Chương II (tiếp theo)
B. Giải thích Thánh Kinh theo đức tin của Giáo Hội
"Lời Chúa sống động và hữu hiệu” (Heb 4:12).
Vấn đề chú giải trong viễn tượng mục vụ
19. Khoa chú giải, trong đó Lời Chúa và việc bản vị hóa (19) được thể hiện, là một chủ đề quan trọng nhưng khá tế nhị. Việc Chúa thông đạt với người nào đó không phải chỉ là vấn đề truyền đạt một thứ thông tri ít nhiều thích thú, và càng không phải chỉ thuộc lãnh vực thuần túy nhân bản hay khoa bảng. Đúng hơn, Chúa thông đạt cho ta lời sự thật và cứu rỗi, lời đòi người nghe phải đáp ứng cách thông minh, sống động và thực sự. Điều ấy bao hàm một chuyển động hai chiều: một chiều phát xuất từ người biết cảm thức một cách đúng đắn Lời nói hay Lời viết như đã được Chúa truyền đạt qua các tác giả thánh. Chiều kia phát xuất từ chính Lời Chúa mà đối với người biết lắng nghe ngày nay đúng là có một ý nghĩa thực sự.
Lắng nghe kinh nghiệm
20. Câu trả lời của các giám mục cho hay các tín hữu của Chúa Kitô đang chuyên chú giải thích Lời Chúa, bất chấp các mâu thuẫn bên ngoài. Nhiều Kitô hữu, từng cá nhân hay theo nhóm, đang say sưa đọc Lời Chúa với lòng sẵn sàng tìm hiểu điều Chúa muốn nói, và trung thành vâng theo điều ấy. Giáo Hội nhận ra một cơ may giá trị trong việc tín hữu sẵn sàng giúp nhau hiểu đúng đắn Sách Thánh và áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày. Xét về một phương diện nào đó, điều này ngày nay (kairos) đặc biệt đúng, vì việc đọc Sách Thánh có thể tạo ra cuộc gặp gỡ mới mẻ giữa Lời Chúa và cái học nhân bản, đặc biệt là trong lãnh vực tìm tòi triết lý, khoa học và lịch sử. Việc tiếp xúc giữa Lời Chúa và văn hóa có thể giúp người ta đạt được sự hiểu biết chân lý và các giá trị liên quan tới Chúa, tới con người và muôn vật. Trong diễn trình này, lý trí đi tìm đức tin, đem lại kết quả: người ta sẽ cùng nhau làm việc cho chân lý và sự sống theo Mạc Khải của Chúa và khát vọng của nhân loại.
Nhưng đồng thời, hiện tượng trên rất có thể có nguy cơ như sau: Người ta rất dễ giải thích Thánh Kinh một cách võ đoán hay theo nghĩa đen, như trường hợp chủ nghĩa cực đoan. Một đàng, phương thức này muốn trung thành với bản văn, nhưng đàng khác, nó lại cho thấy họ thiếu hẳn kiến thức về chính các bản văn ấy. Do đó, chủ nghĩa này mắc nhiều lầm lỗi và còn tạo ra nhiều cuộc tranh cãi vô ích (20). Một mối nguy khác trong việc đọc Sách Thánh có thể phát xuất từ việc quan niệm Sách Thánh dưới một “ý thức hệ” nào đó hay đơn giản coi nó như lời phàm nhân, tách biệt khỏi đức tin (xem 2Pr 1:19-20; 3:16), kết quả đã tạo ra nhiều ý kiến chống chọi nhau hay nhiều dịch bản khác nhau về Thánh Kinh. Thực ra, Sách Thánh công bố Lời Chúa một cách mạnh mẽ và là nguồn sống đối với các tín hữu. Nói chung, các phúc trình cho thấy hiện người ta ít biết hay biết không chính xác các quy luật chú giải Lời Chúa.
Ý nghĩa Lời Chúa và làm thế nào tìm ra ý nghĩa ấy
21. Ngày nay, các khía cạnh khác trong giáo huấn của Công đồng Vatican II và các tài liệu tiếp theo của Huấn Quyền đòi phải được xem sét chi tiết để Lời Chúa có khả năng được thông truyền cách đúng đắn trong sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội (21). Thánh Kinh, Sách của Chúa và của con người, phải được đọc với tinh thần tổng hợp chính xác cả nghĩa chiểu tự lịch sử lẫn nghĩa thiêng liêng thần học, hay nói đơn giản hơn, nghĩa thiêng liêng của nó (22). Tài liệu của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh khi bàn đến chủ đề này đã viết: “Theo luật chung, nghĩa thiêng liêng, nghĩa do đức tin Kitô giáo ấn định, là nghĩa do bản văn Thánh Kinh phát biểu khi chúng được đọc dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, trong bối cảnh Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, và đời sống mới từ mầu nhiệm này phát sinh ra. Bối cảnh này hiện hữu một cách đầy hiệu lực. Tân Ước nhìn nhận rằng trong bối cảnh ấy, Thánh Kinh đã nên trọn. Cho nên, thông thường ta phải đọc đi đọc lại Sách Thánh dưới ánh sáng bối cảnh mới mẻ ấy, bối cảnh sự sống trong Thần Khí (23)”.
Do đó, việc giải thích bản văn cho đúng đắn cần phải dựa vào phương pháp phê phán sử học, tuy cần được các phương thức khác làm cho phong phú thêm (24). Đây là căn bản để giải thích Sách Thánh. Tuy nhiên, để đạt được nghĩa trọn vẹn và toàn diện, thì tiêu chuẩn thần học, được trình bầy trong hiến chế “Dei Verbum”, cần được xem sét và chú trọng. Tiêu chuẩn ấy là “nội dung và tính thống nhất của toàn bộ Sách Thánh…truyền thống sống động của toàn bộ Giáo Hội… cùng với sự hoà hợp hiện có giữa các yếu tố của đức tin” (DV 12) (25).
Hiện nay, suy tư thông suốt về thần học và mục vụ là điều cần thiết trong việc đào luyện các cộng đoàn Giáo Hội để họ biết một cách đúng đắn và có hiệu quả rằng Sách Thánh quả là Lời Chúa. Về vấn đề này, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhận xét như sau: “Tôi rất muốn thấy các thần học gia chịu học hỏi cách giải thích và yêu mến Sách Thánh như Công Đồng từng muốn, nghĩa là theo hiến chế ‘Dei Verbum’: ước chi họ cảm nghiệm được tính thống nhất nội tại của Sách Thánh, một điều hiện nay đang được ‘khoa chú giải quy điển’ [canonical exegesis] trợ giúp (tuy khoa này mới đang ở trong giai đoạn đầu tiên chập chững của nó), và rồi giải thích theo nghĩa thiêng liêng bất cứ điều gì bề ngoài không có tính dạy bảo nhưng bên trong rõ ràng có thấm nhuần sự hiện diện của Lời Chúa. Đối với tôi, thực hiện một điều gì đó về phương diện này, đóng góp vào việc đưa ra được một dẫn nhập vào Sách Thánh sống động như một cập nhật hóa Lời Chúa bên ngoài, hay cùng với và bên trong khoa chú giải có tính phê phán lịch sử thẩy đều là trách vụ quan trọng” (26).
Các hệ quả mục vụ
22. Khi hướng dẫn Dân Chúa để họ khám phá ra các viễn ảnh vĩ đại của Lời Chúa, Giáo Hội ráng tránh không làm cho việc đọc Thánh Kinh thành quá phức tạp. Dĩ nhiên, những vấn đề quan trọng nhất trong Thánh Kinh là các vấn đề có liên hệ trực tiếp hơn hết với cuộc sống hàng ngày, cũng như với Chúa Giêsu. Sau đây là một số điểm chủ yếu trong việc giải thích Sách Thánh cách đúng đắn.
a. Trước nhất, việc giải thích Lời Chúa được thực hiện mỗi lần Giáo Hội tụ họp nhau để cử hành các Mầu Nhiệm Thánh. Sách “Dẫn Nhập Các Bài Đọc”, tức sách chứa các bài đọc được công bố trong lúc cử hành Thánh Lễ, nói như sau về chủ đề này: “Vì, do ý của chính Chúa Kitô, dân mới của Chúa độc đáo trong tính đa dạng kỳ diệu về thành phần và cả về nhiệm vụ và chức vụ mà mỗi người đảm nhiệm trong tương quan với Lời Chúa, nên các tín hữu có trách nhiệm phải lắng nghe và suy niệm Lời ấy; nhưng giải thích nó lại là trách nhiệm của những người, nhờ quyền được phong chức thánh, hay được ủy nhiệm, mà đảm nhiệm. Như thế, trong giáo huấn, trong đời sống và việc thờ phượng của mình, Giáo Hội tiến hành và thông truyền cho mọi thế hệ điều chính Giáo Hội là và Giáo Hội tin. Qua cách đó, Giáo Hội không ngừng đảm bảo rằng Lời Chúa được thể hiện trong lòng Giáo Hội qua suốt mọi thời đại, trong sự thật thần thánh viên mãn của nó” (27).
b. Ta nên nhớ rằng “không nên lẫn nghĩa thiêng liêng với cách giải thích có tính chủ quan do óc tưởng tượng sai khiến hay do suy diễn trí thức. Nghĩa ấy phát sinh từ ba bình diện của thực tại: văn bản Thánh Kinh (nghĩa đen), Mầu Nhiệm Vượt Qua và các hoàn cảnh hiện hữu nơi cuộc sống trong Chúa Thánh Thần (28)”. Bất cứ trong trường hợp nào, văn bản Thánh Kinh cũng là khởi điểm không thể miễn chước trong việc giải thích cũng như trong sinh hoạt mục vụ.
c. Vì tài liệu của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, tựa là “The Interpretation of the Bible in the Church”, rõ ràng không phải chỉ được giới chuyên môn đọc mà thôi, nên cần phải khuyến khích các tín hữu đọc tài liệu ấy, giúp họ biết các quy luật căn bản để tiếp cận bản văn Thánh Kinh. Các trợ huấn cụ cho mục tiêu ấy rất có giá trị.
d. Về vấn đề này, việc giải thích có tính nổi bật của các Giáo Phụ (29) nên được tiếp nhận một lần nữa và hiểu thấu một cách đúng đắn cũng như các ấn định vĩ đại thời Trung Cổ về “bốn nghĩa của Sách Thánh”, và quan tâm muốn giữ cho chúng sống động. Cũng không nên coi thường các thực hành và truyền thống khác nhau về Thánh Kinh từng triển nở trong Dân Chúa nhờ các thánh, các bậc thầy linh đạo và các bậc hiển tu. Về phương diện này, cái học thần lý và nhân bản cũng có ích cho mục tiêu ở đây và cả môn “lịch sử hiệu quả” (Wirkunsgeschichte = History of effects) nữa, nhất là trong hội họa, là môn chứa rất nhiều điển hình của lối đọc Thánh Kinh theo nghĩa thiêng liêng. Việc ngày nay có những người không phải là tín hữu nhưng vẫn đọc Thánh Kinh cho ta thấy nhiều giá trị nhân học, nên việc giải thích khía cạnh này rất có thể mang lại nhiều phong phú hóa. Phải đọc Sách Thánh trong hiệp thông với Giáo Hội ở mọi nơi và mọi thời, trong tình đồng hành với rất nhiều nhân chứng của Lời Chúa, từ những vị đầu hết trong các Giáo Phụ, rất nhiều cuộc sống các thánh qua các thế kỷ cho tới Huấn Quyền ngày nay (30).
e. Ngoài việc xem sét các vấn đề cổ điển liên quan tới Thánh Kinh, một yêu cầu cũng đòi Thượng Hội Đồng xem sét, dựa trên cùng một viễn ảnh Thánh Kinh như trên, chính là các vấn đề hiện đang được ngành đạo đức sinh học (bioethics) và bản vị hóa đặt ra. Các nhóm Thánh Kinh thường đặt những câu hỏi như sau: “Ta phải đi từ kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày để vươn tới bản văn Thánh Kinh ra sao, và đi từ bản văn Thánh Kinh tới cuộc sống hàng ngày của ta như thế nào?” và “Ta phải đọc Thánh Kinh như thế nào bằng cuộc sống của ta và đọc cuộc sống của ta bằng Thánh Kinh ra sao?”
f. Một vấn đề mới của khoa chú giải Thánh Kinh trong diễn trình thông đạt đức tin, không những đòi phải hiểu điều Thánh Kinh nói mà còn đòi phải quen biết với nền văn hóa ngày nay, một nền văn hóa ít bị gò bó vào lời nói hay chữ viết mà hướng nhiều vào truyền thông điện tử hơn. Với việc con người thời nay bị tấn kích bởi đủ loại kỹ thuật thông tin, các hình thức công bố Lời Chúa theo lối cổ truyền có thế gặp khó khăn nơi người nghe.
B. Giải thích Thánh Kinh theo đức tin của Giáo Hội
"Lời Chúa sống động và hữu hiệu” (Heb 4:12).
Vấn đề chú giải trong viễn tượng mục vụ
19. Khoa chú giải, trong đó Lời Chúa và việc bản vị hóa (19) được thể hiện, là một chủ đề quan trọng nhưng khá tế nhị. Việc Chúa thông đạt với người nào đó không phải chỉ là vấn đề truyền đạt một thứ thông tri ít nhiều thích thú, và càng không phải chỉ thuộc lãnh vực thuần túy nhân bản hay khoa bảng. Đúng hơn, Chúa thông đạt cho ta lời sự thật và cứu rỗi, lời đòi người nghe phải đáp ứng cách thông minh, sống động và thực sự. Điều ấy bao hàm một chuyển động hai chiều: một chiều phát xuất từ người biết cảm thức một cách đúng đắn Lời nói hay Lời viết như đã được Chúa truyền đạt qua các tác giả thánh. Chiều kia phát xuất từ chính Lời Chúa mà đối với người biết lắng nghe ngày nay đúng là có một ý nghĩa thực sự.
Lắng nghe kinh nghiệm
20. Câu trả lời của các giám mục cho hay các tín hữu của Chúa Kitô đang chuyên chú giải thích Lời Chúa, bất chấp các mâu thuẫn bên ngoài. Nhiều Kitô hữu, từng cá nhân hay theo nhóm, đang say sưa đọc Lời Chúa với lòng sẵn sàng tìm hiểu điều Chúa muốn nói, và trung thành vâng theo điều ấy. Giáo Hội nhận ra một cơ may giá trị trong việc tín hữu sẵn sàng giúp nhau hiểu đúng đắn Sách Thánh và áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày. Xét về một phương diện nào đó, điều này ngày nay (kairos) đặc biệt đúng, vì việc đọc Sách Thánh có thể tạo ra cuộc gặp gỡ mới mẻ giữa Lời Chúa và cái học nhân bản, đặc biệt là trong lãnh vực tìm tòi triết lý, khoa học và lịch sử. Việc tiếp xúc giữa Lời Chúa và văn hóa có thể giúp người ta đạt được sự hiểu biết chân lý và các giá trị liên quan tới Chúa, tới con người và muôn vật. Trong diễn trình này, lý trí đi tìm đức tin, đem lại kết quả: người ta sẽ cùng nhau làm việc cho chân lý và sự sống theo Mạc Khải của Chúa và khát vọng của nhân loại.
Nhưng đồng thời, hiện tượng trên rất có thể có nguy cơ như sau: Người ta rất dễ giải thích Thánh Kinh một cách võ đoán hay theo nghĩa đen, như trường hợp chủ nghĩa cực đoan. Một đàng, phương thức này muốn trung thành với bản văn, nhưng đàng khác, nó lại cho thấy họ thiếu hẳn kiến thức về chính các bản văn ấy. Do đó, chủ nghĩa này mắc nhiều lầm lỗi và còn tạo ra nhiều cuộc tranh cãi vô ích (20). Một mối nguy khác trong việc đọc Sách Thánh có thể phát xuất từ việc quan niệm Sách Thánh dưới một “ý thức hệ” nào đó hay đơn giản coi nó như lời phàm nhân, tách biệt khỏi đức tin (xem 2Pr 1:19-20; 3:16), kết quả đã tạo ra nhiều ý kiến chống chọi nhau hay nhiều dịch bản khác nhau về Thánh Kinh. Thực ra, Sách Thánh công bố Lời Chúa một cách mạnh mẽ và là nguồn sống đối với các tín hữu. Nói chung, các phúc trình cho thấy hiện người ta ít biết hay biết không chính xác các quy luật chú giải Lời Chúa.
Ý nghĩa Lời Chúa và làm thế nào tìm ra ý nghĩa ấy
21. Ngày nay, các khía cạnh khác trong giáo huấn của Công đồng Vatican II và các tài liệu tiếp theo của Huấn Quyền đòi phải được xem sét chi tiết để Lời Chúa có khả năng được thông truyền cách đúng đắn trong sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội (21). Thánh Kinh, Sách của Chúa và của con người, phải được đọc với tinh thần tổng hợp chính xác cả nghĩa chiểu tự lịch sử lẫn nghĩa thiêng liêng thần học, hay nói đơn giản hơn, nghĩa thiêng liêng của nó (22). Tài liệu của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh khi bàn đến chủ đề này đã viết: “Theo luật chung, nghĩa thiêng liêng, nghĩa do đức tin Kitô giáo ấn định, là nghĩa do bản văn Thánh Kinh phát biểu khi chúng được đọc dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, trong bối cảnh Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, và đời sống mới từ mầu nhiệm này phát sinh ra. Bối cảnh này hiện hữu một cách đầy hiệu lực. Tân Ước nhìn nhận rằng trong bối cảnh ấy, Thánh Kinh đã nên trọn. Cho nên, thông thường ta phải đọc đi đọc lại Sách Thánh dưới ánh sáng bối cảnh mới mẻ ấy, bối cảnh sự sống trong Thần Khí (23)”.
Do đó, việc giải thích bản văn cho đúng đắn cần phải dựa vào phương pháp phê phán sử học, tuy cần được các phương thức khác làm cho phong phú thêm (24). Đây là căn bản để giải thích Sách Thánh. Tuy nhiên, để đạt được nghĩa trọn vẹn và toàn diện, thì tiêu chuẩn thần học, được trình bầy trong hiến chế “Dei Verbum”, cần được xem sét và chú trọng. Tiêu chuẩn ấy là “nội dung và tính thống nhất của toàn bộ Sách Thánh…truyền thống sống động của toàn bộ Giáo Hội… cùng với sự hoà hợp hiện có giữa các yếu tố của đức tin” (DV 12) (25).
Hiện nay, suy tư thông suốt về thần học và mục vụ là điều cần thiết trong việc đào luyện các cộng đoàn Giáo Hội để họ biết một cách đúng đắn và có hiệu quả rằng Sách Thánh quả là Lời Chúa. Về vấn đề này, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhận xét như sau: “Tôi rất muốn thấy các thần học gia chịu học hỏi cách giải thích và yêu mến Sách Thánh như Công Đồng từng muốn, nghĩa là theo hiến chế ‘Dei Verbum’: ước chi họ cảm nghiệm được tính thống nhất nội tại của Sách Thánh, một điều hiện nay đang được ‘khoa chú giải quy điển’ [canonical exegesis] trợ giúp (tuy khoa này mới đang ở trong giai đoạn đầu tiên chập chững của nó), và rồi giải thích theo nghĩa thiêng liêng bất cứ điều gì bề ngoài không có tính dạy bảo nhưng bên trong rõ ràng có thấm nhuần sự hiện diện của Lời Chúa. Đối với tôi, thực hiện một điều gì đó về phương diện này, đóng góp vào việc đưa ra được một dẫn nhập vào Sách Thánh sống động như một cập nhật hóa Lời Chúa bên ngoài, hay cùng với và bên trong khoa chú giải có tính phê phán lịch sử thẩy đều là trách vụ quan trọng” (26).
Các hệ quả mục vụ
22. Khi hướng dẫn Dân Chúa để họ khám phá ra các viễn ảnh vĩ đại của Lời Chúa, Giáo Hội ráng tránh không làm cho việc đọc Thánh Kinh thành quá phức tạp. Dĩ nhiên, những vấn đề quan trọng nhất trong Thánh Kinh là các vấn đề có liên hệ trực tiếp hơn hết với cuộc sống hàng ngày, cũng như với Chúa Giêsu. Sau đây là một số điểm chủ yếu trong việc giải thích Sách Thánh cách đúng đắn.
a. Trước nhất, việc giải thích Lời Chúa được thực hiện mỗi lần Giáo Hội tụ họp nhau để cử hành các Mầu Nhiệm Thánh. Sách “Dẫn Nhập Các Bài Đọc”, tức sách chứa các bài đọc được công bố trong lúc cử hành Thánh Lễ, nói như sau về chủ đề này: “Vì, do ý của chính Chúa Kitô, dân mới của Chúa độc đáo trong tính đa dạng kỳ diệu về thành phần và cả về nhiệm vụ và chức vụ mà mỗi người đảm nhiệm trong tương quan với Lời Chúa, nên các tín hữu có trách nhiệm phải lắng nghe và suy niệm Lời ấy; nhưng giải thích nó lại là trách nhiệm của những người, nhờ quyền được phong chức thánh, hay được ủy nhiệm, mà đảm nhiệm. Như thế, trong giáo huấn, trong đời sống và việc thờ phượng của mình, Giáo Hội tiến hành và thông truyền cho mọi thế hệ điều chính Giáo Hội là và Giáo Hội tin. Qua cách đó, Giáo Hội không ngừng đảm bảo rằng Lời Chúa được thể hiện trong lòng Giáo Hội qua suốt mọi thời đại, trong sự thật thần thánh viên mãn của nó” (27).
b. Ta nên nhớ rằng “không nên lẫn nghĩa thiêng liêng với cách giải thích có tính chủ quan do óc tưởng tượng sai khiến hay do suy diễn trí thức. Nghĩa ấy phát sinh từ ba bình diện của thực tại: văn bản Thánh Kinh (nghĩa đen), Mầu Nhiệm Vượt Qua và các hoàn cảnh hiện hữu nơi cuộc sống trong Chúa Thánh Thần (28)”. Bất cứ trong trường hợp nào, văn bản Thánh Kinh cũng là khởi điểm không thể miễn chước trong việc giải thích cũng như trong sinh hoạt mục vụ.
c. Vì tài liệu của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, tựa là “The Interpretation of the Bible in the Church”, rõ ràng không phải chỉ được giới chuyên môn đọc mà thôi, nên cần phải khuyến khích các tín hữu đọc tài liệu ấy, giúp họ biết các quy luật căn bản để tiếp cận bản văn Thánh Kinh. Các trợ huấn cụ cho mục tiêu ấy rất có giá trị.
d. Về vấn đề này, việc giải thích có tính nổi bật của các Giáo Phụ (29) nên được tiếp nhận một lần nữa và hiểu thấu một cách đúng đắn cũng như các ấn định vĩ đại thời Trung Cổ về “bốn nghĩa của Sách Thánh”, và quan tâm muốn giữ cho chúng sống động. Cũng không nên coi thường các thực hành và truyền thống khác nhau về Thánh Kinh từng triển nở trong Dân Chúa nhờ các thánh, các bậc thầy linh đạo và các bậc hiển tu. Về phương diện này, cái học thần lý và nhân bản cũng có ích cho mục tiêu ở đây và cả môn “lịch sử hiệu quả” (Wirkunsgeschichte = History of effects) nữa, nhất là trong hội họa, là môn chứa rất nhiều điển hình của lối đọc Thánh Kinh theo nghĩa thiêng liêng. Việc ngày nay có những người không phải là tín hữu nhưng vẫn đọc Thánh Kinh cho ta thấy nhiều giá trị nhân học, nên việc giải thích khía cạnh này rất có thể mang lại nhiều phong phú hóa. Phải đọc Sách Thánh trong hiệp thông với Giáo Hội ở mọi nơi và mọi thời, trong tình đồng hành với rất nhiều nhân chứng của Lời Chúa, từ những vị đầu hết trong các Giáo Phụ, rất nhiều cuộc sống các thánh qua các thế kỷ cho tới Huấn Quyền ngày nay (30).
e. Ngoài việc xem sét các vấn đề cổ điển liên quan tới Thánh Kinh, một yêu cầu cũng đòi Thượng Hội Đồng xem sét, dựa trên cùng một viễn ảnh Thánh Kinh như trên, chính là các vấn đề hiện đang được ngành đạo đức sinh học (bioethics) và bản vị hóa đặt ra. Các nhóm Thánh Kinh thường đặt những câu hỏi như sau: “Ta phải đi từ kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày để vươn tới bản văn Thánh Kinh ra sao, và đi từ bản văn Thánh Kinh tới cuộc sống hàng ngày của ta như thế nào?” và “Ta phải đọc Thánh Kinh như thế nào bằng cuộc sống của ta và đọc cuộc sống của ta bằng Thánh Kinh ra sao?”
f. Một vấn đề mới của khoa chú giải Thánh Kinh trong diễn trình thông đạt đức tin, không những đòi phải hiểu điều Thánh Kinh nói mà còn đòi phải quen biết với nền văn hóa ngày nay, một nền văn hóa ít bị gò bó vào lời nói hay chữ viết mà hướng nhiều vào truyền thông điện tử hơn. Với việc con người thời nay bị tấn kích bởi đủ loại kỹ thuật thông tin, các hình thức công bố Lời Chúa theo lối cổ truyền có thế gặp khó khăn nơi người nghe.