Ý THỨC NHIỆT THÀNH TRUYỀN GIÁO
Ông Gioan Ngô Kinh Hùng (John Ching-Hsiung Wu) (1899-1986) chào đời tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông mồ côi Mẹ lúc lên 4 và mồ côi Cha khi mới lên 10. Ông Ngô là nhà luật học quốc tế danh tiếng, nhà nhân bản học đặc sắc, một người kết hợp hài hòa nét tuyệt hảo của 2 nền văn hóa cũ mới, Đông Tây.
Năm 1937, Nhật chiếm Thượng Hải, ông Ngô trú ẩn tại nhà người bạn tên Nguyễn Gia Hoàng, giáo sư Luật tại Đại học Rạng Đông. Nhờ sống trong một gia đình Công Giáo đạo đức, và nhất là, sau khi đọc truyện thánh nữ Teresa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897), ông Ngô quyết định theo đạo Công Giáo. Ngày 23-12-1937 ông lãnh bí tích Rửa Tội do Cha Georges Germain, dòng Tên, Viện trưởng đại học Rạng Đông. Hai năm sau, ông nhận phép Thêm Sức từ tay Đức Cha Enrico Valtorta, Giám Mục thừa sai người Ý. Từ đó, lòng nhiệt thành truyền giáo thôi thúc ông hăng say rao giảng Đạo Công Giáo. Xin nhường lời cho ông Gioan Ngô Kinh Hùng.
Sau thời gian ngắn lãnh nhận phép Thêm Sức, Bí Tích làm cho tôi trở nên chiến sĩ của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đức Chúa Thánh Thần thôi thúc tính hăng say và lôi kéo tôi đi vào con đường tông đồ. Tôi trở thành kẻ chài lưới người, cả đàn ông lẫn đàn bà. Con cá đầu tiên THIÊN CHÚA đưa vào mạng lưới lại là một bạn đồng nghiệp của tôi - ông Phanxicô Chiu Yuan-Yeh - tín hữu tin lành.
Một ngày mùa đông năm 1939, cả hai chúng tôi lang thang trên đường phố. Cuộc dạo chơi đưa chúng tôi đi ngang nhà thờ Đức Bà Mân Côi. Tôi đề nghị với Phanxicô:
- Chúng mình vào viếng nhà thờ vài phút đi!
Phanxicô trả lời:
- Không, anh vào một mình. Tôi đợi anh ở ngoài!
Thế là tôi bước vào và tiến thẳng đến bàn thờ dâng kính Đức Mẹ MARIA. Tôi quì sụp xuống và thưa cùng Đức Mẹ:
- Mẹ thấy không? Con để một linh hồn tuyệt vời nơi ngưỡng cửa đền thánh Mẹ đó! Con đã làm trọn điều phải làm. Bây giờ đến phiên Mẹ. Thưa Mẹ, Mẹ không để con phải thất vọng. Thật ra, chuyện này thuộc về Mẹ. Hễ người nào trong chúng con có lòng kính mến Đức Chúa GIÊSU KITÔ, cũng đều phải hoạt động chung với nhau!
Vừa cầu nguyện tôi vừa nghe tiếng mình, giống tiếng một kẻ tuyệt vọng. Tôi vừa kêu gào vừa khóc lóc như một đứa trẻ trước người Mẹ dấu yêu. (Giờ đây tôi vẫn còn khóc khi nhớ lại biến cố ấy. Nhưng là giọt nước mắt tri ân, cảm động vì thấy Đức Mẹ mau mắn nghe lời tôi nài xin). Lấy khăn chùi khô nước mắt xong, tôi ra khỏi nhà thờ đến nơi Phanxicô đang đứng đợi. Dĩ nhiên tôi không hé môi kể cho Phanxicô nghe những gì vừa xảy ra trong thánh đường. Tôi lấy dáng điệu thật vui, trò chuyện với Phanxicô. Sau đó chúng tôi chia tay, ai về nhà nấy.
Những ngày kế tiếp, tôi tự quyết không gọi điện thoại cho Phanxicô. Sang ngày thứ tư, chính Phanxicô đến nhà tôi và nói:
- Anh Gioan à, không rõ có gì xảy ra cho tôi. Lần đầu tiên, tôi cảm thấy một điều thật lạ kỳ. Tôi cảm thấy một sức mạnh lôi kéo thúc giục tôi: tôi muốn được rửa tội càng sớm càng tốt. Tôi sẽ viết ngay một lá thư cho Cha Nicola Maestrini (1908-2006) để loan báo quyết định của tôi!
Nghe Phanxicô nói tôi lại khóc, nhưng khóc vì vui sướng và vì cảm phục. Dầu vậy, tôi vẫn không tiết lộ cho bạn biết bí mật của mình. Phanxicô lãnh bí tích Rửa Tội, gia nhập Giáo Hội Công Giáo ngày 2-2-1940, nhằm lễ Đức Mẹ dâng Hài Nhi GIÊSU vào Đền Thánh. Từ đó Phanxicô sống đạo nhiệt thành. Anh dùng toàn lực để phụng sự THIÊN CHÚA và phục vụ Giáo Hội Ngài.
Sau nhiều năm hoạt động hăng say, anh trút hơi thở cuối cùng ngày 1-3-1948.
Một linh hồn tuyệt vời khác Chúa đặt trên đường tôi đi và tôi đã đưa về với Ngài là cô Alice Chow. Cô cũng là bạn đồng nghiệp của tôi.
Một buổi tối, cả hai chúng tôi được mời tham dự buổi hội vũ. Trong buổi hội, tôi mời Alice nhảy với tôi. Đang lúc đi theo điệu nhạc, Alice xin tôi giới thiệu cho cô vài tác phẩm thiêng liêng, hữu ích cho cô. Tôi thầm thì vào tai Alice:
- Tôi đang đọc bản dịch mới cuốn ”Theo Gương Đức Chúa GIÊSU”. Ngày mai, tôi sẽ tặng cô một bản!
Khi buổi hội kết thúc, Alice xin tôi đưa cô về nhà, vì cô có điều muốn thổ lộ với tôi. Tôi gọi taxi và cả hai chúng tôi cùng lên xe. Trên taxi, Alice cho tôi biết cô là tín hữu Công Giáo nhưng từ 14 năm nay, cô bỏ Đạo, không xưng tội rước lễ gì cả. Thế rồi không rõ vì lý do gì, Alice bỗng òa lên khóc. Tôi an ủi:
- Bạn đã bỏ rơi THIÊN CHÚA, nhưng thật ra Ngài vẫn nhớ đến bạn. Ngài hằng chờ đợi bạn suốt trong thời gian qua. Không gì dịu ngọt cho bằng trở về với Người Bạn Xưa. Điều cần thiết nhất ngay lúc này đây là dọn mình xưng tội. Tôi sẽ giới thiệu bạn với một Linh Mục vô cùng khả ái. Ngài tên là Nicola Maestrini.
Alice lo âu hỏi tôi:
- Ngài thánh thiện bằng Cha Jacquinot ở Thượng Hải không?
Tôi trả lời:
- Rồi chính bạn sẽ thấy Ngài như thế nào.
Vài ngày sau, chúng tôi cùng đến gặp Cha Nicola Maestrini (thừa sai người Ý) và Alice giao hòa với Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Từ đó cô Alice Chow sống đời một tín hữu Công Giáo tốt lành đạo đức.
... Về Êđôm, THIÊN CHÚA phán như thế này: ”Ở Têman, phải chăng không còn khôn ngoan nữa, bậc thông thái đã hết mưu trí sao? Chẳng lẽ họ đã mất khôn ngoan rồi? Chạy trốn đi, quay mặt đi, đào hố sâu mà ở, hỡi cư dân thành Đơđan, vì Ta giáng họa xuống Êxau; đây là thời Ta trừng phạt nó. Nếu thợ hái nho đến vườn nho của ngươi, chúng sẽ không để sót trái nào; nếu ban đêm kẻ trộm đến, chúng sẽ tha hồ phá hoại. Quả thật, chính Ta sẽ lột trần Êxau, để lộ những nơi nó ẩn núp, như thế, nó sẽ không ẩn mình được nữa. Dòng dõi nó đã bị tiêu diệt rồi, anh chị em láng giềng nó cũng vậy, chẳng còn ai nữa hết. Để những trẻ mồ côi lại cho Ta, Ta sẽ nuôi dưỡng chúng; còn những ai góa bụa, cứ tin tưởng vào Ta!” (Sách Giêrêmia 49,7-11).
(John Ching-Hsiung Wu, ”Par-delà l'Est et l'Ouest”, traduit de l'anglais par Franz Weyergans, Éditions Casterman, 1960, trang 97-107)
Ông Gioan Ngô Kinh Hùng (John Ching-Hsiung Wu) (1899-1986) chào đời tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông mồ côi Mẹ lúc lên 4 và mồ côi Cha khi mới lên 10. Ông Ngô là nhà luật học quốc tế danh tiếng, nhà nhân bản học đặc sắc, một người kết hợp hài hòa nét tuyệt hảo của 2 nền văn hóa cũ mới, Đông Tây.
Năm 1937, Nhật chiếm Thượng Hải, ông Ngô trú ẩn tại nhà người bạn tên Nguyễn Gia Hoàng, giáo sư Luật tại Đại học Rạng Đông. Nhờ sống trong một gia đình Công Giáo đạo đức, và nhất là, sau khi đọc truyện thánh nữ Teresa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897), ông Ngô quyết định theo đạo Công Giáo. Ngày 23-12-1937 ông lãnh bí tích Rửa Tội do Cha Georges Germain, dòng Tên, Viện trưởng đại học Rạng Đông. Hai năm sau, ông nhận phép Thêm Sức từ tay Đức Cha Enrico Valtorta, Giám Mục thừa sai người Ý. Từ đó, lòng nhiệt thành truyền giáo thôi thúc ông hăng say rao giảng Đạo Công Giáo. Xin nhường lời cho ông Gioan Ngô Kinh Hùng.
Sau thời gian ngắn lãnh nhận phép Thêm Sức, Bí Tích làm cho tôi trở nên chiến sĩ của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đức Chúa Thánh Thần thôi thúc tính hăng say và lôi kéo tôi đi vào con đường tông đồ. Tôi trở thành kẻ chài lưới người, cả đàn ông lẫn đàn bà. Con cá đầu tiên THIÊN CHÚA đưa vào mạng lưới lại là một bạn đồng nghiệp của tôi - ông Phanxicô Chiu Yuan-Yeh - tín hữu tin lành.
Một ngày mùa đông năm 1939, cả hai chúng tôi lang thang trên đường phố. Cuộc dạo chơi đưa chúng tôi đi ngang nhà thờ Đức Bà Mân Côi. Tôi đề nghị với Phanxicô:
- Chúng mình vào viếng nhà thờ vài phút đi!
Phanxicô trả lời:
- Không, anh vào một mình. Tôi đợi anh ở ngoài!
Thế là tôi bước vào và tiến thẳng đến bàn thờ dâng kính Đức Mẹ MARIA. Tôi quì sụp xuống và thưa cùng Đức Mẹ:
- Mẹ thấy không? Con để một linh hồn tuyệt vời nơi ngưỡng cửa đền thánh Mẹ đó! Con đã làm trọn điều phải làm. Bây giờ đến phiên Mẹ. Thưa Mẹ, Mẹ không để con phải thất vọng. Thật ra, chuyện này thuộc về Mẹ. Hễ người nào trong chúng con có lòng kính mến Đức Chúa GIÊSU KITÔ, cũng đều phải hoạt động chung với nhau!
Vừa cầu nguyện tôi vừa nghe tiếng mình, giống tiếng một kẻ tuyệt vọng. Tôi vừa kêu gào vừa khóc lóc như một đứa trẻ trước người Mẹ dấu yêu. (Giờ đây tôi vẫn còn khóc khi nhớ lại biến cố ấy. Nhưng là giọt nước mắt tri ân, cảm động vì thấy Đức Mẹ mau mắn nghe lời tôi nài xin). Lấy khăn chùi khô nước mắt xong, tôi ra khỏi nhà thờ đến nơi Phanxicô đang đứng đợi. Dĩ nhiên tôi không hé môi kể cho Phanxicô nghe những gì vừa xảy ra trong thánh đường. Tôi lấy dáng điệu thật vui, trò chuyện với Phanxicô. Sau đó chúng tôi chia tay, ai về nhà nấy.
Những ngày kế tiếp, tôi tự quyết không gọi điện thoại cho Phanxicô. Sang ngày thứ tư, chính Phanxicô đến nhà tôi và nói:
- Anh Gioan à, không rõ có gì xảy ra cho tôi. Lần đầu tiên, tôi cảm thấy một điều thật lạ kỳ. Tôi cảm thấy một sức mạnh lôi kéo thúc giục tôi: tôi muốn được rửa tội càng sớm càng tốt. Tôi sẽ viết ngay một lá thư cho Cha Nicola Maestrini (1908-2006) để loan báo quyết định của tôi!
Nghe Phanxicô nói tôi lại khóc, nhưng khóc vì vui sướng và vì cảm phục. Dầu vậy, tôi vẫn không tiết lộ cho bạn biết bí mật của mình. Phanxicô lãnh bí tích Rửa Tội, gia nhập Giáo Hội Công Giáo ngày 2-2-1940, nhằm lễ Đức Mẹ dâng Hài Nhi GIÊSU vào Đền Thánh. Từ đó Phanxicô sống đạo nhiệt thành. Anh dùng toàn lực để phụng sự THIÊN CHÚA và phục vụ Giáo Hội Ngài.
Sau nhiều năm hoạt động hăng say, anh trút hơi thở cuối cùng ngày 1-3-1948.
Một linh hồn tuyệt vời khác Chúa đặt trên đường tôi đi và tôi đã đưa về với Ngài là cô Alice Chow. Cô cũng là bạn đồng nghiệp của tôi.
Một buổi tối, cả hai chúng tôi được mời tham dự buổi hội vũ. Trong buổi hội, tôi mời Alice nhảy với tôi. Đang lúc đi theo điệu nhạc, Alice xin tôi giới thiệu cho cô vài tác phẩm thiêng liêng, hữu ích cho cô. Tôi thầm thì vào tai Alice:
- Tôi đang đọc bản dịch mới cuốn ”Theo Gương Đức Chúa GIÊSU”. Ngày mai, tôi sẽ tặng cô một bản!
Khi buổi hội kết thúc, Alice xin tôi đưa cô về nhà, vì cô có điều muốn thổ lộ với tôi. Tôi gọi taxi và cả hai chúng tôi cùng lên xe. Trên taxi, Alice cho tôi biết cô là tín hữu Công Giáo nhưng từ 14 năm nay, cô bỏ Đạo, không xưng tội rước lễ gì cả. Thế rồi không rõ vì lý do gì, Alice bỗng òa lên khóc. Tôi an ủi:
- Bạn đã bỏ rơi THIÊN CHÚA, nhưng thật ra Ngài vẫn nhớ đến bạn. Ngài hằng chờ đợi bạn suốt trong thời gian qua. Không gì dịu ngọt cho bằng trở về với Người Bạn Xưa. Điều cần thiết nhất ngay lúc này đây là dọn mình xưng tội. Tôi sẽ giới thiệu bạn với một Linh Mục vô cùng khả ái. Ngài tên là Nicola Maestrini.
Alice lo âu hỏi tôi:
- Ngài thánh thiện bằng Cha Jacquinot ở Thượng Hải không?
Tôi trả lời:
- Rồi chính bạn sẽ thấy Ngài như thế nào.
Vài ngày sau, chúng tôi cùng đến gặp Cha Nicola Maestrini (thừa sai người Ý) và Alice giao hòa với Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Từ đó cô Alice Chow sống đời một tín hữu Công Giáo tốt lành đạo đức.
... Về Êđôm, THIÊN CHÚA phán như thế này: ”Ở Têman, phải chăng không còn khôn ngoan nữa, bậc thông thái đã hết mưu trí sao? Chẳng lẽ họ đã mất khôn ngoan rồi? Chạy trốn đi, quay mặt đi, đào hố sâu mà ở, hỡi cư dân thành Đơđan, vì Ta giáng họa xuống Êxau; đây là thời Ta trừng phạt nó. Nếu thợ hái nho đến vườn nho của ngươi, chúng sẽ không để sót trái nào; nếu ban đêm kẻ trộm đến, chúng sẽ tha hồ phá hoại. Quả thật, chính Ta sẽ lột trần Êxau, để lộ những nơi nó ẩn núp, như thế, nó sẽ không ẩn mình được nữa. Dòng dõi nó đã bị tiêu diệt rồi, anh chị em láng giềng nó cũng vậy, chẳng còn ai nữa hết. Để những trẻ mồ côi lại cho Ta, Ta sẽ nuôi dưỡng chúng; còn những ai góa bụa, cứ tin tưởng vào Ta!” (Sách Giêrêmia 49,7-11).
(John Ching-Hsiung Wu, ”Par-delà l'Est et l'Ouest”, traduit de l'anglais par Franz Weyergans, Éditions Casterman, 1960, trang 97-107)