Các nhà truyền giáo và kỹ nghệ tình dục (1)
(Hồ sơ của Hãng tin Fides, ngày 7 tháng Tám năm 2008, do D.Q. thu thập, và do Luca de Mata biên tập)
"Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu. Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. [ ] Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. [ ] Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt. Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối. Muối là cái gì tốt. Nhưng muối mà hết mặn, thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại? Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống hoà thuận với nhau." (Mc, 9,41-50).
1. Phỏng vấn Cha Franco Cellano, bề trên Dòng Truyền Giáo Consolata tại Kenya
Kenya đang kinh qua cơn khủng hoảng chưa từng có về nhân đạo, gây ra bởi các tranh chấp bộ lạc và chủng tộc khởi đầu năm 2007 trong các cuộc biểu tình chống kết quả bầu cử. Theo cơ quan UNICEF, nhiều hành vi tàn bạo dã man chưa ai nghe thấy đã xẩy ra: trong một ngày, 19 phụ nữ và trẻ em bị thiêu sống. Ít nhất 350,000 dân đã bị cưỡng bức phải rời khỏi nhà cửa của họ. Tiếp theo các vụ tấn công, đốt phá và cướp bóc trong đó cả hàng ngàn người bị giết, từng làng đã bị bỏ hoang. UNICEF càng ngày càng tố giác các vụ hiếp dâm phụ nữ và bé gái ngay trong các trại tị nạn trên khắp xứ sở, nơi dung thân của kẻ không nhà. Sự bảo vệ của cảnh sát tại các trại tị nạn này hết sức ít ỏi. Chính phủ Kenya đã yêu cầu cơ quan UNICEF phối hợp các chiến dịch nhân đạo nhằm chăm sóc y tế, cung cấp thực phẩm, giáo dục và che chở các thành phần thiệt thòi này. Sự trợ giúp của UNICEF tại gần 300 trại rải rác khắp miền xứ sở bao gồm việc phân phối thực phẩm UNIMIX cho trẻ thơ và khẩu phần ăn cho 70% tổng số 80,000 trẻ em dưới 5 tuổi; phân phối thuốc viên chlorine để có nước sạch (80,000 viên riêng tại Nairobi); dựng các nhà vệ sinh tiền chế và các bể chứa nước sạch. Về phương diện an ninh, UNICEF đang cùng nhiều cơ quan khác làm thống kê tất cả các vị thành niên đang gặp khó khăn và đưa ra các biện pháp che chở bằng cách di tản phụ nữ và trẻ em.
Bất chấp hoàn cảnh ấy, Kenya vẫn là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất cho những du khách tây phương đi tìm tình dục.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn bằng điện thoại với cha Franco Cellano, Bề trên 31 phái bộ (missions) thuộc Dòng Truyền Giáo Consolata tại Kenya. Fides phải vất vả mấy ngày mới gặp được vị linh mục suốt ngày lên đường thăm các trại tị nạn và phối hợp việc trợ giúp các trại này.
Hỏi: Thưa Cha, Cha là người thành thạo tình hình tại Kenya, xin cha cho chúng con hay đôi điều về tình huống liên quan đến kỹ nghệ tình dục
Tôi là một thành viên trong một Ủy Ban Ý có nhiệm vụ thực hiện một cuộc nghiên cứu trong ba năm, đặc biệt để tìm hiểu tình hình tại các thành phố ven biển như Malindi, Lamu, Mombasa. Từ cuộc nghiên cứu này, chúng tôi thấy có ít nhất 30,000 vị thành niên Kenya, chủ yếu là các bé gái, mà đa số do cha mẹ xúi bẩy, đang bị sử dụng cho các sinh hoạt tình dục của người lớn. Cũng từ cuộc nghiên cứu này, chúng tôi thấy 38% các vụ bạo hành tính dục liên can tới người Kenya và du khác nước ngoài, chia ra như sau: 18% là người Ý, 14% là người Đức, 12% là người Thụy Sĩ, 8% là người Pháp.
Hoàn cảnh hiện nay ra sao?
Từ năm 2000, hiện tượng trên trở thành nhất quán bao gồm các hoàn cảnh thiếu thốn gian khổ, bị đẩy ra bên lề và nghèo đói bơ vơ. Trong ít năm gần đây, các du khách tình dục tây phương, trước đây hay lui tới Á Châu, nay bắt đầu chọn Phi Châu và Kenya làm những nơi họ thích lui tới nhất. Tôi phải nói ngay rằng kỹ nghệ tình dục tại Nairobi ngày nay đang hết sức phát triển, bao gồm cả các thanh niên thiếu nữ đồng tính luyến ái cần tiền để trả học phí hay các khóa huấn nghệ tìm việc làm. Mục tiêu của các thanh niên này không hẳn là khoái lạc, vì văn hóa ở đây rất coi trọng việc tôn kính tổ tiên; họ làm việc đó để có ba mươi ngàn, bốn mươi ngàn, năm mươi ngàn ‘shillings’ để trả học phí hay lệ phí huấn nghệ.
Xét chuung, hiện tượng ấy có mặt ở khắp nơi. Có điều tương đối mới là các phụ nữ tây phương cũng tới đây sử dụng các thanh niên Châu Phi. Điều này xẩy ra tại Malindi, Mombasa và nay đang xuất hiện ở Nairobi.
Chính phủ Kenya làm gì?
Một đạo luật của Kenya, ban hành năm 1990, nhằm bảo vệ quyền lợi trẻ em, nhưng có bao giờ được thi hành đâu. Đạo luật ban hành năm 2003 cũng thế, nó được ban hành để phạt tội hình những ai tổ chức việc đĩ điếm. Tuy nhiên, trong các trường hợp này, trách nhiệm cũng ở lực lượng cảnh sát, hiện hết sức tham nhũng, ít khi chịu can thiệp.
Có phải việc này có tổ chức chăng?
Phía sau hiện tượng này, chắc chắn có những tổ chức cưỡng bức các thiếu nữ vào vòng nhưng chính các thiếu nữ cũng tỏ ra rất nhanh nhẹ trong việc ẩn núp và trở thành vô hình.
Các cha tiến hành việc phúc âm hóa và đồng thời chiến đấu chống lại tệ đoan này ra sao?
Dòng truyền giáo của chúng tôi là một trong những dòng có mặt ở đây lâu nhất. Và như ông đã thấy, hiện chúng tôi có 31 phái bộ thuộc Dòng Truyền Giáo Consolata tại Kenya. Trong khi làm công tác phúc âm hóa, chúng tôi cũng cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền, quyền có nhà, có việc làm, quyền được chăm sóc thích đáng về y tế. Bên cạnh sinh hoạt mục vụ, một số trong 14 giáo xứ do chúng tôi đảm nhiệm đã tham gia tích cực vào việc tranh đấu chống lại hiện tượng mãi dâm này. Nhưng nói một cách tổng quát, vì cảnh quá nghèo và thiếu thốn, nên khó có thể thuyết phục để họ cưỡng lại nó.
Trước khi kết thúc, xin hỏi cha về cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Kenya.
Trong mấy tháng gần đây, cộng đồng Công Giáo địa phương đã tận lực và âm thầm giúp ít nhất 350,000 người vô gia cư. Chúng tôi, 63 cộng đoàn tu sĩ khác nhau, cũng đã cùng nhau hợp tác để vừa thi hành việc tông đồ và rao giảng Phúc Âm vừa cung cấp các trợ giúp và cố gắng cổ vũ hòa giải và hòa bình. Tôi chỉ muốn nói rằng dân chúng vẫn còn sợ không dám trở lại làng xưa của họ. Tôi cũng muốn nói tới chủ nghĩa vụ hình thức của nhiều cơ quan quốc tế, chủ nghĩa ấy, trong hoàn cảnh như thế này, chẳng đem lại được ích lợi chi. Thực sự, chính tôi cũng từng tranh luận với các viên chức Hồng Thập Tự địa phương, một cơ quan cùng với UNICEF phần nào nhất trí với chính phủ Kenya. Họ phải chịu trách nhiệm trong việc xử lý cơn khủng hoảng nhân đạo này.
Một số người cho rằng sau rất nhiều năm, các tổ chức quốc tế ấy chỉ là “những toa tầu chở những nhà trình diễn bàn giấy”…
Đồng ý. Các gia đình vô gia cư bị buộc phải ra khỏi nhà không thể chờ hai tháng để Hồng Thập Tự phát 2,000 bộ đồ sống sót (nồi niêu xoong chảo, nệm nằm, chăn đắp, mùng màn, và một món tiền nhỏ để sống lúc đầu), giúp họ có thể trở về làng cũ. Hai tháng qua đi mà đồ phát vẫn chưa được mang tới. Thời gian chờ đợi như thế đã diệt hết nhân phẩm của những con người này, mà phần lớn là phụ nữ và trẻ em.
2. Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về lạm dụng tình dục
Về lạm dụng tình dục, Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng nói tại số 27 như sau: “bất cứ điều gì hạ nhục nhân phẩm, như các điều kiện sống dưới mức hợp nhân bản, giam cầm độc đoán, trục xuất, nô lệ, mãi dâm, bán phụ nữ và trẻ em; cũng như các điều kiện làm việc tồi tệ trong đó con người bị đối xử như dụng cụ kiếm lời không hơn không kém, thay vì là những hữu thể tự do và có trách nhiệm; tất cả những điều đó và nhiều điều khác tương tự như thế quả là những điều điếm nhục. Chúng chuốc độc xã hội con người, nhưng chúng cũng gây hại cho chính những người thực hành, có khi còn hơn là những người bị chúng gây tổn thương. Hơn nữa, chúng là một bất kính tối hậu đối với Đấng Hóa Công”.
Đức Gioan Phaolô II, trong bài diễn văn trước Đoàn Ngoại Giao bên cạnh Tòa Thánh, từng nói: “Ở hùng đông thiên niên kỷ này, chúng ta hãy cứu con người! Ta hãy cùng nhau, tất cả chúng ta hãy cùng nhau, cứu nhân loại! Các nhà lãnh đạo xã hội có nhiệm vụ phải gìn giữ nhân loại, bảo đảm để khoa học phục vụ con người nhân bản, không được thao túng con người như đồ vật, không được mua bán họ, không bao giờ ấn định luật lệ bằng lợi ích thương mại hay quyền lợi ích kỷ của các nhóm thiểu số”.
Trong Tông Thư Mulieris Dignitatem (phẩm giá phụ nữ) nhằm nói về hiện tượng này, Ngài trích dẫn câu truyện người đàn bà bị bắt quả tang đang ngoại tình để kêu gọi trách nhiệm của những người phạm tội ác này, nhất là người đàn ông liên hệ, là người thường hay bỏ rơi người đàn bà: “Chúa Giêsu đi vào hoàn cảnh cụ thể và lịch sử của các phụ nữ, một hoàn cảnh bị nặng trĩu vì gia tài tội ác. Một trong những phương thế nói lên cái gia tài này chính là thói quen kỳ thị chống lại đàn bà và nghiêng về đàn ông. Gia tài này cũng bắt rễ ngay trong người đàn bà nữa. Từ cách nhìn này, câu truyện người đàn bà “bị bắt quả tang đang ngoại tình” (xem Ga 8:3-11) quả đã hùng hồn nói lên nhiều điều. Trước nhất, Chúa Giêsu nói với người đàn bà: “Đừng phạm tôi nữa”, nhưng trước đó, Người khêu gợi ý thức tội lỗi nơi những người đàn ông tố cáo muốn ném đá nàng. Căn cứ vào đó, Người cho ta thấy Người có khả năng sâu sắc biết nhìn thấu lương tâm và hành động của con người dưới ánh sáng thật của họ. Chúa Giêsu như muốn nói với những kẻ tố cáo rằng: người đàn bà này, dù hết sức tội lỗi, nhưng trên hết há không phải là bằng chứng tố cáo chính tội ác của các ông sao, tội bất công “nam giới”, những việc làm tồi bại của các ông đó sao?
Sự thật trên có giá trị đối với toàn thể nhân loại. Vì câu truyện ghi lại trong Phúc Âm Gioan đã được không biết bao nhiêu hoàn cảnh tương tự trong mọi thời đại lặp đi lặp lại không ngừng. Người đàn bà bị bỏ rơi, bị công luận lên án là tội lỗi, trong khi lấp ló phía sau tội lỗi ấy là một người đàn ông, kẻ gây tội, “tội người khác” mà trách nhiệm cũng chẳng kém gì. Nhưng không ai thấy tội của anh ta cả, nó âm thầm được bỏ qua: xem ra anh ta chẳng chịu trách nhiệm chi về tội lỗi người khác cả. Đôi khi, quên khuấy cả tội lỗi của mình, anh ta còn biến mình thành người tố cáo nữa, y như câu truyện đang nói ở đây. Còn người đàn bà thì phải trả giá cho tội của mình và phải một mình trả giá, trả giá một mình mà thôi. Biết bao lần nàng bị bỏ rơi với bụng mang dạ chửa, trong khi người đàn ông, cha đứa trẻ, nhất định không chịu một chút trách nhiệm nào? Ngoài chuyện có quá nhiều “các bà mẹ không cheo cưới” trong xã hội ta ra, ta cũng phải xét tới tất cả những cô gái, những người đàn bà, vì bị áp lực tứ phía, kể cả của chính người đàn ông, nên đành phải tống khứ đứa nhỏ ra ngoài trước khi em được sinh ra. Quả tình họ đã tống khứ “của nợ” ấy thật. Nhưng giá phải trả cho sự tống khứ ấy không nhỏ. Dù nền văn hóa ngày nay đang cố gắng hết sức để loại bỏ nét tàn ác của tội lỗi này, nhưng người đàn bà sẽ không bao giờ quên được sự kiện nàng đã kết liễu sự sống của chính đứa con của mình, cái sự sống mà bản nhiên nàng đã được tạo nên để chào đón.
Trong Tông Huấn hậu thượng hội đồng giám mục Á Châu “Ecclesia in Asia” (Giáo Hội Tại Á Châu), Đức Gioan Phaolô II đã tố giác hiện tượng trên, một hiện tượng rất phổ biến tại Á Châu do ngành du lịch tìm tình dục hết sức thịnh hành tại đây gây ra. Ngài viết: “Ngành du lịch cũng đáng ta chú ý cách đặc biệt. Mặc dù là một kỹ nghệ hợp pháp, có giá trị văn hóa và giáo dục riêng, nhưng trong nhiều trường hợp, ngành du lịch này đã gây ảnh hưởng tác hại trên môi trường luân lý và cả thể lý nữa cho nhiều quốc gia Á Châu, cụ thể trong việc hạ giá nhân phẩm các phụ nữ trẻ và có khi cả trẻ em nữa bằng nghề mãi dâm” (số 7). Tông huấn cũng nói thêm: “Thượng hội đồng ngỏ lời đặc biệt quan tâm tới phụ nữ, những người gặp hoàn cảnh hiện vẫn còn rất nghiêm trọng tại Á Châu, nơi việc kỳ thị và bạo hành đối với phụ nữ đôi khi xẩy ra ngay trong gia đình, nơi làm việc và cả trong hệ thống pháp lý nữa… Nhiều người trong số họ bị đối xử không hơn một món hàng trong nghề mãi dâm, trong ngành du lịch và kỹ nghệ tiêu khiển” (số 34).
Rồi trong Thư Gửi Phụ Nữ năm 1995, Đức Gioan Phaolô II cũng đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới hiện tượng bạo hành tình dục đối với phụ nữ. Ngài viết: “rồi vấn đề này nữa: khi ta xem xét một trong các khía cạn hết sức nhậy cảm về hoàn cảnh của phụ nữ trên thế giới ngày nay, làm sao ta không nhắc tới cái lịch sử lâu dài và hạ cấp, dù đôi khi là một lịch sử “hầm trú”, tức lịch sử bạo hành phụ nữ trong lãnh vực tính dục? Trước thềm Thiên Niên Kỷ Thứ Ba, ta không thể tiếp tục dửng dưng và e dè trước hiện tượng này nữa. Đã tới lúc phải mạnh mẽ lên án mọi kiểu bạo hành tình dục thường lấy phụ nữ làm đối tượng và phải ban hành các đạo luật bênh vực phụ nữ cách hữu hiệu chống lại việc bạo hành ấy. Nhân danh việc tôn trọng nhân vị, ta cũng không thể không lên án thứ văn hóa duy khoái lạc và chủ thương mại, một thứ văn hóa chuyên khuyến khích việc khai thác tính dục có hệ thống và đồi trụy hóa cả những bé gái nhỏ trong việc bán mình kiếm lợi nhuận” (số 5).
Nhân dịp Hội Nghị Quốc Tế về chủ đề “Cảnh nô lệ trong Thế Kỷ 21 - Chiều kích Nhân quyền đối với việc Buôn bán người”, Đức Gioan Phaolô II đã gửi một lá thư, vào ngày 15 tháng Năm năm 2002, cho Đức Tổng Giám Mục Jean-Louis Tauran, lúc ấy là tổng trưởng ngoại giao. Hội nghị này diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng Năm năm 2002 tại Đại học giáo hoàng Gregorian và được các đại sứ cạnh Tòa Thánh cũng như hai hội đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình và về Di Dân cổ vũ. Đại diện của 30 quốc gia đã tới tham dự. Trong lá thư này, Đức Giáo Hoàng viết: “Việc buôn bán người đã tạo ra một cuộc tấn kích hãi hùng đối vào chính phẩm giá con người và là một vi phạm nghiêm trọng các nhân quyền nền tảng. Công đồng Vatican II từng nhấn mạnh tới ‘tệ nạn nô lệ, mãi dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, các điều kiện làm việc tồi tệ trong đó con người bị đối xử như dụng cụ kiếm lời chứ không phải là những con người tự do, có trách nhiệm’, coi chúng như ‘những ô nhục sẽ chuốc độc toàn bộ xã hội con người và hạ giá chính những người gây ra các tệ nạn ấy’, đồng thời ‘bất kính một cách tối hậu đối với Đấng Tạo Hóa’ (Vui Mừng và Hy Vọng, số 27). Những hòan cảnh trên quả là một lăng nhục đối với các giá trị căn bản từng được mọi nền văn hóa và mọi dân tộc chia sẻ xưa nay, các giá trị vốn bắt rễ sâu trong chính bản chất nhân vị.
”Việc gia tăng đầy lo ngại nạn buôn bán người là một trong những vấn đề cấp bách về phương diện chính trị, xã hội và kinh tế có liên hệ tới diễn trình hoàn cầu hóa hiện nay; nó đem lại một đe dọa nghiêm trọng đối với nền an ninh của các quốc gia cá thể và một nghi vấn đối với công bình quốc tế. Hội Nghị hiện nay phản ảnh sự nhất trí quốc tế mỗi ngày một gia tăng, một sự nhất trí cho rằng vấn đề buôn bán người cần phải được giải quyết bằng việc cổ vũ các phương tiện tài phán hữu hiệu để ngăn chặn việc buôn bán tác hại này, để trừng phạt những người lợi dụng nó kiếm lời, và để hỗ trợ việc hội nhập các nạn nhân của nó vào xã hội. Đồng thời, Hội Nghị này cũng đem lại một cơ hội quan trọng để ta suy nghĩ lâu dài về các vấn đề nhân quyền phức tạp vốn do việc buôn bán này tạo ra. Ai có thể chối được rằng nạn nhân của tội ác này đôi khi là những người nghèo nhất và ít được bênh đỡ nhất trong gia đình nhân loại, ‘những người bé nhỏ nhất’ trong hàng ngũ anh chị em của ta?
Đặc biệt, việc khai thác tính dục phụ nữ và trẻ em là khía cạnh nhơ bẩn nhất của việc buôn bán này và phải bị coi là một vi phạm nội tại đối với nhân phẩm và nhân quyền. Khuynh hướng tồi tệ trong việc coi mãi dâm như một thương vụ hay một kỹ nghệ không những đã góp phần vào việc buôn bán con người, mà tự nó còn là bằng chứng cho thấy càng ngày người ta càng tách tự do ra khỏi luật luân lý và rút gọn mầu nhiệm phong phú trong tính dục con người để chỉ còn là một món hàng không hơn không kém (…)”.
Trong một buổi triều yết ngày 15 tháng Năm, tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, nhân dịp có Hội nghị này, Đức Gioan Phaolô II có gặp một nhóm chừng 500 phụ nữ từng được một hiệp hội Ý tên là Comunità Papa Giovanni XXIII (Cộng Đồng Đức Thánh Cha Giovanni XXIII) giải thoát khỏi nghề mãi dâm. Đức Giáo Hoàng ngỏ lời chào mừng họ và khích lệ họ hãy “tiếp tục tin tưởng tiến trên con đường dẫn tới tự do hoàn toàn, một tự do xây dựng trên phẩm giá con người”.
Về vấn đề mãi dâm, Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo cho hay: “Mãi dâm làm tổn thương phẩm giá những người can dự vào nó, biến con người trở thành dụng cụ cho khoái lạc sinh lý, còn người mua dâm thì phạm tội nặng chống lại chính bản thân mình: họ vi phạm đức trong sạch mà họ đã cam kết khi chịu Phép Rửa và làm hoen ố thân xác họ, vốn là Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Mãi dâm là một tai họa xã hội. Nó thường liên hệ tới phụ nữ, nhưng cũng liên hệ tới đàn ông, trẻ em và thiếu niên nữa (hai trường hợp sau còn mắc thêm tội làm gương mù). Dù bước vào việc mãi dâm luôn là một tội trọng, nhưng đôi khi tội ấy được giảm khinh vì hoàn cảnh nghèo túng, bị tống tiền hay bị áp lực xã hội” (số 2355)
Năm 2004, “Du lịch để phục vụ việc đem người ta lại với nhau” là chủ đề của Đại Hội Thế Giới lần thứ 6 về Chăm Sóc Mục Vụ cho Ngành Du Lịch do Hội Đồng Giáo Hoàng về Chăm Sóc Mục Vụ Cho Di Dân và Người Du Hành tổ chức, cùng hợp tác với Ủy Ban Công Giáo về Du Lịch của Hội Đồng Giám Mục Thái Lan, và được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 5 tới ngày 8 tháng Bẩy.
Tuyên bố sau cùng của Hội Nghị có đoạn như sau: “Ngành du lịch, ngành nay đã trở thành một hiện tượng xã hội và kinh tế có tầm mức hoàn cầu, phải đóng góp vào việc đem các dân tộc và các nền văn hóa lại với nhau; vào việc cải thiện môi sinh mà không làm hại tới các tài nguyên thiên nhiên; vào việc thể hiện hoàn toàn cũng như làm phong phú hơn nữa sự thịnh vượng về văn hóa và kinh tế của dân chúng địa phương; vào cuộc chiến đấu chống lại mọi hình thức kỳ thị và bóc lột hay, tệ hơn nữa, chống lại bạo lực tính dục đối với phụ nữ và vị thành niên”. Tài liệu này nói tiếp: “Trong bối cảnh này, các tham dự viên Hội Nghị, được linh hứng bởi tình yêu đặc biệt của Chúa Kitô dành cho người nghèo, chủ trương rằng chăm sóc mục vụ cho những người bị kỹ nghệ tình dục khai thác phải là ưu tiên cao đối với Giáo Hội.
“Trong số những người trên, những người dễ bị thương tổn nhất và khẩn thiết đòi được chăm sóc hơn cả chắc chắn là các phụ nữ, vị thành niên và trẻ em, nhưng việc che chở và quan tâm đặc biệt đối với trẻ em thúc đẩy chúng ta phải khuyến cáo những điều sau đây cho nhóm người bị bóc lột này: phải dành cho trẻ em trong hoàn cảnh này lòng cảm thương, sự che chở của luật pháp và việc phục hồi nhân phẩm các em; không nên kết tội hình các trẻ em trong các trường hợp trong đó nội dung Công Ước Quyền Trẻ Em bị vi phạm, như trong trường hợp lạm dụng tình dục. Hơn nữa, các thẩm quyền di dân nên đặc biệt chú ý tới thực tại này; các thẩm quyền nhà nước phải dành ưu tiên và khẩn cấp cho việc phản công chống lại việc buôn bán và nhất là khai thác kinh tế trẻ em trong ngành du lịch tình dục; các định chế nhà nước phải tăng cường việc thực thi luật lệ để bảo vệ trẻ em chống lại các khai thác tình dục trong ngành du lịch và đưa những kẻ vi phạm ra trước công lý qua các cố gắng mạnh mẽ, có phối hợp và nhất quán ở mọi tầng lớp trong xã hội, và trong sự cộng tác với các tổ chức quốc tế; các giáo phận và cộng đồng liên hệ phải cung cấp việc chăm sóc mục vụ thích đáng cho các trẻ em từng bị khai thác vào các mục tiêu tình dục trong ngành kỹ nghệ du lịch. Họ phải đánh động ý thức xã hội biết nhận thức tính cách nghiêm trọng của tình thế và chia sẻ các tín liệu liên quan đến tội ác này và cả phương cách để chấn chỉnh nó nữa; các giáo phận và cộng đồng Công Giáo liên hệ phải thiết lập ra các cơ cấu để chăm sóc mục vụ cho trẻ em bị bóc lột, coi chúng như một khía cạnh quan trọng trong sứ mệnh phúc âm hóa của họ; và họ nên hợp tác, qua đối thoại và hành động, với các thẩm quyền nhà nước, để chiến đấu chống lại việc khai thác trẻ em bằng các biện pháp thực tiễn; các giáo phận và cộng đồng Công Giáo phải hỗ trợ các phương thế làm tông đồ hiện nay, hay lập ra các phương thế mới, có thể chăm sóc các nạn nhân một cách đầy cảm thông và thương yêu, đồng thời cung cấp cho họ các trợ giúp về phương diện luật pháp, điều trị và tái hội nhập vào xã hội, và nếu là Kitô hữu, vào cộng đồng đức tin nữa; các hội nghị quốc gia và miền về Chăm Sóc Mục Vụ cho Ngành Du Lịch phải được triệu tập nhằm thành lập ra các thẩm quyền có khả năng đưa ra được các hành động xã hội và giáo hội thích đáng nhằm thực thi những điều được khuyến cáo ở đây”
Trong một buổi tiếp kiến các giám mục Công Giáo thuộc vùng Antilles tại Vatican vào ngày 7 tháng Tư năm 2008, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI có nói như sau: “Ở nhiều mức độ khác nhau, các vùng duyên hải của các đức cha đang bị tả tơi vì các khía cạnh tiêu cực của kỹ nghệ tiêu khiển, của ngành du lịch khai thác và tai họa của việc buôn bán vũ khí và ma túy; các ảnh hưởng trên không những phá hoại cuộc sống gia đình và gây bất ổn cho nền móng các giá trị văn hóa truyền thống mà còn có khuynh hướng ảnh hưởng tiêu cực tới nền chính trị địa phương”.
(Hồ sơ của Hãng tin Fides, ngày 7 tháng Tám năm 2008, do D.Q. thu thập, và do Luca de Mata biên tập)
"Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu. Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. [ ] Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. [ ] Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt. Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối. Muối là cái gì tốt. Nhưng muối mà hết mặn, thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại? Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống hoà thuận với nhau." (Mc, 9,41-50).
1. Phỏng vấn Cha Franco Cellano, bề trên Dòng Truyền Giáo Consolata tại Kenya
Kenya đang kinh qua cơn khủng hoảng chưa từng có về nhân đạo, gây ra bởi các tranh chấp bộ lạc và chủng tộc khởi đầu năm 2007 trong các cuộc biểu tình chống kết quả bầu cử. Theo cơ quan UNICEF, nhiều hành vi tàn bạo dã man chưa ai nghe thấy đã xẩy ra: trong một ngày, 19 phụ nữ và trẻ em bị thiêu sống. Ít nhất 350,000 dân đã bị cưỡng bức phải rời khỏi nhà cửa của họ. Tiếp theo các vụ tấn công, đốt phá và cướp bóc trong đó cả hàng ngàn người bị giết, từng làng đã bị bỏ hoang. UNICEF càng ngày càng tố giác các vụ hiếp dâm phụ nữ và bé gái ngay trong các trại tị nạn trên khắp xứ sở, nơi dung thân của kẻ không nhà. Sự bảo vệ của cảnh sát tại các trại tị nạn này hết sức ít ỏi. Chính phủ Kenya đã yêu cầu cơ quan UNICEF phối hợp các chiến dịch nhân đạo nhằm chăm sóc y tế, cung cấp thực phẩm, giáo dục và che chở các thành phần thiệt thòi này. Sự trợ giúp của UNICEF tại gần 300 trại rải rác khắp miền xứ sở bao gồm việc phân phối thực phẩm UNIMIX cho trẻ thơ và khẩu phần ăn cho 70% tổng số 80,000 trẻ em dưới 5 tuổi; phân phối thuốc viên chlorine để có nước sạch (80,000 viên riêng tại Nairobi); dựng các nhà vệ sinh tiền chế và các bể chứa nước sạch. Về phương diện an ninh, UNICEF đang cùng nhiều cơ quan khác làm thống kê tất cả các vị thành niên đang gặp khó khăn và đưa ra các biện pháp che chở bằng cách di tản phụ nữ và trẻ em.
Bất chấp hoàn cảnh ấy, Kenya vẫn là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất cho những du khách tây phương đi tìm tình dục.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn bằng điện thoại với cha Franco Cellano, Bề trên 31 phái bộ (missions) thuộc Dòng Truyền Giáo Consolata tại Kenya. Fides phải vất vả mấy ngày mới gặp được vị linh mục suốt ngày lên đường thăm các trại tị nạn và phối hợp việc trợ giúp các trại này.
Hỏi: Thưa Cha, Cha là người thành thạo tình hình tại Kenya, xin cha cho chúng con hay đôi điều về tình huống liên quan đến kỹ nghệ tình dục
Tôi là một thành viên trong một Ủy Ban Ý có nhiệm vụ thực hiện một cuộc nghiên cứu trong ba năm, đặc biệt để tìm hiểu tình hình tại các thành phố ven biển như Malindi, Lamu, Mombasa. Từ cuộc nghiên cứu này, chúng tôi thấy có ít nhất 30,000 vị thành niên Kenya, chủ yếu là các bé gái, mà đa số do cha mẹ xúi bẩy, đang bị sử dụng cho các sinh hoạt tình dục của người lớn. Cũng từ cuộc nghiên cứu này, chúng tôi thấy 38% các vụ bạo hành tính dục liên can tới người Kenya và du khác nước ngoài, chia ra như sau: 18% là người Ý, 14% là người Đức, 12% là người Thụy Sĩ, 8% là người Pháp.
Hoàn cảnh hiện nay ra sao?
Từ năm 2000, hiện tượng trên trở thành nhất quán bao gồm các hoàn cảnh thiếu thốn gian khổ, bị đẩy ra bên lề và nghèo đói bơ vơ. Trong ít năm gần đây, các du khách tình dục tây phương, trước đây hay lui tới Á Châu, nay bắt đầu chọn Phi Châu và Kenya làm những nơi họ thích lui tới nhất. Tôi phải nói ngay rằng kỹ nghệ tình dục tại Nairobi ngày nay đang hết sức phát triển, bao gồm cả các thanh niên thiếu nữ đồng tính luyến ái cần tiền để trả học phí hay các khóa huấn nghệ tìm việc làm. Mục tiêu của các thanh niên này không hẳn là khoái lạc, vì văn hóa ở đây rất coi trọng việc tôn kính tổ tiên; họ làm việc đó để có ba mươi ngàn, bốn mươi ngàn, năm mươi ngàn ‘shillings’ để trả học phí hay lệ phí huấn nghệ.
Xét chuung, hiện tượng ấy có mặt ở khắp nơi. Có điều tương đối mới là các phụ nữ tây phương cũng tới đây sử dụng các thanh niên Châu Phi. Điều này xẩy ra tại Malindi, Mombasa và nay đang xuất hiện ở Nairobi.
Chính phủ Kenya làm gì?
Một đạo luật của Kenya, ban hành năm 1990, nhằm bảo vệ quyền lợi trẻ em, nhưng có bao giờ được thi hành đâu. Đạo luật ban hành năm 2003 cũng thế, nó được ban hành để phạt tội hình những ai tổ chức việc đĩ điếm. Tuy nhiên, trong các trường hợp này, trách nhiệm cũng ở lực lượng cảnh sát, hiện hết sức tham nhũng, ít khi chịu can thiệp.
Có phải việc này có tổ chức chăng?
Phía sau hiện tượng này, chắc chắn có những tổ chức cưỡng bức các thiếu nữ vào vòng nhưng chính các thiếu nữ cũng tỏ ra rất nhanh nhẹ trong việc ẩn núp và trở thành vô hình.
Các cha tiến hành việc phúc âm hóa và đồng thời chiến đấu chống lại tệ đoan này ra sao?
Dòng truyền giáo của chúng tôi là một trong những dòng có mặt ở đây lâu nhất. Và như ông đã thấy, hiện chúng tôi có 31 phái bộ thuộc Dòng Truyền Giáo Consolata tại Kenya. Trong khi làm công tác phúc âm hóa, chúng tôi cũng cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền, quyền có nhà, có việc làm, quyền được chăm sóc thích đáng về y tế. Bên cạnh sinh hoạt mục vụ, một số trong 14 giáo xứ do chúng tôi đảm nhiệm đã tham gia tích cực vào việc tranh đấu chống lại hiện tượng mãi dâm này. Nhưng nói một cách tổng quát, vì cảnh quá nghèo và thiếu thốn, nên khó có thể thuyết phục để họ cưỡng lại nó.
Trước khi kết thúc, xin hỏi cha về cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Kenya.
Trong mấy tháng gần đây, cộng đồng Công Giáo địa phương đã tận lực và âm thầm giúp ít nhất 350,000 người vô gia cư. Chúng tôi, 63 cộng đoàn tu sĩ khác nhau, cũng đã cùng nhau hợp tác để vừa thi hành việc tông đồ và rao giảng Phúc Âm vừa cung cấp các trợ giúp và cố gắng cổ vũ hòa giải và hòa bình. Tôi chỉ muốn nói rằng dân chúng vẫn còn sợ không dám trở lại làng xưa của họ. Tôi cũng muốn nói tới chủ nghĩa vụ hình thức của nhiều cơ quan quốc tế, chủ nghĩa ấy, trong hoàn cảnh như thế này, chẳng đem lại được ích lợi chi. Thực sự, chính tôi cũng từng tranh luận với các viên chức Hồng Thập Tự địa phương, một cơ quan cùng với UNICEF phần nào nhất trí với chính phủ Kenya. Họ phải chịu trách nhiệm trong việc xử lý cơn khủng hoảng nhân đạo này.
Một số người cho rằng sau rất nhiều năm, các tổ chức quốc tế ấy chỉ là “những toa tầu chở những nhà trình diễn bàn giấy”…
Đồng ý. Các gia đình vô gia cư bị buộc phải ra khỏi nhà không thể chờ hai tháng để Hồng Thập Tự phát 2,000 bộ đồ sống sót (nồi niêu xoong chảo, nệm nằm, chăn đắp, mùng màn, và một món tiền nhỏ để sống lúc đầu), giúp họ có thể trở về làng cũ. Hai tháng qua đi mà đồ phát vẫn chưa được mang tới. Thời gian chờ đợi như thế đã diệt hết nhân phẩm của những con người này, mà phần lớn là phụ nữ và trẻ em.
2. Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về lạm dụng tình dục
Về lạm dụng tình dục, Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng nói tại số 27 như sau: “bất cứ điều gì hạ nhục nhân phẩm, như các điều kiện sống dưới mức hợp nhân bản, giam cầm độc đoán, trục xuất, nô lệ, mãi dâm, bán phụ nữ và trẻ em; cũng như các điều kiện làm việc tồi tệ trong đó con người bị đối xử như dụng cụ kiếm lời không hơn không kém, thay vì là những hữu thể tự do và có trách nhiệm; tất cả những điều đó và nhiều điều khác tương tự như thế quả là những điều điếm nhục. Chúng chuốc độc xã hội con người, nhưng chúng cũng gây hại cho chính những người thực hành, có khi còn hơn là những người bị chúng gây tổn thương. Hơn nữa, chúng là một bất kính tối hậu đối với Đấng Hóa Công”.
Đức Gioan Phaolô II, trong bài diễn văn trước Đoàn Ngoại Giao bên cạnh Tòa Thánh, từng nói: “Ở hùng đông thiên niên kỷ này, chúng ta hãy cứu con người! Ta hãy cùng nhau, tất cả chúng ta hãy cùng nhau, cứu nhân loại! Các nhà lãnh đạo xã hội có nhiệm vụ phải gìn giữ nhân loại, bảo đảm để khoa học phục vụ con người nhân bản, không được thao túng con người như đồ vật, không được mua bán họ, không bao giờ ấn định luật lệ bằng lợi ích thương mại hay quyền lợi ích kỷ của các nhóm thiểu số”.
Trong Tông Thư Mulieris Dignitatem (phẩm giá phụ nữ) nhằm nói về hiện tượng này, Ngài trích dẫn câu truyện người đàn bà bị bắt quả tang đang ngoại tình để kêu gọi trách nhiệm của những người phạm tội ác này, nhất là người đàn ông liên hệ, là người thường hay bỏ rơi người đàn bà: “Chúa Giêsu đi vào hoàn cảnh cụ thể và lịch sử của các phụ nữ, một hoàn cảnh bị nặng trĩu vì gia tài tội ác. Một trong những phương thế nói lên cái gia tài này chính là thói quen kỳ thị chống lại đàn bà và nghiêng về đàn ông. Gia tài này cũng bắt rễ ngay trong người đàn bà nữa. Từ cách nhìn này, câu truyện người đàn bà “bị bắt quả tang đang ngoại tình” (xem Ga 8:3-11) quả đã hùng hồn nói lên nhiều điều. Trước nhất, Chúa Giêsu nói với người đàn bà: “Đừng phạm tôi nữa”, nhưng trước đó, Người khêu gợi ý thức tội lỗi nơi những người đàn ông tố cáo muốn ném đá nàng. Căn cứ vào đó, Người cho ta thấy Người có khả năng sâu sắc biết nhìn thấu lương tâm và hành động của con người dưới ánh sáng thật của họ. Chúa Giêsu như muốn nói với những kẻ tố cáo rằng: người đàn bà này, dù hết sức tội lỗi, nhưng trên hết há không phải là bằng chứng tố cáo chính tội ác của các ông sao, tội bất công “nam giới”, những việc làm tồi bại của các ông đó sao?
Sự thật trên có giá trị đối với toàn thể nhân loại. Vì câu truyện ghi lại trong Phúc Âm Gioan đã được không biết bao nhiêu hoàn cảnh tương tự trong mọi thời đại lặp đi lặp lại không ngừng. Người đàn bà bị bỏ rơi, bị công luận lên án là tội lỗi, trong khi lấp ló phía sau tội lỗi ấy là một người đàn ông, kẻ gây tội, “tội người khác” mà trách nhiệm cũng chẳng kém gì. Nhưng không ai thấy tội của anh ta cả, nó âm thầm được bỏ qua: xem ra anh ta chẳng chịu trách nhiệm chi về tội lỗi người khác cả. Đôi khi, quên khuấy cả tội lỗi của mình, anh ta còn biến mình thành người tố cáo nữa, y như câu truyện đang nói ở đây. Còn người đàn bà thì phải trả giá cho tội của mình và phải một mình trả giá, trả giá một mình mà thôi. Biết bao lần nàng bị bỏ rơi với bụng mang dạ chửa, trong khi người đàn ông, cha đứa trẻ, nhất định không chịu một chút trách nhiệm nào? Ngoài chuyện có quá nhiều “các bà mẹ không cheo cưới” trong xã hội ta ra, ta cũng phải xét tới tất cả những cô gái, những người đàn bà, vì bị áp lực tứ phía, kể cả của chính người đàn ông, nên đành phải tống khứ đứa nhỏ ra ngoài trước khi em được sinh ra. Quả tình họ đã tống khứ “của nợ” ấy thật. Nhưng giá phải trả cho sự tống khứ ấy không nhỏ. Dù nền văn hóa ngày nay đang cố gắng hết sức để loại bỏ nét tàn ác của tội lỗi này, nhưng người đàn bà sẽ không bao giờ quên được sự kiện nàng đã kết liễu sự sống của chính đứa con của mình, cái sự sống mà bản nhiên nàng đã được tạo nên để chào đón.
Trong Tông Huấn hậu thượng hội đồng giám mục Á Châu “Ecclesia in Asia” (Giáo Hội Tại Á Châu), Đức Gioan Phaolô II đã tố giác hiện tượng trên, một hiện tượng rất phổ biến tại Á Châu do ngành du lịch tìm tình dục hết sức thịnh hành tại đây gây ra. Ngài viết: “Ngành du lịch cũng đáng ta chú ý cách đặc biệt. Mặc dù là một kỹ nghệ hợp pháp, có giá trị văn hóa và giáo dục riêng, nhưng trong nhiều trường hợp, ngành du lịch này đã gây ảnh hưởng tác hại trên môi trường luân lý và cả thể lý nữa cho nhiều quốc gia Á Châu, cụ thể trong việc hạ giá nhân phẩm các phụ nữ trẻ và có khi cả trẻ em nữa bằng nghề mãi dâm” (số 7). Tông huấn cũng nói thêm: “Thượng hội đồng ngỏ lời đặc biệt quan tâm tới phụ nữ, những người gặp hoàn cảnh hiện vẫn còn rất nghiêm trọng tại Á Châu, nơi việc kỳ thị và bạo hành đối với phụ nữ đôi khi xẩy ra ngay trong gia đình, nơi làm việc và cả trong hệ thống pháp lý nữa… Nhiều người trong số họ bị đối xử không hơn một món hàng trong nghề mãi dâm, trong ngành du lịch và kỹ nghệ tiêu khiển” (số 34).
Rồi trong Thư Gửi Phụ Nữ năm 1995, Đức Gioan Phaolô II cũng đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới hiện tượng bạo hành tình dục đối với phụ nữ. Ngài viết: “rồi vấn đề này nữa: khi ta xem xét một trong các khía cạn hết sức nhậy cảm về hoàn cảnh của phụ nữ trên thế giới ngày nay, làm sao ta không nhắc tới cái lịch sử lâu dài và hạ cấp, dù đôi khi là một lịch sử “hầm trú”, tức lịch sử bạo hành phụ nữ trong lãnh vực tính dục? Trước thềm Thiên Niên Kỷ Thứ Ba, ta không thể tiếp tục dửng dưng và e dè trước hiện tượng này nữa. Đã tới lúc phải mạnh mẽ lên án mọi kiểu bạo hành tình dục thường lấy phụ nữ làm đối tượng và phải ban hành các đạo luật bênh vực phụ nữ cách hữu hiệu chống lại việc bạo hành ấy. Nhân danh việc tôn trọng nhân vị, ta cũng không thể không lên án thứ văn hóa duy khoái lạc và chủ thương mại, một thứ văn hóa chuyên khuyến khích việc khai thác tính dục có hệ thống và đồi trụy hóa cả những bé gái nhỏ trong việc bán mình kiếm lợi nhuận” (số 5).
Nhân dịp Hội Nghị Quốc Tế về chủ đề “Cảnh nô lệ trong Thế Kỷ 21 - Chiều kích Nhân quyền đối với việc Buôn bán người”, Đức Gioan Phaolô II đã gửi một lá thư, vào ngày 15 tháng Năm năm 2002, cho Đức Tổng Giám Mục Jean-Louis Tauran, lúc ấy là tổng trưởng ngoại giao. Hội nghị này diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng Năm năm 2002 tại Đại học giáo hoàng Gregorian và được các đại sứ cạnh Tòa Thánh cũng như hai hội đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình và về Di Dân cổ vũ. Đại diện của 30 quốc gia đã tới tham dự. Trong lá thư này, Đức Giáo Hoàng viết: “Việc buôn bán người đã tạo ra một cuộc tấn kích hãi hùng đối vào chính phẩm giá con người và là một vi phạm nghiêm trọng các nhân quyền nền tảng. Công đồng Vatican II từng nhấn mạnh tới ‘tệ nạn nô lệ, mãi dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, các điều kiện làm việc tồi tệ trong đó con người bị đối xử như dụng cụ kiếm lời chứ không phải là những con người tự do, có trách nhiệm’, coi chúng như ‘những ô nhục sẽ chuốc độc toàn bộ xã hội con người và hạ giá chính những người gây ra các tệ nạn ấy’, đồng thời ‘bất kính một cách tối hậu đối với Đấng Tạo Hóa’ (Vui Mừng và Hy Vọng, số 27). Những hòan cảnh trên quả là một lăng nhục đối với các giá trị căn bản từng được mọi nền văn hóa và mọi dân tộc chia sẻ xưa nay, các giá trị vốn bắt rễ sâu trong chính bản chất nhân vị.
”Việc gia tăng đầy lo ngại nạn buôn bán người là một trong những vấn đề cấp bách về phương diện chính trị, xã hội và kinh tế có liên hệ tới diễn trình hoàn cầu hóa hiện nay; nó đem lại một đe dọa nghiêm trọng đối với nền an ninh của các quốc gia cá thể và một nghi vấn đối với công bình quốc tế. Hội Nghị hiện nay phản ảnh sự nhất trí quốc tế mỗi ngày một gia tăng, một sự nhất trí cho rằng vấn đề buôn bán người cần phải được giải quyết bằng việc cổ vũ các phương tiện tài phán hữu hiệu để ngăn chặn việc buôn bán tác hại này, để trừng phạt những người lợi dụng nó kiếm lời, và để hỗ trợ việc hội nhập các nạn nhân của nó vào xã hội. Đồng thời, Hội Nghị này cũng đem lại một cơ hội quan trọng để ta suy nghĩ lâu dài về các vấn đề nhân quyền phức tạp vốn do việc buôn bán này tạo ra. Ai có thể chối được rằng nạn nhân của tội ác này đôi khi là những người nghèo nhất và ít được bênh đỡ nhất trong gia đình nhân loại, ‘những người bé nhỏ nhất’ trong hàng ngũ anh chị em của ta?
Đặc biệt, việc khai thác tính dục phụ nữ và trẻ em là khía cạnh nhơ bẩn nhất của việc buôn bán này và phải bị coi là một vi phạm nội tại đối với nhân phẩm và nhân quyền. Khuynh hướng tồi tệ trong việc coi mãi dâm như một thương vụ hay một kỹ nghệ không những đã góp phần vào việc buôn bán con người, mà tự nó còn là bằng chứng cho thấy càng ngày người ta càng tách tự do ra khỏi luật luân lý và rút gọn mầu nhiệm phong phú trong tính dục con người để chỉ còn là một món hàng không hơn không kém (…)”.
Trong một buổi triều yết ngày 15 tháng Năm, tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, nhân dịp có Hội nghị này, Đức Gioan Phaolô II có gặp một nhóm chừng 500 phụ nữ từng được một hiệp hội Ý tên là Comunità Papa Giovanni XXIII (Cộng Đồng Đức Thánh Cha Giovanni XXIII) giải thoát khỏi nghề mãi dâm. Đức Giáo Hoàng ngỏ lời chào mừng họ và khích lệ họ hãy “tiếp tục tin tưởng tiến trên con đường dẫn tới tự do hoàn toàn, một tự do xây dựng trên phẩm giá con người”.
Về vấn đề mãi dâm, Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo cho hay: “Mãi dâm làm tổn thương phẩm giá những người can dự vào nó, biến con người trở thành dụng cụ cho khoái lạc sinh lý, còn người mua dâm thì phạm tội nặng chống lại chính bản thân mình: họ vi phạm đức trong sạch mà họ đã cam kết khi chịu Phép Rửa và làm hoen ố thân xác họ, vốn là Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Mãi dâm là một tai họa xã hội. Nó thường liên hệ tới phụ nữ, nhưng cũng liên hệ tới đàn ông, trẻ em và thiếu niên nữa (hai trường hợp sau còn mắc thêm tội làm gương mù). Dù bước vào việc mãi dâm luôn là một tội trọng, nhưng đôi khi tội ấy được giảm khinh vì hoàn cảnh nghèo túng, bị tống tiền hay bị áp lực xã hội” (số 2355)
Năm 2004, “Du lịch để phục vụ việc đem người ta lại với nhau” là chủ đề của Đại Hội Thế Giới lần thứ 6 về Chăm Sóc Mục Vụ cho Ngành Du Lịch do Hội Đồng Giáo Hoàng về Chăm Sóc Mục Vụ Cho Di Dân và Người Du Hành tổ chức, cùng hợp tác với Ủy Ban Công Giáo về Du Lịch của Hội Đồng Giám Mục Thái Lan, và được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 5 tới ngày 8 tháng Bẩy.
Tuyên bố sau cùng của Hội Nghị có đoạn như sau: “Ngành du lịch, ngành nay đã trở thành một hiện tượng xã hội và kinh tế có tầm mức hoàn cầu, phải đóng góp vào việc đem các dân tộc và các nền văn hóa lại với nhau; vào việc cải thiện môi sinh mà không làm hại tới các tài nguyên thiên nhiên; vào việc thể hiện hoàn toàn cũng như làm phong phú hơn nữa sự thịnh vượng về văn hóa và kinh tế của dân chúng địa phương; vào cuộc chiến đấu chống lại mọi hình thức kỳ thị và bóc lột hay, tệ hơn nữa, chống lại bạo lực tính dục đối với phụ nữ và vị thành niên”. Tài liệu này nói tiếp: “Trong bối cảnh này, các tham dự viên Hội Nghị, được linh hứng bởi tình yêu đặc biệt của Chúa Kitô dành cho người nghèo, chủ trương rằng chăm sóc mục vụ cho những người bị kỹ nghệ tình dục khai thác phải là ưu tiên cao đối với Giáo Hội.
“Trong số những người trên, những người dễ bị thương tổn nhất và khẩn thiết đòi được chăm sóc hơn cả chắc chắn là các phụ nữ, vị thành niên và trẻ em, nhưng việc che chở và quan tâm đặc biệt đối với trẻ em thúc đẩy chúng ta phải khuyến cáo những điều sau đây cho nhóm người bị bóc lột này: phải dành cho trẻ em trong hoàn cảnh này lòng cảm thương, sự che chở của luật pháp và việc phục hồi nhân phẩm các em; không nên kết tội hình các trẻ em trong các trường hợp trong đó nội dung Công Ước Quyền Trẻ Em bị vi phạm, như trong trường hợp lạm dụng tình dục. Hơn nữa, các thẩm quyền di dân nên đặc biệt chú ý tới thực tại này; các thẩm quyền nhà nước phải dành ưu tiên và khẩn cấp cho việc phản công chống lại việc buôn bán và nhất là khai thác kinh tế trẻ em trong ngành du lịch tình dục; các định chế nhà nước phải tăng cường việc thực thi luật lệ để bảo vệ trẻ em chống lại các khai thác tình dục trong ngành du lịch và đưa những kẻ vi phạm ra trước công lý qua các cố gắng mạnh mẽ, có phối hợp và nhất quán ở mọi tầng lớp trong xã hội, và trong sự cộng tác với các tổ chức quốc tế; các giáo phận và cộng đồng liên hệ phải cung cấp việc chăm sóc mục vụ thích đáng cho các trẻ em từng bị khai thác vào các mục tiêu tình dục trong ngành kỹ nghệ du lịch. Họ phải đánh động ý thức xã hội biết nhận thức tính cách nghiêm trọng của tình thế và chia sẻ các tín liệu liên quan đến tội ác này và cả phương cách để chấn chỉnh nó nữa; các giáo phận và cộng đồng Công Giáo liên hệ phải thiết lập ra các cơ cấu để chăm sóc mục vụ cho trẻ em bị bóc lột, coi chúng như một khía cạnh quan trọng trong sứ mệnh phúc âm hóa của họ; và họ nên hợp tác, qua đối thoại và hành động, với các thẩm quyền nhà nước, để chiến đấu chống lại việc khai thác trẻ em bằng các biện pháp thực tiễn; các giáo phận và cộng đồng Công Giáo phải hỗ trợ các phương thế làm tông đồ hiện nay, hay lập ra các phương thế mới, có thể chăm sóc các nạn nhân một cách đầy cảm thông và thương yêu, đồng thời cung cấp cho họ các trợ giúp về phương diện luật pháp, điều trị và tái hội nhập vào xã hội, và nếu là Kitô hữu, vào cộng đồng đức tin nữa; các hội nghị quốc gia và miền về Chăm Sóc Mục Vụ cho Ngành Du Lịch phải được triệu tập nhằm thành lập ra các thẩm quyền có khả năng đưa ra được các hành động xã hội và giáo hội thích đáng nhằm thực thi những điều được khuyến cáo ở đây”
Trong một buổi tiếp kiến các giám mục Công Giáo thuộc vùng Antilles tại Vatican vào ngày 7 tháng Tư năm 2008, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI có nói như sau: “Ở nhiều mức độ khác nhau, các vùng duyên hải của các đức cha đang bị tả tơi vì các khía cạnh tiêu cực của kỹ nghệ tiêu khiển, của ngành du lịch khai thác và tai họa của việc buôn bán vũ khí và ma túy; các ảnh hưởng trên không những phá hoại cuộc sống gia đình và gây bất ổn cho nền móng các giá trị văn hóa truyền thống mà còn có khuynh hướng ảnh hưởng tiêu cực tới nền chính trị địa phương”.