Vô liêm sỉ!
Tôi không thích nghĩ nhiều và nói nhiều về những chuyện bực mình khó chịu, mà chỉ thường suy ngẫm và thưởng ngoạn những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Và tôi cũng mau quên những câu chuyện và những loại người gây ra những chuyện ấy. Tôi là linh mục ở miền quê, tôi không xem tivi. Qua sự bàn tán của giáo dân tôi biết sự xuyên tạc và sự thất hứa của chính quyền thành phố Hà nội. Tôi không muốn nói nhiều với giáo dân về những điều khó chịu này. Thế nhưng tin đài cứ liên tục và giáo dân vì thế cứ thắc mắc. Cuối cùng, tôi quyết định sẽ nói một lần sự thật để rồi quên.
Tôi chọn Chúa nhật ngày 28 tháng 9 năm 2008 sẽ công khai sự thật, và cũng trùng hợp nhận được bản văn “Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt nam…”. Sau khi đọc nguyên văn “quan điểm…”, tôi đóng lại: đó là quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt nam.
Còn sau đây là quan điểm của riêng tôi: chính quyền thành phố Hà nội vô liêm sỉ trong hành vi và lời nói liên quan đến vụ đất 42 nhà chung và 178 Nguyễn lương Bằng. Tôi xin nói rõ, tôi không nói chính quyền chung chung, hay chính tại địa phương, mà nói đến chính quyền thành phố Hà nội trong sự kiện trên là vô liêm sỉ.
Tôi phân tích từ vô liêm sỉ là chính xác về mặt ngôn ngữ tương xứng với sự kiện khách quan, chứ hoàn toàn không phải vì sự bức xúc (Dù tôi có buồn vì cách ứng xử như thế của chính quyền thành phố Hà nội.) Tôi phân biệt đạo đức và liêm sỉ.
Chúng ta đừng đòi hỏi những người làm chính trị phải đạo đức, điều đó rất khó và là chuyện lương tâm và riêng tư; chính chúng ta cũng phải đấm ngực sám hối mỗi ngày vì tội lỗi của chúng ta. Nhưng chúng ta buộc nhà cầm quyền ít nhất phải có liêm sỉ, chứ không phải như những kẻ mạnh thiếu nhân cách chứng tỏ quyền uy bất chấp sự thật một cách công khai, trơ trẽn, và nhất là không biết xấu hổ. Như thế là vô liêm sỉ.
Những việc làm vô liêm sỉ không chỉ gây khó chịu phản cảm đối với xã hội, mà nó còn tấn công vào tính chính danh và đạo đức của xã hội. Tôi đã trình bày sự thật và quan điểm của mình cho người trưởng thành, vì không muốn trẻ thơ phải nhuốm phải những điều không hay của người lớn, rồi thôi. Tôi muốn quên những chuyện khó chịu và đừng ai nhắc đến nữa.
Thế rồi, một tuần sau tôi đọc thấy bài viết “Ông ấy có còn xứng đáng” của Thành Long trên báo TNTP. Thành Long là ai mà nói dối tồi thế. Cụm từ “niềm tin giảm đi một nửa” nghe nó giống ngôn từ chải chuốt của nhà văn hơn là câu nói đối thoại của một trẻ thơ. Đúng là người lớn thi vẽ tranh thiếu nhi. Tôi lại phải gặp thêm một kẻ vô liêm sỉ nữa. Vô liêm sỉ tới đó là cùng.
Tôi muốn tránh mà không thành, muốn quên mà không được. Lần này không phải là buồn mà là bức xúc vì có người dám dám đụng đến sự trong trắng của thiếu nhi. Vì điều bức xúc này mà tôi viết bài này để gởi cho những người vô liêm sỉ mong có một chút liêm.
Tôi không thích nghĩ nhiều và nói nhiều về những chuyện bực mình khó chịu, mà chỉ thường suy ngẫm và thưởng ngoạn những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Và tôi cũng mau quên những câu chuyện và những loại người gây ra những chuyện ấy. Tôi là linh mục ở miền quê, tôi không xem tivi. Qua sự bàn tán của giáo dân tôi biết sự xuyên tạc và sự thất hứa của chính quyền thành phố Hà nội. Tôi không muốn nói nhiều với giáo dân về những điều khó chịu này. Thế nhưng tin đài cứ liên tục và giáo dân vì thế cứ thắc mắc. Cuối cùng, tôi quyết định sẽ nói một lần sự thật để rồi quên.
Tôi chọn Chúa nhật ngày 28 tháng 9 năm 2008 sẽ công khai sự thật, và cũng trùng hợp nhận được bản văn “Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt nam…”. Sau khi đọc nguyên văn “quan điểm…”, tôi đóng lại: đó là quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt nam.
Còn sau đây là quan điểm của riêng tôi: chính quyền thành phố Hà nội vô liêm sỉ trong hành vi và lời nói liên quan đến vụ đất 42 nhà chung và 178 Nguyễn lương Bằng. Tôi xin nói rõ, tôi không nói chính quyền chung chung, hay chính tại địa phương, mà nói đến chính quyền thành phố Hà nội trong sự kiện trên là vô liêm sỉ.
Tôi phân tích từ vô liêm sỉ là chính xác về mặt ngôn ngữ tương xứng với sự kiện khách quan, chứ hoàn toàn không phải vì sự bức xúc (Dù tôi có buồn vì cách ứng xử như thế của chính quyền thành phố Hà nội.) Tôi phân biệt đạo đức và liêm sỉ.
Chúng ta đừng đòi hỏi những người làm chính trị phải đạo đức, điều đó rất khó và là chuyện lương tâm và riêng tư; chính chúng ta cũng phải đấm ngực sám hối mỗi ngày vì tội lỗi của chúng ta. Nhưng chúng ta buộc nhà cầm quyền ít nhất phải có liêm sỉ, chứ không phải như những kẻ mạnh thiếu nhân cách chứng tỏ quyền uy bất chấp sự thật một cách công khai, trơ trẽn, và nhất là không biết xấu hổ. Như thế là vô liêm sỉ.
Những việc làm vô liêm sỉ không chỉ gây khó chịu phản cảm đối với xã hội, mà nó còn tấn công vào tính chính danh và đạo đức của xã hội. Tôi đã trình bày sự thật và quan điểm của mình cho người trưởng thành, vì không muốn trẻ thơ phải nhuốm phải những điều không hay của người lớn, rồi thôi. Tôi muốn quên những chuyện khó chịu và đừng ai nhắc đến nữa.
Thế rồi, một tuần sau tôi đọc thấy bài viết “Ông ấy có còn xứng đáng” của Thành Long trên báo TNTP. Thành Long là ai mà nói dối tồi thế. Cụm từ “niềm tin giảm đi một nửa” nghe nó giống ngôn từ chải chuốt của nhà văn hơn là câu nói đối thoại của một trẻ thơ. Đúng là người lớn thi vẽ tranh thiếu nhi. Tôi lại phải gặp thêm một kẻ vô liêm sỉ nữa. Vô liêm sỉ tới đó là cùng.
Tôi muốn tránh mà không thành, muốn quên mà không được. Lần này không phải là buồn mà là bức xúc vì có người dám dám đụng đến sự trong trắng của thiếu nhi. Vì điều bức xúc này mà tôi viết bài này để gởi cho những người vô liêm sỉ mong có một chút liêm.