Chương 2
A. Thánh Kinh, lời linh hứng của Chúa và các chân lý của nó
"Giáo Hội luôn tôn kính Sách Thánh như đã tôn kính Mình Thánh Chúa Kitô” (DV 21).
Các Câu Hỏi
14. Một trong các khó khăn dai dẳng được các Mục Tử liệt kê trong mối liên hệ giữa Lời đang bàn và ơn linh hứng cũng như chân lý của Thánh Kinh. Việc này được xét trên ba bình diện:
- một số câu hỏi liên quan tới chính Thánh Kinh: “linh hứng nghĩa là gì?”, “quy điển Thánh Kinh là gì?”, “phải gán cho Sách Thánh loại chân lý nào?” và “Đâu là đặc tính lịch sử của Thánh Kinh?”;
- các câu hỏi khác liên quan tới mối liên hệ của Sách Thánh với Thánh Truyền và Huấn Quyền của Giáo Hội;
- và các câu hỏi liên quan tới các phần khó hiểu của Thánh Kinh, nhất là các phần trong Cựu Ước. Về phương diện này, chủ đề Lời Chúa cần được bàn tới trong việc dạy giáo lý.
Sách Thánh, Lời linh hứng của Chúa
15. Nhiều vị khi trả lời cho Bản Đề Cương đã đặt ra các câu hỏi về cách đúng đắn để giải thích cho tín hữu Chúa Kitô hiểu đặc sủng linh hứng và chân lý chứa đựng trong Sách Thánh. Về phương diện này, trước nhất cần xác định rõ mối liên hệ giữa Thánh Kinh và Lời Chúa, giải thích rõ hành động của Chúa Thánh Thần và giải thích đôi điều cho biết Thánh Kinh là gì.
a. Thánh Kinh hiệp nhất một cách độc đáo với Lời Chúa. Thánh Kinh chứng thực cho ý định đồng nhất hóa Lời Chúa với Thánh Kinh. Lời Chúa là thực tại sống động và hữu hiệu (xem Dt 4:12-13); nó trường cửu (xem Is 40:8), “toàn năng” (Kn 18:15), sức mạnh sáng tạo (xem St 1:3ff) và là người tạo ra lịch sử. Trong Tân Ước, Lời này chính là Con Thiên Chúa, Ngôi Lời thành nhục thân (xem Ga 1:1ff; Dt 1:2). Thánh Kinh cũng chứng thực cho mối liên hệ giữa Thiên Chúa và nhân loại, soi sáng cho mối liên hệ ấy và hướng dẫn mối liên hệ ấy theo một cách thế nào đó. Đồng thời, Lời Chúa trải dài quá bên kia Sách, vươn tới nhân loại bằng Truyền Thống sống động của Giáo Hội. Truyền thống hiểu Lời Chúa này đi ngược lại lối giải thích tư riêng về Thánh Kinh và lối giải thích chỉ giam mình trong Sách Thánh mà thôi. Thay vào đó, Thánh Kinh được đọc trong một đoàn rước Lời Chúa rộng lớn hơn, không bao giờ chấm dứt, như đã được chứng tỏ qua sự kiện Lời ấy tiếp tục nuôi dưỡng hết thế hệ này qua thế hệ nọ thuộc nhiều thời đại mới và khác nhau. Hiểu như thế, thì cộng đồng Kitô giáo đã trở thành tác nhân thông truyền Lời Chúa và đồng thời, là nơi ưu tuyển để hiểu được ý nghĩa thâm sâu của Sách Thánh trong diễn tiến phát biểu đức tin và, qua đó, trong diễn tiến phát triển tín điều. Nhờ đặc quyền này, ngay từ đầu, Giáo Hội đã tôn kính các sách Thánh Kinh và một cách chắc chắn đã lập ra danh sách dứt khoát dưới hình thức lệnh truyền một quy điển Thánh Kinh gồm 73 cuốn, 46 cuốn làm ra bộ Cựu Ước và 27 cuốn làm ra bộ Tân Ước (12).
b. Thánh Thần thổi sự sống vào chữ viết, đặt để Sách Thánh vào mầu nhiệm rộng lớn hơn là mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Giáo Hội. Thánh Thần biến Lời Chúa thành thực tại phụng vụ và tiên tri, tức việc rao giảng (kerygma) trước khi nó trở thành Sách và là chứng ước của Chúa Thánh Thần làm chứng cho sự hiện diện của Chúa Kitô.
c. Tóm lại, ta có thể nói chắc chắn rằng:
- đặc sủng linh hứng khiến Chúa trở thành tác giả của Thánh Kinh theo cách thế không loại trừ vieêc nhân loại là tác giả thực sự của nó. Thực vậy, linh hứng khác với đọc cho chép; nó vẫn giữ y nguyên tự do và khả năng cá nhân của người viết, trong khi soi sáng và gợi hứng cho cả hai thứ ấy;
- về câu hỏi điều gì trong nhiều phần của Thánh Kinh được linh hứng, thì sự vô ngộ chỉ áp dụng cho “chân lý nào Thiên Chúa muốn đặt để trong các trước tác thánh để cứu rỗi mà thôi” (DV 11);
- vì đặc sủng linh hứng, Chúa Thánh Thần lập các sách Thánh Kinh làm Lời Chúa và ủy thác chúng cho Giáo Hội, để chúng được tiếp nhận trong vâng phục đức tin;
- tính toàn bộ và hiệp nhất hữu cơ trong quy điển Thánh Kinh thiết lập ra các tiêu chuẩn để giải thích Sách Thánh; và
- vì Thánh Kinh là Lời Chúa được ghi chép bằng ngôn ngữ nhân bản, nên việc giải thích nó phải đồng thanh với các tiêu chuẩn văn chương, triết học và thần học, tuy nhiên, luôn phải tùy thuộc vào sức mạnh hiệp nhất của đức tin và sự hướng dẫn của Huấn Quyền (13).
Thánh Truyền, Thánh Kinh và Huấn quyền
16. Công đồng Vatican II nhấn mạnh tới tính hiệp nhất về nguồn gốc và nhiều mối dây liên kết giữa Thánh Truyền và Thánh Kinh mà Giáo Hội đã quy tụ “với một cảm thức trung thành và tôn kính như nhau” (DV 9). Về phương diện này, chúng ta nhớ rằng, trong Chúa Kitô, Lời Chúa đã trở thành Phúc Âm hay Tin Mừng (xem Rm 1:16), và trong tư cách ấy, được ủy thác cho các tông đồ rao giảng. Lời Chúa tiếp tục diễn tiến như sau:
- đầu hết, qua tiến trình Thánh Truyền sống động được biểu lộ bằng “tất cả những gì Giáo Hội là và Giáo Hội tin” (DV 8), như trong thờ phượng, giảng dạy, thực thi bác ái, sống thánh thiện và tử đạo; và
- rồi, qua Sách Thánh, Thánh Truyền sống động này được bảo tồn, dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, dưới hình thức chữ viết không thay đổi, trong đó các yếu tố nhờ đó nó phát sinh và các yếu tố làm thành ra nó được ghi chép. “Bởi thế, Thánh Truyền và Sách Thánh cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều như một chiếc gương trong đó Giáo Hôi lữ hành trên trần gian nhìn vào Chúa, mà từ Người Giáo Hội từng tiếp nhận mọi sự, cho tới ngày cuối cùng, Giáo Hội được đưa về để Người ra sao Giáo Hội thấy Người như vậy, diện đối diện (xem 1Ga 3:2)” (DV 7).
Cuối cùng, Huấn Quyền của Giáo Hội, vốn không ở trên Lời Chúa, có trách nhiệm “giải thích Lời Chúa cách chân chính, dưới cả hình thức viết lẫn truyền khẩu” bằng cách “lắng nghe nó cách sùng kính, gìn giữ nó cách cẩn trọng và giải thích nó cách trung thành” (DV 10). Tóm lại, chỉ có thể đọc Sách Thánh cách chân thực, coi nó như Lời Chúa, ở bên trong Giáo Hội, phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội mà thôi.
Cược Ước và Tân Ước, Nhiệm cục Cứu rỗi duy nhất
17. Nhận biết Cựu Ước như Lời Chúa xem ra là một vấn đề thực sự đối với nhiều người Công Giáo, nhất là khi nói tới mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội. Vì những khó khăn chú giải chưa được giải quyết, nên nhiều người ngần ngại không chịu tiếp nhận một số đoạn Cựu Ước xem ra khó hiểu, kết quả: những đoạn ấy hoặc là bị lựa lọc cách võ đoán hoặc là không bao giờ được đọc tới. Đức tin của Giáo Hội coi Cựu Ước là một phần trong bộ Thánh Kinh duy nhất của Kitô Giáo và là phần không thể thiếu của Mạc Khải và, do đó, là Lời Chúa. Tình thế ấy cấp bách đòi phải có một nền đào tạo đặt trọng tâm trên việc đọc Cựu Ước với Chúa Kitô trong tâm trí, là cách đọc biết nhìn nhận sợi dây nối kết giữa hai giao ước và giá trị vĩnh viễn của Cựu Ước (xem DV 15-16) (14). Người ta có thể yểm trợ trách vụ này bằng thực hành phụng vụ, là thực hành luôn luôn công bố Bản Văn Thánh của Cựu Ước như phần cốt yếu để hiểu Tân Ước, điều mà chính Chúa Giêsu đã chứng thực trong câu truyện Emmaus, trong đó, Chúa “bắt đầu với Mô-sen và mọi tiên tri, mà giải thích cho họ mọi điều trong Thánh Kinh liên quan đến Người” (Lc 24:27). Về việc này, câu của Thánh Augustinô quả rất đúng: “Novum in Vetere latet et in Novo Vetus patet” (15) (“Cái Mới được dấu kín trong Cái Cũ và Cái Cũ được tỏ bầy trong Cái Mới”). Thánh Grêgôriô Cả thì cho rằng: “Điều Cựu Ước hứa hẹn đã được đem ra ánh sáng trong Tân Ước; điều được công bố cách dấu ẩn trong quá khứ, đã được công bố công khai trong hiện tại. Như thế, Cựu Ước công bố Tân Ước, và Tân Ước là lời bình luận Cựu Ước hay nhất” (16). Cái hiểu như thế đem lại nhiều hệ quả thực tiễn quan trọng.
Các hệ quả Mục vụ
18. Người ta càng ngày càng hiểu rằng không nên đọc Thánh Kinh một cách hời hợt. Trong diễn trình khám phá Sách Thánh, một số nhóm học hỏi Lời Chúa bắt đầu thì hết sức hứng khởi nhưng sau đó mất hứng dần dần, vì quả họ thiếu một mảnh đất mầu mỡ, nghĩa là không hiểu Lời Chúa trong mầu nhiệm ơn thánh, như Chúa Giêsu từng truyền dạy trong dụ ngôn người gieo giống (xem Mt 13:20-21). Tình huống này đưa lại những hệ quả mục vụ sau đây:
a. Vì Thánh Kinh liên kết chặt chẽ với Giáo Hội, nên Cộng đồng Kitô giáo hành xử một vai trò chủ yếu trong việc tiếp cận Lời Chúa và đem lại cho Lời Chúa đặc tính chân thực của nó. Giáo Hội trở thành tiêu chuẩn để hiểu đúng đắn Thánh Truyền, vì cả phụng vụ lẫn việc dạy giáo lý đều rút tỉa ‘của ăn’ từ Thánh Kinh. Như trên đã nói, các sách Thánh Kinh có sức mạnh lôi cuốn trực tiếp và cụ thể mà không một bản văn nào khác của Giáo Hội có được.
b. Cần phải cân nhắc các hệ quả thực tiễn của việc phân biệt một bên là Truyền Thống Tông Đồ, một bên là các truyền thống Giáo Hội. Truyền Thống đầu xuất phát từ chính các Tông đồ và truyền lại điều các ngài đã tiếp nhận từ Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần. Các truyền thống Giáo Hội xuất phát từ từ trong các giáo hội địa phương và là các thích ứng từ ‘Truyền thống cao cả” (17). Bảng dứt khoát các sách quy điển Thánh Kinh do Giáo Hội đưa ra cần phải được coi như một bảo đảm cho tính xác thực của Sách Thánh, vì có quá nhiều sách giả mạo và ngụy thư lúc ấy. Ta cần phải giải thích để phe ngộ đạo ngày nay, phe vốn dựa vào việc bình dân hóa chân lý ở đầu thời đại Kitô giáo, để họ hiểu rõ quy điển Thánh Kinh là gì và quy điển ấy đã được thu thập ra sao. Việc ấy sẽ đem lại một chiều hướng thực hành và truyền bá Thánh Kinh đúng đắn và cho thấy tại sao người ta cần phải nhìn nhận Giáo Hội. Cần phải nghiên cứu về Thánh Kinh, Thánh Truyền và các dấu chỉ của Lời Chúa trong thế giới tạo vật, nhất là nơi nhân loại và lịch sử của họ, vì mỗi tạo vật đều là Lời Chúa cả, vì toàn thể sáng thế đều công bố Thiên Chúa (18).
c. Khi ban hành chỉ thị và tín điều, Huấn Quyền không có ý đặt giới hạn trên việc đọc Sách Thánh có tính bản thân. Đúng hơn, giáo huấn của Giáo Hội nhằm cung cấp một hậu cảnh chắc chắn để việc nghiên cứu học hỏi này an tâm diễn tiến. Không may, giáo huấn của Huấn Quyền cũng như việc hiểu một số trình độ trong các công bố của huấn quyền ấy đôi khi không được biết tới hay không được tiếp nhận tốt. Thượng Hội Đồng đem lại một cơ hội để tái khám phá ra hiến chế “Dei Verbum” và các tài liệu giáo hoàng sau đó. Ở đây, nhiều diễn văn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI về việc hiểu và dùng Lời Chúa trong Thánh Kinh có thể đem ra áp dụng được.
d. Trong bối cảnh Thánh Truyền sống động của Giáo Hội và do đó, như một phục vụ chân chính đối với Lời Chúa, các sách giáo lý cũng cần được xem sét, từ tín điều đầu hết của đức tin, vốn được coi là cốt lõi của bất cứ sách giáo lý nào, cho tới những biểu thức khác của đức tin xưa nay vốn được cổ vũ trong lịch sử Giáo Hội, trong số này phải kể những cuốn mới đây như cuốn Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo và nhiều sách giáo lý tương tự khác của các giáo hội địa phương.
e. Đến đây, tưởng cần phải nhấn mạnh rõ một điều nền tảng, một nhấn mạnh sẽ đưa lại nhiều tiếng vang nghiêm trọng trong lãnh vực thực hành mục vụ. Đó là cuộc gặp gỡ đầu hết với Sách Thánh phải xẩy ra trong hai hành động vĩ đại của Giáo Hội, tức phụng vụ và dạy giáo lý, trong đó, Thánh Kinh được đặt trong đồng văn của thừa tác vụ công cộng. Hơn nữa, việc Đọc Sách Thánh (Lectio Divina), các lớp dạy Thánh Kinh, các nhóm học hỏi Thánh Kinh cũng đều là các phương thế để ta gặp gỡ Thánh Kinh cách cận kề. Ngày nay, tất cả những phương thế trên đang được cổ vũ để phản công lại sự kiện một số Dân Chúa đang tự tách mình ra khỏi việc sử dụng Sách Thánh trên bình diện bản thân.
f. Phải hiểu Cựu Ước như một giai đoạn trong việc phát triển đức tin và cố gắng nhận biết Thiên Chúa. Đặc điểm tượng hình và mối liên hệ của nó với não trạng khoa học và lịch sử của thời ta cần được minh giải. Đồng thời, nhiều đoạn trong Cựu Ước có sức mạnh thiêng liêng, sắc bén và văn hóa độc đáo. Chúng cho ta một nền giáo lý phong phú về các thực tại nhân bản và soi sáng nhiều giai đoạn trong hành trình đức tin của Dân Chúa. Biết và đọc các Phúc Âm không loại bỏ việc hiểu biết hơn về Cựu Ước; thay vào đó, Cựu Ước đem lại cho ta sự sâu sắc lớn lao hơn để ta đọc và hiểu Tân Ước.
g. Sau cùng, một tầm nhìn mục vụ thực tiễn đòi một số quan sát giúp tín hữu nhận thức rõ hơn mối liên hệ của họ với việc giảng dậy đức tin. Nói tổng quát, tín hữu phân biệt rõ Thánh Kinh và các bản văn tôn giáo khác và dành cho nó tầm quan trọng rất lớn trong việc sống đức tin. Tuy thế, trên thực tế, nhiều người vẫn thích đọc các sách thiêng liêng dễ hiểu, các buổi nói truyện hay các trước tác dạy đời và các tác phẩm khác có liên quan đến lòng đạo đức bình dân hơn. Nhiều người cho rằng người ta gặp gỡ Lời Chúa một cách thực tiễn bằng cách đem Lời ấy ra sống, trong cuộc sống hàng ngày, hơn là tìm biết nguồn gốc hay lý lẽ của nó, do đó tạo nên một tình huống hết sức mỏng manh. Nói thế nào để người ta hiểu là điều hiện rất cần thiết. Sinh hoạt mục vụ sau đó còn phải nghĩ ra các phương cách giúp tín hữu nhận biết bản chất Thánh Kinh, lý do nó hiện diện, giá trị của nó trong đời sống đức tin và phải sử dụng nó ra sao.
A. Thánh Kinh, lời linh hứng của Chúa và các chân lý của nó
"Giáo Hội luôn tôn kính Sách Thánh như đã tôn kính Mình Thánh Chúa Kitô” (DV 21).
Các Câu Hỏi
14. Một trong các khó khăn dai dẳng được các Mục Tử liệt kê trong mối liên hệ giữa Lời đang bàn và ơn linh hứng cũng như chân lý của Thánh Kinh. Việc này được xét trên ba bình diện:
- một số câu hỏi liên quan tới chính Thánh Kinh: “linh hứng nghĩa là gì?”, “quy điển Thánh Kinh là gì?”, “phải gán cho Sách Thánh loại chân lý nào?” và “Đâu là đặc tính lịch sử của Thánh Kinh?”;
- các câu hỏi khác liên quan tới mối liên hệ của Sách Thánh với Thánh Truyền và Huấn Quyền của Giáo Hội;
- và các câu hỏi liên quan tới các phần khó hiểu của Thánh Kinh, nhất là các phần trong Cựu Ước. Về phương diện này, chủ đề Lời Chúa cần được bàn tới trong việc dạy giáo lý.
Sách Thánh, Lời linh hứng của Chúa
15. Nhiều vị khi trả lời cho Bản Đề Cương đã đặt ra các câu hỏi về cách đúng đắn để giải thích cho tín hữu Chúa Kitô hiểu đặc sủng linh hứng và chân lý chứa đựng trong Sách Thánh. Về phương diện này, trước nhất cần xác định rõ mối liên hệ giữa Thánh Kinh và Lời Chúa, giải thích rõ hành động của Chúa Thánh Thần và giải thích đôi điều cho biết Thánh Kinh là gì.
a. Thánh Kinh hiệp nhất một cách độc đáo với Lời Chúa. Thánh Kinh chứng thực cho ý định đồng nhất hóa Lời Chúa với Thánh Kinh. Lời Chúa là thực tại sống động và hữu hiệu (xem Dt 4:12-13); nó trường cửu (xem Is 40:8), “toàn năng” (Kn 18:15), sức mạnh sáng tạo (xem St 1:3ff) và là người tạo ra lịch sử. Trong Tân Ước, Lời này chính là Con Thiên Chúa, Ngôi Lời thành nhục thân (xem Ga 1:1ff; Dt 1:2). Thánh Kinh cũng chứng thực cho mối liên hệ giữa Thiên Chúa và nhân loại, soi sáng cho mối liên hệ ấy và hướng dẫn mối liên hệ ấy theo một cách thế nào đó. Đồng thời, Lời Chúa trải dài quá bên kia Sách, vươn tới nhân loại bằng Truyền Thống sống động của Giáo Hội. Truyền thống hiểu Lời Chúa này đi ngược lại lối giải thích tư riêng về Thánh Kinh và lối giải thích chỉ giam mình trong Sách Thánh mà thôi. Thay vào đó, Thánh Kinh được đọc trong một đoàn rước Lời Chúa rộng lớn hơn, không bao giờ chấm dứt, như đã được chứng tỏ qua sự kiện Lời ấy tiếp tục nuôi dưỡng hết thế hệ này qua thế hệ nọ thuộc nhiều thời đại mới và khác nhau. Hiểu như thế, thì cộng đồng Kitô giáo đã trở thành tác nhân thông truyền Lời Chúa và đồng thời, là nơi ưu tuyển để hiểu được ý nghĩa thâm sâu của Sách Thánh trong diễn tiến phát biểu đức tin và, qua đó, trong diễn tiến phát triển tín điều. Nhờ đặc quyền này, ngay từ đầu, Giáo Hội đã tôn kính các sách Thánh Kinh và một cách chắc chắn đã lập ra danh sách dứt khoát dưới hình thức lệnh truyền một quy điển Thánh Kinh gồm 73 cuốn, 46 cuốn làm ra bộ Cựu Ước và 27 cuốn làm ra bộ Tân Ước (12).
b. Thánh Thần thổi sự sống vào chữ viết, đặt để Sách Thánh vào mầu nhiệm rộng lớn hơn là mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Giáo Hội. Thánh Thần biến Lời Chúa thành thực tại phụng vụ và tiên tri, tức việc rao giảng (kerygma) trước khi nó trở thành Sách và là chứng ước của Chúa Thánh Thần làm chứng cho sự hiện diện của Chúa Kitô.
c. Tóm lại, ta có thể nói chắc chắn rằng:
- đặc sủng linh hứng khiến Chúa trở thành tác giả của Thánh Kinh theo cách thế không loại trừ vieêc nhân loại là tác giả thực sự của nó. Thực vậy, linh hứng khác với đọc cho chép; nó vẫn giữ y nguyên tự do và khả năng cá nhân của người viết, trong khi soi sáng và gợi hứng cho cả hai thứ ấy;
- về câu hỏi điều gì trong nhiều phần của Thánh Kinh được linh hứng, thì sự vô ngộ chỉ áp dụng cho “chân lý nào Thiên Chúa muốn đặt để trong các trước tác thánh để cứu rỗi mà thôi” (DV 11);
- vì đặc sủng linh hứng, Chúa Thánh Thần lập các sách Thánh Kinh làm Lời Chúa và ủy thác chúng cho Giáo Hội, để chúng được tiếp nhận trong vâng phục đức tin;
- tính toàn bộ và hiệp nhất hữu cơ trong quy điển Thánh Kinh thiết lập ra các tiêu chuẩn để giải thích Sách Thánh; và
- vì Thánh Kinh là Lời Chúa được ghi chép bằng ngôn ngữ nhân bản, nên việc giải thích nó phải đồng thanh với các tiêu chuẩn văn chương, triết học và thần học, tuy nhiên, luôn phải tùy thuộc vào sức mạnh hiệp nhất của đức tin và sự hướng dẫn của Huấn Quyền (13).
Thánh Truyền, Thánh Kinh và Huấn quyền
16. Công đồng Vatican II nhấn mạnh tới tính hiệp nhất về nguồn gốc và nhiều mối dây liên kết giữa Thánh Truyền và Thánh Kinh mà Giáo Hội đã quy tụ “với một cảm thức trung thành và tôn kính như nhau” (DV 9). Về phương diện này, chúng ta nhớ rằng, trong Chúa Kitô, Lời Chúa đã trở thành Phúc Âm hay Tin Mừng (xem Rm 1:16), và trong tư cách ấy, được ủy thác cho các tông đồ rao giảng. Lời Chúa tiếp tục diễn tiến như sau:
- đầu hết, qua tiến trình Thánh Truyền sống động được biểu lộ bằng “tất cả những gì Giáo Hội là và Giáo Hội tin” (DV 8), như trong thờ phượng, giảng dạy, thực thi bác ái, sống thánh thiện và tử đạo; và
- rồi, qua Sách Thánh, Thánh Truyền sống động này được bảo tồn, dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, dưới hình thức chữ viết không thay đổi, trong đó các yếu tố nhờ đó nó phát sinh và các yếu tố làm thành ra nó được ghi chép. “Bởi thế, Thánh Truyền và Sách Thánh cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều như một chiếc gương trong đó Giáo Hôi lữ hành trên trần gian nhìn vào Chúa, mà từ Người Giáo Hội từng tiếp nhận mọi sự, cho tới ngày cuối cùng, Giáo Hội được đưa về để Người ra sao Giáo Hội thấy Người như vậy, diện đối diện (xem 1Ga 3:2)” (DV 7).
Cuối cùng, Huấn Quyền của Giáo Hội, vốn không ở trên Lời Chúa, có trách nhiệm “giải thích Lời Chúa cách chân chính, dưới cả hình thức viết lẫn truyền khẩu” bằng cách “lắng nghe nó cách sùng kính, gìn giữ nó cách cẩn trọng và giải thích nó cách trung thành” (DV 10). Tóm lại, chỉ có thể đọc Sách Thánh cách chân thực, coi nó như Lời Chúa, ở bên trong Giáo Hội, phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội mà thôi.
Cược Ước và Tân Ước, Nhiệm cục Cứu rỗi duy nhất
17. Nhận biết Cựu Ước như Lời Chúa xem ra là một vấn đề thực sự đối với nhiều người Công Giáo, nhất là khi nói tới mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội. Vì những khó khăn chú giải chưa được giải quyết, nên nhiều người ngần ngại không chịu tiếp nhận một số đoạn Cựu Ước xem ra khó hiểu, kết quả: những đoạn ấy hoặc là bị lựa lọc cách võ đoán hoặc là không bao giờ được đọc tới. Đức tin của Giáo Hội coi Cựu Ước là một phần trong bộ Thánh Kinh duy nhất của Kitô Giáo và là phần không thể thiếu của Mạc Khải và, do đó, là Lời Chúa. Tình thế ấy cấp bách đòi phải có một nền đào tạo đặt trọng tâm trên việc đọc Cựu Ước với Chúa Kitô trong tâm trí, là cách đọc biết nhìn nhận sợi dây nối kết giữa hai giao ước và giá trị vĩnh viễn của Cựu Ước (xem DV 15-16) (14). Người ta có thể yểm trợ trách vụ này bằng thực hành phụng vụ, là thực hành luôn luôn công bố Bản Văn Thánh của Cựu Ước như phần cốt yếu để hiểu Tân Ước, điều mà chính Chúa Giêsu đã chứng thực trong câu truyện Emmaus, trong đó, Chúa “bắt đầu với Mô-sen và mọi tiên tri, mà giải thích cho họ mọi điều trong Thánh Kinh liên quan đến Người” (Lc 24:27). Về việc này, câu của Thánh Augustinô quả rất đúng: “Novum in Vetere latet et in Novo Vetus patet” (15) (“Cái Mới được dấu kín trong Cái Cũ và Cái Cũ được tỏ bầy trong Cái Mới”). Thánh Grêgôriô Cả thì cho rằng: “Điều Cựu Ước hứa hẹn đã được đem ra ánh sáng trong Tân Ước; điều được công bố cách dấu ẩn trong quá khứ, đã được công bố công khai trong hiện tại. Như thế, Cựu Ước công bố Tân Ước, và Tân Ước là lời bình luận Cựu Ước hay nhất” (16). Cái hiểu như thế đem lại nhiều hệ quả thực tiễn quan trọng.
Các hệ quả Mục vụ
18. Người ta càng ngày càng hiểu rằng không nên đọc Thánh Kinh một cách hời hợt. Trong diễn trình khám phá Sách Thánh, một số nhóm học hỏi Lời Chúa bắt đầu thì hết sức hứng khởi nhưng sau đó mất hứng dần dần, vì quả họ thiếu một mảnh đất mầu mỡ, nghĩa là không hiểu Lời Chúa trong mầu nhiệm ơn thánh, như Chúa Giêsu từng truyền dạy trong dụ ngôn người gieo giống (xem Mt 13:20-21). Tình huống này đưa lại những hệ quả mục vụ sau đây:
a. Vì Thánh Kinh liên kết chặt chẽ với Giáo Hội, nên Cộng đồng Kitô giáo hành xử một vai trò chủ yếu trong việc tiếp cận Lời Chúa và đem lại cho Lời Chúa đặc tính chân thực của nó. Giáo Hội trở thành tiêu chuẩn để hiểu đúng đắn Thánh Truyền, vì cả phụng vụ lẫn việc dạy giáo lý đều rút tỉa ‘của ăn’ từ Thánh Kinh. Như trên đã nói, các sách Thánh Kinh có sức mạnh lôi cuốn trực tiếp và cụ thể mà không một bản văn nào khác của Giáo Hội có được.
b. Cần phải cân nhắc các hệ quả thực tiễn của việc phân biệt một bên là Truyền Thống Tông Đồ, một bên là các truyền thống Giáo Hội. Truyền Thống đầu xuất phát từ chính các Tông đồ và truyền lại điều các ngài đã tiếp nhận từ Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần. Các truyền thống Giáo Hội xuất phát từ từ trong các giáo hội địa phương và là các thích ứng từ ‘Truyền thống cao cả” (17). Bảng dứt khoát các sách quy điển Thánh Kinh do Giáo Hội đưa ra cần phải được coi như một bảo đảm cho tính xác thực của Sách Thánh, vì có quá nhiều sách giả mạo và ngụy thư lúc ấy. Ta cần phải giải thích để phe ngộ đạo ngày nay, phe vốn dựa vào việc bình dân hóa chân lý ở đầu thời đại Kitô giáo, để họ hiểu rõ quy điển Thánh Kinh là gì và quy điển ấy đã được thu thập ra sao. Việc ấy sẽ đem lại một chiều hướng thực hành và truyền bá Thánh Kinh đúng đắn và cho thấy tại sao người ta cần phải nhìn nhận Giáo Hội. Cần phải nghiên cứu về Thánh Kinh, Thánh Truyền và các dấu chỉ của Lời Chúa trong thế giới tạo vật, nhất là nơi nhân loại và lịch sử của họ, vì mỗi tạo vật đều là Lời Chúa cả, vì toàn thể sáng thế đều công bố Thiên Chúa (18).
c. Khi ban hành chỉ thị và tín điều, Huấn Quyền không có ý đặt giới hạn trên việc đọc Sách Thánh có tính bản thân. Đúng hơn, giáo huấn của Giáo Hội nhằm cung cấp một hậu cảnh chắc chắn để việc nghiên cứu học hỏi này an tâm diễn tiến. Không may, giáo huấn của Huấn Quyền cũng như việc hiểu một số trình độ trong các công bố của huấn quyền ấy đôi khi không được biết tới hay không được tiếp nhận tốt. Thượng Hội Đồng đem lại một cơ hội để tái khám phá ra hiến chế “Dei Verbum” và các tài liệu giáo hoàng sau đó. Ở đây, nhiều diễn văn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI về việc hiểu và dùng Lời Chúa trong Thánh Kinh có thể đem ra áp dụng được.
d. Trong bối cảnh Thánh Truyền sống động của Giáo Hội và do đó, như một phục vụ chân chính đối với Lời Chúa, các sách giáo lý cũng cần được xem sét, từ tín điều đầu hết của đức tin, vốn được coi là cốt lõi của bất cứ sách giáo lý nào, cho tới những biểu thức khác của đức tin xưa nay vốn được cổ vũ trong lịch sử Giáo Hội, trong số này phải kể những cuốn mới đây như cuốn Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo và nhiều sách giáo lý tương tự khác của các giáo hội địa phương.
e. Đến đây, tưởng cần phải nhấn mạnh rõ một điều nền tảng, một nhấn mạnh sẽ đưa lại nhiều tiếng vang nghiêm trọng trong lãnh vực thực hành mục vụ. Đó là cuộc gặp gỡ đầu hết với Sách Thánh phải xẩy ra trong hai hành động vĩ đại của Giáo Hội, tức phụng vụ và dạy giáo lý, trong đó, Thánh Kinh được đặt trong đồng văn của thừa tác vụ công cộng. Hơn nữa, việc Đọc Sách Thánh (Lectio Divina), các lớp dạy Thánh Kinh, các nhóm học hỏi Thánh Kinh cũng đều là các phương thế để ta gặp gỡ Thánh Kinh cách cận kề. Ngày nay, tất cả những phương thế trên đang được cổ vũ để phản công lại sự kiện một số Dân Chúa đang tự tách mình ra khỏi việc sử dụng Sách Thánh trên bình diện bản thân.
f. Phải hiểu Cựu Ước như một giai đoạn trong việc phát triển đức tin và cố gắng nhận biết Thiên Chúa. Đặc điểm tượng hình và mối liên hệ của nó với não trạng khoa học và lịch sử của thời ta cần được minh giải. Đồng thời, nhiều đoạn trong Cựu Ước có sức mạnh thiêng liêng, sắc bén và văn hóa độc đáo. Chúng cho ta một nền giáo lý phong phú về các thực tại nhân bản và soi sáng nhiều giai đoạn trong hành trình đức tin của Dân Chúa. Biết và đọc các Phúc Âm không loại bỏ việc hiểu biết hơn về Cựu Ước; thay vào đó, Cựu Ước đem lại cho ta sự sâu sắc lớn lao hơn để ta đọc và hiểu Tân Ước.
g. Sau cùng, một tầm nhìn mục vụ thực tiễn đòi một số quan sát giúp tín hữu nhận thức rõ hơn mối liên hệ của họ với việc giảng dậy đức tin. Nói tổng quát, tín hữu phân biệt rõ Thánh Kinh và các bản văn tôn giáo khác và dành cho nó tầm quan trọng rất lớn trong việc sống đức tin. Tuy thế, trên thực tế, nhiều người vẫn thích đọc các sách thiêng liêng dễ hiểu, các buổi nói truyện hay các trước tác dạy đời và các tác phẩm khác có liên quan đến lòng đạo đức bình dân hơn. Nhiều người cho rằng người ta gặp gỡ Lời Chúa một cách thực tiễn bằng cách đem Lời ấy ra sống, trong cuộc sống hàng ngày, hơn là tìm biết nguồn gốc hay lý lẽ của nó, do đó tạo nên một tình huống hết sức mỏng manh. Nói thế nào để người ta hiểu là điều hiện rất cần thiết. Sinh hoạt mục vụ sau đó còn phải nghĩ ra các phương cách giúp tín hữu nhận biết bản chất Thánh Kinh, lý do nó hiện diện, giá trị của nó trong đời sống đức tin và phải sử dụng nó ra sao.