Lời Chúa: Sức Mạnh của Giảng viên giáo lý
Năm nay thượng hội đồng giám mục toàn thế giới chọn đề tài "Lời Chúa trong Đời sống và Sứ Vụ của Giáo hội." Do đó, theo tinh thần trên, thực thích hợp để các khoá tĩnh huấn giảng viên giáo lý cùng chọn chủ đề Lời Chúa là sức mạnh của ân sủng khi truyền đạt và dậy dỗ Lời Chúa.
Cụm từ "Lời Chúa" bao gồm hai chữ Lời và Chúa. Đây là lối nói trong tin mừng theo thánh Gioan. Đa số chúng ta giới hạn cụm từ Lời Chúa trong phần thứ 2 của thánh lễ, và vì vậy giới hạn việc sống cũng như nghe Lời Chúa trong các bài đọc mà thôi.
Lời Chúa là gì?
Lời có thể là lời nói của Chúa, nhưng Lời Chúa cũng có thể là chính Chúa.
Cần hiểu Lời Chúa qua 5 góc cạnh khác nhau:
• Lời là Chúa từ muôn thuở mà danh từ chuyên môn gọi là tiền-hiện-hữu (the pre-Existent Word).
• Lời cũng là lời Chúa phán khi tạo dựng
• Lời là Chúa Giêsu khi Ngôi Lời biến thành nhục thể và ở giữa chúng ta.
• Lời còn là Ngôi Lời hằng sống vàhằng hữu trong thánh kinh.
• Cuối cùng là Ngôi Lời trong đời sống của Giáo hội và của mỗi người.
Nhìn Lời Chúa qua các góc cạnh trên, chúng ta hiểu tại sao Gioan khởi đầu sách Tin mừng của ngài với lời dẫn nhập "Từ nguyên thuỷ." "Từ nguyên thuỷ đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn ở cùng Thiên Chúa và Ngôi Lời là Chúa" (Gioan 1:1). Những lời dậy dỗ của Gioan đã trở thành nền tảng cho tín điều một Chúa Ba ngôi trong Công giáo: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh thần.
Đọc lời dẫn nhập "Từ nguyên thuỷ" của Gioan, chúng ta nhớ đến Sách Sáng thế. Sách Sáng Thế bắt đầu với: "Từ nguyên thuỷ, khi Thiên Chúa dựng nên trời và đất" (Sách Sáng Thế 1:1). Còn Gioan với " Từ nguyên thuỷ đã có Ngôi Lời." Lập lại từ ngữ dùng trong Sách Sáng Thế, Gioan muốn mời gọi mọi người khi đọc tin mừng của ngài, hãy nhớ đến sự tương đồng. Sách Sáng Thế bắt đầu câu truyện tạo dựng mọi sinh vật. Khởi đầu là Lời Chúa phán hãy có ánh sáng. Tin mừng Gioan khởi sự với Ngôi Lời, với chính Chúa Giêsu -chứ không còn là lời của Chúa nữa- và Chúa Giêsu là ánh sáng của toàn thế giới.
Lời tạo dựng và Ngôi Lời nhập thể
Sách Sáng Thế, qua lời, Chúa dựng nên vũ trụ: Chúa phán "Hãy có ánh sáng", tức thì có ánh sáng. Chúa phán "Hãy có vòm trời", tức thì có vòm trời. Mỗi ngày Chúa tạo dựng qua lời. Đến ngày thứ sáu, Chúa nói "Chúng ta hãy dựng nên người giống hình ảnh ta. Chúa tạo con người theo hình ảnh Chúa, có nam, có nữ (1:26).
Trong tin mừng Gioan, Gioan viết về đức Kitô: "Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành"(Gioan 1: 3).
Tương quan giữa Lời tiền-hiện hữu và Ngôi Lời nhập thể
Chính Ngôi Lời tiền-hiện-hữu này đã nhập thể làm người giữa chúng ta: "Ngôi Lời đã trở thành phàm nhân và sống giữa chúng ta, và chúng ta đã thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa ban cho Người, là Con Một tràn đầy ân sủng và sự thật." Không phải Ngôi Lời đã chỉ sống với chúng ta trong một thời gian ngắn, nhưng Người còn đang hiện hữu giữa chúng ta trong các sinh hoạt và sứ vụ của Giáo hội cũng như chính trong lòng mỗi người.
Chúng ta nhận ra vinh quang và chân lý của Ngôi Lời qua Kinh thánh. Chính nhờ Kinh thánh mà con người tìm ra chân lý vĩnh cửu khi tin rằng thánh kinh là lời của Chúa được linh ứng, và Chúa thông đạt với chúng ta qua thánh kinh. Nói cách khác, Thiên Chúa là tác giả thánh kinh.
Khi nói Thiên Chúa là tác giả thánh kinh, không có nghĩa, Thiên Chúa ngồi cặm cụi viết từng chữ trong bộ Kinh thánh. Nhưng chúng ta tin, Chúa linh ứng cho tác giả viết về biến cố của đức tin, tuy nhiều khi các ngài không hiểu hết và hiểu rõ. Các biến cố của đức tin khởi sự từ Abraham, người được gọi là cha của lòng tin, cho đến vị tông đồ cuối cùng. Cao điểm mọi biến cố là giáng sinh, thương khó, chết và sống lại của Chúa Giêsu.
Theo thời gian, biến cố được rao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cộng đoàn này sang cộng đoàn kia. Giáo hội, sau khi loại bỏ những bản thảo không hợp thức, đã kiểm chứng và tổng hợp lại trong hai bộ mà chúng ta gọi là Cựu ước và Tân ước. Lời Chúa vẫn sinh động trong thánh kinh, tức là trong Cựu và Tân ước.
Thánh kinh và Ngôi Lời
Thánh kinh, do đó được định nghĩa là câu truyện tình yêu của Chúa dành cho nhân loại. Tâm điểm của câu truyện tình yêu đó là Ngôi Lời nhập thể, tức là cuộc đời đức Kitô. Qua thánh kinh, Ngôi Lời tiếp tục ở với chúng ta, ở với thế giới và ở với Giáo hội. Lời Chúa thuật lại cuộc đời đấng cứu thế, là trung tâm điểm của đời sống và sứ vụ của Giáo hội, đồng thời cũng là của mỗi người chúng ta.
Lời Chúa được biểu lộ cách rõ ràng nơi đời sống Giáo hội qua đời sống thờ phượng. Do đó, chúng ta loan báo Lời Chúa khi cử hành các bí tích, nhất là bí tích thánh thể và phụng vụ giờ kinh.
Trong thánh lễ, chúng ta tuyên đọc cựu ước là hình bóng tiên báo trước Chúa Giêsu sẽ đến. Bài đọc tân ước cho thấy chương trình cứu chuộc toàn phần của Thiên Chúa qua Ngôi Lời, tức là đức Kitô. Chúng ta tin Ngôi Lời nhập thể làm người và đang ở giữa chúng ta, cũng đang hiện diện trong Lời được tuyên đọc. Giáo hội đưa bánh hằng sống cho người tín hữu qua Lời Chúa và qua Mình máu thánh Chúa. Khi lãnh nhận Lời Chúa và Mình Máu thánh Chúa, chúng ta đi vào giao tiếp thẳm sâu cùng Thiên Chúa.
Giáo hội loan truyền Lời Chúa.
Bổn phận của Giáo hội là thông truyền Lời Chúa cho các thế hệ. Thông truyền bằng cách rao giảng và dậy dỗ. Sứ vụ tông đồ là cốt tuỷ của Giáo hội Công giáo. Sứ vụ truyền giáo qua rao giảng, dậy dỗ và giải thích thánh kinh đã có từ thời Chúa Giêsu với các tông đồ, giáo phụ. Giám mục, linh mục, tu si nam nữ tiếp tục sứ vụ này. Từ sau công đồng Vatican II, sứ vụ truyền giáo trở nên sức mạnh lớn. Hội đồng giám mục Hoa kỳ với tài liệu "Co-Workers in the Vineyard of the Lord" "Đồng Sự làm Vườn Nho của Chúa," nhấn mạnh, người giáo dân được mời gọi như người đồng sự, cùng làm việc chung một chương trình với các tu sĩ nam nữ.
Có lẽ phải nhìn nhận, tại nhiều nơi, Giáo hội địa phương vẫn chưa xử dụng đúng tiềm năng vĩ đại và dồi dào của giáo dân, tức là của người đồng sự. Người giáo dân vẫn làm dưới hơn là làm cùng với hàng giáo phẩm. Phản ứng tiêu cực là, một số giáo dân làm ngược lại, hoặc tách ra khỏi, hoặc không cộng tác với hàng giáo phẩm. Trên thực tế, có rất nhiều giáo dân vừa nhiệt tâm, vừa có tầm hiểu biết cao, trí thức, sẵn lòng trở thành đồng sự trong vườn nho của Chúa. Nên lưu ý, giáo dân có nhu cầu và viễn kiến thực tế, đôi khi khác với viễn kiến của giáo phẩm. Họ có những tâm trạng, khao khát, dằn vặt riêng của mình. Để truyền giáo cho hữu hiệu hơn, nên thảo luận cách nghiêm chỉnh và chu đáo một chương trình chung.
Tâm điểm của những dậy dỗ này đương nhiên là lời Chúa và đức Kitô.
Truyền giáo qua Lời Chúa.
Dậy dỗ, thông truyền, giải thích Lời Chúa cho người khác là truyền giáo. Trong huấn lệnh "Erga Migrantes," Giáo hội, nhìn nhận hiện tượng giao lưu toàn thế giới đã nhắc nhở, truyền giáo không chỉ có nghĩa là đi đến một miền đất xa xôi như các nhà truyền giáo đã làm vào những thế kỷ trước. Ngày nay, những người không biết Chúa hoặc đã vô tình từ chối Chúa, đến với chúng ta ngay tại xứ sở này. Nói cách khác đi, chúng ta có thể mang danh truyền giáo ngay trên địa phương đang sống, khi dậy dỗ, thông truyền và giải thích Lời Chúa cho người chung quanh. Đi xa hơn nữa, trong viễn kiến đó, đức giáo hoàng Gioan Phaolô II kêu gọi cần tái Kitô hoá những xứ sở trước đây đã từng là Kitô giáo!
Bổn phận truyền giáo là bổn phận chung của mọi người Công giáo. Đó là lệnh truyền của Chúa Giêsu cho các môn đệ Người (Gioan 20: 19). Đó cũng là lời nhắc nhở của Giáo hội cho các tín hữu. Sau khi nghe Lời Chúa và lãnh nhận mình máu thánh Chúa thì hãy "Ra đi, thực thi sứ vụ của mình (Ite, Misa est). Cũng nên đề cập nơi đây cụm từ "Ite, misa est" và được dịch theo nghĩa chữ nơi tiếng Việt chúng ta là "Lễ xong, chúc anh chị em ra về bằng an." "Missa est" không chỉ nghĩa là lễ Misa đã xong và mọi người về nhà. "Missa," do động từ "mittere" nghĩa là sai đi. "Ite, missa est" còn có thể được hiểu như trong tiếng Anh là "Go, it is sent" Đó là lời mời gọi, uỷ thác của Giáo hội cho con cái, sau khi lãnh nhận lương thực và sức sống trường sinh là Chúa Giêsu, đi làm "Missio", tức là sứ vụ của mình. Nếu bản tính của Giáo hội là truyền giáo thì sự hiểu biết của "Ite, missa est" là "Hãy ra đi thi hành sứ vụ của mình" xem ra hợp lý hơn "Đi về bình an."
Khi ra đi, tấm gương nào chúng ta theo?
Mẹ Maria. Mẹ được định nghĩa là Đấng cưu mang Chúa Kitô. Chúng ta cũng phải cưu mang Lời, cưu mang con Thiên Chúa.
Giảng viên giáo lý và Lời.
Sự khác biệt lớn giữa giảng viên giáo lý và giáo sư môn học đời, là trong khi giáo sư dậy, họ không buộc phải tin những gì họ giảng; người giảng viên giáo lý suy niệm và sống những gì họ rao giảng và dậy dỗ. Họ biết khi dậy dỗ, Chúa sống trong họ như Phaolô viết "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, nhưng là Chúa sống trong tôi" (Galat 2: 20). Họ tín thác rằng việc mục vụ đang thi hành, do Chúa gọi và chọn như Phaolô đã xác tín "chính đức Kitô đã mặc khải tin mừng đó cho tôi" (Galat 1: 12; 16. 2: 2).
Giáo hội huấn luyện, dậy dỗ chúng ta rao giảng tin mừng của Chúa. Mang tâm tình đó, người giảng viên giáo lý phải tự hào vì trở thành thừa tác viên được tuyển chọn, và được giáo hội sai đi.
Như thế, điểm quan trọng nhất với người giảng viên giáo lý không chỉ là sự hiểu biết về Kinh thánh, nhưng là niềm Tin-Cảm nghiệm và Sống những tâm tình về Lời, về Chúa Kitô. Nếu chỉ dậy giáo lý mà không tin-cảm nghiệm và sống, chúng ta sẽ giống như người hướng dẫn viên du lịch bên thánh địa. Họ hiểu biết rất nhiều và rất rõ các địa danh, lịch sử, biến cố trong Cựu cũng như Tân ước, nhưng tâm tình tin vào Chúa Kitô thì hầu như không có.
Tin-Cảm nghiệm và Sống tâm tình về Lời, về Chúa Kitô đã được ghi nhận trong thư gửi Do Thái: “Lời Chúa là lời sống động, sắc bén và hữu hiệu hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu ngay cả chỗ phân cách tâm hồn và tinh thần (tâm-linh), cốt với tuỷ (cốt tuỷ). Lời đi vào tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người.” (Do Thái 4: 12).
Tin-Cảm nghiệm và Sống Lời Chúa.
Đôi khi, nếu không muốn nói là thường thường, chúng ta chỉ đọc lời Chúa. Cũng có lúc suy niệm lời Chúa, nhưng ít khi chúng ta cảm nghiệm lời Chúa hoặc chính Chúa. Nói cách khác, khi đọc Lời Chúa, chúng ta dùng trí óc nhiều quá, hoặc thường dùng trí óc hơn là con tim để cảm nghiệm. Sống thánh kinh không phải bao giờ cũng bằng trí óc.
Cách đây vài tuần, mọi người thấy thương tâm khi nghe tai nạn của nhóm anh chị em Legio Mariae trên đường đi hành hương đại hội thánh mẫu. Tin tức chiến sự hằng ngày tại Iraq, Afghanistan, tin lụt lội, động đất thường xuyên xẩy ra, tại sao chúng ta không thấy quan tâm như trường hợp của 55 anh chị em Legio này? Là vì chúng ta cảm nghiệm được sự tương hợp và gần gũi của họ với chúng ta. Họ là người Việt Nam(1), Công giáo (2), trong đoàn thể Công giáo tiến hành (3); đi làm việc tốt lành (4); chết gần như oan uổng vì hãng xe không theo đúng tiêu chuẩn an toàn (5). Chúng ta thấy thương cho họ và lo vì tai nạn tương tự như vậy có thể xẩy ra cho chính mình hoặc cho người thân của mình. Chúng ta thương cảm vì cảm nghiệm được nỗi đau và mất mát của họ, của gia đình họ.
Theo cùng hướng đi đó, khi đọc và nghe Lời Chúa, chúng ta cảm nghiệm gì? Cảm thấy nỗi đau hay hạnh phúc gì? Tại tiệc cưới Cana, khi gia đình cô dâu, chú rể hết rượu, chúng ta có cảm nhận nỗi lo lắng và xấu hổ của đôi hôn phối chăng? Có lẽ đó là gia đình nghèo không dự trù đủ rượu? Có thể do một vài người vui quá chén uống nhiều rượu hơn bình thường? Có thể một vài kẻ ranh mắt muốn "phá" gia đình cô dâu chú rể bằng cách uống hết rượu.. Dù thế nào đi nữa, thì đây cũng là điều làm gia chủ mất mặt. Thiếu thức ăn, thiếu rượu chứng tỏ thiếu lòng hiếu khách. Mời người khác đến nhà ăn, nhất là tiệc cưới, mà thiếu thức ăn, thức uống quả là đau lòng. Chúng ta sẽ phản ứng ra sao nếu là họ, nếu là người đi dự tiệc. Chúng ta sẽ nhìn Chúa như thế nào khi ngài làm phép lạ? Và nhất là, đã bao giờ chúng ta thấy Chúa làm phép lạ hoá nước ra rượu trong cuộc đời chúng ta chưa? Đã bao giờ trong đời sống gia đình, chúng ta nói với Chúa rằng "Lậy Chúa, chúng con đã hết rượu. Tình yêu chúng con nhạt như nước lã." Để rồi đã bao nhiêu lần chúng ta cảm ơn Chúa đã hoá nước thành rượu trong cuộc đời?
Dưới chân thập giá, chúng ta cảm nghiệm gì nếu đóng vai trò của Mẹ Maria, của Maria Magdalena, của Gioan hay một tông đồ? Chúng ta có chia sẻ niềm đau của Mẹ khi thấy con chịu chết oan uổng mà không cách nào bào chữa? Có thấy mình dám can đảm như Maria Magdalena theo chân thầy đến cùng, dù các môn đệ khác đã chạy tứ tán khắp nơi? Có thể chúng ta đóng vai trò bàng quang. Biết Chúa chịu tử nạn dù không có tội, nhưng vì sợ liên luỵ, chỉ dám yên lặng đứng nhìn? Đương nhiên, tệ hơn nữa nếu chúng ta lại đứng vào vai trò quân dữ lăng nhục, hành hạ và đóng đinh Chúa qua các tội của mình xúc phạm đến Chúa hoặc tha nhân.
Qua các biến cố cuộc đời, khi đọc Lời Chúa, nghe thánh kinh, chúng ta để Chúa đứng chỗ nào? Phải chăng chúng ta mời Chúa:
• Đứng bên cạnh, làm khán giả
• Cùng đồng hành chia sẻ vui buồn
• Khi cần thiết thì mời Chúa, khi đầy đủ vui vẻ thì. . thôi
• Hờ hững, có thì cũng được mà không thì cũng xong.
Thường thường, chúng ta nhìn Chúa như Thiên Chúa hay nhìn Chúa như bạn? Có bao giờ thấy Chúa quá xa vời không? Trong câu truyện tai nạn đi hành hương, đã bao giờ đặt vấn đề là tại sao Chúa để sự dữ xẩy ra như vậy, và nhất là xẩy ra cho người có lòng thành không? Tương giao nào chúng ta dành cho Chúa? Tương giao nào dành cho tha nhân?
Nhìn lại cuộc đời của Chúa, không ngạc nhiên gì khi Chúa có các tương giao mật thiết và trực tiếp với môn đệ "Còn anh em, anh em nói Thầy là ai?" (Matthêu 16: 13-15). Chúa không hoàn toàn hài lòng với lời thưa "Kẻ thì nói thầy là ông Gioan tẩy giả, kẻ thì bảo là ông Elia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một ngôn sứ." "Còn anh em, anh em nói Thầy là ai?" Phêrô luôn nhanh nhẹn hơn các anh khác đã tuyên tín "Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống." Phêrô không nói "con không biết, để con suy nghĩ" hoặc, đơn giản, "Thầy là thầy của chúng con;" nhưng Phêrô mạnh dạn tuyên xưng "Thầy là Đấng Kitô, tức là đấng được xức dầu." Tuy vậy, Phêrô trong tương giao thân mật, vẫn nhìn Chúa như bạn thiết, vì không lâu sau đó khi Chúa cho biết Người sẽ phải chịu nhiều khổ cực và chịu chết, thì "Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người 'Xin Thiên Chúa thương đừng để thầy gặp phải chuyện ấy!" Chúng ta nên lưu ý đến động từ "trách" mà Matthêu dùng, nói lên tương quan mật thiết đó (Matthêu 16: 22). Và lời Chúa nói với Phêrô không mang tính quở phạt mà chỉ là lời mắng của yêu thương (Matthêu 16: 23).
Còn bạn, bạn nói Chúa là ai?
Phải chăng bạn nhìn, và đến với Chúa như:
– Bạn thiết?
– Người đồng hành bất đắc dĩ?
– Cha-Mẹ?
– Hàng xóm?
– Vợ-chồng?
– Quan án?
– Người cản đường?
– Người lý tưởng, người hùng?
– Thầy giáo?
– Lãnh tụ giúp lật đổ bất công xã hội? Tạo lập công lý?
– Triết gia dẫn đường?
– Cố vấn?
– Thượng Đế
– ???
Tuy nhiên, trước khi nhìn rõ hơn liên hệ của mình với Chúa, nên biết mình là ai?
Mỗi sứ vụ sẽ cho chúng ta một định nghĩa khác nhau về tương quan với Chúa. Thừa tác viên thánh thể nhìn Chúa không giống như ca viên trong ca đoàn; người ca viên chúc tụng Chúa không giống như người trong ban nghi lễ chuyên tiếp rước giáo dân vào nhà thờ. Thành viên ban nghi lễ cũng không phục vụ Chúa theo cùng hình thức của thừa tác viên đọc sách.
Vậy! Giảng viên giáo lý là ai?
Sứ điệp (Redemptoris Missio) "Sứ vụ cứu chuộc" định nghĩa giảng viên giáo lý là "người làm việc chuyên biệt, nhân chứng trực tiếp, nhà truyền đạo không thể thiếu (indispensable evangelizers), là người đại diện cho sức mạnh nền tảng của cộng đoàn Kitô hữu, nhất là các giáo hội còn trẻ" (Guide For Catechists, số 3).
Tài liệu cũng nhấn mạnh rằng giảng viên giáo lý là nhà truyền giáo hoặc ít nhất cũng là người cổ võ truyền giáo "Chính người giảng viên giáo lý trở thành nhà cổ võ truyền giáo trong cộng đoàn của mình, và nếu Chúa Thánh linh kêu gọi, và khi cha xứ uỷ thác, họ sẽ đi ra khỏi biên giới của giáo xứ để rao giảng tin mừng, giúp chuẩn bị tân tòng và xây dựng các cộng đoàn gíao hội khác. Họ không phải là người thay thế vị linh mục, nhưng, dựa trên chính năng quyền, họ là nhân chứng của đức Kitô trong cộng đoàn dân Chúa, bởi vì họ làm chứng cho Chúa. Do chính tên gọi và bản chất, họ có quyền rao giảng, dậy dỗ lời Chúa.
Giáo luật diễn đạt vai trò giảng viên giáo lý trong khung cảnh truyền giáo, và nhìn đến họ là "Những giáo dân lãnh nhận một nền huấn luyện chuyên biệt, và họ nổi bật khi sống đời Kitô hữu của mình. Dưới sự hướng dẫn của nhà truyền giáo, họ trình bầy giáo huấn trong Tin Mừng, cử hành phụng vụ cũng như làm việc bác ái."
Tương tự như vậy, thánh bộ Truyền giáo cho các Dân tộc, qua tổng hội nghị vào năm 1970 đã phát biểu: "Giảng viên giáo lý là người giáo dân, đặc biệt được Giáo hội uỷ nhiệm, theo nhu cầu địa phương, giúp những ai chưa biết Chúa và ngay cả cho các giáo dân khác, nhận ra Ngài, yêu mến Ngài và theo chân Ngài. (Guide For Catechists, số 3).
Một gợi ý về danh xưng: Giảng viên giáo lý hay Nhà truyền đạo?
May mắn cho chúng ta, trong đạo Công giáo có rất nhiều mục vụ. Tất cả các mục vụ đều quy hướng về Chúa Kitô và đều trực tiếp hoặc gián tiếp truyền giáo. Tuy nhiên, giảng viên giáo lý đóng vai trò riêng biệt khi dậy và giảng Lời Chúa. Công việc dậy và giảng Lời Chúa của họ thật rõ ràng. Họ trực tiếp rao giảng Lời Chúa. Họ rao giảng những gì mình sống và tin tưởng. Vậy, có nên dùng danh từ "nhà truyền đạo" cho họ chăng?
Tuy một số giảng viên giáo lý có vẻ ngần ngại khi nghe danh xưng này. Sợ rằng "đao to búa lớn quá."Một số khác bị "dị ứng" với từ ngữ truyền đạo, nhưng, nếu chúng ta không tự hào là người dậy và giảng Lời Chúa thì tại sao chọn làm giảng viên giáo lý? Điều quan trọng là cần tìm cho chúng danh xưng phù hợp với bản chất sứ vụ tông đồ của mình, dù cho danh xưng đó mang tính cách đặc thù tôn giáo. Hãy tự hào khi mang danh hiệu "Nhà truyền đạo."
Tương quan nào với Chúa?
Sau khi biết mình là ai, bạn nhìn Chúa trong tương quan nào? Nhìn chung, chúng ta có thể thấy Chúa như Thiên Chúa, như Thượng đế, như người cha-mẹ nhân hậu, như người chăn chiên tốt lành. Có người nhìn Chúa như Đấng Tạo hoá, có người thấy Chúa như bằng hữu. Tất cả các hình ảnh đó đều đúng, và từ hình ảnh đó, phản ảnh mối tương quan chúng ta với Chúa. Đó là lựa chọn của mỗi cá nhân và không lựa chọn nào sai cả. Tuy nhiên, nơi đây, chúng tôi muốn đưa ra một gợi ý trong các tương quan này.
Đa số, chúng ta bị giằng co giữa hai thái cực: Nhìn Chúa như Chúa, và nhìn Chúa như con người. Chúa như Chúa, như Thượng đế, Tạo Hoá thì quá xa vời. Vị Thiên Chúa tuyệt vời đó khó cùng đồng hành với chúng ta. Ngài dễ thấy tội và chúng ta dễ cảm thấy mình là tội nhân. (Người Việt Nam và Á châu có khuynh hướng này). Đây là loại thần học mệnh danh là trung cổ.
Nhìn Chúa như người thì lại để Chúa xuống ngang với mình. Từ đó, dễ đồng hoá Chúa với yếu đuối của mình. Nói cách khác, Thiên Chúa bị lạm dụng qua các từ ngữ như Chúa là tình yêu, Ngài tha hết tội. Dù phạm tội thường xuyên và đến đâu đi nữa, Chúa cũng sẽ tha hết! Hoặc, Chúa biết chúng ta tội lỗi, nên, chỉ cần tin vào Chúa là đủ được cứu chuộc! Rồi đi tìm một vài đoạn trong thánh kinh, bào chữa cho lập luận của mình hơn là đọc toàn bộ Kinh thánh. (Người Au Mỹ có khuynh hướng này). Đây là loại thần học mà nhiều người gọi là "thần học ngọt" hoặc là thần học bọc đường.
Nên lưu ý: Ngài là một Thiên Chúa, nhưng nhập thể. Đừng quên Ngài đã nhập thể, và cũng đừng quên Ngài là Thiên Chúa. Chúng ta có thể coi Ngài như một người cha hiền, một người bạn tốt. Ngài không chỉ là bạn nhưng là bạn tốt. Người bạn này bảo chúng ta "những gì anh/chị làm cho một người bé nhỏ là làm cho tôi" (Mt. 25: 35-41), và "Hãy làm cho người khác những gì anh/chị muốn người khác làm cho bạn (Matthêu 7: 12)."
Nói cách khác, đừng sợ và đừng xa cách Chúa. Chúa là người bạn tốt.
Dùng trí óc để cảm nghiệm Lời Chúa
Khi biết liên hệ với Chúa rồi, mình mới dễ dàng đồng hành và sống các cảm nghiệm với Chúa.
Để Tin và Sống các cảm nghiệm này, chúng ta cần xử dụng cả trí óc cũng như trái tim. Dùng trí óc để biết và trái tim để yêu. Một số phương cách cụ thể cho trí óc là:
• Đọc kinh thánh hằng ngày. Kinh thánh là Lời Chúa. Hơn thế nữa, Kinh thánh còn là chính Chúa. Nên tập thói quen đọc một đoạn ngắn và đọc hằng ngày vào lúc nhất định. Không cần đọc dài nhưng đọc đều đặn. Điểm quan trọng nhất với những người đã quen đọc Kinh thánh là lưu tâm đến các chú giải -chú thích và giải nghĩa-. Bản Kinh thánh có giá trị là bản có những chú giải rõ ràng và chi tiết.
• Học và hiểu kinh thánh. Đi dự các lớp thánh kinh. Nên ghi nhớ, nghe một đoạn thánh kinh trong nhà thờ chưa đủ, nếu không bị coi là quá thiếu thốn. Một ngày chúng ta ăn ba bữa hoặc ít là hai, vậy mà một tuần chỉ nhấm nháp có một bữa chưa tới vài phút thì đúng là ăn "diet", "diet" Lời Chúa!
• Hiểu kinh thánh cho đúng. Ngày xưa, người giáo dân không dám tự đọc kinh thánh vì sợ cắt nghĩa sai. Bộ sách giáo lý Công giáo ngày nay là những lời giải thích rất đầy đủ và đúng về thánh kinh. Nếu có thể được, quy tụ một số người để cùng học thánh kinh. Chia phiên nhau trình bầy các đề tài hoặc đoạn, chương trong thánh kinh. Trước khi trình bầy, mình cũng đã nghiên cứu và tìm hiểu.
• Kinh thánh có nhiều câu truyện dụ ngôn rất giống với Việt Nam, rất gần với phong tục A châu, nên dễ hiểu và dễ cảm nhận. Nên ghi chú những đoạn mang tính cách Á châu trong thánh kinh. Sẽ thấy rằng Kinh thánh gần với chúng ta rất nhiều, và gần với Á châu hơn Au hoặc Mỹ châu.
• Suy niệm và cầu nguyện với Kinh thánh. Đọc một đoạn Kinh thánh, hiểu đoạn đó, rồi lắng nghe xem Chúa nói gì với chúng ta, Chúa thúc đẩy chúng ta làm gì? Nhiều sách thánh kinh in cả những đoạn hướng dẫn cầu nguyện khi đang buồn phiền, khi thất bại với tình bạn, với việc làm; khi có những khó khăn trong đời sống gia đình, với vợ, chồng, con cái; khi không thấy tương lai; tại sao có các bí tích...
• Bên cạnh việc thực tập và học hỏi phương cách trở thành giảng viên giáo lý, cần đi tham dự và cập nhật hoá tầm hiểu biết qua các lớp huấn luyện giáo lý. Giáo lý là sự giải thích, giảng dậy và áp dụng lời Chúa. Người Hoa kỳ, nhất là người gốc Au châu, nghiêm chỉnh hơn chúng ta về học thánh kinh và giáo lý nhiều. Họ xếp đặt thời giờ hầu có thể thường xuyên tham dự cách cẩn thận.
Cảm nghiệm bằng con tim
• Cùng với trí óc là trái tim. Để Tin-Cảm nghiệm và Sống Lời Chúa, chúng ta cần YÊU Chúa với tâm tình. Không chỉ đọc Kinh thánh như đọc truyện hoặc đọc triết lý. Đọc Kinh thánh với tâm tình và với niềm đam mê tin tưởng rằng trong sách thánh, tương lai, mạng sống chúng ta nằm ở đó. Đây là điểm rất quan trọng khi đọc Kinh thánh. Khi đọc nhanh vàvội vàng sẽ không đủ giờ suy niệm. Sách thánh và Lời Chúa không phải là cuốn lịch sử hoặc địa lý hoặc chính trị, đọc cho mở mang trí thức. Cũng không phải là loại sách giáo khoa, bó buộc phải học, nhưng là sách của Lời hằng sống có khả năng cứu rỗi. Đương nhiên, chúng ta không tin mù quáng, nhưng biết rằng, khi đọc sách với tâm tình yêu thương, chúng ta mở cửa cõi vĩnh hằng cho chính mình.
• Đọc thánh kinh với tâm tình của người đang yêu. Hãy đọc như đọc thư của người mình yêu và người yêu mình. Trân quý từng chữ, từng dòng, từng tư tưởng. Nên so sánh lúc đọc thánh kinh với giây phút đọc thư chồng, thư vợ từ miền xa gửi về. Chúng ta thấy vui mừng biết bao khi nhận ra những tin tức, sinh hoạt của người yêu. Do đó tại sao chúng ta gọi thánh kinh là Tin Mừng.
• Đọc thánh kinh với tâm tình của người con xem lại và trân quý di chúc của cha, mẹ gửi cho mình, hoặc bằng hữu trăn trối cho nhau. Suốt Tin mừng theo Gioan từ chương 13 cho đến cuối là những lời tâm sự của Thầy dành cho môn đệ, của bằng hữu dành cho nhau, những lời cuối của một đấng Thiên Chúa nhập thể sắp chết "Này các con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy.. Thầy để lại cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Nhờ đó mà mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy: là, các con yêu thương nhau (Gioan 13: 33-35). Sống những lời trăn trối này, chúng ta sẽ thấy, không phải qua các phép lạ, bài giảng thâm thuý, việc làm vĩ đại mà mọi người nhận biết ai là Kitô hữu, ai là Công giáo, nhưng nhờ "các con yêu thương nhau!" Thật tuyệt vời. Nếu trong chúng ta, đã có người cảm nhận được những lời cuối của cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, bạn hữu, và thấy quan trọng như thế nào khi nghe những lời này, thì nhiều đoạn trong Tân ước giúp nhận ra rõ ước mơ của Chúa với các môn đệ trước khi Người chịu chết.
• Cùng đọc thánh kinh với người khác. Người Việt chưa có thói quen đọc và chia xẻ thánh kinh trừ một vài đoàn thể Công giáo tiến hành. Người Au Mỹ thường thường bắt đầu các cuộc bàn cãi với thánh kinh. Họ xin Chúa Thánh linh soi sáng cho biết những gì nên nói, những gì cần làm. Có lẽ họ không đọc nhiều kinh bằng chúng ta nhưng chắc chắn họ đọc thánh kinh nhiều hơn chúng ta.
Chúa ở đâu? Chúa đang làm gì với mình? Chúng ta nên giao tiếp với Chúa ra sao? Giảng viên giáo lý -những người cưu mang Lời Chúa và Chúa- thấy Chúa ở đâu? Cùng nhau suy niệm đoạn thánh kinh:
"Thiên Chúa nói với Elia 'Con hãy ra ngoài và đứng trên núi trước mặt Ta.' Rồi có gió to, bão lớn, xẻ núi non, nghiền vỡ đá tảng, nhưng Chúa không ở trong cơn gió bão. Sau đó là động đất, nhưng Chúa không ở trong trận động đất. Sau động đất là lửa, nhưng Chúa không ở trong lửa. Sau lửa có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe tiếng gió thổi, Êlia lấy áo choàng che mặt, rồi ra ngoài đứng ở cửa hang chờ Chúa." (1 Sách các vua 19: 9-13)
Thiên Chúa trong tiếng gió hiu hiu.
Hãy Tin-Cảm Nghiệm-Sống Lời Chúa và sống chính Chúa trong tiếng gió hiu hiu của cuộc đời.
Năm nay thượng hội đồng giám mục toàn thế giới chọn đề tài "Lời Chúa trong Đời sống và Sứ Vụ của Giáo hội." Do đó, theo tinh thần trên, thực thích hợp để các khoá tĩnh huấn giảng viên giáo lý cùng chọn chủ đề Lời Chúa là sức mạnh của ân sủng khi truyền đạt và dậy dỗ Lời Chúa.
Cụm từ "Lời Chúa" bao gồm hai chữ Lời và Chúa. Đây là lối nói trong tin mừng theo thánh Gioan. Đa số chúng ta giới hạn cụm từ Lời Chúa trong phần thứ 2 của thánh lễ, và vì vậy giới hạn việc sống cũng như nghe Lời Chúa trong các bài đọc mà thôi.
Lời Chúa là gì?
Lời có thể là lời nói của Chúa, nhưng Lời Chúa cũng có thể là chính Chúa.
Cần hiểu Lời Chúa qua 5 góc cạnh khác nhau:
• Lời là Chúa từ muôn thuở mà danh từ chuyên môn gọi là tiền-hiện-hữu (the pre-Existent Word).
• Lời cũng là lời Chúa phán khi tạo dựng
• Lời là Chúa Giêsu khi Ngôi Lời biến thành nhục thể và ở giữa chúng ta.
• Lời còn là Ngôi Lời hằng sống vàhằng hữu trong thánh kinh.
• Cuối cùng là Ngôi Lời trong đời sống của Giáo hội và của mỗi người.
Nhìn Lời Chúa qua các góc cạnh trên, chúng ta hiểu tại sao Gioan khởi đầu sách Tin mừng của ngài với lời dẫn nhập "Từ nguyên thuỷ." "Từ nguyên thuỷ đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn ở cùng Thiên Chúa và Ngôi Lời là Chúa" (Gioan 1:1). Những lời dậy dỗ của Gioan đã trở thành nền tảng cho tín điều một Chúa Ba ngôi trong Công giáo: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh thần.
Đọc lời dẫn nhập "Từ nguyên thuỷ" của Gioan, chúng ta nhớ đến Sách Sáng thế. Sách Sáng Thế bắt đầu với: "Từ nguyên thuỷ, khi Thiên Chúa dựng nên trời và đất" (Sách Sáng Thế 1:1). Còn Gioan với " Từ nguyên thuỷ đã có Ngôi Lời." Lập lại từ ngữ dùng trong Sách Sáng Thế, Gioan muốn mời gọi mọi người khi đọc tin mừng của ngài, hãy nhớ đến sự tương đồng. Sách Sáng Thế bắt đầu câu truyện tạo dựng mọi sinh vật. Khởi đầu là Lời Chúa phán hãy có ánh sáng. Tin mừng Gioan khởi sự với Ngôi Lời, với chính Chúa Giêsu -chứ không còn là lời của Chúa nữa- và Chúa Giêsu là ánh sáng của toàn thế giới.
Lời tạo dựng và Ngôi Lời nhập thể
Sách Sáng Thế, qua lời, Chúa dựng nên vũ trụ: Chúa phán "Hãy có ánh sáng", tức thì có ánh sáng. Chúa phán "Hãy có vòm trời", tức thì có vòm trời. Mỗi ngày Chúa tạo dựng qua lời. Đến ngày thứ sáu, Chúa nói "Chúng ta hãy dựng nên người giống hình ảnh ta. Chúa tạo con người theo hình ảnh Chúa, có nam, có nữ (1:26).
Trong tin mừng Gioan, Gioan viết về đức Kitô: "Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành"(Gioan 1: 3).
Tương quan giữa Lời tiền-hiện hữu và Ngôi Lời nhập thể
Chính Ngôi Lời tiền-hiện-hữu này đã nhập thể làm người giữa chúng ta: "Ngôi Lời đã trở thành phàm nhân và sống giữa chúng ta, và chúng ta đã thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa ban cho Người, là Con Một tràn đầy ân sủng và sự thật." Không phải Ngôi Lời đã chỉ sống với chúng ta trong một thời gian ngắn, nhưng Người còn đang hiện hữu giữa chúng ta trong các sinh hoạt và sứ vụ của Giáo hội cũng như chính trong lòng mỗi người.
Chúng ta nhận ra vinh quang và chân lý của Ngôi Lời qua Kinh thánh. Chính nhờ Kinh thánh mà con người tìm ra chân lý vĩnh cửu khi tin rằng thánh kinh là lời của Chúa được linh ứng, và Chúa thông đạt với chúng ta qua thánh kinh. Nói cách khác, Thiên Chúa là tác giả thánh kinh.
Khi nói Thiên Chúa là tác giả thánh kinh, không có nghĩa, Thiên Chúa ngồi cặm cụi viết từng chữ trong bộ Kinh thánh. Nhưng chúng ta tin, Chúa linh ứng cho tác giả viết về biến cố của đức tin, tuy nhiều khi các ngài không hiểu hết và hiểu rõ. Các biến cố của đức tin khởi sự từ Abraham, người được gọi là cha của lòng tin, cho đến vị tông đồ cuối cùng. Cao điểm mọi biến cố là giáng sinh, thương khó, chết và sống lại của Chúa Giêsu.
Theo thời gian, biến cố được rao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cộng đoàn này sang cộng đoàn kia. Giáo hội, sau khi loại bỏ những bản thảo không hợp thức, đã kiểm chứng và tổng hợp lại trong hai bộ mà chúng ta gọi là Cựu ước và Tân ước. Lời Chúa vẫn sinh động trong thánh kinh, tức là trong Cựu và Tân ước.
Thánh kinh và Ngôi Lời
Thánh kinh, do đó được định nghĩa là câu truyện tình yêu của Chúa dành cho nhân loại. Tâm điểm của câu truyện tình yêu đó là Ngôi Lời nhập thể, tức là cuộc đời đức Kitô. Qua thánh kinh, Ngôi Lời tiếp tục ở với chúng ta, ở với thế giới và ở với Giáo hội. Lời Chúa thuật lại cuộc đời đấng cứu thế, là trung tâm điểm của đời sống và sứ vụ của Giáo hội, đồng thời cũng là của mỗi người chúng ta.
Lời Chúa được biểu lộ cách rõ ràng nơi đời sống Giáo hội qua đời sống thờ phượng. Do đó, chúng ta loan báo Lời Chúa khi cử hành các bí tích, nhất là bí tích thánh thể và phụng vụ giờ kinh.
Trong thánh lễ, chúng ta tuyên đọc cựu ước là hình bóng tiên báo trước Chúa Giêsu sẽ đến. Bài đọc tân ước cho thấy chương trình cứu chuộc toàn phần của Thiên Chúa qua Ngôi Lời, tức là đức Kitô. Chúng ta tin Ngôi Lời nhập thể làm người và đang ở giữa chúng ta, cũng đang hiện diện trong Lời được tuyên đọc. Giáo hội đưa bánh hằng sống cho người tín hữu qua Lời Chúa và qua Mình máu thánh Chúa. Khi lãnh nhận Lời Chúa và Mình Máu thánh Chúa, chúng ta đi vào giao tiếp thẳm sâu cùng Thiên Chúa.
Giáo hội loan truyền Lời Chúa.
Bổn phận của Giáo hội là thông truyền Lời Chúa cho các thế hệ. Thông truyền bằng cách rao giảng và dậy dỗ. Sứ vụ tông đồ là cốt tuỷ của Giáo hội Công giáo. Sứ vụ truyền giáo qua rao giảng, dậy dỗ và giải thích thánh kinh đã có từ thời Chúa Giêsu với các tông đồ, giáo phụ. Giám mục, linh mục, tu si nam nữ tiếp tục sứ vụ này. Từ sau công đồng Vatican II, sứ vụ truyền giáo trở nên sức mạnh lớn. Hội đồng giám mục Hoa kỳ với tài liệu "Co-Workers in the Vineyard of the Lord" "Đồng Sự làm Vườn Nho của Chúa," nhấn mạnh, người giáo dân được mời gọi như người đồng sự, cùng làm việc chung một chương trình với các tu sĩ nam nữ.
Có lẽ phải nhìn nhận, tại nhiều nơi, Giáo hội địa phương vẫn chưa xử dụng đúng tiềm năng vĩ đại và dồi dào của giáo dân, tức là của người đồng sự. Người giáo dân vẫn làm dưới hơn là làm cùng với hàng giáo phẩm. Phản ứng tiêu cực là, một số giáo dân làm ngược lại, hoặc tách ra khỏi, hoặc không cộng tác với hàng giáo phẩm. Trên thực tế, có rất nhiều giáo dân vừa nhiệt tâm, vừa có tầm hiểu biết cao, trí thức, sẵn lòng trở thành đồng sự trong vườn nho của Chúa. Nên lưu ý, giáo dân có nhu cầu và viễn kiến thực tế, đôi khi khác với viễn kiến của giáo phẩm. Họ có những tâm trạng, khao khát, dằn vặt riêng của mình. Để truyền giáo cho hữu hiệu hơn, nên thảo luận cách nghiêm chỉnh và chu đáo một chương trình chung.
Tâm điểm của những dậy dỗ này đương nhiên là lời Chúa và đức Kitô.
Truyền giáo qua Lời Chúa.
Dậy dỗ, thông truyền, giải thích Lời Chúa cho người khác là truyền giáo. Trong huấn lệnh "Erga Migrantes," Giáo hội, nhìn nhận hiện tượng giao lưu toàn thế giới đã nhắc nhở, truyền giáo không chỉ có nghĩa là đi đến một miền đất xa xôi như các nhà truyền giáo đã làm vào những thế kỷ trước. Ngày nay, những người không biết Chúa hoặc đã vô tình từ chối Chúa, đến với chúng ta ngay tại xứ sở này. Nói cách khác đi, chúng ta có thể mang danh truyền giáo ngay trên địa phương đang sống, khi dậy dỗ, thông truyền và giải thích Lời Chúa cho người chung quanh. Đi xa hơn nữa, trong viễn kiến đó, đức giáo hoàng Gioan Phaolô II kêu gọi cần tái Kitô hoá những xứ sở trước đây đã từng là Kitô giáo!
Bổn phận truyền giáo là bổn phận chung của mọi người Công giáo. Đó là lệnh truyền của Chúa Giêsu cho các môn đệ Người (Gioan 20: 19). Đó cũng là lời nhắc nhở của Giáo hội cho các tín hữu. Sau khi nghe Lời Chúa và lãnh nhận mình máu thánh Chúa thì hãy "Ra đi, thực thi sứ vụ của mình (Ite, Misa est). Cũng nên đề cập nơi đây cụm từ "Ite, misa est" và được dịch theo nghĩa chữ nơi tiếng Việt chúng ta là "Lễ xong, chúc anh chị em ra về bằng an." "Missa est" không chỉ nghĩa là lễ Misa đã xong và mọi người về nhà. "Missa," do động từ "mittere" nghĩa là sai đi. "Ite, missa est" còn có thể được hiểu như trong tiếng Anh là "Go, it is sent" Đó là lời mời gọi, uỷ thác của Giáo hội cho con cái, sau khi lãnh nhận lương thực và sức sống trường sinh là Chúa Giêsu, đi làm "Missio", tức là sứ vụ của mình. Nếu bản tính của Giáo hội là truyền giáo thì sự hiểu biết của "Ite, missa est" là "Hãy ra đi thi hành sứ vụ của mình" xem ra hợp lý hơn "Đi về bình an."
Khi ra đi, tấm gương nào chúng ta theo?
Mẹ Maria. Mẹ được định nghĩa là Đấng cưu mang Chúa Kitô. Chúng ta cũng phải cưu mang Lời, cưu mang con Thiên Chúa.
Giảng viên giáo lý và Lời.
Sự khác biệt lớn giữa giảng viên giáo lý và giáo sư môn học đời, là trong khi giáo sư dậy, họ không buộc phải tin những gì họ giảng; người giảng viên giáo lý suy niệm và sống những gì họ rao giảng và dậy dỗ. Họ biết khi dậy dỗ, Chúa sống trong họ như Phaolô viết "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, nhưng là Chúa sống trong tôi" (Galat 2: 20). Họ tín thác rằng việc mục vụ đang thi hành, do Chúa gọi và chọn như Phaolô đã xác tín "chính đức Kitô đã mặc khải tin mừng đó cho tôi" (Galat 1: 12; 16. 2: 2).
Giáo hội huấn luyện, dậy dỗ chúng ta rao giảng tin mừng của Chúa. Mang tâm tình đó, người giảng viên giáo lý phải tự hào vì trở thành thừa tác viên được tuyển chọn, và được giáo hội sai đi.
Như thế, điểm quan trọng nhất với người giảng viên giáo lý không chỉ là sự hiểu biết về Kinh thánh, nhưng là niềm Tin-Cảm nghiệm và Sống những tâm tình về Lời, về Chúa Kitô. Nếu chỉ dậy giáo lý mà không tin-cảm nghiệm và sống, chúng ta sẽ giống như người hướng dẫn viên du lịch bên thánh địa. Họ hiểu biết rất nhiều và rất rõ các địa danh, lịch sử, biến cố trong Cựu cũng như Tân ước, nhưng tâm tình tin vào Chúa Kitô thì hầu như không có.
Tin-Cảm nghiệm và Sống tâm tình về Lời, về Chúa Kitô đã được ghi nhận trong thư gửi Do Thái: “Lời Chúa là lời sống động, sắc bén và hữu hiệu hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu ngay cả chỗ phân cách tâm hồn và tinh thần (tâm-linh), cốt với tuỷ (cốt tuỷ). Lời đi vào tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người.” (Do Thái 4: 12).
Tin-Cảm nghiệm và Sống Lời Chúa.
Đôi khi, nếu không muốn nói là thường thường, chúng ta chỉ đọc lời Chúa. Cũng có lúc suy niệm lời Chúa, nhưng ít khi chúng ta cảm nghiệm lời Chúa hoặc chính Chúa. Nói cách khác, khi đọc Lời Chúa, chúng ta dùng trí óc nhiều quá, hoặc thường dùng trí óc hơn là con tim để cảm nghiệm. Sống thánh kinh không phải bao giờ cũng bằng trí óc.
Cách đây vài tuần, mọi người thấy thương tâm khi nghe tai nạn của nhóm anh chị em Legio Mariae trên đường đi hành hương đại hội thánh mẫu. Tin tức chiến sự hằng ngày tại Iraq, Afghanistan, tin lụt lội, động đất thường xuyên xẩy ra, tại sao chúng ta không thấy quan tâm như trường hợp của 55 anh chị em Legio này? Là vì chúng ta cảm nghiệm được sự tương hợp và gần gũi của họ với chúng ta. Họ là người Việt Nam(1), Công giáo (2), trong đoàn thể Công giáo tiến hành (3); đi làm việc tốt lành (4); chết gần như oan uổng vì hãng xe không theo đúng tiêu chuẩn an toàn (5). Chúng ta thấy thương cho họ và lo vì tai nạn tương tự như vậy có thể xẩy ra cho chính mình hoặc cho người thân của mình. Chúng ta thương cảm vì cảm nghiệm được nỗi đau và mất mát của họ, của gia đình họ.
Theo cùng hướng đi đó, khi đọc và nghe Lời Chúa, chúng ta cảm nghiệm gì? Cảm thấy nỗi đau hay hạnh phúc gì? Tại tiệc cưới Cana, khi gia đình cô dâu, chú rể hết rượu, chúng ta có cảm nhận nỗi lo lắng và xấu hổ của đôi hôn phối chăng? Có lẽ đó là gia đình nghèo không dự trù đủ rượu? Có thể do một vài người vui quá chén uống nhiều rượu hơn bình thường? Có thể một vài kẻ ranh mắt muốn "phá" gia đình cô dâu chú rể bằng cách uống hết rượu.. Dù thế nào đi nữa, thì đây cũng là điều làm gia chủ mất mặt. Thiếu thức ăn, thiếu rượu chứng tỏ thiếu lòng hiếu khách. Mời người khác đến nhà ăn, nhất là tiệc cưới, mà thiếu thức ăn, thức uống quả là đau lòng. Chúng ta sẽ phản ứng ra sao nếu là họ, nếu là người đi dự tiệc. Chúng ta sẽ nhìn Chúa như thế nào khi ngài làm phép lạ? Và nhất là, đã bao giờ chúng ta thấy Chúa làm phép lạ hoá nước ra rượu trong cuộc đời chúng ta chưa? Đã bao giờ trong đời sống gia đình, chúng ta nói với Chúa rằng "Lậy Chúa, chúng con đã hết rượu. Tình yêu chúng con nhạt như nước lã." Để rồi đã bao nhiêu lần chúng ta cảm ơn Chúa đã hoá nước thành rượu trong cuộc đời?
Dưới chân thập giá, chúng ta cảm nghiệm gì nếu đóng vai trò của Mẹ Maria, của Maria Magdalena, của Gioan hay một tông đồ? Chúng ta có chia sẻ niềm đau của Mẹ khi thấy con chịu chết oan uổng mà không cách nào bào chữa? Có thấy mình dám can đảm như Maria Magdalena theo chân thầy đến cùng, dù các môn đệ khác đã chạy tứ tán khắp nơi? Có thể chúng ta đóng vai trò bàng quang. Biết Chúa chịu tử nạn dù không có tội, nhưng vì sợ liên luỵ, chỉ dám yên lặng đứng nhìn? Đương nhiên, tệ hơn nữa nếu chúng ta lại đứng vào vai trò quân dữ lăng nhục, hành hạ và đóng đinh Chúa qua các tội của mình xúc phạm đến Chúa hoặc tha nhân.
Qua các biến cố cuộc đời, khi đọc Lời Chúa, nghe thánh kinh, chúng ta để Chúa đứng chỗ nào? Phải chăng chúng ta mời Chúa:
• Đứng bên cạnh, làm khán giả
• Cùng đồng hành chia sẻ vui buồn
• Khi cần thiết thì mời Chúa, khi đầy đủ vui vẻ thì. . thôi
• Hờ hững, có thì cũng được mà không thì cũng xong.
Thường thường, chúng ta nhìn Chúa như Thiên Chúa hay nhìn Chúa như bạn? Có bao giờ thấy Chúa quá xa vời không? Trong câu truyện tai nạn đi hành hương, đã bao giờ đặt vấn đề là tại sao Chúa để sự dữ xẩy ra như vậy, và nhất là xẩy ra cho người có lòng thành không? Tương giao nào chúng ta dành cho Chúa? Tương giao nào dành cho tha nhân?
Nhìn lại cuộc đời của Chúa, không ngạc nhiên gì khi Chúa có các tương giao mật thiết và trực tiếp với môn đệ "Còn anh em, anh em nói Thầy là ai?" (Matthêu 16: 13-15). Chúa không hoàn toàn hài lòng với lời thưa "Kẻ thì nói thầy là ông Gioan tẩy giả, kẻ thì bảo là ông Elia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một ngôn sứ." "Còn anh em, anh em nói Thầy là ai?" Phêrô luôn nhanh nhẹn hơn các anh khác đã tuyên tín "Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống." Phêrô không nói "con không biết, để con suy nghĩ" hoặc, đơn giản, "Thầy là thầy của chúng con;" nhưng Phêrô mạnh dạn tuyên xưng "Thầy là Đấng Kitô, tức là đấng được xức dầu." Tuy vậy, Phêrô trong tương giao thân mật, vẫn nhìn Chúa như bạn thiết, vì không lâu sau đó khi Chúa cho biết Người sẽ phải chịu nhiều khổ cực và chịu chết, thì "Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người 'Xin Thiên Chúa thương đừng để thầy gặp phải chuyện ấy!" Chúng ta nên lưu ý đến động từ "trách" mà Matthêu dùng, nói lên tương quan mật thiết đó (Matthêu 16: 22). Và lời Chúa nói với Phêrô không mang tính quở phạt mà chỉ là lời mắng của yêu thương (Matthêu 16: 23).
Còn bạn, bạn nói Chúa là ai?
Phải chăng bạn nhìn, và đến với Chúa như:
– Bạn thiết?
– Người đồng hành bất đắc dĩ?
– Cha-Mẹ?
– Hàng xóm?
– Vợ-chồng?
– Quan án?
– Người cản đường?
– Người lý tưởng, người hùng?
– Thầy giáo?
– Lãnh tụ giúp lật đổ bất công xã hội? Tạo lập công lý?
– Triết gia dẫn đường?
– Cố vấn?
– Thượng Đế
– ???
Tuy nhiên, trước khi nhìn rõ hơn liên hệ của mình với Chúa, nên biết mình là ai?
Mỗi sứ vụ sẽ cho chúng ta một định nghĩa khác nhau về tương quan với Chúa. Thừa tác viên thánh thể nhìn Chúa không giống như ca viên trong ca đoàn; người ca viên chúc tụng Chúa không giống như người trong ban nghi lễ chuyên tiếp rước giáo dân vào nhà thờ. Thành viên ban nghi lễ cũng không phục vụ Chúa theo cùng hình thức của thừa tác viên đọc sách.
Vậy! Giảng viên giáo lý là ai?
Sứ điệp (Redemptoris Missio) "Sứ vụ cứu chuộc" định nghĩa giảng viên giáo lý là "người làm việc chuyên biệt, nhân chứng trực tiếp, nhà truyền đạo không thể thiếu (indispensable evangelizers), là người đại diện cho sức mạnh nền tảng của cộng đoàn Kitô hữu, nhất là các giáo hội còn trẻ" (Guide For Catechists, số 3).
Tài liệu cũng nhấn mạnh rằng giảng viên giáo lý là nhà truyền giáo hoặc ít nhất cũng là người cổ võ truyền giáo "Chính người giảng viên giáo lý trở thành nhà cổ võ truyền giáo trong cộng đoàn của mình, và nếu Chúa Thánh linh kêu gọi, và khi cha xứ uỷ thác, họ sẽ đi ra khỏi biên giới của giáo xứ để rao giảng tin mừng, giúp chuẩn bị tân tòng và xây dựng các cộng đoàn gíao hội khác. Họ không phải là người thay thế vị linh mục, nhưng, dựa trên chính năng quyền, họ là nhân chứng của đức Kitô trong cộng đoàn dân Chúa, bởi vì họ làm chứng cho Chúa. Do chính tên gọi và bản chất, họ có quyền rao giảng, dậy dỗ lời Chúa.
Giáo luật diễn đạt vai trò giảng viên giáo lý trong khung cảnh truyền giáo, và nhìn đến họ là "Những giáo dân lãnh nhận một nền huấn luyện chuyên biệt, và họ nổi bật khi sống đời Kitô hữu của mình. Dưới sự hướng dẫn của nhà truyền giáo, họ trình bầy giáo huấn trong Tin Mừng, cử hành phụng vụ cũng như làm việc bác ái."
Tương tự như vậy, thánh bộ Truyền giáo cho các Dân tộc, qua tổng hội nghị vào năm 1970 đã phát biểu: "Giảng viên giáo lý là người giáo dân, đặc biệt được Giáo hội uỷ nhiệm, theo nhu cầu địa phương, giúp những ai chưa biết Chúa và ngay cả cho các giáo dân khác, nhận ra Ngài, yêu mến Ngài và theo chân Ngài. (Guide For Catechists, số 3).
Một gợi ý về danh xưng: Giảng viên giáo lý hay Nhà truyền đạo?
May mắn cho chúng ta, trong đạo Công giáo có rất nhiều mục vụ. Tất cả các mục vụ đều quy hướng về Chúa Kitô và đều trực tiếp hoặc gián tiếp truyền giáo. Tuy nhiên, giảng viên giáo lý đóng vai trò riêng biệt khi dậy và giảng Lời Chúa. Công việc dậy và giảng Lời Chúa của họ thật rõ ràng. Họ trực tiếp rao giảng Lời Chúa. Họ rao giảng những gì mình sống và tin tưởng. Vậy, có nên dùng danh từ "nhà truyền đạo" cho họ chăng?
Tuy một số giảng viên giáo lý có vẻ ngần ngại khi nghe danh xưng này. Sợ rằng "đao to búa lớn quá."Một số khác bị "dị ứng" với từ ngữ truyền đạo, nhưng, nếu chúng ta không tự hào là người dậy và giảng Lời Chúa thì tại sao chọn làm giảng viên giáo lý? Điều quan trọng là cần tìm cho chúng danh xưng phù hợp với bản chất sứ vụ tông đồ của mình, dù cho danh xưng đó mang tính cách đặc thù tôn giáo. Hãy tự hào khi mang danh hiệu "Nhà truyền đạo."
Tương quan nào với Chúa?
Sau khi biết mình là ai, bạn nhìn Chúa trong tương quan nào? Nhìn chung, chúng ta có thể thấy Chúa như Thiên Chúa, như Thượng đế, như người cha-mẹ nhân hậu, như người chăn chiên tốt lành. Có người nhìn Chúa như Đấng Tạo hoá, có người thấy Chúa như bằng hữu. Tất cả các hình ảnh đó đều đúng, và từ hình ảnh đó, phản ảnh mối tương quan chúng ta với Chúa. Đó là lựa chọn của mỗi cá nhân và không lựa chọn nào sai cả. Tuy nhiên, nơi đây, chúng tôi muốn đưa ra một gợi ý trong các tương quan này.
Đa số, chúng ta bị giằng co giữa hai thái cực: Nhìn Chúa như Chúa, và nhìn Chúa như con người. Chúa như Chúa, như Thượng đế, Tạo Hoá thì quá xa vời. Vị Thiên Chúa tuyệt vời đó khó cùng đồng hành với chúng ta. Ngài dễ thấy tội và chúng ta dễ cảm thấy mình là tội nhân. (Người Việt Nam và Á châu có khuynh hướng này). Đây là loại thần học mệnh danh là trung cổ.
Nhìn Chúa như người thì lại để Chúa xuống ngang với mình. Từ đó, dễ đồng hoá Chúa với yếu đuối của mình. Nói cách khác, Thiên Chúa bị lạm dụng qua các từ ngữ như Chúa là tình yêu, Ngài tha hết tội. Dù phạm tội thường xuyên và đến đâu đi nữa, Chúa cũng sẽ tha hết! Hoặc, Chúa biết chúng ta tội lỗi, nên, chỉ cần tin vào Chúa là đủ được cứu chuộc! Rồi đi tìm một vài đoạn trong thánh kinh, bào chữa cho lập luận của mình hơn là đọc toàn bộ Kinh thánh. (Người Au Mỹ có khuynh hướng này). Đây là loại thần học mà nhiều người gọi là "thần học ngọt" hoặc là thần học bọc đường.
Nên lưu ý: Ngài là một Thiên Chúa, nhưng nhập thể. Đừng quên Ngài đã nhập thể, và cũng đừng quên Ngài là Thiên Chúa. Chúng ta có thể coi Ngài như một người cha hiền, một người bạn tốt. Ngài không chỉ là bạn nhưng là bạn tốt. Người bạn này bảo chúng ta "những gì anh/chị làm cho một người bé nhỏ là làm cho tôi" (Mt. 25: 35-41), và "Hãy làm cho người khác những gì anh/chị muốn người khác làm cho bạn (Matthêu 7: 12)."
Nói cách khác, đừng sợ và đừng xa cách Chúa. Chúa là người bạn tốt.
Dùng trí óc để cảm nghiệm Lời Chúa
Khi biết liên hệ với Chúa rồi, mình mới dễ dàng đồng hành và sống các cảm nghiệm với Chúa.
Để Tin và Sống các cảm nghiệm này, chúng ta cần xử dụng cả trí óc cũng như trái tim. Dùng trí óc để biết và trái tim để yêu. Một số phương cách cụ thể cho trí óc là:
• Đọc kinh thánh hằng ngày. Kinh thánh là Lời Chúa. Hơn thế nữa, Kinh thánh còn là chính Chúa. Nên tập thói quen đọc một đoạn ngắn và đọc hằng ngày vào lúc nhất định. Không cần đọc dài nhưng đọc đều đặn. Điểm quan trọng nhất với những người đã quen đọc Kinh thánh là lưu tâm đến các chú giải -chú thích và giải nghĩa-. Bản Kinh thánh có giá trị là bản có những chú giải rõ ràng và chi tiết.
• Học và hiểu kinh thánh. Đi dự các lớp thánh kinh. Nên ghi nhớ, nghe một đoạn thánh kinh trong nhà thờ chưa đủ, nếu không bị coi là quá thiếu thốn. Một ngày chúng ta ăn ba bữa hoặc ít là hai, vậy mà một tuần chỉ nhấm nháp có một bữa chưa tới vài phút thì đúng là ăn "diet", "diet" Lời Chúa!
• Hiểu kinh thánh cho đúng. Ngày xưa, người giáo dân không dám tự đọc kinh thánh vì sợ cắt nghĩa sai. Bộ sách giáo lý Công giáo ngày nay là những lời giải thích rất đầy đủ và đúng về thánh kinh. Nếu có thể được, quy tụ một số người để cùng học thánh kinh. Chia phiên nhau trình bầy các đề tài hoặc đoạn, chương trong thánh kinh. Trước khi trình bầy, mình cũng đã nghiên cứu và tìm hiểu.
• Kinh thánh có nhiều câu truyện dụ ngôn rất giống với Việt Nam, rất gần với phong tục A châu, nên dễ hiểu và dễ cảm nhận. Nên ghi chú những đoạn mang tính cách Á châu trong thánh kinh. Sẽ thấy rằng Kinh thánh gần với chúng ta rất nhiều, và gần với Á châu hơn Au hoặc Mỹ châu.
• Suy niệm và cầu nguyện với Kinh thánh. Đọc một đoạn Kinh thánh, hiểu đoạn đó, rồi lắng nghe xem Chúa nói gì với chúng ta, Chúa thúc đẩy chúng ta làm gì? Nhiều sách thánh kinh in cả những đoạn hướng dẫn cầu nguyện khi đang buồn phiền, khi thất bại với tình bạn, với việc làm; khi có những khó khăn trong đời sống gia đình, với vợ, chồng, con cái; khi không thấy tương lai; tại sao có các bí tích...
• Bên cạnh việc thực tập và học hỏi phương cách trở thành giảng viên giáo lý, cần đi tham dự và cập nhật hoá tầm hiểu biết qua các lớp huấn luyện giáo lý. Giáo lý là sự giải thích, giảng dậy và áp dụng lời Chúa. Người Hoa kỳ, nhất là người gốc Au châu, nghiêm chỉnh hơn chúng ta về học thánh kinh và giáo lý nhiều. Họ xếp đặt thời giờ hầu có thể thường xuyên tham dự cách cẩn thận.
Cảm nghiệm bằng con tim
• Cùng với trí óc là trái tim. Để Tin-Cảm nghiệm và Sống Lời Chúa, chúng ta cần YÊU Chúa với tâm tình. Không chỉ đọc Kinh thánh như đọc truyện hoặc đọc triết lý. Đọc Kinh thánh với tâm tình và với niềm đam mê tin tưởng rằng trong sách thánh, tương lai, mạng sống chúng ta nằm ở đó. Đây là điểm rất quan trọng khi đọc Kinh thánh. Khi đọc nhanh vàvội vàng sẽ không đủ giờ suy niệm. Sách thánh và Lời Chúa không phải là cuốn lịch sử hoặc địa lý hoặc chính trị, đọc cho mở mang trí thức. Cũng không phải là loại sách giáo khoa, bó buộc phải học, nhưng là sách của Lời hằng sống có khả năng cứu rỗi. Đương nhiên, chúng ta không tin mù quáng, nhưng biết rằng, khi đọc sách với tâm tình yêu thương, chúng ta mở cửa cõi vĩnh hằng cho chính mình.
• Đọc thánh kinh với tâm tình của người đang yêu. Hãy đọc như đọc thư của người mình yêu và người yêu mình. Trân quý từng chữ, từng dòng, từng tư tưởng. Nên so sánh lúc đọc thánh kinh với giây phút đọc thư chồng, thư vợ từ miền xa gửi về. Chúng ta thấy vui mừng biết bao khi nhận ra những tin tức, sinh hoạt của người yêu. Do đó tại sao chúng ta gọi thánh kinh là Tin Mừng.
• Đọc thánh kinh với tâm tình của người con xem lại và trân quý di chúc của cha, mẹ gửi cho mình, hoặc bằng hữu trăn trối cho nhau. Suốt Tin mừng theo Gioan từ chương 13 cho đến cuối là những lời tâm sự của Thầy dành cho môn đệ, của bằng hữu dành cho nhau, những lời cuối của một đấng Thiên Chúa nhập thể sắp chết "Này các con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy.. Thầy để lại cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Nhờ đó mà mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy: là, các con yêu thương nhau (Gioan 13: 33-35). Sống những lời trăn trối này, chúng ta sẽ thấy, không phải qua các phép lạ, bài giảng thâm thuý, việc làm vĩ đại mà mọi người nhận biết ai là Kitô hữu, ai là Công giáo, nhưng nhờ "các con yêu thương nhau!" Thật tuyệt vời. Nếu trong chúng ta, đã có người cảm nhận được những lời cuối của cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, bạn hữu, và thấy quan trọng như thế nào khi nghe những lời này, thì nhiều đoạn trong Tân ước giúp nhận ra rõ ước mơ của Chúa với các môn đệ trước khi Người chịu chết.
• Cùng đọc thánh kinh với người khác. Người Việt chưa có thói quen đọc và chia xẻ thánh kinh trừ một vài đoàn thể Công giáo tiến hành. Người Au Mỹ thường thường bắt đầu các cuộc bàn cãi với thánh kinh. Họ xin Chúa Thánh linh soi sáng cho biết những gì nên nói, những gì cần làm. Có lẽ họ không đọc nhiều kinh bằng chúng ta nhưng chắc chắn họ đọc thánh kinh nhiều hơn chúng ta.
Chúa ở đâu? Chúa đang làm gì với mình? Chúng ta nên giao tiếp với Chúa ra sao? Giảng viên giáo lý -những người cưu mang Lời Chúa và Chúa- thấy Chúa ở đâu? Cùng nhau suy niệm đoạn thánh kinh:
"Thiên Chúa nói với Elia 'Con hãy ra ngoài và đứng trên núi trước mặt Ta.' Rồi có gió to, bão lớn, xẻ núi non, nghiền vỡ đá tảng, nhưng Chúa không ở trong cơn gió bão. Sau đó là động đất, nhưng Chúa không ở trong trận động đất. Sau động đất là lửa, nhưng Chúa không ở trong lửa. Sau lửa có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe tiếng gió thổi, Êlia lấy áo choàng che mặt, rồi ra ngoài đứng ở cửa hang chờ Chúa." (1 Sách các vua 19: 9-13)
Thiên Chúa trong tiếng gió hiu hiu.
Hãy Tin-Cảm Nghiệm-Sống Lời Chúa và sống chính Chúa trong tiếng gió hiu hiu của cuộc đời.