Đến hôm nay (25/09), mặc dù nguyên văn lời phát biểu của Đức Cha Ngô Quang Kiệt ngày 20/09 vừa qua đã được công luận biết tới, và trò lật lọng đổi trắng thay đen của một số người trong giới cầm quyền ở Hà Nội đã bắt đầu bị phơi bày, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn đẩy mạnh chiến dịch mạt sát và mạ lỵ Đức Cha Kiệt lên mức chưa từng có. Từ trưa đến tối nay, các chương trình thời sự trên truyền hình vẫn đả kích Đức Cha Kiệt một cách hết sức gay gắt.
Trong giới công giáo ở miền Bắc, những người có tuổi bắt đầu ôn lại những kỷ niệm cũ và so sánh cách nhà cầm quyền đối xử với Đức Cha Kiệt như những cuộc đấu tố thời cải cách ruộng đất. Bây giờ họ cảm thấy cần sưu tập những sự kiện của thời đó để truyền lại cho con cháu làm kinh nghiệm sống trong xã hội này.
Thời cải cách ruộng đất, người ta dựa vào một số lý luận ngày nay nghe lại thấy rất kỳ cục, thậm chí dựng nên một số sự việc tưởng tượng, rồi vịn vào đấy “đấu tố” một số người bị coi như kẻ thù, không đội trời chung, phải tế sát để xây dựng xã hội tương lai lành mạnh. Ngày nay, người ta lấy một câu nói của Đức Cha Kiệt, cắt xén đi gần hết câu, để quy cho nó một ý nghĩa giả tạo, hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa của người nói, rồi dựa vào đấy “đấu tố” liên tục trong nhiều ngày.
Thời cải cách ruộng đất, để che giấu sự nghèo nàn, thậm chí là sự phi lý trong lập luận, người ta khua chiêng đánh trống, cổ động quần chúng la hét như lên cơn đồng thiếp, tạo ra một cơn cuồng say để đánh gục nạn nhân. Ngày nay, người ta sử dụng báo đài để xỉ vả tới tấp, rồi huy động những nhóm người có vẻ như rất thấp kém về óc phê bình lý luận, để la hò: “giết, giết, giết Kiệt” như đã thấy đêm 21 tháng 09 xung quanh nhà thờ Thái Hà.
Thời đấu tố cải cách ruộng đất người ta muốn tạo ra một sự đoạn tuyệt không thể hàn gắn, vì thế phải phá vỡ mọi giềng mối gia đình, mọi quan hệ xã hội: con cái phải đấu tố, phải “mày tao” với cha mẹ, đánh đấm, chà đạp cha mẹ. Hàng xóm, láng giềng phải thành thù địch của nhau, phải reo hò sung sướng khi thấy người kia bị bắn hạ, bị chôn sống. Ngày nay, người ta cũng cố tìm đâu vài “giáo dân” không biết vì ấm ớ một chiều, hay vì lý do gì khác, cũng ra vẻ ta đây lên án chủ chăn của mình. Còn ở trường học, công sở, chợ búa thì vận động quần chúng hằn học với các thành phần công giáo.
Thời đấu tố cải cách ruộng đất, khi đã điên loạn quá rồi, phải dừng lại, thì người ta sửa sai! Nhưng giềng mối gia đình đã bị phá vỡ, sự coi thường đạo đức đã được nâng cao, những giá trị tinh thần bị huỷ diệt, lòng tin đã tan hoang, thì di lụy còn cho tới bây giờ. Rồi ra, người ta sẽ nhận thức được cái phi lý của những lời hô “giết Kiệt”, nhiều người sẽ phải xấu hổ không muốn nhắc lại nữa, nhưng sự đổ vỡ sẽ lâu dài. Nhiều người “trót dại” sẽ không còn thoải mái với cộng đoàn Giáo hội của mình, và nghiêm trọng hơn nữa, với chính lương tâm mình. Trong xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc đã bị những chấn thương vì những lý do không đáng có.
Không có gì phải nghi ngờ, chiến dịch chống Đức Cha Kiệt là một hậu duệ đã suy thoái rất nhiều của những vụ đấu tố thời cải cách ruộng đất ở Việt Nam và thời cải cách văn hoá ở Trung Quốc. So với thời cải cách kinh hoàng và thời cách mạng văn hoá long trời lở đất ấy, thì cuộc đấu tố Đức Cha Kiệt chỉ đáng là con hổ giấy. Vấn đề là tại sao lại xảy ra một bước văn minh thụt lùi, và con hổ giấy lại muốn ngo ngoe nhổm dạy, nó không còn làm được những chuyện kinh khiếp như xưa, nhưng tự nhiên ngụy tạo một vài chuyện giả dối, rồi cứ thế gào thét ngày này qua ngày khác; hoặc giả kéo một lũ người bặm trợn nào đó để chửi tục, văng tục ầm ĩ khi các cụ già đang đọc kinh cầu nguyện và đánh đập, khạc nhổ vào các giáo dân hiền lành đang lần hạt và hát thánh ca, đập phá cửa rả nhà thờ, v.v.v…thì hổ giấy vẫn làm được theo một quán tính, một di sản, một di chứng gì đó.
Và bây giờ, thế hệ con cháu đã suy đồi nhiều mà các bậc chuyên nghề đấu tố ấy đang dùng cơn điên loạn chống Đức Cha Kiệt để lấp liếm chuyện gì? Và chuyện gì ấy là cái gì?
Trong giới công giáo ở miền Bắc, những người có tuổi bắt đầu ôn lại những kỷ niệm cũ và so sánh cách nhà cầm quyền đối xử với Đức Cha Kiệt như những cuộc đấu tố thời cải cách ruộng đất. Bây giờ họ cảm thấy cần sưu tập những sự kiện của thời đó để truyền lại cho con cháu làm kinh nghiệm sống trong xã hội này.
Thời cải cách ruộng đất, người ta dựa vào một số lý luận ngày nay nghe lại thấy rất kỳ cục, thậm chí dựng nên một số sự việc tưởng tượng, rồi vịn vào đấy “đấu tố” một số người bị coi như kẻ thù, không đội trời chung, phải tế sát để xây dựng xã hội tương lai lành mạnh. Ngày nay, người ta lấy một câu nói của Đức Cha Kiệt, cắt xén đi gần hết câu, để quy cho nó một ý nghĩa giả tạo, hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa của người nói, rồi dựa vào đấy “đấu tố” liên tục trong nhiều ngày.
Thời cải cách ruộng đất, để che giấu sự nghèo nàn, thậm chí là sự phi lý trong lập luận, người ta khua chiêng đánh trống, cổ động quần chúng la hét như lên cơn đồng thiếp, tạo ra một cơn cuồng say để đánh gục nạn nhân. Ngày nay, người ta sử dụng báo đài để xỉ vả tới tấp, rồi huy động những nhóm người có vẻ như rất thấp kém về óc phê bình lý luận, để la hò: “giết, giết, giết Kiệt” như đã thấy đêm 21 tháng 09 xung quanh nhà thờ Thái Hà.
Thời đấu tố cải cách ruộng đất người ta muốn tạo ra một sự đoạn tuyệt không thể hàn gắn, vì thế phải phá vỡ mọi giềng mối gia đình, mọi quan hệ xã hội: con cái phải đấu tố, phải “mày tao” với cha mẹ, đánh đấm, chà đạp cha mẹ. Hàng xóm, láng giềng phải thành thù địch của nhau, phải reo hò sung sướng khi thấy người kia bị bắn hạ, bị chôn sống. Ngày nay, người ta cũng cố tìm đâu vài “giáo dân” không biết vì ấm ớ một chiều, hay vì lý do gì khác, cũng ra vẻ ta đây lên án chủ chăn của mình. Còn ở trường học, công sở, chợ búa thì vận động quần chúng hằn học với các thành phần công giáo.
Thời đấu tố cải cách ruộng đất, khi đã điên loạn quá rồi, phải dừng lại, thì người ta sửa sai! Nhưng giềng mối gia đình đã bị phá vỡ, sự coi thường đạo đức đã được nâng cao, những giá trị tinh thần bị huỷ diệt, lòng tin đã tan hoang, thì di lụy còn cho tới bây giờ. Rồi ra, người ta sẽ nhận thức được cái phi lý của những lời hô “giết Kiệt”, nhiều người sẽ phải xấu hổ không muốn nhắc lại nữa, nhưng sự đổ vỡ sẽ lâu dài. Nhiều người “trót dại” sẽ không còn thoải mái với cộng đoàn Giáo hội của mình, và nghiêm trọng hơn nữa, với chính lương tâm mình. Trong xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc đã bị những chấn thương vì những lý do không đáng có.
Không có gì phải nghi ngờ, chiến dịch chống Đức Cha Kiệt là một hậu duệ đã suy thoái rất nhiều của những vụ đấu tố thời cải cách ruộng đất ở Việt Nam và thời cải cách văn hoá ở Trung Quốc. So với thời cải cách kinh hoàng và thời cách mạng văn hoá long trời lở đất ấy, thì cuộc đấu tố Đức Cha Kiệt chỉ đáng là con hổ giấy. Vấn đề là tại sao lại xảy ra một bước văn minh thụt lùi, và con hổ giấy lại muốn ngo ngoe nhổm dạy, nó không còn làm được những chuyện kinh khiếp như xưa, nhưng tự nhiên ngụy tạo một vài chuyện giả dối, rồi cứ thế gào thét ngày này qua ngày khác; hoặc giả kéo một lũ người bặm trợn nào đó để chửi tục, văng tục ầm ĩ khi các cụ già đang đọc kinh cầu nguyện và đánh đập, khạc nhổ vào các giáo dân hiền lành đang lần hạt và hát thánh ca, đập phá cửa rả nhà thờ, v.v.v…thì hổ giấy vẫn làm được theo một quán tính, một di sản, một di chứng gì đó.
Và bây giờ, thế hệ con cháu đã suy đồi nhiều mà các bậc chuyên nghề đấu tố ấy đang dùng cơn điên loạn chống Đức Cha Kiệt để lấp liếm chuyện gì? Và chuyện gì ấy là cái gì?