LỜI CHÀO ĐẦU LỄ
Với tư cách là người được ban tổ chức đại hội Thánh Mẫu La vang lần thứ 28 giao nhiệm vụ chủ sự thánh lễ khai mạc.
Nhân danh Đức cha chủ tịch Phêrô Nguyễn văn Nhơn và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam,
Thay lời cho Đức cha Stêphanô Nguyễn như Thể, Tổng Giám Mục giáo phận Huế, đặc Trách Trung tâm toàn quốc Thánh Mẫu La vang,
Tôi xin trân trọng kính chào và cám ơn sự hiện diện đầy tình liên đới của quí đại biểu quan khách xã hội, tôn giáo bạn, phóng viên, ký giả, báo đài và bà con bên lương.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến từng người anh em linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân về từ khắp các nẻo đường quê hương hay từ xa xôi hải ngoại.
Và thưa cộng đoàn Dân Chúa VN,
Trong bối cảnh năm thánh Phaolô toàn cầu, trong bầu khí chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm VN, trong tinh thần năm giáo dục đức tin của Hội đồng Giám Mục Việt Nam, trong niềm vui Đức Giáo Hoàng Bênêđitô vừa bổ nhiệm cha Cosma Hoàng văn Đạt dòng Tên, hiện đang có mặt tại đây, làm tân giám mục giáo phận Bắc Ninh, trong dư âm lịch sử 27 lần đại hội trước, chúng ta về đây thăm lại người Mẹ vô vàn thương mến của chúng ta, người mẹ 210 năm về trước đã hiện ra để an ủi tín hữu Cát Dinh và biến nơi này thành linh địa.
Chúng ta hãy gửi gắm tất cả những ưu tư phiền muộn của chúng ta cho Mẹ và chúng ta hãy tin Mẹ luôn có giải pháp tối ưu, có chìa khoá vạn năng cho mọi vấn đề khúc mắc của chúng ta.
Nhờ sức mạnh của đức tin, Trong cuộc sống trần gian của Mẹ, Mẹ đã tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng của TC nên đời Mẹ luôn bình yên.
Đó cũng là ơn mà trong cuộc hành hương này, chúng ta xin Mẹ bầu cử cho mỗi người chúng ta: bình yên cho bản thân, bình yên cho gia đình, bình yên cho giáo xứ, bình yên cho giáo hội Việt nam, bình yên cho quê hương đất nước.
Và để lời cầu xin đó xứng đáng được khứng nhậm, trước hết chúng ta hãy thành tâm sám hối và rộng mở cõi lòng để đón nhận ơn tha thứ của Chúa.
BÀI GIẢNG
St 3,9-15.20; Gl 4,4-7; Ga 2,1-11
Chủ đề Đại Hội La vang lần thứ 28: “HỄ NGÀI BẢO LÀM GÌ THÌ CỨ LÀM THEO”
Trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu đã hoá nước thành rượu.
Các nhà chú giải thường gọi phép lạ này là “phép lạ tiệc cưới Cana”. Nhưng xét về ý nghĩa, chúng ta có thể gọi là “phép lạ của niềm vui”. Trước nguy cơ tiệc cưới, vì hết rượu, có thể biến thành bi kịch, Chúa Giêsu đã ra tay giải cứu ban tổ chức khỏi mối lo đó, đã trả lại cho họ sự an tâm.
“Và con tim đã vui trở lại”. Đó là lời một bài hát của nhạc sĩ Đức Huy mà chúng ta có thể mượn để diễn tả niềm vui của những người trong cuộc phép lạ Cana.
Phải chăng đó cũng chính là nguyện ước của mỗi người chúng ta khi về đây thăm lại người Mẹ thiêng liêng vô vàn thương mến của chúng ta ?
Về dưới bóng Mẹ, ởÛ với Mẹ ít lâu để được Mẹ an ủi vỗ về, rồi từ giã Mẹ lên đường trở lại cuộc đời, đem theo một trái tim mới vừa được Mẹ đổ tràn bình an và niềm vui.
Thật vậy,
Sở dĩ mỗi người chúng ta, hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân, lương dân, đã không quản ngại đường xá xa xôi từ vạn nẻo đường 26 giáo phận, từ hải ngoại thăm thẳm hàng nửa vòng trái đất, là vì chúng ta tin vào tình mẫu tử thiêng liêng vô song của Mẹ.
Sở dĩ khi về đây ai nấy đều mang theo những hồ sơ đời phức tạp gai góc, là vì chúng ta cảm thấy mình bất lực không tìm được giải pháp, là vì chúng ta muốn trút cả cho Mẹ gánh nặng tâm tư, và nhất là vì chúng ta tin rằng Mẹ có đủ thế lực để cứu vớt chúng ta.
Mẹ có thế lực là vì Thiên Chúa đã ban cho Mẹ.
Nhưng nhất là vì Mẹ đã tin.
Phân tích thái độ của Mẹ trong câu chuyện tiệc cưới Cana, chúng ta sẽ thấy Mẹ là người đầu tiên đã khám phá nguy cơ hết rượu của chủ tiệc.
Nhưng Mẹ không giải quyết.
Mẹ chỉ nói với Chúa Giêsu rằng “họ hết rượu rồi”.
Phản ứng của Chúa Giêsu xem ra khó hiểu. Có vẻ như Ngài trách Mẹ: “Việc đó có mắc mớ gì đến mẹ đâu!”. Nhưng Mẹ không hề ngạc nhiên. Mẹ không cần biết Chúa Giêsu con Mẹ sẽ làm gì. Mẹ hoàn toàn tin tưởng vào sự quan tâm và quyền năng của Ngài.
Chúa chưa ra tay, vì giờ của Ngài chưa đến, Thế mà Mẹ đã điềm tĩnh nói với gia nhân: “Ngài bảo gì, anh em cứ thế mà làm nhé”. Y như Mẹ biết chắc chắn Chúa sẽ nghe lời Mẹ.
Mẹ quả là bậc thầy về đức tin. Nhưng không phải đến Cana Mẹ mời có đức tin vững vàng như thế. Nơi Bêlem, trên đường thương khó của con Mẹ, dưới chân thập giá, Mẹ không xin Chúa làm phép lạ. Mẹ hoàn toàn tin tưởng vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Con tim nhân loại của Mẹ đau khổ, Nhưng tâm hồn Mẹ tràn ngập niềm vui. Cả đời Mẹ diễn ra trong nghèo khó, cay cực. Nhưng đời Mẹ là một khúc ca tạ ơn:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
Thần trí tôi hớn hở vui mừng,
Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới.
Từ nay hết mọi đời,
Sẽ khen tôi diễm phúc”.
Không phải tình cờ mà Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên tại Cana. Không phải tình cờ mà ngài đã chọn một bữa tiệc cưới để thực hiện phép lạ.
Làm phép lạ tại tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu muốn nói lên rằng mối quan tâm hàng đầu của Thiên Chúa chính là niềm vui, là hạnh phúc của con người. Có thể nói được rằng Chúa muốn đời người vui như một đám cưới. Thánh Kinh thường dùng hình ảnh uyên ương và tình nghĩa vợ chồng để diễn tả Tình Yêu Thiên Chúa dành cho con người. Tình Yêu đó đã bị đổ vỡ vì tổ tông con người kiêu căng và ích kỷ.
May thay,
Thiên Chúa vẫn là Tình Yêu, Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay giải thích cho chúng ta rằng qua trung gian Đức Maria, Thiên Chúa đã sai Con một Ngài đến để nối lại mối dây tình nghĩa con người đã cắt đứt. Qua đó Thiên Chúa muốn khẳng định rằng Tình yêu là giải pháp duy nhất có thể hàn gắn lòng người, xây dựng lại đổ nát chiến tranh và xã hội. Bởi vì tình yêu theo nghĩa Tin Mừng là tình yêu không phân biệt chính kiến, lý lịch, quá khứ hay đối tượng. Tình yêu đích thực phải là tình yêu dành cho mọi người, bất kỳ ai, chỉ vì họ là người, cỉ vì họ là hình ảnh Thiên Chúa.
Đó là điều Mẹ Maria của chúng ta đã làm tại tiệc cưới Cana. Mẹ bất chấp những phức tạp của hiện trường, Mẹ chỉ nghĩ đến cứu vãn tình thế.
Đó cũng là điều rất đáng cho chúng ta quan tâm trong bối cảnh cuộc hành hương mang chủ đề “Mẹ Maria, thầy dạy đức tin” này. Mẹ là gương mẫu tuyệt đối cho kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa. Tại tiệc cưới Cana, Mẹ không cần ai biết đến. Mẹ luôn ở nhà sau, hậu trường, âm thầm theo dõi mọi diễn biến và Mẹ là người đầu tiên đã khám phá nguy cơ hết rượu.
Thái độ của Mẹ hoàn toàn khác với Adam Evà trong câu chuyện vườn địa đàng chúng ta nghe trong bài đọc I. Sau khi ăn quả cấm trái lệnh Chúa, Adam đã đổ lỗi cho Evà, Evà đổ lỗi cho con rắn. Và đó chính là thảm kịch của con người: Không ai nhận lỗi, không ai chịu trách nhiệm, không ai có thiện chí nên xã hội mãi chậm tiến, nên hạnh phúc trở thành khó khăn xa vời.
Tiệc cưới Cana hết rượu, Mẹ không đổ lỗi cho ai. Mẹ nhận lấy trách nhiệm trước tình huống cần cứu giúp. Để rồi sau đó nhờ Mẹ mà ngàn muôn “con tim đã vui trở lại” tại tiệc cưới Cana.
Đó cũng chính là bài học và thông điệp Mẹ gửi cho chúng ta trong kỳ đại hội này.
Chúng ta hãy nhìn lên Mẹ. Chúng ta hãy tin rằng Mẹ cũng sẽ nói với Chúa Giêsu rằng:
“Này con,
Con cái của Mẹ đã hết rượu
Hết rượu nghị lực và phấn đấu,
Hết rượu khoan dung và tha thứ,
Hết rượu thân ái và thiện chí,
Hết rượu quảng đại và dấn thân...
Nhưng Mẹ không giải quyết. Mẹ giới thiệu Chúa Giêsu cho chúng ta : “Ngài bảo gì chúng con cứ làm theo”. Mẹ muốn chúng ta là người phục vụ như gia nhân tại tiệc cưới Cana. Mẹ muốn chúng ta là chiến sĩ âm thầm xây dựng hạnh phúc và niềm vui của muôn người.
Nếu đời là đám cưới hết rượu, nếu rủi ro tai nạn làm se sắt con tim đồng loại, nếu cô đơn phản bội làm tan nát lòng ai, nếu đại cuộc Giáo Hội và xã hội bị đóng băng vì chia rẽ hiềm thù, thì chúng ta, vâng chính chúng ta, sẽ là những người dọn đường cho Chúa tái diễn phép lạ Cana: làm cho con tim mọi người tìm lại niềm vui. Chính chúng ta sẽ là gia nhân phục vụ đám cưới cuộc đời.
Cùng với Chúa cống hiến cuộc đời cho nhân loại, đó là bí quyết hạnh phúc của Mẹ.
Sau khi gặp Mẹ, rời linh địa La vang, chúng ta cũng sẽ hạnh phúc như thế, sẽ tìm lại niềm vui đã mất, nếu chúng ta biết sống như Mẹ. Amen.
+ Giuse NGUYỄN CHÍ LINH
Giám mục Giáo Phận Thanh Hóa
Với tư cách là người được ban tổ chức đại hội Thánh Mẫu La vang lần thứ 28 giao nhiệm vụ chủ sự thánh lễ khai mạc.
Nhân danh Đức cha chủ tịch Phêrô Nguyễn văn Nhơn và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam,
Thay lời cho Đức cha Stêphanô Nguyễn như Thể, Tổng Giám Mục giáo phận Huế, đặc Trách Trung tâm toàn quốc Thánh Mẫu La vang,
Tôi xin trân trọng kính chào và cám ơn sự hiện diện đầy tình liên đới của quí đại biểu quan khách xã hội, tôn giáo bạn, phóng viên, ký giả, báo đài và bà con bên lương.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến từng người anh em linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân về từ khắp các nẻo đường quê hương hay từ xa xôi hải ngoại.
Và thưa cộng đoàn Dân Chúa VN,
Trong bối cảnh năm thánh Phaolô toàn cầu, trong bầu khí chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm VN, trong tinh thần năm giáo dục đức tin của Hội đồng Giám Mục Việt Nam, trong niềm vui Đức Giáo Hoàng Bênêđitô vừa bổ nhiệm cha Cosma Hoàng văn Đạt dòng Tên, hiện đang có mặt tại đây, làm tân giám mục giáo phận Bắc Ninh, trong dư âm lịch sử 27 lần đại hội trước, chúng ta về đây thăm lại người Mẹ vô vàn thương mến của chúng ta, người mẹ 210 năm về trước đã hiện ra để an ủi tín hữu Cát Dinh và biến nơi này thành linh địa.
Chúng ta hãy gửi gắm tất cả những ưu tư phiền muộn của chúng ta cho Mẹ và chúng ta hãy tin Mẹ luôn có giải pháp tối ưu, có chìa khoá vạn năng cho mọi vấn đề khúc mắc của chúng ta.
Nhờ sức mạnh của đức tin, Trong cuộc sống trần gian của Mẹ, Mẹ đã tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng của TC nên đời Mẹ luôn bình yên.
Đó cũng là ơn mà trong cuộc hành hương này, chúng ta xin Mẹ bầu cử cho mỗi người chúng ta: bình yên cho bản thân, bình yên cho gia đình, bình yên cho giáo xứ, bình yên cho giáo hội Việt nam, bình yên cho quê hương đất nước.
Và để lời cầu xin đó xứng đáng được khứng nhậm, trước hết chúng ta hãy thành tâm sám hối và rộng mở cõi lòng để đón nhận ơn tha thứ của Chúa.
BÀI GIẢNG
St 3,9-15.20; Gl 4,4-7; Ga 2,1-11
Chủ đề Đại Hội La vang lần thứ 28: “HỄ NGÀI BẢO LÀM GÌ THÌ CỨ LÀM THEO”
Trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu đã hoá nước thành rượu.
Các nhà chú giải thường gọi phép lạ này là “phép lạ tiệc cưới Cana”. Nhưng xét về ý nghĩa, chúng ta có thể gọi là “phép lạ của niềm vui”. Trước nguy cơ tiệc cưới, vì hết rượu, có thể biến thành bi kịch, Chúa Giêsu đã ra tay giải cứu ban tổ chức khỏi mối lo đó, đã trả lại cho họ sự an tâm.
“Và con tim đã vui trở lại”. Đó là lời một bài hát của nhạc sĩ Đức Huy mà chúng ta có thể mượn để diễn tả niềm vui của những người trong cuộc phép lạ Cana.
Phải chăng đó cũng chính là nguyện ước của mỗi người chúng ta khi về đây thăm lại người Mẹ thiêng liêng vô vàn thương mến của chúng ta ?
Về dưới bóng Mẹ, ởÛ với Mẹ ít lâu để được Mẹ an ủi vỗ về, rồi từ giã Mẹ lên đường trở lại cuộc đời, đem theo một trái tim mới vừa được Mẹ đổ tràn bình an và niềm vui.
Thật vậy,
Sở dĩ mỗi người chúng ta, hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân, lương dân, đã không quản ngại đường xá xa xôi từ vạn nẻo đường 26 giáo phận, từ hải ngoại thăm thẳm hàng nửa vòng trái đất, là vì chúng ta tin vào tình mẫu tử thiêng liêng vô song của Mẹ.
Sở dĩ khi về đây ai nấy đều mang theo những hồ sơ đời phức tạp gai góc, là vì chúng ta cảm thấy mình bất lực không tìm được giải pháp, là vì chúng ta muốn trút cả cho Mẹ gánh nặng tâm tư, và nhất là vì chúng ta tin rằng Mẹ có đủ thế lực để cứu vớt chúng ta.
Mẹ có thế lực là vì Thiên Chúa đã ban cho Mẹ.
Nhưng nhất là vì Mẹ đã tin.
Phân tích thái độ của Mẹ trong câu chuyện tiệc cưới Cana, chúng ta sẽ thấy Mẹ là người đầu tiên đã khám phá nguy cơ hết rượu của chủ tiệc.
Nhưng Mẹ không giải quyết.
Mẹ chỉ nói với Chúa Giêsu rằng “họ hết rượu rồi”.
Phản ứng của Chúa Giêsu xem ra khó hiểu. Có vẻ như Ngài trách Mẹ: “Việc đó có mắc mớ gì đến mẹ đâu!”. Nhưng Mẹ không hề ngạc nhiên. Mẹ không cần biết Chúa Giêsu con Mẹ sẽ làm gì. Mẹ hoàn toàn tin tưởng vào sự quan tâm và quyền năng của Ngài.
Chúa chưa ra tay, vì giờ của Ngài chưa đến, Thế mà Mẹ đã điềm tĩnh nói với gia nhân: “Ngài bảo gì, anh em cứ thế mà làm nhé”. Y như Mẹ biết chắc chắn Chúa sẽ nghe lời Mẹ.
Mẹ quả là bậc thầy về đức tin. Nhưng không phải đến Cana Mẹ mời có đức tin vững vàng như thế. Nơi Bêlem, trên đường thương khó của con Mẹ, dưới chân thập giá, Mẹ không xin Chúa làm phép lạ. Mẹ hoàn toàn tin tưởng vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Con tim nhân loại của Mẹ đau khổ, Nhưng tâm hồn Mẹ tràn ngập niềm vui. Cả đời Mẹ diễn ra trong nghèo khó, cay cực. Nhưng đời Mẹ là một khúc ca tạ ơn:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
Thần trí tôi hớn hở vui mừng,
Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới.
Từ nay hết mọi đời,
Sẽ khen tôi diễm phúc”.
Không phải tình cờ mà Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên tại Cana. Không phải tình cờ mà ngài đã chọn một bữa tiệc cưới để thực hiện phép lạ.
Làm phép lạ tại tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu muốn nói lên rằng mối quan tâm hàng đầu của Thiên Chúa chính là niềm vui, là hạnh phúc của con người. Có thể nói được rằng Chúa muốn đời người vui như một đám cưới. Thánh Kinh thường dùng hình ảnh uyên ương và tình nghĩa vợ chồng để diễn tả Tình Yêu Thiên Chúa dành cho con người. Tình Yêu đó đã bị đổ vỡ vì tổ tông con người kiêu căng và ích kỷ.
May thay,
Thiên Chúa vẫn là Tình Yêu, Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay giải thích cho chúng ta rằng qua trung gian Đức Maria, Thiên Chúa đã sai Con một Ngài đến để nối lại mối dây tình nghĩa con người đã cắt đứt. Qua đó Thiên Chúa muốn khẳng định rằng Tình yêu là giải pháp duy nhất có thể hàn gắn lòng người, xây dựng lại đổ nát chiến tranh và xã hội. Bởi vì tình yêu theo nghĩa Tin Mừng là tình yêu không phân biệt chính kiến, lý lịch, quá khứ hay đối tượng. Tình yêu đích thực phải là tình yêu dành cho mọi người, bất kỳ ai, chỉ vì họ là người, cỉ vì họ là hình ảnh Thiên Chúa.
Đó là điều Mẹ Maria của chúng ta đã làm tại tiệc cưới Cana. Mẹ bất chấp những phức tạp của hiện trường, Mẹ chỉ nghĩ đến cứu vãn tình thế.
Đó cũng là điều rất đáng cho chúng ta quan tâm trong bối cảnh cuộc hành hương mang chủ đề “Mẹ Maria, thầy dạy đức tin” này. Mẹ là gương mẫu tuyệt đối cho kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa. Tại tiệc cưới Cana, Mẹ không cần ai biết đến. Mẹ luôn ở nhà sau, hậu trường, âm thầm theo dõi mọi diễn biến và Mẹ là người đầu tiên đã khám phá nguy cơ hết rượu.
Thái độ của Mẹ hoàn toàn khác với Adam Evà trong câu chuyện vườn địa đàng chúng ta nghe trong bài đọc I. Sau khi ăn quả cấm trái lệnh Chúa, Adam đã đổ lỗi cho Evà, Evà đổ lỗi cho con rắn. Và đó chính là thảm kịch của con người: Không ai nhận lỗi, không ai chịu trách nhiệm, không ai có thiện chí nên xã hội mãi chậm tiến, nên hạnh phúc trở thành khó khăn xa vời.
Tiệc cưới Cana hết rượu, Mẹ không đổ lỗi cho ai. Mẹ nhận lấy trách nhiệm trước tình huống cần cứu giúp. Để rồi sau đó nhờ Mẹ mà ngàn muôn “con tim đã vui trở lại” tại tiệc cưới Cana.
Đó cũng chính là bài học và thông điệp Mẹ gửi cho chúng ta trong kỳ đại hội này.
Chúng ta hãy nhìn lên Mẹ. Chúng ta hãy tin rằng Mẹ cũng sẽ nói với Chúa Giêsu rằng:
“Này con,
Con cái của Mẹ đã hết rượu
Hết rượu nghị lực và phấn đấu,
Hết rượu khoan dung và tha thứ,
Hết rượu thân ái và thiện chí,
Hết rượu quảng đại và dấn thân...
Nhưng Mẹ không giải quyết. Mẹ giới thiệu Chúa Giêsu cho chúng ta : “Ngài bảo gì chúng con cứ làm theo”. Mẹ muốn chúng ta là người phục vụ như gia nhân tại tiệc cưới Cana. Mẹ muốn chúng ta là chiến sĩ âm thầm xây dựng hạnh phúc và niềm vui của muôn người.
Nếu đời là đám cưới hết rượu, nếu rủi ro tai nạn làm se sắt con tim đồng loại, nếu cô đơn phản bội làm tan nát lòng ai, nếu đại cuộc Giáo Hội và xã hội bị đóng băng vì chia rẽ hiềm thù, thì chúng ta, vâng chính chúng ta, sẽ là những người dọn đường cho Chúa tái diễn phép lạ Cana: làm cho con tim mọi người tìm lại niềm vui. Chính chúng ta sẽ là gia nhân phục vụ đám cưới cuộc đời.
Cùng với Chúa cống hiến cuộc đời cho nhân loại, đó là bí quyết hạnh phúc của Mẹ.
Sau khi gặp Mẹ, rời linh địa La vang, chúng ta cũng sẽ hạnh phúc như thế, sẽ tìm lại niềm vui đã mất, nếu chúng ta biết sống như Mẹ. Amen.
+ Giuse NGUYỄN CHÍ LINH
Giám mục Giáo Phận Thanh Hóa