THÁNH GIÁ BỊ MẤT
Thập giá mất con đâu có tiếc,
Chỉ ước mong họ biết yêu thương.
Bỏ đi lòng dạ ghen tương,
Để không thù oán, chẳng vương giận hờn.

Cầu cho họ được ơn trở lại,
Từ nay không làm hại một ai.
Nhưng luôn nghĩ đến tương lai,
Dựng xây đất nước ngày mai an bình.

Cõi lòng họ đầy tình nhân ái,
Bởi nhờ luôn gieo vãi tình thương.
Quê hương chẳng khác Thiên đường.
Khi người dân Viêt luôn thường yêu nhau.

Mọi đau khổ sẽ mau tan biến,
Khi mọi người thực hiện công bình.
Chính nhờ sống trọn chữ tinh,
Với cùng Thiên Chúa đệ huynh mọi người.


(Bài thơ trên do Thiên Triệu sáng tác)

Người Công giáo ở Việt nam được thông tin ra sao?

Cả tuần qua, chúng tôi làm cuộc thăm dò dư luận về sự kiện Thái Hà và Tòa Khâm Sứ ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi đến Thanh Hóa, Nghệ An, qua Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và lên Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, rồi về Hưng Hóa. Bây giờ nhắc đến Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, thì từ trẻ tới già, cả người ngoài Công Giáo, rất nhiều người cũng đã biết đến. Riêng người Công giáo Việt Nam ở các giáo phận miền Bắc thì hàu như không ai mà không biết, vì các linh mục quản nhiệm đã trình bầy diễn tiến xẩy ra ở Tòa Khâm Sứ và Thái hà ra sao, nhất nữa tin tức những người Công giáo rỉ tai nhau cho biết về những tin tức mà báo đài nhà cầm quyền không đăng tải...

Hầu hết các linh mục và một số giáo dân ở các tỉnh chúng tôi ghé thăm, cho biết, những ngày nóng bỏng ở Tòa Khâm Sứ và Thái Hà, công an cấp tỉnh và huyện đã trực tiếp gặp các linh mục chính xứ và ban hành giáo các giáo xứ, yêu cầu không cho giáo dân về Hà Nội cầu nguyện. Nhiều linh mục đã khẳng định dứt khoát với công an: “Ngăn cản người dân đi cầu nguyện thì chẳng khác nào xui chúng tôi vi phạm quyền tự do tôn giáo và vi phạm quyền đi lại mà Hiến Pháp và Pháp Luật Việt Nam đã quy định!”.

Một số giáo dân cho biết, khi xem truyền hình nói về Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, nhiều ông bố bức xúc, lấy búa đập luôn tivi nhà mình để những đứa con không còn bị “đầu độc” bởi những thông tin dối trá, phản giáo dục của truyền thông nhà nước.

Nhiều dân thường thì đặt vấn đề: “Chẳng lẽ một người có học như cụ Kiệt lại chỉ có nói vỏn vẹn một câu ngắn gọn trong một cuộc họp quan trọng cấp thành phố như truyền hình nhà nước đã đưa tin!” Từ chỗ nghi ngờ đài báo nhà nước, rất nhiều người đã tìm đến các gia đình công giáo để tìm hiểu vấn đề. Ngay cả một số công an địa phương cũng tìm đến các gia đình công giáo để được nghe toàn bộ nội dung lời phát biểu của Đức Tổng Kiệt (Hầu hết các gia đình công giáo ở Thánh Hòa, Nghệ An, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Hà Nam, Nam Định và Hưng Hóa… đều có được những văn bản và đĩa ghi âm toàn bộ lời phát biểu của Đức Tổng Kiệt trong cuộc họp với lãnh đạo thành phố Hà Nội). Nghe xong đoạn ghi âm, có anh công an cấp cơ sở đã thốt lên: “Vậy mà bấy nay, tụi tôi cứ cắm đầu cắm cổ làm theo chỉ thị từ trên, chẳng biết phân biệt đúng sai gì cả!”

Các vùng nông thôn miền Bắc đang vào mùa gặt hè thu. Ban ngày họ ra đồng thu lượm những gánh lúa vàng, ban tối họ quy tụ nơi các thánh đường, lần chuỗi mân côi, cầu nguyện cho Đức Tổng của họ, cũng đồng hành với công cuộc tìm kiếm công lý và sự thật của giáo dân giáo xứ Thái Hà.

Phi truyền thông:

Một độc giả tên là Quốc Bình viết tâm sự với chúng tôi như sau: Chế độ cộng sản lèo lái phương tiện truyền thông như một «người thầy» bất lương quy tụ tất cả những sự xấu xa và nham hiểm nhằm phục vụ ý đồ bất minh và bất hảo của mình. Thật là uổng công nếu như khán thính giả muốn kiếm tìm sự thật từ loại thông tin bầy đặt của Nhà nước. Người dân dưới chế độ bị đưa vào một ma hồn trận bát quái mà người cộng sản tiếp tục ngày này qua ngày khác để bóp méo sự thật. Tuy nhiên những người tinh ý và tỉnh táo đều biết được bộ mặt gian dối của truyền thông cộng sản. Cứ xem truyền thông nước cộng sản Trung hoa vĩ đại thì biết!

Mới đây, trong dịp thế vận hội, cộng sản Trung Hoa đã lừa được thế giới qua lễ khai mạc thế vận hội bằng cách đưa một em bé gái xinh xắn hát nhép lại giọng hát của một bé gái khác vốn có ngoại hình không được dễ coi cho lắm. Cũng trong kỳ thế vận hội này, cộng sản Trung Quốc đã «cống hiến» cho khán giả thế giới màn trình diễn pháo bông ảo như thiệt. Để ngụy biện cho sự dối trá này, chủ tịch thế vận hội Bắch Kinh 2008 cho rằng Trung Quốc muốn giới thiệu cho thế giới một bộ mặt đầy thiện cảm. Lợi bất cập hại khi khán thính giả biết được sự thật này đều khinh thường trước trò «cờ gian bạc lận» diễn ra như cơm bữa trong một chế độ đề cao sự giả dối.

... Công bằng mà nói không phải chỉ khi diễn ra biến cố Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà mới có chuyện ăn không nói có này đâu. Trước đây đã có quá nhiều nhiều người than phiền về việc các bài viết của mình khi đăng báo bị cắt xén và thêm bớt một cách trắng trợn. Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn cũng đã bày tỏ bức xúc này, vì nó gây ra hậu quả không nhỏ chút nào như những nghi kỵ và mất niềm tin tưởng lẫn nhau.

Kết quả của thứ truyền thông lệch lạc này như những quái thai chẳng giống ai hết. Nguy hiểm hơn nữa là sự gieo rắc nghi ngờ và gây chia rẽ giữa các thành phần dân tộc một cách đáng sợ. Các nền luân thường đạo lý bị sói mòn tiếp tay cho sự dối trá thừa cơ lộng hành. Đã đến lúc mọi người phải có quyền được biết sự thật, được viết sự thật, được nói lên sự thật và được rộng rãi bàn luận về sự thật gắn liền với ngữ cảnh và bản chất của sự việc từ những góc nhìn khác nhau một cách hêt sức khách quan của một lương tâm ngay chính không bị lương tháng chi phối và làm cho mê muội.

Đầu độc giới trẻ bằng lừa đối

Bạn Trần Trung Nghĩa đưa nhận định của mình về bài viết trên Thiếu Niên Tiền Phong như sau: Ai cũng biết bản chất của Cộng sản là gian dối, xảo quyệt. Chỉ tội cho những thế hệ trẻ, sinh ra và lớn lên trong bầu khí Cộng sản, bị đầu độc ngay từ những giây phút đầu tiên, tâm hồn bị tiêm nhiễm những dối trá tự khi hãy còn non nớt. Tôi rất thông cảm với những người đang cộng tác với chế độ Cộng sản gian ác. Thật ra, chính các bạn cũng là những nạn nhân đáng thương trong giai đọan đen tối của lịch sử Việt Nam. Chính các bạn cũng mang trong tâm hồn mình thứ nọc độc của Cộng sản tự bao giờ. Và hôm nay, đến lượt các bạn lại truyền cái nọc độc ấy vào tâm hồn trong trắng của các em thiếu nhi!

Tuy nhiên, sự thông cảm dầu chân thành cũng không miễn cho tôi khỏi trách các bạn: Những người đã không đếm xỉa gì đến lương tâm tự nhiên, quên mất nhân tính của mình, chỉ vì chút lợi lộc trước mắt mà cam tâm làm nô lệ cho tội ác. Các bạn cũng thừa biết mình đang hủy hoại cả 1 thế hệ tương lai của đất nước, nhân lọai, thế nhưng các bạn vẫn nhắm mắt, thản nhiên, bất chấp lẽ phải, bất cần lợi ích xã hội Quê hương!

Suy nghĩ thế nào là tùy các bạn. Tuy nhiên, nhân bài báo đầu độc thiếu nhi trên "Thiến Niên Tiền Phong", tôi xin nhắc các bạn một điều: Những người Công Giáo, họ đã quen sống theo sự thật ngay từ nhỏ, nên rất dị ứng với sự gian trá. Nếu các bạn muốn chống họ mà dùng cái sở trường gian xảo của mình thì phản tác dụng rồi. Xin suy nghĩ lại, tính tóan lại để khỏi làm trò cười cho thiên hạ mà thôi...

Người viết báo cho Nhà nước không trưởng thành và không trách nhiệm:

Chị Hạnh Nguyên viết như sau: Tôi không hề sửng sốt, khi đọc bài báo của Tác giả Thành Long Báo TNTP trong câu chuyện "Ông có còn xứng đáng không?". Bởi vì tác giả của bài viết, dựng nên một câu chuyện hề quá trơ trẻn, một kịch bản không có thật, một bài báo viết như vậy mà đưa lên giáo dục học sinh. Dùng hình tượng hai đứa trẻ nói chuyện với nhau, để bêu xấu một nhân cách con người, cho dù người đó có tệ hại gì đi nữa củng không nên, đằng này lại là một con người cao cấp nhất trong lĩnh vực Công Giáo, thì lời nói thốt ra càng phải cẩn trọng hơn nữa.

Có thể nói rằng, tác giả bài viết, là cách viết của một đứa bé đầu óc chưa trưởng thành tác giả vô tình đã bộc lộ cho mọi người biết rằng: Chưa bao giờ có nhũng đứa trẻ biết dùng những lời lẻ văn chương của một người lớn, lồng vào bài viết như vậy, có thể nói rằng tác giả bị lòi cái đuôi của mình ra, làm trò hề, cho mọi người phải phì cười.

Tác giả nên nhớ rằng: Ngay từ ghế nhà trường viêc giáo dục học hành của các cháu, các thầy cô chỉ dạy và học vào các môn học chuyên, còn các môn dạy giáo dục, và học về làm người mặc dù có, nhưng rất hạn chế, nên môi trường, các em chưa đủ, điều kiện đào tạo để trưởng thành. Chính vì vì vậy, cho dù có là sự thật đúng như các em đã nói qua câu chuyện Ông có còn xứng đáng không? Tôi và mọi người sẽ không trách các em đâu, bởi vì các em còn quá nhỏ (ngay cả người lớn còn dại dột kia mà)

Tôi mong rằng: Sau này khi lớn lên các em có đủ kiến thức, nhận định được sự việc, sự thật Công bằng và công lý, lòng các em sẽ kiên định rỏ ràng. Các em sẻ nhìn thẳng vào mặt những người lợi dụng các em, bằng cặp mắt sắc bén, sẽ chửi thẳng vào mặt người đã, đã tác động đến các em, đã lợi dụng các em, lúc đấy tác giả biết thế nào là cảm thấy, xấu hổ và nhục nhả, khi thấy hậu quả do mình dựng nên trong lúc nhất thời thiếu suy nghỉ. Tác giả nên nhớ rằng: Sự thật là sự thật, song chân lý đó sẽ không bao giờ thay đổi. Riêng tôi, tôi cầu nguyện cho tác giả Thanh Long, cho những đứa bé đó ơn Chúa Thánh Thần soi sáng.


Công Đinh Phan có bài Vè tân thời như sau:

Việt Nam có lắm tân thời,
Tân thời bán nước, tân thời tham ô.
Tham ô nhất định được no,
Không no thì chả tham ô làm gì.
Thế còn bán nước sao kìa?
Món hàng rất đắt lo gì không no!
Mấy tên bán nước mặt mo,
Kể tên chúng nhé, kính thưa đồng bào!
Một Nanh đức Mộng đi đầu,
Thêm tay Tróng Phụ theo hầu chẳng sai.
Quan to Túng Dẫn sánh vai,
Thêm tên Triết tiệt cùng loài với nhau!
. .........
Tham ô, bán nước cùng một lò,
Thầy của bọn chúng tên cáo già.
Nhập bầy Mao-ít, Lê-Nin-Nít,
Nhân dân sẽ quẳng chúng ra bờ!

Hà Nội 4/10/08