Chương III: Các thiên hướng cần thiết để nghe Lời Chúa
"Dân Ta ơi, hãy lắng nghe” (Tv 50:7)
Trong các câu trả lời cho Bản Đề Cương, các vị giám mục có nhắc đến nhu cầu phài vun trồng nơi tín hữu, từng cá nhân hay từng nhóm, thói quen cầu nguyện bằng Lời Chúa, một thói quen sẽ thúc đẩy và nuôi dưỡng việc đáp ứng đức tin.
Lời gây hiệu quả
23. Các nhân vật chính trong việc thông đạt Lời là Thiên Chúa, Đấng công bố, và người tiếp nhận, xét từng cá nhân hay theo nhóm. Nếu Thiên Chúa nói mà tín hữu không lắng nghe, thì Lời chỉ được nói chứ không được nghe. Bởi thế, có thể nói: mạc khải trong Thánh Kinh là một cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, là những kẻ, khi cảm nhận được Lời độc nhất và duy nhất, đã cùng nhau “làm” Lời thực sự. Đức tin hành động, còn Thiên Chúa thì tạo ra đức tin ấy.
Đoạn thư Do Thái 4:12-13 cùng với đoạn Isaia 55:9-11, chưa kể nhiều đoạn văn khác, đã chứng thực tính gây hiệu quả không hề sai sẩy của Lời Chúa. Ta phải hiểu tính gây hiệu quả này ra sao? Nhiều phúc trình khác nhau của các giám mục cho thấy: vấn đề này cần được nêu ra vì đôi lúc, có những Kitô hữu mới trở lại đạo gán cho việc đọc Thánh Kinh một thứ sức mạnh ma thuật không cần phải có cam kết và trách nhiệm bản thân. Thực ra, dụ ngôn người gieo giống (Mc 4:1-20) dạy rằng Lời Chúa chỉ đem lại hiệu quả khi ta biết loại bỏ các chướng ngại của nó và tạo ra các điều kiện thích đáng để hạt giống Lời ấy có thể đơm hoa kết trái.
Tính hữu hiệu của Lời Chúa được chứng tỏ qua đoạn Phúc Âm nói về việc hạt giống phải chết đi trước khi sinh hoa kết trái. Chúa Kitô phán rằng cái chết của Người là điều cần thiết để hoàn tất kế hoạch cứu rỗi của Người. Như thế thánh giá chính là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Thánh Phaolô cho các Kitô hữu Côrintô hay: Phúc Âm chính là “lời của thánh giá” (1Cor 1:18). Như thế, tính hữu hiệu của Lời Chúa quả phát xuất từ thánh giá; cả Lời lẫn thánh giá đều là hai khía cạnh của cùng một kế hoạch duy nhất. Sức mạnh của chúng đặt cơ sở trên năng động tính của tình yêu Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến độ đã ban Con Một Mình (cho thế gian)” (Ga 3:16; xem Rm 5:8). Ai tin vào tình yêu Thiên Chúa, ai nói Lời Chúa sẽ nhận được hoa trái của Lời ấy. Tiềm năng của Lời Chúa được tác động hóa, được thể hiện và được biến thành bản thân theo cách ấy.
Tín hữu: người lắng nghe Lời Chúa bằng đức tin
24. "Ta phải lấy đức tin mà vâng nghe Thiên Chúa, Đấng mạc khải (cho ta)”. Con người phải lắng nghe Đấng đang ban phát qua lời nói, “bằng cách hoàn toàn phó thác trọn bản thân mình” (DV 5). Trong thẳm sâu nội tâm người lắng nghe Lời Chúa, Chúa ban ơn thánh để họ đáp ứng bằng đức tin. Điều ấy dẫn tới thiên hướng nơi từng tín hữu và nơi toàn bộ cộng đoàn biết hoàn toàn chấp nhận lời mời hiệp thông trọn vẹn với Chúa và thực thi ý Người (xem DV 2). Thiên hướng đức tin và hiệp thông này hiện thực rõ trong mọi cuộc gặp gỡ Lời Chúa, trong các bài giảng đầy thần khí và trong việc đọc Sách Thánh. Chính vì thế, khi tiếp cận Sách Thánh, hiến chế “Dei Verbum” khuyên ta điều đã được mọi người xác nhận về Lời Chúa: “Thiên Chúa…nói với con người như bạn bè…đến độ Người sẵn sàng mời và đưa họ vào tình bằng hữu với Người” (DV 2). “Trong Sách Thánh, Chúa Cha ở trên trời gặp gỡ yêu thương vô hạn với con cái mình và nói truyện với họ” (DV 21). Mạc khải là thông đạt yêu thương, một thông đạt đôi khi được Thánh Kinh gọi là giao ước. Tóm lại, qua thiên hướng cầu nguyện đúng đắn, “Thiên Chúa và con người truyện vãn với nhau; vì ‘ta nói với Người khi ta cầu nguyện, ta nghe Người, khi ta đọc các lời thánh thiêng” (DV 25) (31).
Lời Chúa biến đổi cuộc sống những ai tới gần Người bằng đức tin. Lời ấy không bao giờ sai chạy; nó được canh tân hàng ngày. Tuy nhiên, việc ấy đòi người nghe phải có đức tin. Trong nhiều chỗ, Thánh Kinh đã chứng thực rằng nghe chính là điều đã biến Israel thành Dân Chúa: “nếu các ngươi vâng theo tiếng Ta và giữ giao ước Ta, các ngươi sẽ là sở hữu của riêng Ta giữa mọi dân tộc” (Xh 19:5; xem Giêrêmia 11:4). Nghe dẫn tới thuộc về; nghe tạo ra sự nối kết và cho phép người ta bước vào giao ước. Trong Tân Ước, ta được chỉ thị lắng nghe Ngôi Vị Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa: “Đây là Con yêu dấu Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng; hãy nghe Người” (Mt 17:5).
Tín hữu chính là người nghe. Người nghe là người sẽ công bố sự hiện diện của Đấng nói và muốn được liên kết với Người. Người nghe là người tạo ra một khoảng sống trong trái tim mình dành cho người nói. Người nghe là người tin tưởng vào người nói. Bởi thế, các sách Phúc Âm mời gọi ta phải nhận thức rõ điều được nghe (xem Mc 4:24) và cách nghe điều ấy (xem Lc 8:18). Thực sự, ta là điều ta nghe được! Con người nhân bản, từng được mô tả trong Thánh Kinh, là người có khả năng nghe, có trái tim biết lắng nghe (xem 1Vua 3:9). Loại nghe này không phải chỉ là nghe một đoạn Thánh Kinh mà là một diễn trình biết nhận thức rõ Lời Chúa trong Chúa Thánh Thần, một Lời đòi ta phải có đức tin và phải phát xuất từ chính Chúa Thánh Thần.
Đức Maria, gương mẫu cho mọi tín hữu trong việc tiếp nhận Lời Chúa
25. Lịch sử cứu rỗi cho ta nhiều điển hình vĩ đại cả người nghe lẫn người rao giảng Lời Chúa: Abraham, Mô-sen, các tiên tri, hai thánh Phêrô và Phaolô, các thánh Tông Đồ khác và các tác giả phúc âm. Qua việc trung thành nghe Lời Chúa và thông truyền nó cho người khác, các vị này đã tạo nên một không gian cho Nước Chúa.
Từ vọng nhìn này, Đức Trinh Nữ Maria đảm nhiệm một vai trò chính yếu trong tư cách người sống hết sức độc đáo cuộc gặp gỡ với Lời Chúa, là chính Chúa Giêsu. Như thế, Ngài là gương mẫu về mọi phương diện trong việc lắng nghe và công bố. Vốn quen biết với Lời Chúa qua kinh nghiệm phong phú đọc Sách Thánh của Dân Chúa Chọn, kể từ lúc được Truyền Tin cho tới lúc hiện diện dưới chân Thánh Giá, và cho tận cả lúc tham dự vào biến cố Ngày Lễ Ngũ Tuần, Đức Maria thành Nadarét đã tiếp nhận Lời Chúa bằng đức tin, suy gẫm Lời ấy, nội tâm hóa Lời ấy và sống cao độ Lời ấy (xem Lc 1:38; 2:19, 51; Cv 17:11). Nhờ lời “xin vâng” bất tận của Ngài đối với Lời Chúa, Ngài biết cách xem sét mọi điều đang xẩy ra quanh mình và sống các tất yếu của cuộc sống hàng ngày, luôn ý thức trọn vẹn rằng điều Ngài nhận được từ Chúa Con như ơn phúc đều là một ơn phúc dành cho mọi người: khi phục vụ Elizabeth, lúc ở Ca-na và lúc ở dưới chân thánh giá (xem Lc 1:19; Ga 2:1-12; 19:25-27). Cho nên, các lời Chúa Giêsu nói trước sự hiện diện của Ngài cũng chỉ một thích đáng vào chính Ngài: “Mẹ tôi và anh em tôi là những ai biết nghe lời Chúa và thực hành lời ấy” (Lc 8:21). “Vì Đức Maria hoàn toàn thấm nhiễm Lời Chúa, nên Ngài đã trở thành Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể” (32).
Cách Đức Maria nghe Lời Chúa đáng để ta đặc biệt xem sét. Lời Phúc Âm: “Đức Maria giữ mọi điều ấy, suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19) có nghĩa là Ngài nghe và biết Sách Thánh, suy niệm Sách ấy trong lòng bằng một diễn trình trưởng thành nội tâm, trong đó cái trí không tách biệt khỏi cái tâm. Đức Maria tìm kiếm nghĩa thiêng liêng của Sách Thánh và đã tìm ra nghĩa ấy bằng cách liên kết nó (symallousa) với chữ viết, với cuộc đời Chúa Giêsu và giờ phút khám phá trong lịch sử bản thân của Ngài. Đức Maria là gương mẫu của ta không những chỉ trong việc tiếp nhận đức tin, vốn là Lời, mà còn cả trong việc học hỏi Lời ấy nữa. Đối với Ngài, tiếp nhận thôi không đủ. Ngài còn suy niệm về nó nữa. Ngài không những chỉ chiếm hữu, mà còn biết trân qúy Lời. Ngài không những nhất trí với Lời Chúa. Mà Ngài còn khai triển nó. Làm thế, Đức Maria đã trở thành gương mẫu đức tin cho mọi người chúng ta, từ các linh hồn nhỏ hèn nhất cho tới những học giả uyên thâm nhất trong hàng ngũ Tiến Sĩ của Giáo Hội, là những vị tìm kiếm, xem sét và nêu ra phương cách làm chứng cho Phúc Âm.
Trong việc tiếp nhận Tin Mừng, Đức Maria là gương mẫu lý tưởng của đức tin vâng lời, là biểu tượng sống của việc Giáo Hội phục vụ Lời Chúa. Isaac thành Stella phát biểu: “Trong Sách Thánh linh hứng, điều nói về người mẹ đồng trinh theo nghĩa phổ quát, đã được Giáo Hội hiểu về Đức Nữ Trinh Maria theo nghĩa cá thể…Theo nghĩa tổng quát, gia sản của Chúa Kitô là chính Giáo Hội; mà theo nghĩa đặc biệt, thì lại chính là Đức Maria; còn theo nghĩa cá thể, là các Kitô hữu. Chúa Kitô cư ngụ 9 tháng trong nhà tạm cung lòng Đức Maria, Người cư ngụ trong nhà tạm đức tin của Giáo Hội cho đến ngày tận thế. Người sẽ mãi mãi cư ngụ trong nhận thức và tình yêu của mỗi linh hồn tín trung (33)”. Ngài dạy chúng ta không làm người bàng quang đứng dửng dưng trước Lời Sự Sống, nhưng làm người tham gia, sẵn sàng thưa “Lạy Chúa con đây” như nhà tiên tri ngày xưa (xem Is 6:8) và phó mình cho Chúa Thánh Thần dẫn dắt, Đấng vốn cư ngụ trong ta. Ngài “tán tụng” Chúa, khám phá ra lòng thương xót Chúa trong cuộc sống mình, Đấng đã làm Ngài trở nên “diễm phúc” vì Ngài “đã tin mọi sự Chúa nói với Ngài đều sẽ được thực hiện trọn vẹn” (Lc 1:45). Thánh Ambrose nói: mọi tín hữu Kitô đều thai nghén và hạ sinh Lời Chúa. Theo xác thịt, Chúa Kitô chỉ có một người mẹ; nhưng theo đức tin, mọi người đều hạ sinh ra Người (34).
Hệ quả mục vụ
26. Sau đây là một số hệ quả quan trọng về mục vụ liên quan đến đức tin vào Lời Chúa.
a. Đức tin có thể không cần thiết để đọc Thánh Kinh. Tuy nhiên, Đức tin quả là điều cần phải có nếu người ta muốn nghe Lời Chúa trong Thánh Kinh. Các nhóm Thánh Kinh sẽ thành công nếu các thành viên của mình, trong khi đọc Thánh Kinh, cũng được thụ huấn về đức tin, để họ có thể sống cuộc sống Kitô hữu của họ phù hợp với các chỉ dẫn của Thánh Kinh cũng như làm cho đức tin ấy đứng vững trong những lúc khó khăn.
b. Người thời nay cần được nghe sứ điệp tích cực và đầy khích lệ có thể đưa lại nhiều cách khác nhau để tiếp cận các bản văn Thánh Kinh trong lối đọc Sách Thánh theo nghĩa thiêng liêng, trong lúc cầu nguyện, trong lúc chia sẻ Lời Chúa… Việc ấy được thực hiện chủ yếu nhờ coi Lời Chúa không phải là kho bất động chứa chân lý tín điều hay tham chiếu mục vụ cho bằng là suối nước sống động, ở đó, con người hân hoan chờ được nghe Chúa phán qua các biến cố của đời sống hàng ngày. Chu kỳ toàn diện của chú giải phải được tuân theo nghĩa là tin để hiểu, và hiểu để tin; đức tin tìm hiểu biết và hiểu biết mở đường cho đức tin. Câu truyện Emmaus vẫn còn là mẫu mực điển hình cho việc người tín hữu gặp gỡ Lời Nhập Thể (xem Lc 24:13-35).
c. “Hỡi Israel, hãy nghe!” (Shema Israel) là lệnh truyền đầu hết của Dân Chúa (Đnl 6:4). “Hãy nghe” cũng là lời đầu hết trong Luật của Thánh Bêneđíctô. Thiên Chúa mời gọi tín hữu nghe bằng lỗ tai trái tim họ. Trong Thánh Kinh, tim không những là nơi chứa tình cảm hay xúc cảm, nhưng còn là cái lõi thâm sâu của con người, nơi mọi quyết định được đưa ra. Bởi thế, một im lặng kéo dài, không thể diễn tả bằng lời, phải hiện diện ở đó, để Chúa Thánh Thần có thể mạc khải ý định và cách hiểu Lời Chúa và âm thầm kết hiệp Người với tâm trí ta (xem Rm 8:26-27).
d. Mỗi người cần phải nghe như Đức Maria và cùng với Đức Maria, Mẹ và Thầy Lời Chúa. Trong các mầu nhiệm Kinh Mân Côi, Đức Maria cho ta một hình thức đơn giản, ai áp dụng cũng được để nghe Lời Chúa trong cầu nguyện. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh nhiều đến sự phong phú của lời cầu nguyện này, gọi nó là “bản tóm lược Phúc Âm”, trong đó, việc công bố các mầu nhiệm “đã để Thiên Chúa lên tiếng” và cho phép ta “cùng với Đức Maia, chiêm ngắm Chúa Kitô” (35). Hơn nữa, giống đức Trinh Nữ Maria, Đền Thờ Chúa Thánh Thần, Giáo Hội, trong cuộc sống thầm lặng, khiêm cung và ẩn dật của mình, đã học được cách đem chứng tá đến cho mối liên hệ gần gũi kia giữa Lời và Im Lặng và giữa Lời và Thần Trí Thiên Chúa. Nơi tín hữu, điều ấy khiến cho việc nghe Lời bằng đức tin trở thành việc hiểu, suy gẫm, hiệp thông, chia sẻ và nên trọn vốn là các thành tố của việc Đọc Lời Chúa (Lectio Divina), một lối tiếp cận Thánh Kinh bằng đức tin hết sức ưu hạng.
e. Thiên hướng đức tin được nối kết với Lời Chúa trong mọi dấu chỉ và biểu thức của nó. Đức tin tiếp nhận sự thông truyền chân lý từ Lời Chúa qua truyện kể hay công thức tín lý. Đức tin nhìn nhận Lời Chúa là thúc đầy tiên khởi hướng người ta đến chỗ hồi tâm cách hữu hiệu, là ánh sáng trả lời cho nhiều câu hỏi của tín hũu, là hướng dẫn để người ta khôn ngoan nhận biết rõ thực tại và là lời mời thực hành Lời Chúa (xem Lc 8:21) chứ không phải chỉ đọc hay nói nó; và sau cùng, là nguồi suối không bao giờ cạn của niềm ủi an và hy vọng. Như thế, tín hữu phải cố gắng hướng tới việc nhìn nhận và đảm bảo tính tối thượng của Lời Chúa trong cuộc sống họ, tiếp nhận nó y hệt như Giáo Hội đã công bố, đã hiểu, đã giải thích và đã sống.
f. Cuối cùng, trong việc sử dụng các phương thế thích đáng, cần phải nghĩ ra các phương pháp nhằm thông truyền Lời Chúa cho nhiều người không biết đọc.
"Dân Ta ơi, hãy lắng nghe” (Tv 50:7)
Trong các câu trả lời cho Bản Đề Cương, các vị giám mục có nhắc đến nhu cầu phài vun trồng nơi tín hữu, từng cá nhân hay từng nhóm, thói quen cầu nguyện bằng Lời Chúa, một thói quen sẽ thúc đẩy và nuôi dưỡng việc đáp ứng đức tin.
Lời gây hiệu quả
23. Các nhân vật chính trong việc thông đạt Lời là Thiên Chúa, Đấng công bố, và người tiếp nhận, xét từng cá nhân hay theo nhóm. Nếu Thiên Chúa nói mà tín hữu không lắng nghe, thì Lời chỉ được nói chứ không được nghe. Bởi thế, có thể nói: mạc khải trong Thánh Kinh là một cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, là những kẻ, khi cảm nhận được Lời độc nhất và duy nhất, đã cùng nhau “làm” Lời thực sự. Đức tin hành động, còn Thiên Chúa thì tạo ra đức tin ấy.
Đoạn thư Do Thái 4:12-13 cùng với đoạn Isaia 55:9-11, chưa kể nhiều đoạn văn khác, đã chứng thực tính gây hiệu quả không hề sai sẩy của Lời Chúa. Ta phải hiểu tính gây hiệu quả này ra sao? Nhiều phúc trình khác nhau của các giám mục cho thấy: vấn đề này cần được nêu ra vì đôi lúc, có những Kitô hữu mới trở lại đạo gán cho việc đọc Thánh Kinh một thứ sức mạnh ma thuật không cần phải có cam kết và trách nhiệm bản thân. Thực ra, dụ ngôn người gieo giống (Mc 4:1-20) dạy rằng Lời Chúa chỉ đem lại hiệu quả khi ta biết loại bỏ các chướng ngại của nó và tạo ra các điều kiện thích đáng để hạt giống Lời ấy có thể đơm hoa kết trái.
Tính hữu hiệu của Lời Chúa được chứng tỏ qua đoạn Phúc Âm nói về việc hạt giống phải chết đi trước khi sinh hoa kết trái. Chúa Kitô phán rằng cái chết của Người là điều cần thiết để hoàn tất kế hoạch cứu rỗi của Người. Như thế thánh giá chính là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Thánh Phaolô cho các Kitô hữu Côrintô hay: Phúc Âm chính là “lời của thánh giá” (1Cor 1:18). Như thế, tính hữu hiệu của Lời Chúa quả phát xuất từ thánh giá; cả Lời lẫn thánh giá đều là hai khía cạnh của cùng một kế hoạch duy nhất. Sức mạnh của chúng đặt cơ sở trên năng động tính của tình yêu Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến độ đã ban Con Một Mình (cho thế gian)” (Ga 3:16; xem Rm 5:8). Ai tin vào tình yêu Thiên Chúa, ai nói Lời Chúa sẽ nhận được hoa trái của Lời ấy. Tiềm năng của Lời Chúa được tác động hóa, được thể hiện và được biến thành bản thân theo cách ấy.
Tín hữu: người lắng nghe Lời Chúa bằng đức tin
24. "Ta phải lấy đức tin mà vâng nghe Thiên Chúa, Đấng mạc khải (cho ta)”. Con người phải lắng nghe Đấng đang ban phát qua lời nói, “bằng cách hoàn toàn phó thác trọn bản thân mình” (DV 5). Trong thẳm sâu nội tâm người lắng nghe Lời Chúa, Chúa ban ơn thánh để họ đáp ứng bằng đức tin. Điều ấy dẫn tới thiên hướng nơi từng tín hữu và nơi toàn bộ cộng đoàn biết hoàn toàn chấp nhận lời mời hiệp thông trọn vẹn với Chúa và thực thi ý Người (xem DV 2). Thiên hướng đức tin và hiệp thông này hiện thực rõ trong mọi cuộc gặp gỡ Lời Chúa, trong các bài giảng đầy thần khí và trong việc đọc Sách Thánh. Chính vì thế, khi tiếp cận Sách Thánh, hiến chế “Dei Verbum” khuyên ta điều đã được mọi người xác nhận về Lời Chúa: “Thiên Chúa…nói với con người như bạn bè…đến độ Người sẵn sàng mời và đưa họ vào tình bằng hữu với Người” (DV 2). “Trong Sách Thánh, Chúa Cha ở trên trời gặp gỡ yêu thương vô hạn với con cái mình và nói truyện với họ” (DV 21). Mạc khải là thông đạt yêu thương, một thông đạt đôi khi được Thánh Kinh gọi là giao ước. Tóm lại, qua thiên hướng cầu nguyện đúng đắn, “Thiên Chúa và con người truyện vãn với nhau; vì ‘ta nói với Người khi ta cầu nguyện, ta nghe Người, khi ta đọc các lời thánh thiêng” (DV 25) (31).
Lời Chúa biến đổi cuộc sống những ai tới gần Người bằng đức tin. Lời ấy không bao giờ sai chạy; nó được canh tân hàng ngày. Tuy nhiên, việc ấy đòi người nghe phải có đức tin. Trong nhiều chỗ, Thánh Kinh đã chứng thực rằng nghe chính là điều đã biến Israel thành Dân Chúa: “nếu các ngươi vâng theo tiếng Ta và giữ giao ước Ta, các ngươi sẽ là sở hữu của riêng Ta giữa mọi dân tộc” (Xh 19:5; xem Giêrêmia 11:4). Nghe dẫn tới thuộc về; nghe tạo ra sự nối kết và cho phép người ta bước vào giao ước. Trong Tân Ước, ta được chỉ thị lắng nghe Ngôi Vị Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa: “Đây là Con yêu dấu Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng; hãy nghe Người” (Mt 17:5).
Tín hữu chính là người nghe. Người nghe là người sẽ công bố sự hiện diện của Đấng nói và muốn được liên kết với Người. Người nghe là người tạo ra một khoảng sống trong trái tim mình dành cho người nói. Người nghe là người tin tưởng vào người nói. Bởi thế, các sách Phúc Âm mời gọi ta phải nhận thức rõ điều được nghe (xem Mc 4:24) và cách nghe điều ấy (xem Lc 8:18). Thực sự, ta là điều ta nghe được! Con người nhân bản, từng được mô tả trong Thánh Kinh, là người có khả năng nghe, có trái tim biết lắng nghe (xem 1Vua 3:9). Loại nghe này không phải chỉ là nghe một đoạn Thánh Kinh mà là một diễn trình biết nhận thức rõ Lời Chúa trong Chúa Thánh Thần, một Lời đòi ta phải có đức tin và phải phát xuất từ chính Chúa Thánh Thần.
Đức Maria, gương mẫu cho mọi tín hữu trong việc tiếp nhận Lời Chúa
25. Lịch sử cứu rỗi cho ta nhiều điển hình vĩ đại cả người nghe lẫn người rao giảng Lời Chúa: Abraham, Mô-sen, các tiên tri, hai thánh Phêrô và Phaolô, các thánh Tông Đồ khác và các tác giả phúc âm. Qua việc trung thành nghe Lời Chúa và thông truyền nó cho người khác, các vị này đã tạo nên một không gian cho Nước Chúa.
Từ vọng nhìn này, Đức Trinh Nữ Maria đảm nhiệm một vai trò chính yếu trong tư cách người sống hết sức độc đáo cuộc gặp gỡ với Lời Chúa, là chính Chúa Giêsu. Như thế, Ngài là gương mẫu về mọi phương diện trong việc lắng nghe và công bố. Vốn quen biết với Lời Chúa qua kinh nghiệm phong phú đọc Sách Thánh của Dân Chúa Chọn, kể từ lúc được Truyền Tin cho tới lúc hiện diện dưới chân Thánh Giá, và cho tận cả lúc tham dự vào biến cố Ngày Lễ Ngũ Tuần, Đức Maria thành Nadarét đã tiếp nhận Lời Chúa bằng đức tin, suy gẫm Lời ấy, nội tâm hóa Lời ấy và sống cao độ Lời ấy (xem Lc 1:38; 2:19, 51; Cv 17:11). Nhờ lời “xin vâng” bất tận của Ngài đối với Lời Chúa, Ngài biết cách xem sét mọi điều đang xẩy ra quanh mình và sống các tất yếu của cuộc sống hàng ngày, luôn ý thức trọn vẹn rằng điều Ngài nhận được từ Chúa Con như ơn phúc đều là một ơn phúc dành cho mọi người: khi phục vụ Elizabeth, lúc ở Ca-na và lúc ở dưới chân thánh giá (xem Lc 1:19; Ga 2:1-12; 19:25-27). Cho nên, các lời Chúa Giêsu nói trước sự hiện diện của Ngài cũng chỉ một thích đáng vào chính Ngài: “Mẹ tôi và anh em tôi là những ai biết nghe lời Chúa và thực hành lời ấy” (Lc 8:21). “Vì Đức Maria hoàn toàn thấm nhiễm Lời Chúa, nên Ngài đã trở thành Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể” (32).
Cách Đức Maria nghe Lời Chúa đáng để ta đặc biệt xem sét. Lời Phúc Âm: “Đức Maria giữ mọi điều ấy, suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19) có nghĩa là Ngài nghe và biết Sách Thánh, suy niệm Sách ấy trong lòng bằng một diễn trình trưởng thành nội tâm, trong đó cái trí không tách biệt khỏi cái tâm. Đức Maria tìm kiếm nghĩa thiêng liêng của Sách Thánh và đã tìm ra nghĩa ấy bằng cách liên kết nó (symallousa) với chữ viết, với cuộc đời Chúa Giêsu và giờ phút khám phá trong lịch sử bản thân của Ngài. Đức Maria là gương mẫu của ta không những chỉ trong việc tiếp nhận đức tin, vốn là Lời, mà còn cả trong việc học hỏi Lời ấy nữa. Đối với Ngài, tiếp nhận thôi không đủ. Ngài còn suy niệm về nó nữa. Ngài không những chỉ chiếm hữu, mà còn biết trân qúy Lời. Ngài không những nhất trí với Lời Chúa. Mà Ngài còn khai triển nó. Làm thế, Đức Maria đã trở thành gương mẫu đức tin cho mọi người chúng ta, từ các linh hồn nhỏ hèn nhất cho tới những học giả uyên thâm nhất trong hàng ngũ Tiến Sĩ của Giáo Hội, là những vị tìm kiếm, xem sét và nêu ra phương cách làm chứng cho Phúc Âm.
Trong việc tiếp nhận Tin Mừng, Đức Maria là gương mẫu lý tưởng của đức tin vâng lời, là biểu tượng sống của việc Giáo Hội phục vụ Lời Chúa. Isaac thành Stella phát biểu: “Trong Sách Thánh linh hứng, điều nói về người mẹ đồng trinh theo nghĩa phổ quát, đã được Giáo Hội hiểu về Đức Nữ Trinh Maria theo nghĩa cá thể…Theo nghĩa tổng quát, gia sản của Chúa Kitô là chính Giáo Hội; mà theo nghĩa đặc biệt, thì lại chính là Đức Maria; còn theo nghĩa cá thể, là các Kitô hữu. Chúa Kitô cư ngụ 9 tháng trong nhà tạm cung lòng Đức Maria, Người cư ngụ trong nhà tạm đức tin của Giáo Hội cho đến ngày tận thế. Người sẽ mãi mãi cư ngụ trong nhận thức và tình yêu của mỗi linh hồn tín trung (33)”. Ngài dạy chúng ta không làm người bàng quang đứng dửng dưng trước Lời Sự Sống, nhưng làm người tham gia, sẵn sàng thưa “Lạy Chúa con đây” như nhà tiên tri ngày xưa (xem Is 6:8) và phó mình cho Chúa Thánh Thần dẫn dắt, Đấng vốn cư ngụ trong ta. Ngài “tán tụng” Chúa, khám phá ra lòng thương xót Chúa trong cuộc sống mình, Đấng đã làm Ngài trở nên “diễm phúc” vì Ngài “đã tin mọi sự Chúa nói với Ngài đều sẽ được thực hiện trọn vẹn” (Lc 1:45). Thánh Ambrose nói: mọi tín hữu Kitô đều thai nghén và hạ sinh Lời Chúa. Theo xác thịt, Chúa Kitô chỉ có một người mẹ; nhưng theo đức tin, mọi người đều hạ sinh ra Người (34).
Hệ quả mục vụ
26. Sau đây là một số hệ quả quan trọng về mục vụ liên quan đến đức tin vào Lời Chúa.
a. Đức tin có thể không cần thiết để đọc Thánh Kinh. Tuy nhiên, Đức tin quả là điều cần phải có nếu người ta muốn nghe Lời Chúa trong Thánh Kinh. Các nhóm Thánh Kinh sẽ thành công nếu các thành viên của mình, trong khi đọc Thánh Kinh, cũng được thụ huấn về đức tin, để họ có thể sống cuộc sống Kitô hữu của họ phù hợp với các chỉ dẫn của Thánh Kinh cũng như làm cho đức tin ấy đứng vững trong những lúc khó khăn.
b. Người thời nay cần được nghe sứ điệp tích cực và đầy khích lệ có thể đưa lại nhiều cách khác nhau để tiếp cận các bản văn Thánh Kinh trong lối đọc Sách Thánh theo nghĩa thiêng liêng, trong lúc cầu nguyện, trong lúc chia sẻ Lời Chúa… Việc ấy được thực hiện chủ yếu nhờ coi Lời Chúa không phải là kho bất động chứa chân lý tín điều hay tham chiếu mục vụ cho bằng là suối nước sống động, ở đó, con người hân hoan chờ được nghe Chúa phán qua các biến cố của đời sống hàng ngày. Chu kỳ toàn diện của chú giải phải được tuân theo nghĩa là tin để hiểu, và hiểu để tin; đức tin tìm hiểu biết và hiểu biết mở đường cho đức tin. Câu truyện Emmaus vẫn còn là mẫu mực điển hình cho việc người tín hữu gặp gỡ Lời Nhập Thể (xem Lc 24:13-35).
c. “Hỡi Israel, hãy nghe!” (Shema Israel) là lệnh truyền đầu hết của Dân Chúa (Đnl 6:4). “Hãy nghe” cũng là lời đầu hết trong Luật của Thánh Bêneđíctô. Thiên Chúa mời gọi tín hữu nghe bằng lỗ tai trái tim họ. Trong Thánh Kinh, tim không những là nơi chứa tình cảm hay xúc cảm, nhưng còn là cái lõi thâm sâu của con người, nơi mọi quyết định được đưa ra. Bởi thế, một im lặng kéo dài, không thể diễn tả bằng lời, phải hiện diện ở đó, để Chúa Thánh Thần có thể mạc khải ý định và cách hiểu Lời Chúa và âm thầm kết hiệp Người với tâm trí ta (xem Rm 8:26-27).
d. Mỗi người cần phải nghe như Đức Maria và cùng với Đức Maria, Mẹ và Thầy Lời Chúa. Trong các mầu nhiệm Kinh Mân Côi, Đức Maria cho ta một hình thức đơn giản, ai áp dụng cũng được để nghe Lời Chúa trong cầu nguyện. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh nhiều đến sự phong phú của lời cầu nguyện này, gọi nó là “bản tóm lược Phúc Âm”, trong đó, việc công bố các mầu nhiệm “đã để Thiên Chúa lên tiếng” và cho phép ta “cùng với Đức Maia, chiêm ngắm Chúa Kitô” (35). Hơn nữa, giống đức Trinh Nữ Maria, Đền Thờ Chúa Thánh Thần, Giáo Hội, trong cuộc sống thầm lặng, khiêm cung và ẩn dật của mình, đã học được cách đem chứng tá đến cho mối liên hệ gần gũi kia giữa Lời và Im Lặng và giữa Lời và Thần Trí Thiên Chúa. Nơi tín hữu, điều ấy khiến cho việc nghe Lời bằng đức tin trở thành việc hiểu, suy gẫm, hiệp thông, chia sẻ và nên trọn vốn là các thành tố của việc Đọc Lời Chúa (Lectio Divina), một lối tiếp cận Thánh Kinh bằng đức tin hết sức ưu hạng.
e. Thiên hướng đức tin được nối kết với Lời Chúa trong mọi dấu chỉ và biểu thức của nó. Đức tin tiếp nhận sự thông truyền chân lý từ Lời Chúa qua truyện kể hay công thức tín lý. Đức tin nhìn nhận Lời Chúa là thúc đầy tiên khởi hướng người ta đến chỗ hồi tâm cách hữu hiệu, là ánh sáng trả lời cho nhiều câu hỏi của tín hũu, là hướng dẫn để người ta khôn ngoan nhận biết rõ thực tại và là lời mời thực hành Lời Chúa (xem Lc 8:21) chứ không phải chỉ đọc hay nói nó; và sau cùng, là nguồi suối không bao giờ cạn của niềm ủi an và hy vọng. Như thế, tín hữu phải cố gắng hướng tới việc nhìn nhận và đảm bảo tính tối thượng của Lời Chúa trong cuộc sống họ, tiếp nhận nó y hệt như Giáo Hội đã công bố, đã hiểu, đã giải thích và đã sống.
f. Cuối cùng, trong việc sử dụng các phương thế thích đáng, cần phải nghĩ ra các phương pháp nhằm thông truyền Lời Chúa cho nhiều người không biết đọc.