúng ta phải giải quyết các nguyên nhân cơ cấu tạo ra cảnh nghèo và đẩy người ta ra bên ngoài, để đạt cho được sự giải phóng toàn bộ dưới ánh sáng Lời Chúa. Các mối phúc của Nước Chúa, nhất là mối phúc nghèo khó trong hai Phúc Âm Mátthêu và Luca cần phải được rao giảng cùng một lúc cho người giầu để thách thức thái độ tự mãn của họ và cho cả người nghèo nữa làm nguồn hy vọng hướng tới giải phóng và sự sống”.
Mạc khải trong Thánh Kinh nhấn mạnh tới tình yêu dành cho người nghèo, quả phụ, cô nhi và khách lạ. Thiên Chúa luôn bênh vực và tranh đấu công lý cho người nghèo (Tv 103:6). Chúa Giêsu đã hiện thân lòng cảm thương sâu sắc của Thiên Chúa dành cho người nghèo khi công bố Nước Thiên Chúa.. Ưu tiên của Thiên Chúa chọn người nghèo là Lời ban sự sống cho kẻ bị làm ngơ, bị nhục mạ và bị tước đoạt”. Đức cha kết luận: ”Giáo Hội phải chia sẻ Lời Chúa như Lời của Hy Vọng và đem lại sự sống cho người nghèo tại Á Châu”.
Một Sách Chú Giải Thánh Kinh cho Á Châu
Phần Đức cha Arturo M. BASTES, S.V.D., Giám mục Sorsogon (PHILIPPINES), ngài trình bầy mấy điểm sau đây:
1. Các giảng khóa về Thánh Kinh trong các chủng viện quá thiên về trí thức, sử dụng các phương pháp của phương tây gọi là chú giải dựa trên phê bình lịch sử, khiến các chủng sinh buồn chán. Nên bổ túc phương thức có tính khoa bảng này bằng việc đưa văn hóa và hoàn cảnh sống thực của người nghe vào đó.
2. Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo (hiện có mặt tại 129 quốc gia) đã khai triển được nhiều kỹ thuật cho thừa tác vụ thánh kinh. Các kỹ thuật này rất có hiệu quả trong việc thông truyền sứ điệp Lời Chúa cho con người thời đại. Nên đưa các kỹ thuật đầy sáng tạo này vào chương trình đào tạo chính thức trong các phân khoa thần học cũng như các viện đào tạo, nhất là kỹ thuật “Diễn Kịch Thánh Kinh” (bibliodrama).
3. Càng ngày người ta càng cảm thấy sự cấp thiết cần phải có cách đọc Thánh Kinh theo kiểu Á Châu vì tại lục địa mênh mông này, hàng triệu người đang đói khát Lời Chúa. Hiện đã có nhiều cố gắng để khai triển cho bằng được lối giải thích Thánh Kinh bằng cách xem sét tới nền văn hóa và lịch sử phong phú của các dân tộc Á Châu. Hiện đã có kế hoạch công bố một Sách Chú Giải Thánh Kinh Á Châu, vừa sử dụng phương pháp phê bình sử học của Phương Tây vừa sử dụng các khoa giải thích dựa vào việc so sánh văn hóa. Việc phối hợp này sẽ giúp làm cho bản văn Thánh Kinh trở thành dễ hiểu đối với tâm thức Á Châu. Các thành viên trong Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu cũng đã quyết định thiết lập ra một Viện Thánh Kinh Á Châu để đưa ra một chương trình đào tạo Thánh Kinh có tính toàn bộ.
4. Đây là cách góp phần vào “sứ vụ phụ trội” tại Á Châu, nơi đa số cư dân chưa được nghe nói tới Chúa Kitô. Qua diễn trình phúc âm hóa tiệm tiến nhằm trình bầy Chúa Giêsu của các Phúc Âm như Thầy Dạy, Người Kể Truyện, Thầy Thuốc, Người Làm Phép Lạ, Người Bạn, Người Úi An, là các hình ảnh hết sức thân thương với người Á Châu, con người Á Châu cuối cùng sẽ được Chúa Thánh Thần đánh động để tin Chúa Kitô là Con Thiên Chúa.
Thánh Thể và Thánh Kinh
Đức cha Joseph Prathan SRIDARUNSIL, S.D.B., Giám mục Surat Thani (THAILAND), thì nói tới sự sống trong Chúa Kitô nhờ Thánh Thể và Thánh Kinh.
Theo ngài, đó là đời sống của Giáo Hội tại Thái Lan. Và Giáo hội tại đây có sứ mệnh trở thành ánh sáng chói lọi của Niềm Tin và Niềm Hy Vọng cho xã hội Thái. Là một nhóm thiểu số trong một quốc gia có nhiều niềm tin và tôn giáo khác, nên Giáo Hội ở đây ý thức rõ vai trò làm men trong cục bột xã hội Thái Lan.
Ngài nói: “Chúng con hiểu rõ rằng Lời Chúa phải ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng con qua việc học hỏi, suy niệm, cầu nguyện, và đem Lời Chúa ra thực hành. Giáo Hội Thái đã quyết định cổ vũ Lời Chúa bằng những cách sau đây:
1. Thiên hướng để nghe Lời Chúa là điều hết sức quan trọng. Các cộng đoàn cơ bản trong Giáo Hội Thái dùng Lời Chúa làm cốt lõi cho lẽ sinh tồn của mình, trong đó có lối Đọc Lời Chúa (lectio divina).
2. Giáo Hội Thái Lan nhấn mạnh tới sự quan trọng của việc học hỏi Thánh Kinh trong các chủng viện, nhà đào tạo dòng tu, và cả trong việc huấn luyện giáo dân nữa. Giúp các thành viên biết và yêu mến Lời Chúa, sống Lời ấy và chia sẻ cảm nghiệm về Lời Chúa cho người khác.
3. Giáo Hội Thái Lan ước mong Lời Chúa trở thành trọng tâm của mọi hình thức dạy giáo lý, nhờ thế, tạo được nền tảng vững chắc cho đức tin và sự trưởng thành về Kitô giáo nơi tín hũu, giúp họ làm chứng cho Chúa Kitô trong xã hội Thái.
4. Giáo Hội Thái sử dụng các kỹ thuật tân tiến để đạt ba mục tiêu kể trên, giúp thông truyền Lời Chúa làm đường, làm sự thật và làm sự sống cho mọi người kể cả người của các tôn giáo khác.
Thông thạo truyện đời
Đức cha Evarist PINTO, Tổng giám mục Karachi (PAKISTAN) cho THĐ hay: “Tại Pakistan, hơn 60% dân chúng mù chữ nên không đọc được Thánh Kinh, nhưng họ rất muốn nghe Lời Chúa”. Phiền một điều, nhiều người đạt được thành tích cao về khoa bảng, nhưng lại hết sức mù mờ về Lời Chúa. “Rất nhiều người dân của chúng con, trong đó có Linh Mục và các vị sống đời tận hiến, là chuyên viên trong các vấn đề thế tục nhưng lại không có khả năng ban bố kiến thức cao siêu về Thánh Kinh cho những người đói khát Lời Chúa”. Theo ngài, nhiệm vụ hàng đầu của giám mục, linh mục và phó tế là giảng dậy và giáo huấn Dân Chúa, bằng chính Lời của Người.
Đem Lời Chúa vào mọi môi trường
Đối với việc đem Lời Chúa đến với một thế giới không đi nhà thờ, chưa nghe nói tới Phúc Âm, một thế giới đầy tranh chấp, thế tục hóa…, Đức cha Thomas MENAMPARAMPIL, S.D.B., Tổng giám mục của Guwahati (INDIA), đề nghị “ở những nơi ta không có khả năng tới được, ta có thể qua người khác mà tới; ta cần phải giữ cho mình luôn sáng tạo trong mục vụ để nơi nào chân tay ta không với tới được, thì các ý tưởng của ta vẫn với tới nơi”.
Mặt khác, trong các hoàn cảnh đối nghịch, ta không mong có được người nghe khi chỉ biết kết án, khoe khoang chân lý hay hợm hĩnh mình ở thế thượng phong luân lý. Trái lại, chỉ có thể được người khác lắng nghe, khi ta hiển nhiên biểu lộ quan tâm nhân bản,dấn thân phục vụ người đau khổ, chú ý tới các nhậy cảm văn hóa tế vi.
Ngài cũng đề nghị: vì những lý do lịch sử, hiện ta nhìn nhận các mối liên hệ đặc biệt với Do Thái Giáo và Hồi Giáo, nhưng cũng nên bầy tỏ một gần gũi thân mật với Phật Giáo, Ấn Giáo và Nho Giáo. Phật Giáo với các truyền thống tôn trọng sự sống, đơn tu, hãm mình, độc thân, chiêm niệm, thầm lặng. Hồi Giáo thêm ý niệm ‘hy lễ’, các truyền thống nghi thức, rước sách, dùng hình ảnh, nước thánh, hành hương, ăn chay; còn Nho Giáo với sự gắn bó sâu sắc đối với các giá trị gia đình, trật tự xã hội, bênh vực người già. Gộp chung lại, họ đại diện cho hơn phân nửa nhân loại.
Vai trò giáo dân
Đức cha Antony DEVOTTA, giám mục Tiruchirapalli (INDIA), thì nhấn mạnh đến vai trò của tín hữu giáo dân, gọi họ là kho tàng vĩ đại nhất và là hy vọng của Giáo Hội trong thế giới hoàn cầu hóa, không những chỉ vì vai trò đặc thù canh tân trật tự trần thế mà cả trong cố gắng hiểu và giải thích Lời Chúa một cách có liên quan nữa.
Ngài cho rằng, được Chúa Thánh Thần xức dầu, toàn thể Giáo Hội đều nhận được ơn trợ giúp của Người để không những không bị lầm lạc trong các vấn đề liên quan tới đức tin và luân lý mà “con còn tin rằng cả trong diễn trình cùng hiểu và giải thích chung Lời Chúa nữa, ít nhiều tương tự như ‘cảm thức đức tin’ (sensus fidei) vậy”.
Đức cha cũng cho rằng trong Thánh Kinh, không những Thiên Chúa nói mà Người còn nghe nữa, nhất là trong các Thánh Vịnh. “Nếu thế, các nhà lãnh đạo Giáo Hội là chúng ta đây há không thể lắng nghe người giáo dân sao, nhất là người nghèo, người bị áp bức và người bị đẩy ra bên lề”?
Muốn hưởng được sự tham gia có giá trị của người giáo dân, các nhà lãnh đạo Giáo Hội phải coi là tối ưu tiên việc soi sáng và lên sinh lực cho giáo dân qua chương trình dạy giáo lý bằng Thánh Kinh trong các Cộng Đoàn Căn Bản hay trong các phong trào và đoàn thể khác, để mọi người thấm nhiễm nền “văn hóa Thánh Kinh”. Phải dành ngân khoản cho việc này, ít nhất cũng bằng ngân khoản dành cho việc đào tạo các chủng sinh.