Chương VIII: Lời Chúa và ơn hiệp thông
Lời Chúa: sợi dây đại kết
54. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã dành một tầm quan trọng hàng đầu cho việc hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình mọi môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, và tác động của sự hiệp nhất ấy đối với việc làm chứng cho Phúc Âm (97). Các Kitô hữu vốn có chung hai thực tại sau đây: Lời Chúa và Phép Rửa. Nhờ cổ vũ hai ơn phúc ấy, phong trào đại kết sẽ thu lượm được thành đạt. Bài diễn văn từ biệt của Chúa Giêsu tại Thượng Lầu đã mạnh mẽ cho thấy rõ ràng rằng sự hiệp nhất kia phải được biểu hiện bằng việc cùng nhau làm chứng cho Lời của Chúa Cha, Lời chính Chúa Giêsu đã nói (xem Ga 17:8). Theo Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, “Lắng nghe Lời Chúa là một ưu tiên đối với việc dấn thân đại kết của chúng ta. Thực vậy, không phải ta hành động hay tổ chức ra sự hiệp nhất của Giáo Hội. Giáo Hội không tự tạo ra mình mà cũng không tự sống bằng chính mình, nhưng là sống nhờ Lời sáng tạo từ miệng Thiên Chúa phán ra. Cùng nhau nghe Lời Chúa, thực hành lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina) trong Thánh Kinh, nghĩa là lối đọc nối liền với cầu nguyện, ngưỡng phục trước tính mới mẻ của Lời Chúa, Lời không bao giờ già nua hay cằn cỗi, khắc phục sự giả điếc giả mù của ta đối với những lời không phù hợp với thiên kiến và ý kiến ta; lắng nghe và cũng nghiên cứu nữa, trong tình hiệp thông với tín hữu mọi thời; tất cả những điều ấy sẽ tạo nên con đường cần phải theo để thực hiện việc hiệp nhất trong đức tin như một đáp ứng đối với việc lắng nghe Lời Chúa” (98).
Nói tổng quát, quả là vui mừng khi thấy ngày nay Thánh Kinh được dùng làm điểm gặp gỡ chính cho việc cầu nguyện và đối thoại giữa Giáo Hội và các cộng đồng giáo hội khác. Đức tin vốn hiệp nhất ta và các dị biệt trong việc giải thích cùng một Lời Chúa kia mời gọi ta phải cùng nhau khám phá lại các lý do vốn gây ra các chia rẽ. Đồng thời, các tiến bộ thực hiện được trong cuộc đối thoại đại kết với Lời Chúa chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều ơn ích khác. Một thí dụ rõ rệt của hiện tượng đó, trong thập niên qua, là hiệu quả tích cực trong việc cùng nhau đưa ra Bản Dịch Thánh Kinh Đại Kết(Traduction oecuménique de la Bible [TOB]), và sự hợp tác của nhiều Hiệp Hội Thánh Kinh Kitô Giáo, là các hiệp hội chuyên lo cổ vũ việc hiểu biết nhau và đối thoại với nhau giữa các tuyên tín khác nhau. Tuy nhiên, sợi dây gắn bó chung trong phong trào đại kết, kể từ đầu thế kỷ trước cho đến nay, chính là việc cùng nhau khẩn cầu Chúa, một việc vốn được Chúa Thánh Thần linh hứng, Đấng luôn cổ vũ tinh thần đại kết giữa các Kitô hữu. Theo Công đồng Vatican II, “sự thay đổi tâm hồn và đời sống thánh thiện này, cùng với việc công tư cầu nguyện cho việc hiệp nhất các Kitô hữu, phải được coi là linh hồn của toàn bộ phong trào đại kết” (UR 8).
Lời Chúa: nguồn đối thoại giữa các Kitô hữu và người Do Thái
55. Phải đặc biệt chú ý tới dân Do Thái. Kitô hữu và người Do Thái đều là con cháu Abraham, đều đặt cơ sở trên cùng một Giao Ước, vì Thiên Chúa, Đấng luôn trung thành với lời Người hứa hẹn, chưa bao giờ thu hồi Giao Ước đầu tiên (xem Rm 9-11) (99). Theo Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, “dân tộc này đã được Chúa, Đấng dựng nên trời đất, quy tụ và dẫn dắt. Như thế, sự hiện hữu của họ không phải chỉ là một sự kiện tự nhiên hay văn hóa, theo nghĩa nhờ văn hóa, con người biểu lộ các tài nguyên thuộc bản chất riêng của mình. Mà nó là một sự kiện siêu nhiên. Dân tộc này đứng vững, bất chấp mọi sự vì họ là dân Giáo Ước, và Chúa là Đấng luôn trung thành với Giao Ước của mình, bất chấp mọi bất trung của con người” (100). Kitô hữu và người Do Thái chia sẻ phần lớn các sách qui điển của Thánh Kinh. Kitô hữu gọi Cựu Ước là “Thánh Kinh” của họ (xem Rm 1:2). Mối liên hệ thân cận dựa trên Thánh Kinh ấy đưa lại cho cuộc đối thoại giữa Kitô hữu và người Do Thái một đặc điểm hết sức độc đáo. Về phương diện này, tài liệu của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, tựa là “The Jewish People and their Sacred Scriptures in the Christian Bible” (Dân Do Thái và các Sách Thánh của họ trong Thánh Kinh Kitô Giáo) (101) đã phản ảnh mối liên hệ gần gũi trong đức tin giữa hai bên, điều cũng đã được nhắc đến trong Hiến chế “Dei Verbum” (xem DV 14-16). Việc nhìn nhận Chúa Giêsu Nadarét là “người con của Dân Do Thái” (102) sẽ dẫn tới một hiểu biết tốt hơn về chính Bản Vị của Người. Chúa Giêsu là và luôn luôn vẫn là một người Do Thái. Cần phải đặc biệt xem sét hai điểm sau đây. Điểm thứ nhất, cái hiểu Thánh Kinh của người Do Thái có thể giúp người Kitô giáo hiểu và nghiên cứu Thánh Kinh (103). Trong một số trường hợp, nhiều cách nghiên cứu Thánh Kinh với nhau đang được khai triển, và có thể được khai triển xa hơn nữa, đưa lại nhiều dịp để học hỏi lẫn nhau mà vẫn tôn trọng các dị biệt của nhau. Điểm thứ hai, cần phải cố gắng loại cho được mọi hình thức kỳ thị Do Thái. Công đồng Vatican II nhấn mạnh rằng “không nên trình bày người Do Thái như người bị Thiên Chúa bỏ rơi hoặc nguyền rủa, như thể điều ấy có trong Sách Thánh” (NA 4). Ngược lại, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường nhắc đến sự kiện này là vì Abraham, ta có thể và phải trở thành nguồn ơn phúc cho nhau và cho thế giới (104).
Cuộc đối thoại liên tôn
56. Khi nhắc đến điều Huấn Quyền của Giáo Hội vốn phát biểu từ trước đến nay (xem AG 11; NA 2-4) (105), và nhiều đáp ứng sau đó, các điểm sau đây cần được suy nghĩ và đánh giá. Giáo Hội, vốn được sai đi đem Phúc Âm đến mọi tạo vật (xem Mc 16:15), đang gặp gỡ rất nhiều tín hữu của các tôn giáo truyền thống và những ai từng có sách thánh với lối hiểu riêng của họ. Nơi nào, Giáo Hội cũng gặp những người đang tích cực tìm kiếm hay đang chờ đợi “Tin Mừng”. Trong bất cứ trường hợp nào, Giáo Hội cũng đều cảm thấy mình có nhiệm vụ đối với Lời cứu rỗi cả (xem Rm 1:14). Về phương diện tích cực, cần phải cố gắng biện biệt được nơi người ta các “hạt giống Lời Chúa” (Semina Verbi), những hạt giống có thể coi như các chuẩn bị dẫn tới Phúc âm (106). Các tôn giáo và truyền thống tôn giáo đáng được chú ý đặc biệt vì tính cổ xưa và tính truyền bá lớn như Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo, cần phải trở thành đối tượng nghiên cứu của người Công Giáo, dưới ánh sáng cuộc đối thoại trung thành và tương kính.
Cách đặc biệt, “Giáo Hội rất coi trọng Hồi Giáo. Họ tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, Đấng hằng sống và tự tại, khoan nhân và quyền năng, dựng nên trời đất, từng lên tiếng nói với loài người” (NA 3). Giống người Kitô hữu và người Do Thái, người Hồi Giáo cũng nhìn lên Abraham, tìm cách bắt chước ông trong đức vâng phục Thiên Chúa, Đấng họ tôn thờ bằng lời cầu nguyện, bố thí và ăn chay. Dù họ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng họ tôn kính Người như một tiên tri và tôn kính Đức Maria, mẹ đồng trinh của người (xem NA 3). Họ mong đợi ngày phán xét và coi trọng đời sống luân lý.
Cuộc đối thoại của Kitô hữu với người Hồi Giáo và tín hữu của các tôn giáo khác là một nhu cầu cấp bách, đem lại sự hiểu biết lẫn nhau và cùng làm việc với nhau để cổ vũ các giá trị tôn giáo, đạo đức và luân lý, nhờ đó, đóng góp vào việc xây đắp một thế giới tốt hơn.
Cuộc gặp gỡ ở Assisi năm 1986 nhắc ta nhớ rằng việc nghe tiếng Chúa phải dẫn ta tới chỗ loại bỏ mọi hình thức bạo lực, vì Lời Người đã trở nên tích cực trong tâm hồn người ta qua việc cổ vũ công lý và hoà bình (107). Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI từng nói: “Chúng ta phải tìm các nẻo đường hòa giải và học cách sống với sự kính trọng phẩm giá của nhau” (108).
Khi xem sét Thánh Kinh trong tương quan với bản văn thánh của các tôn giáo khác, ta cần phải hết sức thận trọng, tránh rơi vào chủ nghĩa chiết trung, các phương thức phiến diện hay bóp méo sự thật, chỉ vì một vài quan niệm nào đó về tính linh hứng của các bản văn ấy. Cần phải đặc biệt chú ý tới nhiều giáo phái (sects) hiện đang hoạt động tại nhiều châu lục khác nhau: họ đang giải thích Thánh Kinh một cách không đúng đắn và đang áp dụng nhiều phương pháp không phù hợp với Giáo Hội.
Thánh Kinh không độc chiếm dành cho Kitô hữu; nó là gia bảo của chung nhân loại. Qua tiếp xúc huynh đệ và bản thân, nó có thể trở thành nguồn linh hứng cho cả người không tin vào Chúa Kitô.
Lời Chúa: Men làm nổi bột các nền văn hóa hiện đại
57. Qua nhiều thế kỷ, Thánh Kinh đã đi vào nhiều nền văn hóa, đến độ đã linh hứng cho nhiều lãnh vực nhận thức, gồm đủ triết lý, sư phạm, khoa học, nghệ thuật và văn chương. Tư tưởng Thánh Kinh đã vào sâu đến độ trở thành bản tóm lược và linh hồn của chính văn hóa. Trong một khảo luận về thông điệp “Fides et Ratio” (Đức tin và Lý trí), Đức Hồng Y Ratzinger lúc ấy viết như sau: “Trong Thánh Kinh, ta đã thấy thành hình cả một gia tài tư tưởng đa nguyên tôn giáo và triết học thoát thai từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Lời Chúa phát triển trong bối cảnh rất nhiều các gặp gỡ khác nhau với cuộc tìm kiếm của con người nhằm giải đáp các câu hỏi tối hậu của mình. Nó không từ trời rơi thẳng xuống, nhưng quả là một tổng hợp văn hóa” (109). Các ảnh hưởng kinh tế và kỹ thuật của truyền thông đại chúng hết sức phổ thông, được chủ nghĩa duy tục gợi hứng mạnh mẽ, đòi một cuộc đối thoại sâu sắc giữa Thánh Kinh và văn hóa. Đôi khi, cuộc đối thoại này có tính biện chứng nhưng luôn đầy tiềm năng đối với việc công bố Lời Chúa, nhờ tính giầu ý nghĩa của nó. Nhờ cách đó, Lời Chúa được chứng nghiệm như kinh nghiệm giải thoát.
Để làm việc đó, Lời Chúa phải như men bột mà đi vào thế giới đa nguyên và tục hóa, vào những ngọn đồi areopaghi hiện đại, bằng cách đem “sức mạnh Phúc Âm vào tận trái tim văn hóa và các nền văn hóa” (110), để thanh tẩy chúng, nâng cao chúng lên và biến chúng thành dụng cụ của Nước Chúa. Trách vụ này đòi phải có việc bản vị hóa Lời Chúa, một việc phải được thực hiện cách nghiêm chỉnh ngõ hầu có thể chuẩn bị con người một cách thích đáng để họ biết cân nhắc các yếu tố trái ngược nhau mà trình bầy rõ ràng được mầu nhiệm Kitô giáo và các hiệu quả bổ ích của nó đối với cuộc sống bản thân của mọi người. Diễn trình này đòi ta phải tìm tòi cho được điều người ta thường gọi là “lịch sử hiệu quả” (Wirkungsgeschichte) nơi Thánh Kinh đối với nền văn hóa và triết lý sống của mọi người (common ethos), điều mà Thánh Kinh có nhắc đến và được coi như “bộ luật vĩ đại” (Great Code), nhất là đối với Phương Tây. Theo Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, “Ngày nay hơn bao giờ hết, sự cởi mỡ lẫn nhau giữa các nền văn hóa là một bối cảnh ưu tuyển cho cuộc đối thoại giữa những người đang dấn thân vào con đường tìm kiếm một nền nhân bản chân chính, vượt quá và vượt trên các dị biệt từng chia rẽ họ. Trong địa hạt văn hóa cũng thế, Kitô giáo phải cung hiến cho mọi người một sức mạnh canh tân và phấn khích hết sức mạnh mẽ vốn là Tình Yêu Chúa, Đấng đã biến chính mình thành tình yêu nhân bản” (111). Nhiều trung tâm văn hóa khắp nơi trong thế giới Kitô giáo đang đảm nhiệm công tác ấy một cách hết sức nghiêm chỉnh và đáng khen.
Lời Chúa và lịch sử con người
58. Tại Công đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI miêu tả Giáo Hội như là “đầy tớ của nhân loại” (112) dẫn nhân loại về Nước Thiên Chúa, theo cung cách của Chúa Giêsu Kitô, Con Người Hoàn Hảo (GS 22). Như thế, Giáo Hội đã nhìn nhận dấu ấn của Thiên Chúa trên lịch sử, một lịch sử thoát thai từ tự do cá nhân và được ơn thánh Chúa nâng đỡ.
Trong bối cảnh ấy, Giáo Hội ý thức rằng Lời Chúa phải được đọc trong các biến cố và dấu chỉ thời đại, qua đó Thiên Chúa mạc khải mình ra trong lịch sử. Theo Công đồng Vatican II, “để thi hành một trách vụ như thế [phục vụ thế giới], Giáo Hội luôn có bổn phận lục tìm các dấu chỉ thời đại và giải thích chúng dưới ánh sáng Phúc Âm. Như thế, bằng một ngôn ngữ được từng thế hệ thấu hiểu, Giáo Hội có khả năng trả lời được các câu hỏi mà con người vốn hỏi về sự sống đời này và sự sống đời sau cũng như mối liên hệ lẫn nhau giữa hai đời sống ấy” (GS 4). Nhờ tham dự sâu sắc vào các biến cố nhân bản, nên Giáo Hội “giải mã được các dấu chỉ chân chính cho thấy sự hiện diện và mục tiêu của Chúa ngay trong các biến cố, các nhu cầu và ước muốn trong đó dân tộc này có dự phần cùng với các dân tộc khác của thời đại ta” (GS 11). Nhờ cách đó, khi thi hành vai trò tiên tri qua các chi thể của mình, Giáo Hội sẽ có khả năng giúp nhân loại gặp gỡ được, ngay trong lịch sử này, con đường dẫn họ từ cái chết tới sự sống.
Về phương diện này, Chúa Thánh Thần mời gọi toàn thể Giáo Hội hãy công bố Lời Chúa như nguồn ơn thánh, tự do, công lý, hòa bình và bảo vệ sáng thế. Giáo Hội cũng có nhiệm vụ phải đem Lời Chúa ra thực hành bằng nhiều cách trong hợp tác với mọi người thiện chí. Trên hết, các chi thể Giáo Hội rút tỉa được của nuôi dưỡng từ lời nói và gương sáng của chính Chúa Giêsu và dùng làm điểm quy chiếu và nguồn khích lệ các lời đầu hết Thiên Chúa nói trong Thánh Kinh khi tạo nên thế giới và con người: “Thiên Chúa thấy…nó tốt lành…rất tốt lành” (St 1:4-31). Như thế, nhờ các phương tiện thích đáng của văn hóa, Thánh Kinh linh hứng và động lực hóa bổn phận cổ vũ công lý và nhân quyền, bổn phận tham gia đời sống công trong tư cách người Công Giáo và bổn phận săn sóc môi trường như gia tài chung của mọi người.
Nhờ cách trên, Lời Chúa, Lời vốn được Chúa Kitô gieo trồng như hạt giống Nước Chúa, sẽ tìm được đường băng qua suốt lịch sử con người (xem 2Tx 3:1). Khi Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang, Lời ấy sẽ vang lên một lần nữa để mời ta tham dự đầy đủ vào niềm vui Nước Chúa (xem Mt 25:24). Đáp lại lời hứa chắc chắn này, Giáo Hội hân hoan vang lên lời cầu sốt sắng sau đây: “Maranatha" (1 Cor 16:22) "Lạy Chúa xin hãy đến!" (Kh 22:20).
Lời Chúa: sợi dây đại kết
54. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã dành một tầm quan trọng hàng đầu cho việc hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình mọi môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, và tác động của sự hiệp nhất ấy đối với việc làm chứng cho Phúc Âm (97). Các Kitô hữu vốn có chung hai thực tại sau đây: Lời Chúa và Phép Rửa. Nhờ cổ vũ hai ơn phúc ấy, phong trào đại kết sẽ thu lượm được thành đạt. Bài diễn văn từ biệt của Chúa Giêsu tại Thượng Lầu đã mạnh mẽ cho thấy rõ ràng rằng sự hiệp nhất kia phải được biểu hiện bằng việc cùng nhau làm chứng cho Lời của Chúa Cha, Lời chính Chúa Giêsu đã nói (xem Ga 17:8). Theo Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, “Lắng nghe Lời Chúa là một ưu tiên đối với việc dấn thân đại kết của chúng ta. Thực vậy, không phải ta hành động hay tổ chức ra sự hiệp nhất của Giáo Hội. Giáo Hội không tự tạo ra mình mà cũng không tự sống bằng chính mình, nhưng là sống nhờ Lời sáng tạo từ miệng Thiên Chúa phán ra. Cùng nhau nghe Lời Chúa, thực hành lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina) trong Thánh Kinh, nghĩa là lối đọc nối liền với cầu nguyện, ngưỡng phục trước tính mới mẻ của Lời Chúa, Lời không bao giờ già nua hay cằn cỗi, khắc phục sự giả điếc giả mù của ta đối với những lời không phù hợp với thiên kiến và ý kiến ta; lắng nghe và cũng nghiên cứu nữa, trong tình hiệp thông với tín hữu mọi thời; tất cả những điều ấy sẽ tạo nên con đường cần phải theo để thực hiện việc hiệp nhất trong đức tin như một đáp ứng đối với việc lắng nghe Lời Chúa” (98).
Nói tổng quát, quả là vui mừng khi thấy ngày nay Thánh Kinh được dùng làm điểm gặp gỡ chính cho việc cầu nguyện và đối thoại giữa Giáo Hội và các cộng đồng giáo hội khác. Đức tin vốn hiệp nhất ta và các dị biệt trong việc giải thích cùng một Lời Chúa kia mời gọi ta phải cùng nhau khám phá lại các lý do vốn gây ra các chia rẽ. Đồng thời, các tiến bộ thực hiện được trong cuộc đối thoại đại kết với Lời Chúa chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều ơn ích khác. Một thí dụ rõ rệt của hiện tượng đó, trong thập niên qua, là hiệu quả tích cực trong việc cùng nhau đưa ra Bản Dịch Thánh Kinh Đại Kết(Traduction oecuménique de la Bible [TOB]), và sự hợp tác của nhiều Hiệp Hội Thánh Kinh Kitô Giáo, là các hiệp hội chuyên lo cổ vũ việc hiểu biết nhau và đối thoại với nhau giữa các tuyên tín khác nhau. Tuy nhiên, sợi dây gắn bó chung trong phong trào đại kết, kể từ đầu thế kỷ trước cho đến nay, chính là việc cùng nhau khẩn cầu Chúa, một việc vốn được Chúa Thánh Thần linh hứng, Đấng luôn cổ vũ tinh thần đại kết giữa các Kitô hữu. Theo Công đồng Vatican II, “sự thay đổi tâm hồn và đời sống thánh thiện này, cùng với việc công tư cầu nguyện cho việc hiệp nhất các Kitô hữu, phải được coi là linh hồn của toàn bộ phong trào đại kết” (UR 8).
Lời Chúa: nguồn đối thoại giữa các Kitô hữu và người Do Thái
55. Phải đặc biệt chú ý tới dân Do Thái. Kitô hữu và người Do Thái đều là con cháu Abraham, đều đặt cơ sở trên cùng một Giao Ước, vì Thiên Chúa, Đấng luôn trung thành với lời Người hứa hẹn, chưa bao giờ thu hồi Giao Ước đầu tiên (xem Rm 9-11) (99). Theo Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, “dân tộc này đã được Chúa, Đấng dựng nên trời đất, quy tụ và dẫn dắt. Như thế, sự hiện hữu của họ không phải chỉ là một sự kiện tự nhiên hay văn hóa, theo nghĩa nhờ văn hóa, con người biểu lộ các tài nguyên thuộc bản chất riêng của mình. Mà nó là một sự kiện siêu nhiên. Dân tộc này đứng vững, bất chấp mọi sự vì họ là dân Giáo Ước, và Chúa là Đấng luôn trung thành với Giao Ước của mình, bất chấp mọi bất trung của con người” (100). Kitô hữu và người Do Thái chia sẻ phần lớn các sách qui điển của Thánh Kinh. Kitô hữu gọi Cựu Ước là “Thánh Kinh” của họ (xem Rm 1:2). Mối liên hệ thân cận dựa trên Thánh Kinh ấy đưa lại cho cuộc đối thoại giữa Kitô hữu và người Do Thái một đặc điểm hết sức độc đáo. Về phương diện này, tài liệu của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, tựa là “The Jewish People and their Sacred Scriptures in the Christian Bible” (Dân Do Thái và các Sách Thánh của họ trong Thánh Kinh Kitô Giáo) (101) đã phản ảnh mối liên hệ gần gũi trong đức tin giữa hai bên, điều cũng đã được nhắc đến trong Hiến chế “Dei Verbum” (xem DV 14-16). Việc nhìn nhận Chúa Giêsu Nadarét là “người con của Dân Do Thái” (102) sẽ dẫn tới một hiểu biết tốt hơn về chính Bản Vị của Người. Chúa Giêsu là và luôn luôn vẫn là một người Do Thái. Cần phải đặc biệt xem sét hai điểm sau đây. Điểm thứ nhất, cái hiểu Thánh Kinh của người Do Thái có thể giúp người Kitô giáo hiểu và nghiên cứu Thánh Kinh (103). Trong một số trường hợp, nhiều cách nghiên cứu Thánh Kinh với nhau đang được khai triển, và có thể được khai triển xa hơn nữa, đưa lại nhiều dịp để học hỏi lẫn nhau mà vẫn tôn trọng các dị biệt của nhau. Điểm thứ hai, cần phải cố gắng loại cho được mọi hình thức kỳ thị Do Thái. Công đồng Vatican II nhấn mạnh rằng “không nên trình bày người Do Thái như người bị Thiên Chúa bỏ rơi hoặc nguyền rủa, như thể điều ấy có trong Sách Thánh” (NA 4). Ngược lại, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường nhắc đến sự kiện này là vì Abraham, ta có thể và phải trở thành nguồn ơn phúc cho nhau và cho thế giới (104).
Cuộc đối thoại liên tôn
56. Khi nhắc đến điều Huấn Quyền của Giáo Hội vốn phát biểu từ trước đến nay (xem AG 11; NA 2-4) (105), và nhiều đáp ứng sau đó, các điểm sau đây cần được suy nghĩ và đánh giá. Giáo Hội, vốn được sai đi đem Phúc Âm đến mọi tạo vật (xem Mc 16:15), đang gặp gỡ rất nhiều tín hữu của các tôn giáo truyền thống và những ai từng có sách thánh với lối hiểu riêng của họ. Nơi nào, Giáo Hội cũng gặp những người đang tích cực tìm kiếm hay đang chờ đợi “Tin Mừng”. Trong bất cứ trường hợp nào, Giáo Hội cũng đều cảm thấy mình có nhiệm vụ đối với Lời cứu rỗi cả (xem Rm 1:14). Về phương diện tích cực, cần phải cố gắng biện biệt được nơi người ta các “hạt giống Lời Chúa” (Semina Verbi), những hạt giống có thể coi như các chuẩn bị dẫn tới Phúc âm (106). Các tôn giáo và truyền thống tôn giáo đáng được chú ý đặc biệt vì tính cổ xưa và tính truyền bá lớn như Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo, cần phải trở thành đối tượng nghiên cứu của người Công Giáo, dưới ánh sáng cuộc đối thoại trung thành và tương kính.
Cách đặc biệt, “Giáo Hội rất coi trọng Hồi Giáo. Họ tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, Đấng hằng sống và tự tại, khoan nhân và quyền năng, dựng nên trời đất, từng lên tiếng nói với loài người” (NA 3). Giống người Kitô hữu và người Do Thái, người Hồi Giáo cũng nhìn lên Abraham, tìm cách bắt chước ông trong đức vâng phục Thiên Chúa, Đấng họ tôn thờ bằng lời cầu nguyện, bố thí và ăn chay. Dù họ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng họ tôn kính Người như một tiên tri và tôn kính Đức Maria, mẹ đồng trinh của người (xem NA 3). Họ mong đợi ngày phán xét và coi trọng đời sống luân lý.
Cuộc đối thoại của Kitô hữu với người Hồi Giáo và tín hữu của các tôn giáo khác là một nhu cầu cấp bách, đem lại sự hiểu biết lẫn nhau và cùng làm việc với nhau để cổ vũ các giá trị tôn giáo, đạo đức và luân lý, nhờ đó, đóng góp vào việc xây đắp một thế giới tốt hơn.
Cuộc gặp gỡ ở Assisi năm 1986 nhắc ta nhớ rằng việc nghe tiếng Chúa phải dẫn ta tới chỗ loại bỏ mọi hình thức bạo lực, vì Lời Người đã trở nên tích cực trong tâm hồn người ta qua việc cổ vũ công lý và hoà bình (107). Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI từng nói: “Chúng ta phải tìm các nẻo đường hòa giải và học cách sống với sự kính trọng phẩm giá của nhau” (108).
Khi xem sét Thánh Kinh trong tương quan với bản văn thánh của các tôn giáo khác, ta cần phải hết sức thận trọng, tránh rơi vào chủ nghĩa chiết trung, các phương thức phiến diện hay bóp méo sự thật, chỉ vì một vài quan niệm nào đó về tính linh hứng của các bản văn ấy. Cần phải đặc biệt chú ý tới nhiều giáo phái (sects) hiện đang hoạt động tại nhiều châu lục khác nhau: họ đang giải thích Thánh Kinh một cách không đúng đắn và đang áp dụng nhiều phương pháp không phù hợp với Giáo Hội.
Thánh Kinh không độc chiếm dành cho Kitô hữu; nó là gia bảo của chung nhân loại. Qua tiếp xúc huynh đệ và bản thân, nó có thể trở thành nguồn linh hứng cho cả người không tin vào Chúa Kitô.
Lời Chúa: Men làm nổi bột các nền văn hóa hiện đại
57. Qua nhiều thế kỷ, Thánh Kinh đã đi vào nhiều nền văn hóa, đến độ đã linh hứng cho nhiều lãnh vực nhận thức, gồm đủ triết lý, sư phạm, khoa học, nghệ thuật và văn chương. Tư tưởng Thánh Kinh đã vào sâu đến độ trở thành bản tóm lược và linh hồn của chính văn hóa. Trong một khảo luận về thông điệp “Fides et Ratio” (Đức tin và Lý trí), Đức Hồng Y Ratzinger lúc ấy viết như sau: “Trong Thánh Kinh, ta đã thấy thành hình cả một gia tài tư tưởng đa nguyên tôn giáo và triết học thoát thai từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Lời Chúa phát triển trong bối cảnh rất nhiều các gặp gỡ khác nhau với cuộc tìm kiếm của con người nhằm giải đáp các câu hỏi tối hậu của mình. Nó không từ trời rơi thẳng xuống, nhưng quả là một tổng hợp văn hóa” (109). Các ảnh hưởng kinh tế và kỹ thuật của truyền thông đại chúng hết sức phổ thông, được chủ nghĩa duy tục gợi hứng mạnh mẽ, đòi một cuộc đối thoại sâu sắc giữa Thánh Kinh và văn hóa. Đôi khi, cuộc đối thoại này có tính biện chứng nhưng luôn đầy tiềm năng đối với việc công bố Lời Chúa, nhờ tính giầu ý nghĩa của nó. Nhờ cách đó, Lời Chúa được chứng nghiệm như kinh nghiệm giải thoát.
Để làm việc đó, Lời Chúa phải như men bột mà đi vào thế giới đa nguyên và tục hóa, vào những ngọn đồi areopaghi hiện đại, bằng cách đem “sức mạnh Phúc Âm vào tận trái tim văn hóa và các nền văn hóa” (110), để thanh tẩy chúng, nâng cao chúng lên và biến chúng thành dụng cụ của Nước Chúa. Trách vụ này đòi phải có việc bản vị hóa Lời Chúa, một việc phải được thực hiện cách nghiêm chỉnh ngõ hầu có thể chuẩn bị con người một cách thích đáng để họ biết cân nhắc các yếu tố trái ngược nhau mà trình bầy rõ ràng được mầu nhiệm Kitô giáo và các hiệu quả bổ ích của nó đối với cuộc sống bản thân của mọi người. Diễn trình này đòi ta phải tìm tòi cho được điều người ta thường gọi là “lịch sử hiệu quả” (Wirkungsgeschichte) nơi Thánh Kinh đối với nền văn hóa và triết lý sống của mọi người (common ethos), điều mà Thánh Kinh có nhắc đến và được coi như “bộ luật vĩ đại” (Great Code), nhất là đối với Phương Tây. Theo Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, “Ngày nay hơn bao giờ hết, sự cởi mỡ lẫn nhau giữa các nền văn hóa là một bối cảnh ưu tuyển cho cuộc đối thoại giữa những người đang dấn thân vào con đường tìm kiếm một nền nhân bản chân chính, vượt quá và vượt trên các dị biệt từng chia rẽ họ. Trong địa hạt văn hóa cũng thế, Kitô giáo phải cung hiến cho mọi người một sức mạnh canh tân và phấn khích hết sức mạnh mẽ vốn là Tình Yêu Chúa, Đấng đã biến chính mình thành tình yêu nhân bản” (111). Nhiều trung tâm văn hóa khắp nơi trong thế giới Kitô giáo đang đảm nhiệm công tác ấy một cách hết sức nghiêm chỉnh và đáng khen.
Lời Chúa và lịch sử con người
58. Tại Công đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI miêu tả Giáo Hội như là “đầy tớ của nhân loại” (112) dẫn nhân loại về Nước Thiên Chúa, theo cung cách của Chúa Giêsu Kitô, Con Người Hoàn Hảo (GS 22). Như thế, Giáo Hội đã nhìn nhận dấu ấn của Thiên Chúa trên lịch sử, một lịch sử thoát thai từ tự do cá nhân và được ơn thánh Chúa nâng đỡ.
Trong bối cảnh ấy, Giáo Hội ý thức rằng Lời Chúa phải được đọc trong các biến cố và dấu chỉ thời đại, qua đó Thiên Chúa mạc khải mình ra trong lịch sử. Theo Công đồng Vatican II, “để thi hành một trách vụ như thế [phục vụ thế giới], Giáo Hội luôn có bổn phận lục tìm các dấu chỉ thời đại và giải thích chúng dưới ánh sáng Phúc Âm. Như thế, bằng một ngôn ngữ được từng thế hệ thấu hiểu, Giáo Hội có khả năng trả lời được các câu hỏi mà con người vốn hỏi về sự sống đời này và sự sống đời sau cũng như mối liên hệ lẫn nhau giữa hai đời sống ấy” (GS 4). Nhờ tham dự sâu sắc vào các biến cố nhân bản, nên Giáo Hội “giải mã được các dấu chỉ chân chính cho thấy sự hiện diện và mục tiêu của Chúa ngay trong các biến cố, các nhu cầu và ước muốn trong đó dân tộc này có dự phần cùng với các dân tộc khác của thời đại ta” (GS 11). Nhờ cách đó, khi thi hành vai trò tiên tri qua các chi thể của mình, Giáo Hội sẽ có khả năng giúp nhân loại gặp gỡ được, ngay trong lịch sử này, con đường dẫn họ từ cái chết tới sự sống.
Về phương diện này, Chúa Thánh Thần mời gọi toàn thể Giáo Hội hãy công bố Lời Chúa như nguồn ơn thánh, tự do, công lý, hòa bình và bảo vệ sáng thế. Giáo Hội cũng có nhiệm vụ phải đem Lời Chúa ra thực hành bằng nhiều cách trong hợp tác với mọi người thiện chí. Trên hết, các chi thể Giáo Hội rút tỉa được của nuôi dưỡng từ lời nói và gương sáng của chính Chúa Giêsu và dùng làm điểm quy chiếu và nguồn khích lệ các lời đầu hết Thiên Chúa nói trong Thánh Kinh khi tạo nên thế giới và con người: “Thiên Chúa thấy…nó tốt lành…rất tốt lành” (St 1:4-31). Như thế, nhờ các phương tiện thích đáng của văn hóa, Thánh Kinh linh hứng và động lực hóa bổn phận cổ vũ công lý và nhân quyền, bổn phận tham gia đời sống công trong tư cách người Công Giáo và bổn phận săn sóc môi trường như gia tài chung của mọi người.
Nhờ cách trên, Lời Chúa, Lời vốn được Chúa Kitô gieo trồng như hạt giống Nước Chúa, sẽ tìm được đường băng qua suốt lịch sử con người (xem 2Tx 3:1). Khi Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang, Lời ấy sẽ vang lên một lần nữa để mời ta tham dự đầy đủ vào niềm vui Nước Chúa (xem Mt 25:24). Đáp lại lời hứa chắc chắn này, Giáo Hội hân hoan vang lên lời cầu sốt sắng sau đây: “Maranatha" (1 Cor 16:22) "Lạy Chúa xin hãy đến!" (Kh 22:20).