Một Thượng Hội Đồng ngoại thường(tiếp theo)
Tràng vỗ tay đầu dành cho người anh em không phải là Công Giáo
Đó là Mục sư Robert Welsh, chủ tịch Hội Đồng Hiệp Nhất Kitô Hữu Các Môn Đệ Chúa Kitô, một mục sư Thệ Phản thuộc một cộng đoàn phần lớn chỉ có ở Hoa Kỳ. Ông lên tiếng vào Thứ Năm, đề cập tới lòng mong ước của ông được thấy THĐ trở thành cuộc canh tân cho cả người không phải là Công Giáo nữa. Ông nói rằng chủ đề “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội” hết sức chủ yếu đối với đời sống của toàn thể giáo hội, mời gọi ta vâng theo cái nghe của giáo hội, vâng theo sự công bố của chúng ta, và vâng theo sự đáp ứng của ta đối với Lời Chúa đã thành nhục thân vì lợi ích và sự cứu rỗi của toàn thể thế giới”.
Theo vị đại diện anh em này, “Sự hiệp nhất Kitô giáo nằm ngay tại trung tâm của sứ điệp Phúc Âm; chia rẽ trong thân thể Chúa Kitô là một gương mù trước mặt Chúa và trước mặt thế gian. Sự chia rẽ của chúng ta tại bàn Thánh Thể là một bác bỏ liên tục đối với sức mạnh chữa lành, hòa giải của Thánh Giá, một sức mạnh vốn hiệp nhất mọi sự dưới đất và mọi sự trên trời “.
Mục sư Welsh hy vọng rằng “THĐ này sẽ thâm hậu hóa sự suy tư của mình về mối liên hệ giữa Lời Chúa, Phép Thánh Thể, và sự hiệp nhất mọi Kitô hữu trong một thân thể duy nhất của Chúa Kitô”. Ông cũng ước ao rằng “việc làm và cuộc thảo luận của qúy vị trong THĐ này sẽ thăm dò một cách đầy đủ hơn mối liên hệ giữa Lời Chúa và sứ mệnh của giáo hội, nhất là đối với người nghèo và người đau khổ, người bị áp bức và người bị đẩy ra bên lề xã hội”.
Ông cũng hứa sẽ cầu nguyện để “THĐ các giám mục nhằm suy tư về Lời Chúa này không những chỉ đem canh tân lại cho Giáo Hội Công Giáo; mà còn thực sự phục vụ toàn thể giáo hội trong việc đem canh tân lại cho phong trào đại kết và cho mọi giáo hội trong ơn gọi chung truyền giáo cho cả thế giới của chúng ta”.
Sau mục sư Welsh, giám mục hưu trí của Giáo Hội Luthêrô là Đức Gunnar Stalsett của Oslo, lên tiếng với THĐ. Ngài quả quyết rằng: “chủ đề của THĐ quả có tính đại kết thực sự, tác động trên mọi tôn giáo và có một sứ điệp cho toàn thế giới”. Ngài cũng được toàn thể THĐ vỗ tay tán thưởng, sau khi đã vỗ tay vang dội vì bài diễn văn của Mục Sư Welsh.
Ngài nói thêm: "Cuộc đối thoại giữa hai Giáo Hội Công Giáo La Mã và Giáo Hội Luthêrô trong hơn ba mươi năm qua đã góp phần tạo ra chất thể cho chủ đề của THĐ qua các vấn đề chủ yếu như học lý về công chính hóa, vai trò của thừa tác vụ thụ phong và bản chất của giáo hội. Hoàn cầu hoá của lo âu và thất vọng đòi ta phải có một hoàn cầu hóa của cứu rỗi và hy vọng”.
Ngài kết luận: “Các nhà lãnh đạo tôn giáo được mời gọi vào một thừa tác vụ hòa bình và hoà giải”.
Các anh hùng của Đức Tin làm THĐ chẩy nước mắt
Các anh hùng của Đức Tin, những người hiến mạng sống mình vì tiếp nhận hay đọc Thánh Kinh, đã được THĐ tưởng niệm vào ngày 10 tháng Mười.
Đức Cha Antons Justs của Jelgava, thuộc Latvia, nói với toàn thể THĐ về các vị tử đạo. Bài nói truyện của ngài đã làm nhiều vị hiện diện chẩy nước mắt. Đó là các vị tử đạo của thế kỷ 20 tại Liên Bang Sô Viết trước đây. Họ là “linh mục, đàn ông, và đàn bà chết vì tuyên xưng Lời Chúa…Con nhớ cha Viktors, linh mục người Latvia của chúng con. Dưới chế độ Xô Viết ở Latvia, cha bị bắt chỉ vì đã sở hữu một cuốn Thánh Kinh. Dưới mắt công an Xô Viết, Thánh Kinh là sách phản cách mạng. Chúng liệng Thánh Kinh xuống sàn và ra lệnh cho vị linh mục này dẵm lên trên. Cha từ khước và thay vào đó đã qùy xuống và hôn cuốn sách. Vì cử chỉ ấy, cha bị kết án 10 năm khổ sai tại Tây Bá Lợi Á. Mười năm sau, khi cha trở về giáo xứ của ngài và cử hành Thánh Lễ, cha đọc Phúc Âm. Rồi nâng Sách Thánh Lên mà nói: ‘Đó là Lời Chúa’. Cả cộng đoàn bật khóc và lên tiếng cảm tạ Chúa. Họ không dám hoan hô cha vì điều đó sẽ bị hiểu lầm như một công kích”.
Đức cha cũng cho hay trong thời Xô Viết, không một sách tôn giáo nào được phép in. “Dân Latvia chúng con phải làm như các Kitô hữu thế kỷ thứ nhất đã làm là học thuộc lòng các đoạn Sách Thánh. Cả ngày nay nữa, tại Latvia, truyền thống truyền khẩu vẫn còn thịnh hành. Chúng con đang chen vai xát cánh với các vị tử đạo của chúng con để công bố Lời Chúa. Cháu chắt của chúng con sẽ nhớ mãi các bậc cha ông của chúng, là những người đã chết vì đức tin của mình và đến lượt chúng, chúng cũng sẽ trở thành các anh hùng của đức tin”.
Xem sét cách Chúa lắng nghe
Các nghị phụ của THĐ không những chỉ suy niệm về cách lắng nghe Lời Chúa, mà còn suy niệm cả về cách Chúa lắng nghe nữa. Đó là chủ đề được Đức Cha Luis Tagle của giáo phận Imus, Phi Luật Tân trình bầy vào ngày Thứ Ba vừa qua. Bài thuyết trình này gây chú ý nhiều nơi các nghị phụ, khiến nhiều vị sau đó đã trích dẫn lời ngài, trong đó, có cả đại diện các giáo hội anh em.
Theo Đức Cha Tagle, “Lắng nghe là một việc hệ trọng. Giáo Hội cần phải đạo tạo người biết lắng nghe Lời Chúa. Nhưng lắng nghe không phải chỉ được truyền đạt bằng giảng dạy mà đúng hơn bằng một môi trường biết lắng nghe”. Và Đức cha đề nghị ra 3 phương thức để thâm hậu hóa khả năng biết lắng nghe.
“Ưu tư của chúng ta là lắng nghe bằng đức tin. Đức tin là hồng ân của Chúa Thánh Thần, nhưng nó cũng là một thực hành của tự do nhân bản. Lắng nghe bằng đức tin có nghĩa là phải mở cửa tâm hồn đón nhận Lời Chúa, để Lời Chúa thấm sâu và biến đổi chúng ta, rồi đem nó ra thực hành. Nó tương đương với việc vâng phục đức tin”.
Vị giáo phẩm này nói rằng các biến cố hiện nay trên thế giới cho thấy “các hậu quả thảm hại” của việc thiếu lắng nghe. “Con người thời nay đang bị giam hãm trong một môi trường độc thoại, không biết chú ý, ồn ào, bất khoan dung và tự loay hoay với chính mình. Giáo Hội có thể cung cấp cho họ một môi trường đối thoại, biết kính trọng, hỗ tương và tự vươn cao hơn chính mình”.
Sau cùng, Đức Cha cho rằng “Thiên Chúa lên tiếng nói và Giáo Hội, trong tư cách đầy tớ, cũng góp tiếng nói của mình vào Lời của Người. Nhưng không phải Chúa chỉ nói mà thôi. Chúa cũng biết lắng nghe nữa, nhất là lắng nghe người công chính, quả phụ, cô nhi, người bị bách hại và người nghèo là những người không có tiếng nói”. Đức cha kết luận: “Giáo Hội phải học nghe cách lắng nghe của Chúa và phải góp tiếng nói cho những người không có tiếng nói”.
Các đóng góp của Á Châu
Trong một bài trước, chúng tôi đã nhắc đến sự đóng góp của Đức Cha Tomas Menamparampil của Ấn Độ và trên đây sự đóng góp của Đức Cha Tagle của Phi Luật Tân. Thực ra, từ ngày đầu cho đến nay, Á Châu còn nhiều vị giám mục khác đã lên tiếng trước THĐ.
Chín tiêu chuẩn giải thích đúng đắn Lời Chúa
Tại phiên họp khoáng đại thứ ba, ngoài Đức Cha Tagle, còn có Đức Cha Broderick S. Pabillo, giám mục phụ tá của Manilai, Phi Luật Tân, đóng góp về các nguyên tắc giải thích Thánh Kinh. Ngài trình bầy 9 tiêu chuẩn của việc giải thích này trong đó: người ta phải biết Con Người của Chúa Kitô, phải gặp gỡ Lời Chúa trong phụng vụ, phải hiểu Thánh Kinh theo cái hiểu của Giáo Hội, phải đọc một đoạn Thánh Kinh trong ngữ cảnh hiệp nhất nội tại của toàn bộ Thánh Kinh, phải liên hệ với hoàn cảnh cụ thể ngày nay, không phải chỉ để biết mà để hồi hướng và thay đổi, phải sử dụng Thánh Kinh để tạo hiệp nhất, phải tiếp cận Thánh Kinh trong tinh thần khiêm hạ. Ngoài ra, ngài còn nhấn mạnh đến việc hợp tác song hành giữa các học giả Thánh Kinh và các nhân viên mục vụ khác, nhằm tìm ra các phương pháp tìm hiểu Thánh Kinh có thể thâm hậu hóa đức tin con người trong các nền văn hóa của ta.
Ý nghĩa giáo hội và thiêng liêng của Thánh Kinh
Trong phiên khoáng đại thứ tư, Đức Cha George Punnakottil, giám mục Kothamangalam thuộc nghi lễ Syro-Malabar của Ấn Độ cho rằng phương thức tiếp cận Thánh Kinh của các giáo hội Đông Phương có tính mục vụ nhiều hơn. Theo ngài, Giáo Hội, theo truyền thống giáo phụ, bao giờ cũng nhấn mạnh tới hai khía cạnh của Thánh Kinh. Đó là khía cạnh giáo hội và khía cạnh thiêng liêng. Thánh Kinh là Lời Chúa trong Giáo Hội; cá nhân tự mình không thể khám phá ra ơn linh hứng. Chỉ có Giáo Hội mới bảo đảm ơn linh hứng ấy.
Mặt khác, Thánh Kinh cũng có ý nghĩa lịch sử và thiêng liêng của nó. Nghĩa thiêng liêng không đi ngược lại nghĩa chiểu tự (literary meaning), nó dựa trên nghĩa chiểu tự ấy. Nghĩa thiêng liêng được ‘tri thức thiêng liêng’, nghĩa là ‘con mắt đức tin’, hiểu. Suy luận mà thôi không đủ. Đòi phải có chiêm niệm Lời Chúa. Thần học gia chân chính phải là vị thánh chân chính. Đọc đòi phải có cầu. Cầu soi sáng cho tâm trí nắm được điều đọc. Đọc Lời phải dẫn tới Lời bản thể tức Chúa Giêsu.
Lục địa của người nghèo
Cũng trong phiên họp khoáng đại thứ tư, Đức Cha Orlando B. Quevedo, O.F.M., Tổng giám mục Cotabato của Phi Luật Tân và là Tổng thư ký Liên Đoàn Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đã nói tới Á Châu, mà ngài gọi là lục địa của người nghèo. Theo ngài, Thiên Chúa nói Lời của Người, đặc biệt vì người nghèo. Người là nơi họ ẩn náu. Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, là một người nghèo, sống với người nghèo và gọi người nghèo là người có phúc. Nước Thiên Chúa được công bố cho họ. Người dạy ta phải trở nên nghèo khó trong tinh thần.
Theo Đức Cha Quevedo, dù giầu có về văn hóa và tôn giáo, Á Châu quả là lục địa của người nghèo, của bất quân bình về kinh tế và chính trị, của chia rẽ và tranh chấp sắc tộc. Cái cảm thức sâu sắc của chúng ta về siêu việt và hoà điệu đang bị nền văn hóa hoàn cầu hóa có tính thế tục và duy vật sói mòn dần.
Nhưng ngài cho hay Lời Chúa ở Á Châu đang mời gọi hàng ngàn các cộng đoàn nghèo khổ nhỏ bé hướng về Chúa Cha. Và người nghèo đang chú ý lắng nghe Lời Thiên Chúa. Nhờ thế, họ đang xây dựng nên “một cách thế mới để trở thành Giáo Hội”. Thực ra đó lại là một cách rất xưa, vì đó là cách thế của cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi (Cv 2:43-46). Được các mục tử thụ phong, các huấn luyện viên và cộng tác viên giáo dân hướng dẫn, Dân Chúa hạ tầng tuần nào cũng tụ tập nhau trong các nhà nguyện và tư gia để cử hành Phụng Vụ Lời Chúa… Họ tin Lời Chúa có sức động lực hóa đức tin, thúc đẩy họ tham gia sinh hoạt bên trong Giáo Hội và dự phần vào việc biến đổi xã hội
Sắc hơn chiếc gươm hai lưỡi
Đức Cha Anicetus Bongsu Antonius Sinaga, O.F.M. Cap., Tổng giám mục phó của Medan, Nam Dương, đề cập tới sự sắc bén của Thánh Kinh, hơn cả chiếc gươm hai lưỡi đâm thấu lòng người (Thư Do Thái 4:12).
Ngài cho hay các giám mục hiện nay đang phải đương đầu với một thứ cùn nhụt hóa (dullnization) Lời Chúa. Theo ngài, mặc dù ngày nay Thánh Kinh rất sẵn, đủ mọi ngôn ngữ, nhưng người ta lại ngại không chịu đọc và nhất là tìm cách quen thuộc với các vấn đề của Thánh Kinh.
Ngài mong sao THĐ này dấn thân tìm ra phương thức để thắng vượt tình trạng trên. Riêng Nam Dương đã thành lập ra Ủy Ban Thánh Kinh thuộc Hội Đồng Giám Mục toàn quốc. Ủy ban này có nhiệm vụ đưa ra các hướng dẫn mục vụ về Thánh Kinh cho Hiệp Hội Thánh Kinh, vốn không trực thuộc Hội Đồng Giám Mục. Ngoài ra, Ủy Ban đã đưa ra hai chương trình đào tạo về Thánh Kinh: đào tạo về in ấn và đào tạo về nhóm. Chương trình đầu nhằm chuẩn bị các tài liệu in ấn hay điện tử về các chủ đề Thánh Kinh (chủ đề năm nay là “Thánh Kinh cho trẻ em”). Chương trình hai nhằm huấn luyện các toán huấn luyện viên ở cấp giáo phận, để các toán này xuống các giáo xứ huấn luyện cấp giáo xứ.
Phương thức huấn luyện là tham dự các buổi trình diễn thánh kinh cũng như học thuộc lòng một số đoạn Sách Thánh.
Hai chương trình kia làm việc trong tinh thần phối hợp, vì các tài liệu in ấn sẽ nhằm cung cấp các tài liệu trình diễn, tranh vẽ, các CD, nhạc cụ dân tộc, và cả Thánh Kinh để đọc nữa. Tuy vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng hiện nay, sinh hoạt Thánh Kinh đã có sắc thái lễ hội, nhất là các em, các em “rất sợ” bị lỡ cơ hội không được tham dự sinh hoạt Chúa Nhật.
Trung Á và chuỗi Mân Côi
Tại phiên khóang đại thứ năm, một đại diện của Trung Á tức Kazakhstan, là Đức Cha Tomash Peta, Tổng giám mục của Maria Santissima, khi nhắc đến phần I, chương III của tài liệu làm việc tựa là “Đức Maria, Mẫu Mực của Mọi Tín Hữu trong việc Tiếp Nhận Lời Chúa”, đã cho hay đây không phải là một thêm thắt của lòng sùng kính, mà quả thật là một điểm nền tảng liên quan tới Lời Chúa.
Ngài giải thích: Đức Mẹ không những là mẫu gương tiếp nhận Lời Chúa, Ngài còn là lời bình luận tuyệt vời của Lời ấy nữa. Ta có thể nói, đời sống của Ngài là “chìa khóa để hiểu Thánh Kinh. Dưới ánh sáng đời Ngài, ta có thể đọc trọn bộ Thánh Kinh, và nhờ đó hiểu hết các mầu nhiệm của Chúa Giệsu và Giáo Hội, vâng, hiểu trọn toàn bộ kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa cách tốt hơn nhiều”.
Chính vì thế phép Mân Côi quả là một hình thức đơn giản mà lại phổ quát để nghe Lời Chúa một cách đầy cầu nguyện. Đức Cha cho rằng: thời nay nên nhấn mạnh đến hình thức cầu nguyện này vì không có ai khác hiểu và kết hiệp với Lời Chúa hay bằng Đức Mẹ. Ngài nhắc đến quê hương Kazakhstan thuộc miền Trung Á của ngài, nơi rất nhiều người Công Giáo bị đầy ải tới. Và trong khi không có linh mục hay nhà thờ, không có Sách Thánh hay Bí Tích, ngoại trừ phép Rửa Tội là phép chính họ có thể thi hành được, họ đã sống đạo bằng Kinh Mân Côi. Chính nhờ đọc Kinh Mân Côi mà họ đã giữ vững được đức tin và hiểu được các chân lý chính yếu của Đức Tin Công Giáo, hiểu được cả nhân phẩm của mình và niềm hy vọng vào tương lai.
Ngài cho hay, mấy thập niên sau, một cháu gái của các ông bà bị đầy ải xưa đã viết trong một bài thánh ca những lời sau đây: “Lạy Mẹ Maria, trong thảo nguyên Kazakh, mẹ đã mở cửa cho con, và mẹ đã gặp con với tràng Mân Côi. Ôi Đấng diễm phúc và thánh thiện vô chừng!”
Tràng vỗ tay đầu dành cho người anh em không phải là Công Giáo
Đó là Mục sư Robert Welsh, chủ tịch Hội Đồng Hiệp Nhất Kitô Hữu Các Môn Đệ Chúa Kitô, một mục sư Thệ Phản thuộc một cộng đoàn phần lớn chỉ có ở Hoa Kỳ. Ông lên tiếng vào Thứ Năm, đề cập tới lòng mong ước của ông được thấy THĐ trở thành cuộc canh tân cho cả người không phải là Công Giáo nữa. Ông nói rằng chủ đề “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội” hết sức chủ yếu đối với đời sống của toàn thể giáo hội, mời gọi ta vâng theo cái nghe của giáo hội, vâng theo sự công bố của chúng ta, và vâng theo sự đáp ứng của ta đối với Lời Chúa đã thành nhục thân vì lợi ích và sự cứu rỗi của toàn thể thế giới”.
Theo vị đại diện anh em này, “Sự hiệp nhất Kitô giáo nằm ngay tại trung tâm của sứ điệp Phúc Âm; chia rẽ trong thân thể Chúa Kitô là một gương mù trước mặt Chúa và trước mặt thế gian. Sự chia rẽ của chúng ta tại bàn Thánh Thể là một bác bỏ liên tục đối với sức mạnh chữa lành, hòa giải của Thánh Giá, một sức mạnh vốn hiệp nhất mọi sự dưới đất và mọi sự trên trời “.
Mục sư Welsh hy vọng rằng “THĐ này sẽ thâm hậu hóa sự suy tư của mình về mối liên hệ giữa Lời Chúa, Phép Thánh Thể, và sự hiệp nhất mọi Kitô hữu trong một thân thể duy nhất của Chúa Kitô”. Ông cũng ước ao rằng “việc làm và cuộc thảo luận của qúy vị trong THĐ này sẽ thăm dò một cách đầy đủ hơn mối liên hệ giữa Lời Chúa và sứ mệnh của giáo hội, nhất là đối với người nghèo và người đau khổ, người bị áp bức và người bị đẩy ra bên lề xã hội”.
Ông cũng hứa sẽ cầu nguyện để “THĐ các giám mục nhằm suy tư về Lời Chúa này không những chỉ đem canh tân lại cho Giáo Hội Công Giáo; mà còn thực sự phục vụ toàn thể giáo hội trong việc đem canh tân lại cho phong trào đại kết và cho mọi giáo hội trong ơn gọi chung truyền giáo cho cả thế giới của chúng ta”.
Sau mục sư Welsh, giám mục hưu trí của Giáo Hội Luthêrô là Đức Gunnar Stalsett của Oslo, lên tiếng với THĐ. Ngài quả quyết rằng: “chủ đề của THĐ quả có tính đại kết thực sự, tác động trên mọi tôn giáo và có một sứ điệp cho toàn thế giới”. Ngài cũng được toàn thể THĐ vỗ tay tán thưởng, sau khi đã vỗ tay vang dội vì bài diễn văn của Mục Sư Welsh.
Ngài nói thêm: "Cuộc đối thoại giữa hai Giáo Hội Công Giáo La Mã và Giáo Hội Luthêrô trong hơn ba mươi năm qua đã góp phần tạo ra chất thể cho chủ đề của THĐ qua các vấn đề chủ yếu như học lý về công chính hóa, vai trò của thừa tác vụ thụ phong và bản chất của giáo hội. Hoàn cầu hoá của lo âu và thất vọng đòi ta phải có một hoàn cầu hóa của cứu rỗi và hy vọng”.
Ngài kết luận: “Các nhà lãnh đạo tôn giáo được mời gọi vào một thừa tác vụ hòa bình và hoà giải”.
Các anh hùng của Đức Tin làm THĐ chẩy nước mắt
Các anh hùng của Đức Tin, những người hiến mạng sống mình vì tiếp nhận hay đọc Thánh Kinh, đã được THĐ tưởng niệm vào ngày 10 tháng Mười.
Đức Cha Antons Justs của Jelgava, thuộc Latvia, nói với toàn thể THĐ về các vị tử đạo. Bài nói truyện của ngài đã làm nhiều vị hiện diện chẩy nước mắt. Đó là các vị tử đạo của thế kỷ 20 tại Liên Bang Sô Viết trước đây. Họ là “linh mục, đàn ông, và đàn bà chết vì tuyên xưng Lời Chúa…Con nhớ cha Viktors, linh mục người Latvia của chúng con. Dưới chế độ Xô Viết ở Latvia, cha bị bắt chỉ vì đã sở hữu một cuốn Thánh Kinh. Dưới mắt công an Xô Viết, Thánh Kinh là sách phản cách mạng. Chúng liệng Thánh Kinh xuống sàn và ra lệnh cho vị linh mục này dẵm lên trên. Cha từ khước và thay vào đó đã qùy xuống và hôn cuốn sách. Vì cử chỉ ấy, cha bị kết án 10 năm khổ sai tại Tây Bá Lợi Á. Mười năm sau, khi cha trở về giáo xứ của ngài và cử hành Thánh Lễ, cha đọc Phúc Âm. Rồi nâng Sách Thánh Lên mà nói: ‘Đó là Lời Chúa’. Cả cộng đoàn bật khóc và lên tiếng cảm tạ Chúa. Họ không dám hoan hô cha vì điều đó sẽ bị hiểu lầm như một công kích”.
Đức cha cũng cho hay trong thời Xô Viết, không một sách tôn giáo nào được phép in. “Dân Latvia chúng con phải làm như các Kitô hữu thế kỷ thứ nhất đã làm là học thuộc lòng các đoạn Sách Thánh. Cả ngày nay nữa, tại Latvia, truyền thống truyền khẩu vẫn còn thịnh hành. Chúng con đang chen vai xát cánh với các vị tử đạo của chúng con để công bố Lời Chúa. Cháu chắt của chúng con sẽ nhớ mãi các bậc cha ông của chúng, là những người đã chết vì đức tin của mình và đến lượt chúng, chúng cũng sẽ trở thành các anh hùng của đức tin”.
Xem sét cách Chúa lắng nghe
Các nghị phụ của THĐ không những chỉ suy niệm về cách lắng nghe Lời Chúa, mà còn suy niệm cả về cách Chúa lắng nghe nữa. Đó là chủ đề được Đức Cha Luis Tagle của giáo phận Imus, Phi Luật Tân trình bầy vào ngày Thứ Ba vừa qua. Bài thuyết trình này gây chú ý nhiều nơi các nghị phụ, khiến nhiều vị sau đó đã trích dẫn lời ngài, trong đó, có cả đại diện các giáo hội anh em.
Theo Đức Cha Tagle, “Lắng nghe là một việc hệ trọng. Giáo Hội cần phải đạo tạo người biết lắng nghe Lời Chúa. Nhưng lắng nghe không phải chỉ được truyền đạt bằng giảng dạy mà đúng hơn bằng một môi trường biết lắng nghe”. Và Đức cha đề nghị ra 3 phương thức để thâm hậu hóa khả năng biết lắng nghe.
“Ưu tư của chúng ta là lắng nghe bằng đức tin. Đức tin là hồng ân của Chúa Thánh Thần, nhưng nó cũng là một thực hành của tự do nhân bản. Lắng nghe bằng đức tin có nghĩa là phải mở cửa tâm hồn đón nhận Lời Chúa, để Lời Chúa thấm sâu và biến đổi chúng ta, rồi đem nó ra thực hành. Nó tương đương với việc vâng phục đức tin”.
Vị giáo phẩm này nói rằng các biến cố hiện nay trên thế giới cho thấy “các hậu quả thảm hại” của việc thiếu lắng nghe. “Con người thời nay đang bị giam hãm trong một môi trường độc thoại, không biết chú ý, ồn ào, bất khoan dung và tự loay hoay với chính mình. Giáo Hội có thể cung cấp cho họ một môi trường đối thoại, biết kính trọng, hỗ tương và tự vươn cao hơn chính mình”.
Sau cùng, Đức Cha cho rằng “Thiên Chúa lên tiếng nói và Giáo Hội, trong tư cách đầy tớ, cũng góp tiếng nói của mình vào Lời của Người. Nhưng không phải Chúa chỉ nói mà thôi. Chúa cũng biết lắng nghe nữa, nhất là lắng nghe người công chính, quả phụ, cô nhi, người bị bách hại và người nghèo là những người không có tiếng nói”. Đức cha kết luận: “Giáo Hội phải học nghe cách lắng nghe của Chúa và phải góp tiếng nói cho những người không có tiếng nói”.
Các đóng góp của Á Châu
Trong một bài trước, chúng tôi đã nhắc đến sự đóng góp của Đức Cha Tomas Menamparampil của Ấn Độ và trên đây sự đóng góp của Đức Cha Tagle của Phi Luật Tân. Thực ra, từ ngày đầu cho đến nay, Á Châu còn nhiều vị giám mục khác đã lên tiếng trước THĐ.
Chín tiêu chuẩn giải thích đúng đắn Lời Chúa
Tại phiên họp khoáng đại thứ ba, ngoài Đức Cha Tagle, còn có Đức Cha Broderick S. Pabillo, giám mục phụ tá của Manilai, Phi Luật Tân, đóng góp về các nguyên tắc giải thích Thánh Kinh. Ngài trình bầy 9 tiêu chuẩn của việc giải thích này trong đó: người ta phải biết Con Người của Chúa Kitô, phải gặp gỡ Lời Chúa trong phụng vụ, phải hiểu Thánh Kinh theo cái hiểu của Giáo Hội, phải đọc một đoạn Thánh Kinh trong ngữ cảnh hiệp nhất nội tại của toàn bộ Thánh Kinh, phải liên hệ với hoàn cảnh cụ thể ngày nay, không phải chỉ để biết mà để hồi hướng và thay đổi, phải sử dụng Thánh Kinh để tạo hiệp nhất, phải tiếp cận Thánh Kinh trong tinh thần khiêm hạ. Ngoài ra, ngài còn nhấn mạnh đến việc hợp tác song hành giữa các học giả Thánh Kinh và các nhân viên mục vụ khác, nhằm tìm ra các phương pháp tìm hiểu Thánh Kinh có thể thâm hậu hóa đức tin con người trong các nền văn hóa của ta.
Ý nghĩa giáo hội và thiêng liêng của Thánh Kinh
Trong phiên khoáng đại thứ tư, Đức Cha George Punnakottil, giám mục Kothamangalam thuộc nghi lễ Syro-Malabar của Ấn Độ cho rằng phương thức tiếp cận Thánh Kinh của các giáo hội Đông Phương có tính mục vụ nhiều hơn. Theo ngài, Giáo Hội, theo truyền thống giáo phụ, bao giờ cũng nhấn mạnh tới hai khía cạnh của Thánh Kinh. Đó là khía cạnh giáo hội và khía cạnh thiêng liêng. Thánh Kinh là Lời Chúa trong Giáo Hội; cá nhân tự mình không thể khám phá ra ơn linh hứng. Chỉ có Giáo Hội mới bảo đảm ơn linh hứng ấy.
Mặt khác, Thánh Kinh cũng có ý nghĩa lịch sử và thiêng liêng của nó. Nghĩa thiêng liêng không đi ngược lại nghĩa chiểu tự (literary meaning), nó dựa trên nghĩa chiểu tự ấy. Nghĩa thiêng liêng được ‘tri thức thiêng liêng’, nghĩa là ‘con mắt đức tin’, hiểu. Suy luận mà thôi không đủ. Đòi phải có chiêm niệm Lời Chúa. Thần học gia chân chính phải là vị thánh chân chính. Đọc đòi phải có cầu. Cầu soi sáng cho tâm trí nắm được điều đọc. Đọc Lời phải dẫn tới Lời bản thể tức Chúa Giêsu.
Lục địa của người nghèo
Cũng trong phiên họp khoáng đại thứ tư, Đức Cha Orlando B. Quevedo, O.F.M., Tổng giám mục Cotabato của Phi Luật Tân và là Tổng thư ký Liên Đoàn Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đã nói tới Á Châu, mà ngài gọi là lục địa của người nghèo. Theo ngài, Thiên Chúa nói Lời của Người, đặc biệt vì người nghèo. Người là nơi họ ẩn náu. Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, là một người nghèo, sống với người nghèo và gọi người nghèo là người có phúc. Nước Thiên Chúa được công bố cho họ. Người dạy ta phải trở nên nghèo khó trong tinh thần.
Theo Đức Cha Quevedo, dù giầu có về văn hóa và tôn giáo, Á Châu quả là lục địa của người nghèo, của bất quân bình về kinh tế và chính trị, của chia rẽ và tranh chấp sắc tộc. Cái cảm thức sâu sắc của chúng ta về siêu việt và hoà điệu đang bị nền văn hóa hoàn cầu hóa có tính thế tục và duy vật sói mòn dần.
Nhưng ngài cho hay Lời Chúa ở Á Châu đang mời gọi hàng ngàn các cộng đoàn nghèo khổ nhỏ bé hướng về Chúa Cha. Và người nghèo đang chú ý lắng nghe Lời Thiên Chúa. Nhờ thế, họ đang xây dựng nên “một cách thế mới để trở thành Giáo Hội”. Thực ra đó lại là một cách rất xưa, vì đó là cách thế của cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi (Cv 2:43-46). Được các mục tử thụ phong, các huấn luyện viên và cộng tác viên giáo dân hướng dẫn, Dân Chúa hạ tầng tuần nào cũng tụ tập nhau trong các nhà nguyện và tư gia để cử hành Phụng Vụ Lời Chúa… Họ tin Lời Chúa có sức động lực hóa đức tin, thúc đẩy họ tham gia sinh hoạt bên trong Giáo Hội và dự phần vào việc biến đổi xã hội
Sắc hơn chiếc gươm hai lưỡi
Đức Cha Anicetus Bongsu Antonius Sinaga, O.F.M. Cap., Tổng giám mục phó của Medan, Nam Dương, đề cập tới sự sắc bén của Thánh Kinh, hơn cả chiếc gươm hai lưỡi đâm thấu lòng người (Thư Do Thái 4:12).
Ngài cho hay các giám mục hiện nay đang phải đương đầu với một thứ cùn nhụt hóa (dullnization) Lời Chúa. Theo ngài, mặc dù ngày nay Thánh Kinh rất sẵn, đủ mọi ngôn ngữ, nhưng người ta lại ngại không chịu đọc và nhất là tìm cách quen thuộc với các vấn đề của Thánh Kinh.
Ngài mong sao THĐ này dấn thân tìm ra phương thức để thắng vượt tình trạng trên. Riêng Nam Dương đã thành lập ra Ủy Ban Thánh Kinh thuộc Hội Đồng Giám Mục toàn quốc. Ủy ban này có nhiệm vụ đưa ra các hướng dẫn mục vụ về Thánh Kinh cho Hiệp Hội Thánh Kinh, vốn không trực thuộc Hội Đồng Giám Mục. Ngoài ra, Ủy Ban đã đưa ra hai chương trình đào tạo về Thánh Kinh: đào tạo về in ấn và đào tạo về nhóm. Chương trình đầu nhằm chuẩn bị các tài liệu in ấn hay điện tử về các chủ đề Thánh Kinh (chủ đề năm nay là “Thánh Kinh cho trẻ em”). Chương trình hai nhằm huấn luyện các toán huấn luyện viên ở cấp giáo phận, để các toán này xuống các giáo xứ huấn luyện cấp giáo xứ.
Phương thức huấn luyện là tham dự các buổi trình diễn thánh kinh cũng như học thuộc lòng một số đoạn Sách Thánh.
Hai chương trình kia làm việc trong tinh thần phối hợp, vì các tài liệu in ấn sẽ nhằm cung cấp các tài liệu trình diễn, tranh vẽ, các CD, nhạc cụ dân tộc, và cả Thánh Kinh để đọc nữa. Tuy vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng hiện nay, sinh hoạt Thánh Kinh đã có sắc thái lễ hội, nhất là các em, các em “rất sợ” bị lỡ cơ hội không được tham dự sinh hoạt Chúa Nhật.
Trung Á và chuỗi Mân Côi
Tại phiên khóang đại thứ năm, một đại diện của Trung Á tức Kazakhstan, là Đức Cha Tomash Peta, Tổng giám mục của Maria Santissima, khi nhắc đến phần I, chương III của tài liệu làm việc tựa là “Đức Maria, Mẫu Mực của Mọi Tín Hữu trong việc Tiếp Nhận Lời Chúa”, đã cho hay đây không phải là một thêm thắt của lòng sùng kính, mà quả thật là một điểm nền tảng liên quan tới Lời Chúa.
Ngài giải thích: Đức Mẹ không những là mẫu gương tiếp nhận Lời Chúa, Ngài còn là lời bình luận tuyệt vời của Lời ấy nữa. Ta có thể nói, đời sống của Ngài là “chìa khóa để hiểu Thánh Kinh. Dưới ánh sáng đời Ngài, ta có thể đọc trọn bộ Thánh Kinh, và nhờ đó hiểu hết các mầu nhiệm của Chúa Giệsu và Giáo Hội, vâng, hiểu trọn toàn bộ kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa cách tốt hơn nhiều”.
Chính vì thế phép Mân Côi quả là một hình thức đơn giản mà lại phổ quát để nghe Lời Chúa một cách đầy cầu nguyện. Đức Cha cho rằng: thời nay nên nhấn mạnh đến hình thức cầu nguyện này vì không có ai khác hiểu và kết hiệp với Lời Chúa hay bằng Đức Mẹ. Ngài nhắc đến quê hương Kazakhstan thuộc miền Trung Á của ngài, nơi rất nhiều người Công Giáo bị đầy ải tới. Và trong khi không có linh mục hay nhà thờ, không có Sách Thánh hay Bí Tích, ngoại trừ phép Rửa Tội là phép chính họ có thể thi hành được, họ đã sống đạo bằng Kinh Mân Côi. Chính nhờ đọc Kinh Mân Côi mà họ đã giữ vững được đức tin và hiểu được các chân lý chính yếu của Đức Tin Công Giáo, hiểu được cả nhân phẩm của mình và niềm hy vọng vào tương lai.
Ngài cho hay, mấy thập niên sau, một cháu gái của các ông bà bị đầy ải xưa đã viết trong một bài thánh ca những lời sau đây: “Lạy Mẹ Maria, trong thảo nguyên Kazakh, mẹ đã mở cửa cho con, và mẹ đã gặp con với tràng Mân Côi. Ôi Đấng diễm phúc và thánh thiện vô chừng!”