Chương VI: Hướng tới “việc mở rộng lối vào Sách Thánh nhiều hơn” (DV 22)
Sứ vụ của Giáo Hội là công bố Lời Chúa và xây dựng Nước Chúa
43. Đầu thiên niên kỷ này, sứ vụ của Giáo Hội cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa qua việc trở thành người phục vụ Lời Chúa trong công trình phúc âm hóa (70).Không còn hoài nghi gì nữa, công bố Phúc Âm chính là lý do hiện hữu (raison d’être) của Giáo Hội và của sứ vụ Giáo Hội. Điều ấy hàm nghĩa rằng Giáo Hội phải sống điều mình giảng dạy. Làm như thế một cách cương quyết nhất định sẽ biến được điều Giáo Hội công bố thành khả tín, bất kể các thiếu sót và yếu đuối của các thành phần Giáo Hội. Trước đây, khi đáp lại Lời Chúa, dân Israel đã thưa như sau: “Chúng tôi sẽ thực hiện mọi điều Chúa phán, và chúng tôi sẽ vâng theo” (Xh 24:7). Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu cũng mời gọi các môn đệ thực hiện cùng một đáp trả như thế (xem Mt 7:21-27).
Theo giáo huấn của Chúa Giêsu,việc công bố Lời Chúa phải lấy Nước Chúa làm sức mạnh và nội dung bên trong (xem Mc 1:14-15). Nước Chúa chính là Ngôi Vị Chúa Giêsu, Đấng, qua lời nói và việc làm, đã đem lại cứu rỗi cho mọi người. Thành thử, khi rao giảng Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội dự phần vào việc lớn mạnh vững chắc của Nước Chúa, như đã được minh họa trong câu truyện Phúc Âm về hạt giống nẩy mầm (xem Mc 4:27), một Nước mà ai cũng được mời tiếp nhận.
Lời than thở của Thánh Phaolô “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm!” (1Cor 9:16) cũng đang vang vọng trong Giáo Hội ngày nay. Lời than ấy, đối với mọi Kitô hữu, đã trở thành không phải một sự kiện đơn giản mà là một lời kêu gọi phải phục vụ Phúc Âm vì ích lợi của thế giới. Thực vậy, như Chúa Giêsu từng nói, “lúa chín đầy đồng” (Mt 9:37); mà mùa gặt này lại hết sức đa dạng. Nhiều người chưa bao giờ được nghe Phúc Âm và đang mong chờ nó được công bố lần đầu, nhất là tại các lục địa Phi Châu và Á Châu, trong khi nhiều người khác đã quên hết Phúc Âm và đang mong được tái phúc âm hóa. Điều tiên quyết để trung thành với sứ vụ của Giáo Hội, là người ta cần một chứng tá can đảm, được nhiều người chia sẻ, biết sống theo Lời Chúa, như gương sống của Chúa Giêsu. Về phương diện này, ta thấy có nhiều khó khăn và chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn. Các khó khăn này đang cản trở việc công bố Phúc Âm và việc Nghe Chúa nói. Người ta đưa ra nhiều lý do giải thích: như hai chủ nghĩa duy tương đối và duy thế tục trong nền văn hóa ngày nay; các đòi hỏi khác nhau của thế giới cũng như chủ nghĩa tranh đấu ở đời đang làm tê cứng tinh thần con người, và là các yếu tố gây khó khăn đáng kể cho việc nội tâm hóa sứ điệp Phúc Âm; và việc thiếu yểm trợ tại nhiều miền làm cho việc sử dụng Thánh Kinh, việc phiên dịch và phân phối Thánh Kinh trở nên không thực hiện được. Hơn nữa, các giáo phái (sects) và phe cực đoan (fundamentalism) đang gây trở ngại cho việc giải thích Thánh Kinh cách đúng đắn. Đem Lời Chúa đến với người ta là một sứ mệnh quan trọng đòi ta xác tín sâu xa nhu cầu phải cùng cảm nhận với Giáo Hội (sentire cum Ecclesia).
Một trong các đòi hỏi đầu tiên để công bố Phúc Âm cách hiệu quả là tin tưởng vào quyền lực biến đổi của Lời Chúa nơi trái tim người nghe. Thực vậy, “Lời Chúa sống động và tích cực…biết nhận rõ tư tưởng và ý định trong tâm hồn con người” (Dt 4:12). Đòi hỏi thứ hai, được thời nay chú ý và dễ tin một cách đặc biệt, là phải công bố Lời Chúa như nguồn mang lại hồi tâm, công lý, hy vọng, tình giao hảo và bình an. Các đòi hỏi khác bao gồm: phải mạnh bạo, can đảm, có tinh thần nghèo khó, khiêm nhu, rõ ràng mạch lạc, và thân hữu nơi người phục vụ Lời Chúa. Theo Thánh Augustinô, “ta nên hiểu rõ rằng Lề Luật và nhất là Sách Thánh được hoàn tất và có cùng đích trong tình yêu… Như thế, bất cứ ai nghĩ mình hiểu Sách Thánh, hay phần nào trong Sách Thánh, nhưng lại giải thích như chúng không hướng về việc bồi đắp tình yêu hai mặt là yêu Chúa và yêu tha nhân, thì người ấy chưa hiểu chúng như họ phải hiểu” (71).
Tóm lại, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI muốn nhấn mạnh rằng tiếp nhận Lời Chúa, Lời vốn là tình yêu, cần ta phải công bố Chúa qua việc thực thi công lý và bác ái (72).
Sứ vụ của Giáo Hội được hoàn thành nhờ phúc âm hóa và dạy giáo lý
44. Dọc dài lịch sử Dân Chúa, việc công bố Lời Chúa đã diễn ra qua việc phúc âm hóa và dạy giáo lý. Từ Công đồng Vatican II, Thánh Kinh hưởng được mối liên hệ hết sức gần gũi với việc phúc âm hóa dưới nhiều hình thức khác nhau của nó: từ việc công bố đầu tiên tới việc dạy giáo lý liên tục. Ở khắp nơi, các sách giáo lý cấp quốc gia và các sách chỉ dẫn dựa trên các sách giáo lý kia đã dùng Thánh Kinh làm nét nổi bật, dành cho Lời Chúa lấy từ Thánh Kinh một chỗ đứng hàng đầu. Tuy nhiên, ta cần làm sáng tỏ điểm chính yếu sau đây: là khi bàn tới Thánh Kinh, ta phải tổng hợp các nhận thức đức tin từng được Thánh Truyềnn và Huấn Quyền đưa ra.
Trên nguyên tắc, Công đồng Vatican II tuyên bố một cách đặc trưng như sau: “Nhờ cùng một lời trong Sách Thánh, cả thừa tác vụ Lời Chúa nữa, tức việc giảng thuyết theo mục vụ, việc dạy giáo lý và mọi huấn giáo Kitô giáo, trong đó bài giảng phụng vụ phải giữ địa vị hàng đầu, cũng được nuôi dưỡng một cách lành mạnh và triển nở một cách thánh thiện” (DV 24). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhận xét rằng: “việc phúc âm hóa và dạy giáo lý…đang hút nhựa sống mới từ việc chăm chú lắng nghe Lời Chúa” (73). Tập Chỉ Dẫn Tổng Quát về Việc Dạy Giáo Lý nói rõ ràng hơn nữa liên quan tới “Lời Chúa, nguồn suối của việc dạy giáo lý” khi nấn mạnh rằng: “Việc dạy giáo lý luôn luôn phải rút tỉa nội dung từ nguồn sống động của Lời Chúa vốn được lưu truyền trong Thánh Truyền và Sách Thánh” (74).
Điều quan trọng phải nhớ là không nên coi Lời Chúa trong việc dạy giáo lý chỉ như đối tượng nghiên cứu khoa bảng. Đúng hơn, theo vọng nhìn của Mạc Khải, phải hiểu việc gặp gỡ Lời Chúa trong khoa giáo lý như một hành động qua đó Thiên Chúa lên tiếng nói với người ta, như Người vốn làm trong cử hành phụng vụ. Các bản văn Thánh Kinh, vì thế, phải thông truyền một cảm nghiệm về sự hiện diện lâu dài và đầy ơn phúc của Chúa, Đấng không ngừng tỏ mình ra cho nhân loại. Qua cách đó, khoa giáo lý sẽ được liên kết chặt chẽ với lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina), lối đọc vốn là một cảm nghiệm phát sinh ngay lúc còn ít tuổi trong việc lắng nghe và cầu nguyện Lời Chúa.
45. Nói một cách thực tiễn, ta cần chú ý tới các hình thức truyền thông Lời Chúa cũng như các đòi hỏi hiện nay của tín hữu, theo tuổi và theo hoàn cảnh tâm linh, văn hóa và xã hội của cuộc sống họ, như tập Chỉ Dẫn Tổng Quát về Việc Dạy Giáo Lý cũng như các Tập Chỉ Dẫn Giáo Lý của các giáo hội đặc thù từng chỉ ra (75).
Các cử hành trong năm phụng vụ, các khóa dạy Khai Tâm Kitô Giáo và việc đào tạo liên tục đều là những dịp hết sức thích hợp để phúc âm hóa (76). Bằng cách năng rút tỉa từ Lời Chúa, giai đoạn dự tòng và giai đoạn giáo lý nhiệm tích (mystogogical catechesis) cho ta một nhãn quan thánh kinh rất hữu hiệu sẽ mang lại nhiều hậu quả bổ ích cho lòng đạo bình dân. Việc tiếp xúc trực tiếp với Sách Thánh đóng một vai trò quan trọng và là một mục tiêu hàng đầu: khoa giáo lý “phải hấp thụ và thấm nhiễm các ý nghĩ, tinh thần và thái độ phúc âm bằng cách không ngừng tiếp xúc với chúng” (77).
Nhờ các hiệu quả đặc thù của Lời Chúa đối với văn hóa, ta cần xem sét nhiều hơn việc dạy Thánh Kinh trong các trường học, nhất là trong các khóa trình về tôn giáo, bằng cách trình bày cả một giảng khóa để học những bản văn có ý nghĩa nhất của Thánh Kinh cũng như các phương pháp giải thích được Giáo Hội nhìn nhận. Đối với mục đích này, Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo là “dụng cụ hợp lệ hợp pháp cho việc hiệp thông giáo hội và là chuẩn thước chắc chắn cho việc giảng dạy đức tin “ (78). Tuy nhiên, Sách Giáo Lý này không nhằm thay thế cho khoa giáo lý dựa vào Thánh Kinh mà chỉ là phương tiện để tích nhập nó vào tầm nhìn rộng lớn hơn của Giáo Hội mà thôi.
Nhiều thay đổi có ý nghĩa về văn hóa và xã hội đang xẩy ra trên thế giới đòi ta phải có một khoa giáo lý giúp giải thích được “những trang khó hiểu” của Sách Thánh, nhất là của Cựu Ước, là những trang vốn đưa ra một quan điểm nào đó về lịch sử, về khoa học và cuộc sống luân lý, nhất là tác phong đạo đức và mô tả về Thiên Chúa. Muốn có một giải đáp toàn diện, ta phải xem sét đến những điều không phải chỉ được khoa chú giải và khoa thần học cung cấp mà còn được cả khoa nhân học và khoa sư phạm cung cấp nữa.
Cuối cùng, việc thuyết giảng, dưới nhiều hình thức, tuy vẫn là một trong những phương thế ưu hạng của việc thông truyền đức tin trong Giáo Hội, nhưng đồng thời cũng là một phương thế bị giáo dân phê phán hơn cả. Cần có một phương thức chuẩn bị kỹ cho việc đào tạo các vị giảng thuyết Lời Chúa (xem DV 25). Về diễn trình thông truyền, Tông Huấn Evangellii Nuntiandi của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vẫn có đặc điểm hợp thời của nó, nhất là khi tuyên bố tính tối thượng cần phải dành cho chứng tá bản thân trong khi công bố Lời Chúa và việc thông truyền chứng tá ấy trong gia đình và trong các kinh nghiệm hàng ngày.
Sứ vụ của Giáo Hội là công bố Lời Chúa và xây dựng Nước Chúa
43. Đầu thiên niên kỷ này, sứ vụ của Giáo Hội cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa qua việc trở thành người phục vụ Lời Chúa trong công trình phúc âm hóa (70).Không còn hoài nghi gì nữa, công bố Phúc Âm chính là lý do hiện hữu (raison d’être) của Giáo Hội và của sứ vụ Giáo Hội. Điều ấy hàm nghĩa rằng Giáo Hội phải sống điều mình giảng dạy. Làm như thế một cách cương quyết nhất định sẽ biến được điều Giáo Hội công bố thành khả tín, bất kể các thiếu sót và yếu đuối của các thành phần Giáo Hội. Trước đây, khi đáp lại Lời Chúa, dân Israel đã thưa như sau: “Chúng tôi sẽ thực hiện mọi điều Chúa phán, và chúng tôi sẽ vâng theo” (Xh 24:7). Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu cũng mời gọi các môn đệ thực hiện cùng một đáp trả như thế (xem Mt 7:21-27).
Theo giáo huấn của Chúa Giêsu,việc công bố Lời Chúa phải lấy Nước Chúa làm sức mạnh và nội dung bên trong (xem Mc 1:14-15). Nước Chúa chính là Ngôi Vị Chúa Giêsu, Đấng, qua lời nói và việc làm, đã đem lại cứu rỗi cho mọi người. Thành thử, khi rao giảng Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội dự phần vào việc lớn mạnh vững chắc của Nước Chúa, như đã được minh họa trong câu truyện Phúc Âm về hạt giống nẩy mầm (xem Mc 4:27), một Nước mà ai cũng được mời tiếp nhận.
Lời than thở của Thánh Phaolô “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm!” (1Cor 9:16) cũng đang vang vọng trong Giáo Hội ngày nay. Lời than ấy, đối với mọi Kitô hữu, đã trở thành không phải một sự kiện đơn giản mà là một lời kêu gọi phải phục vụ Phúc Âm vì ích lợi của thế giới. Thực vậy, như Chúa Giêsu từng nói, “lúa chín đầy đồng” (Mt 9:37); mà mùa gặt này lại hết sức đa dạng. Nhiều người chưa bao giờ được nghe Phúc Âm và đang mong chờ nó được công bố lần đầu, nhất là tại các lục địa Phi Châu và Á Châu, trong khi nhiều người khác đã quên hết Phúc Âm và đang mong được tái phúc âm hóa. Điều tiên quyết để trung thành với sứ vụ của Giáo Hội, là người ta cần một chứng tá can đảm, được nhiều người chia sẻ, biết sống theo Lời Chúa, như gương sống của Chúa Giêsu. Về phương diện này, ta thấy có nhiều khó khăn và chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn. Các khó khăn này đang cản trở việc công bố Phúc Âm và việc Nghe Chúa nói. Người ta đưa ra nhiều lý do giải thích: như hai chủ nghĩa duy tương đối và duy thế tục trong nền văn hóa ngày nay; các đòi hỏi khác nhau của thế giới cũng như chủ nghĩa tranh đấu ở đời đang làm tê cứng tinh thần con người, và là các yếu tố gây khó khăn đáng kể cho việc nội tâm hóa sứ điệp Phúc Âm; và việc thiếu yểm trợ tại nhiều miền làm cho việc sử dụng Thánh Kinh, việc phiên dịch và phân phối Thánh Kinh trở nên không thực hiện được. Hơn nữa, các giáo phái (sects) và phe cực đoan (fundamentalism) đang gây trở ngại cho việc giải thích Thánh Kinh cách đúng đắn. Đem Lời Chúa đến với người ta là một sứ mệnh quan trọng đòi ta xác tín sâu xa nhu cầu phải cùng cảm nhận với Giáo Hội (sentire cum Ecclesia).
Một trong các đòi hỏi đầu tiên để công bố Phúc Âm cách hiệu quả là tin tưởng vào quyền lực biến đổi của Lời Chúa nơi trái tim người nghe. Thực vậy, “Lời Chúa sống động và tích cực…biết nhận rõ tư tưởng và ý định trong tâm hồn con người” (Dt 4:12). Đòi hỏi thứ hai, được thời nay chú ý và dễ tin một cách đặc biệt, là phải công bố Lời Chúa như nguồn mang lại hồi tâm, công lý, hy vọng, tình giao hảo và bình an. Các đòi hỏi khác bao gồm: phải mạnh bạo, can đảm, có tinh thần nghèo khó, khiêm nhu, rõ ràng mạch lạc, và thân hữu nơi người phục vụ Lời Chúa. Theo Thánh Augustinô, “ta nên hiểu rõ rằng Lề Luật và nhất là Sách Thánh được hoàn tất và có cùng đích trong tình yêu… Như thế, bất cứ ai nghĩ mình hiểu Sách Thánh, hay phần nào trong Sách Thánh, nhưng lại giải thích như chúng không hướng về việc bồi đắp tình yêu hai mặt là yêu Chúa và yêu tha nhân, thì người ấy chưa hiểu chúng như họ phải hiểu” (71).
Tóm lại, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI muốn nhấn mạnh rằng tiếp nhận Lời Chúa, Lời vốn là tình yêu, cần ta phải công bố Chúa qua việc thực thi công lý và bác ái (72).
Sứ vụ của Giáo Hội được hoàn thành nhờ phúc âm hóa và dạy giáo lý
44. Dọc dài lịch sử Dân Chúa, việc công bố Lời Chúa đã diễn ra qua việc phúc âm hóa và dạy giáo lý. Từ Công đồng Vatican II, Thánh Kinh hưởng được mối liên hệ hết sức gần gũi với việc phúc âm hóa dưới nhiều hình thức khác nhau của nó: từ việc công bố đầu tiên tới việc dạy giáo lý liên tục. Ở khắp nơi, các sách giáo lý cấp quốc gia và các sách chỉ dẫn dựa trên các sách giáo lý kia đã dùng Thánh Kinh làm nét nổi bật, dành cho Lời Chúa lấy từ Thánh Kinh một chỗ đứng hàng đầu. Tuy nhiên, ta cần làm sáng tỏ điểm chính yếu sau đây: là khi bàn tới Thánh Kinh, ta phải tổng hợp các nhận thức đức tin từng được Thánh Truyềnn và Huấn Quyền đưa ra.
Trên nguyên tắc, Công đồng Vatican II tuyên bố một cách đặc trưng như sau: “Nhờ cùng một lời trong Sách Thánh, cả thừa tác vụ Lời Chúa nữa, tức việc giảng thuyết theo mục vụ, việc dạy giáo lý và mọi huấn giáo Kitô giáo, trong đó bài giảng phụng vụ phải giữ địa vị hàng đầu, cũng được nuôi dưỡng một cách lành mạnh và triển nở một cách thánh thiện” (DV 24). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhận xét rằng: “việc phúc âm hóa và dạy giáo lý…đang hút nhựa sống mới từ việc chăm chú lắng nghe Lời Chúa” (73). Tập Chỉ Dẫn Tổng Quát về Việc Dạy Giáo Lý nói rõ ràng hơn nữa liên quan tới “Lời Chúa, nguồn suối của việc dạy giáo lý” khi nấn mạnh rằng: “Việc dạy giáo lý luôn luôn phải rút tỉa nội dung từ nguồn sống động của Lời Chúa vốn được lưu truyền trong Thánh Truyền và Sách Thánh” (74).
Điều quan trọng phải nhớ là không nên coi Lời Chúa trong việc dạy giáo lý chỉ như đối tượng nghiên cứu khoa bảng. Đúng hơn, theo vọng nhìn của Mạc Khải, phải hiểu việc gặp gỡ Lời Chúa trong khoa giáo lý như một hành động qua đó Thiên Chúa lên tiếng nói với người ta, như Người vốn làm trong cử hành phụng vụ. Các bản văn Thánh Kinh, vì thế, phải thông truyền một cảm nghiệm về sự hiện diện lâu dài và đầy ơn phúc của Chúa, Đấng không ngừng tỏ mình ra cho nhân loại. Qua cách đó, khoa giáo lý sẽ được liên kết chặt chẽ với lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina), lối đọc vốn là một cảm nghiệm phát sinh ngay lúc còn ít tuổi trong việc lắng nghe và cầu nguyện Lời Chúa.
45. Nói một cách thực tiễn, ta cần chú ý tới các hình thức truyền thông Lời Chúa cũng như các đòi hỏi hiện nay của tín hữu, theo tuổi và theo hoàn cảnh tâm linh, văn hóa và xã hội của cuộc sống họ, như tập Chỉ Dẫn Tổng Quát về Việc Dạy Giáo Lý cũng như các Tập Chỉ Dẫn Giáo Lý của các giáo hội đặc thù từng chỉ ra (75).
Các cử hành trong năm phụng vụ, các khóa dạy Khai Tâm Kitô Giáo và việc đào tạo liên tục đều là những dịp hết sức thích hợp để phúc âm hóa (76). Bằng cách năng rút tỉa từ Lời Chúa, giai đoạn dự tòng và giai đoạn giáo lý nhiệm tích (mystogogical catechesis) cho ta một nhãn quan thánh kinh rất hữu hiệu sẽ mang lại nhiều hậu quả bổ ích cho lòng đạo bình dân. Việc tiếp xúc trực tiếp với Sách Thánh đóng một vai trò quan trọng và là một mục tiêu hàng đầu: khoa giáo lý “phải hấp thụ và thấm nhiễm các ý nghĩ, tinh thần và thái độ phúc âm bằng cách không ngừng tiếp xúc với chúng” (77).
Nhờ các hiệu quả đặc thù của Lời Chúa đối với văn hóa, ta cần xem sét nhiều hơn việc dạy Thánh Kinh trong các trường học, nhất là trong các khóa trình về tôn giáo, bằng cách trình bày cả một giảng khóa để học những bản văn có ý nghĩa nhất của Thánh Kinh cũng như các phương pháp giải thích được Giáo Hội nhìn nhận. Đối với mục đích này, Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo là “dụng cụ hợp lệ hợp pháp cho việc hiệp thông giáo hội và là chuẩn thước chắc chắn cho việc giảng dạy đức tin “ (78). Tuy nhiên, Sách Giáo Lý này không nhằm thay thế cho khoa giáo lý dựa vào Thánh Kinh mà chỉ là phương tiện để tích nhập nó vào tầm nhìn rộng lớn hơn của Giáo Hội mà thôi.
Nhiều thay đổi có ý nghĩa về văn hóa và xã hội đang xẩy ra trên thế giới đòi ta phải có một khoa giáo lý giúp giải thích được “những trang khó hiểu” của Sách Thánh, nhất là của Cựu Ước, là những trang vốn đưa ra một quan điểm nào đó về lịch sử, về khoa học và cuộc sống luân lý, nhất là tác phong đạo đức và mô tả về Thiên Chúa. Muốn có một giải đáp toàn diện, ta phải xem sét đến những điều không phải chỉ được khoa chú giải và khoa thần học cung cấp mà còn được cả khoa nhân học và khoa sư phạm cung cấp nữa.
Cuối cùng, việc thuyết giảng, dưới nhiều hình thức, tuy vẫn là một trong những phương thế ưu hạng của việc thông truyền đức tin trong Giáo Hội, nhưng đồng thời cũng là một phương thế bị giáo dân phê phán hơn cả. Cần có một phương thức chuẩn bị kỹ cho việc đào tạo các vị giảng thuyết Lời Chúa (xem DV 25). Về diễn trình thông truyền, Tông Huấn Evangellii Nuntiandi của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vẫn có đặc điểm hợp thời của nó, nhất là khi tuyên bố tính tối thượng cần phải dành cho chứng tá bản thân trong khi công bố Lời Chúa và việc thông truyền chứng tá ấy trong gia đình và trong các kinh nghiệm hàng ngày.