Chú giải Thư Thánh Phaolô Chúa Nhật XVII Thường Niên - Năm A (Rom 8:28-30)
Từ Chúa Nhật Thứ XIV Mùa Thường Niên đến nay, Hội Thánh đang dùng Chương 8 của Thư Thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Rôma mà nhắc nhở chúng ta rằng, tuy đã trở thành con cái Thiên Chúa, chúng ta vẫn bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng thiên về tội lỗi bởi tội Ađam gây ra. Vì thế trong con người chúng ta luôn có sự giằng co giữa xác thịt và tinh thần. Nếu sống theo xác thịt thì chúng ta sẽ chết. Nếu sống theo tinh thần, tức là theo Chúa Thánh Thần, thì chúng ta sẽ trở thành con cái Thiên Chúa và được đồng thừa tự với Đức Kitô miễn là chúng ta bằng lòng chịu đau khổ với Người.
Tuần trước Thánh Phaolô nhắc cho chúng ta vai trò của Chúa Thánh Thần trong cầu nguyện, vì chỉ nhờ cầu nguyện mà chúng ta mới có thể đi đến cùng và đạt được niềm hy vọng đang đón chờ chúng ta. Tuần này Thánh Phaolô cho chúng ta biết niềm hy vọng mà chúng ta đang chờ đợi là gì.
Rom 8:28 - Chúng ta biết rằng những kẻ yêu mến Thiên Chúa thì Người giúp họ được sự lành, họ là những người theo dự định của Chúa, được kêu gọi nên thánh.
Câu này được dịch theo bản Latinh Vulgate cũ. Hầu hết các bản khác không có đoạn “được kêu gọi để nên thánh”. Dịch theo đúng bản văn Hy Lạp là: “Chúng ta biết rằng [Thiên Chúa làm] tất cả mọi sự đều nhằm ích lợi cho những ai yêu mến Thiên Chúa, là những người được mời gọi theo ý định của Ngài.” Có những dị bản không có [Thiên Chúa làm]. Có lẽ khi sao chép, người ta thêm vào cho rõ nghĩa.
Đời sống con người được quy chiếu về Tình Yêu Thiên Chúa, trước hết là tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, rồi thứ đến là tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa. Con người chỉ tìm thấy ý nghĩa của đời mình khi ý thức được điều này. Vì ý thức ấy mà cái nhìn của chúng ta đối với mọi sự xảy đến trong đời chúng ta sẽ hoàn toàn thay đổi. Thánh Phaolô không nói quá đáng khi ngài viết rằng “tất cả mọi sự đều nhằm ích lợi cho những ai yêu mến Thiên Chúa.” Mọi sự ở đây bao gồm cả sự lành, sự dữ lẫn tội lỗi. Thiên Chúa không muốn sự dữ xảy ra cho chúng ta. Ngài cũng không muốn chúng ta phạm tội. Nhưng bao lâu chúng ta còn yêu mến và đặt hy vọng nơi Ngài, thì Ngài sẽ biến sự dữ thành sự tốt lành gấp bội cho chúng ta và ngay cả tôi lỗi thành hồng phúc.
Hội Thánh dạy,
“Thiên Chúa trong sự quan phòng toàn năng có thể rút sự lành từ hậu quả của một sự dữ, cho dù là sự dữ luân lý do thụ tạo gây nên: "Giuse nói với anh em: không phải các anh đã đưa đẩy tôi đến đây nhưng là Thiên chúa,... sự dữ mà các anh đã định làm cho tôi, ý định của Thiên Chúa đã chuyển thành sự lành... để cứu sống một dân đông đảo" (St 45,8; 50,20) (x. Tb 2,12-18 vulg). Từ việc Ítraen chối bỏ và hạ sát Con Thiên Chúa là sự dữ luân lý lớn nhất chưa từng có do tội lỗi của mọi người gây nên, Thiên Chúa đã rút ra được sự lành lớn nhất do sự sung mãn của ân sủng (x. Rm 5,20): Ðức Kitô được tôn vinh và chúng ta được cứu chuộc. Tuy nhiên không vì thế mà cái xấu trở thành cái tốt được” (GLCG 312).
Chúng ta thấy biến cố 11 tháng 9, 2001 là một biến cố kinh hoàng cho nước Mỹ. Nhưng biến cố này cũng làm cho nhiều người Mỹ ăn năn trở lại. Biến cố 30 tháng tư cũng là biến cố đau thương cho nhiều người Việt Nam Quốc Gia, nhưng cũng nhờ biến cố này mà hàng triệu người Việt Nam đang thành công trên nhiều lãnh vực khắp nơi trên thế giới. Ngay cả tội lỗi cũng thế. Một người tội lỗi khi được Chúa tha sẽ yêu mến Chúa nhiều hơn như trường hợp Thánh Mađalêna, Thánh Augustine và nhiều người khác.
Đối với những người yêu mến Thiên Chúa thì không có một biến cố nào trong đời sống, dù là những biến cố rất nhỏ, là tầm thường và vô nghĩa cả. Tất cả các biến cố trong đời chúng ta đều đưa đến những điều tốt đẹp hơn cho chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta ý thức rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và đáp trả lại tình yêu ấy bằng một con tim nồng nàn và một đời sống đức tin. Từ đó chúng ta nhìn tất cả mọi biến cố trong đời mình bằng cặp mắt đức tin yêu thương này.
Sách Giáo Lý Công Giáo đưa ra những gương cụ thể:
Thánh Catarina thành Siêna nói với "những người bất bình và nổi loạn vì những gì xảy đến cho họ": "Tất cả mọi sự đều bởi tình thương mà ra, mọi sự đều được xếp đặt để con người đạt đến ơn cứu độ. Thiên Chúa không làm gì khác ngoài mục đích đó (x. Dial 4,138).
Trước khi tử đạo ít lâu, Thánh Tôma More an ủi con gái mình: "Không gì xảy ra mà không do Chúa muốn. Và tất cả những gì Người muốn, cho dù có vẻ rất xấu đối với chúng ta, vẫn là cái tốt nhất cho chúng ta" (x. Lettre).
Bà Giuliana thành Norwich nói: "Nhờ ơn Chúa, tôi đã học biết phải kiên vững trong đức tin, và tin một cách chắc chắn là tất cả mọi sự sẽ nên tốt... Và rồi bạn sẽ thấy là mọi sự sẽ nên tốt" (x. Rev 32) (GLCG 313).
Rom 8:29 - Vì chưng, những kẻ Chúa đã biết trước, thì Người đã tiền định cho họ nên giống hình ảnh Con Người, để Ngài trở nên trưởng tử giữa đoàn anh em đông đúc. .
Như người Việt Nam ta có câu "Phải số, chạy sao cho khỏi số". Cũng tin như thế, nên nhiều Kitô hữu dựa vào câu Thánh Kinh này mà giải thích rằng Thiên Chúa đã tiền định tất cả, con người không làm sao thoát khỏi vòng “định mệnh” của mình. Ông Gioan Calvin, người sáng lập ra Tin Lành Cải Cách đồng thời với Lutherô cũng cho rằng Thiên Chúa tiền định cho người nào lên Thiên Đàng thì người ấy được lên Thiên Đàng và tiền định cho ai xuống Hoả Ngục thì người đó phải xuống Hỏa Ngục như ông viết trong sách Institutes of the Christian Religion (1536).
Đạo Công Giáo khẳng định rằng Thiên Chúa “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tim 2:4). Ngài
“không tiền định cho ai xuống hỏa ngục (x.DS 397; 1567). Ai tự ý lìa bỏ Thiên Chúa bằng một tội trọng và chai lì đến cùng, sẽ phải xuống hỏa ngục. Trong phụng vụ Thánh Thể và trong kinh nguyện hằng ngày của tín hữu, Hội Thánh khẩn cầu Thiên Chúa từ bi, Ðấng ‘không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người ăn năn hối cải’ (2 Pr 3,9)” (GLCG 1037).
Sự tiền định và quan phòng của Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà sức người không thể hiểu nổi. Sách Giáo Lý viết:
“Chúng ta tin vững vàng rằng Thiên Chúa là chủ tể thế giới và lịch sử. Nhưng thường chúng ta không biết được đường lối của Thiên Chúa quan phòng. Chỉ khi nào tới chung cuộc, lúc mà sự hiểu biết phiến diện của chúng ta kết thúc, khi chúng ta thấy Chúa "diện đối diện" (1Cr 13,12) chúng ta sẽ hiểu biết một cách trọn vẹn các đường lối này, mà Thiên Chúa đã dùng để dẫn đưa cuộc sáng tạo, dù có phải trải qua các thảm trạng của sự dữ và tội, tới sự yên nghỉ của ngày Sabat ( x. St 2,2) chung cuộc, ngày mà Thiên Chúa đã nhắm đến khi tạo dựng trời và đất” (GLCG 314).
Cho nên khi suy luận từ một vài câu riêng rẽ trong thư Thánh Phaolô để đưa đến một kết luận chắc chắn như Calvin làm là hành động điên rồ. Muốn hiểu đúng bất cứ câu Thánh Kinh nào chúng ta cũng phải hiểu theo mạch văn và theo toàn thể Thánh Kinh, đặc biệt là dưới ánh sáng của Bốn Tin Mừng mà chúng ta thường gọi là Phúc Âm. Chữ “vì chưng” ở đây được dùng để giải thích tư tưởng trong câu 28. Thiên Chúa biến mọi sự thành tốt lành cho những ai yêu mến Ngài vì Ngài tiền định hay đúng hơn là muốn cho họ trở nên hình ảnh của Đức Kitô. Nghĩa là
“Con người được tiền định để sao lại hình ảnh của Con Thiên Chúa làm người – ‘hình ảnh của Thiên Chúa vô hình’ ( Cl 1:15) hầu Chúa Ki-tô trở nên trưởng tử của muôn vàn anh chị em ( x. Ep 1:3-6; Rm 8:29)” (GLCG 381).
Thiên Chúa biết trước mỗi người như Thánh Vịnh 139 viết “Lạy CHÚA, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa” (Tv 139:1-2). Thiên Chúa biết chúng ta trước khi chúng ta sinh ra như Ngài đã nói với ngôn sứ Giêrêmia, “Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ” (Ger 1:5). Như thế Thiên Chúa yêu mỗi người ngay cả trước khi họ sinh ra và muốn cho tất cả được hưởng tình yêu của Ngài.
Ơn gọi của mọi người và lý do của sự hiện hữu của chúng ta trên thế gian, là tìm đến nguồn mạch và cứu cánh của đời mình là tình yêu Thiên Chúa được thể hiện qua Chúa Con Nhập Thể, là Đức Kitô. Chúa Con là hình ảnh tình yêu của Chúa Cha dành cho nhân loại. Yêu đến chết và chết trên Thập Giá (x. Ga 5:13; Phil 2:8). Chúng ta được Thiên Chúa Cha tiền định để yêu Thiên Chúa và thế gian như Chúa Con đã yêu. Chúa Con không cần xuống thế và chịu chết để chuộc tội thế gian. Người chỉ cần phán một lời. Nhưng Người đã xuống thế, đã chịu chết để trở thành khuôn mẫu cho chúng ta. Người mời gọi mỗi người hãy học cùng Người vì Người “hiền lành và khiêm nhường trong lòng”, “hãy mang lấy ách” của Người (Mt 11:29); và “hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” Người (Mt 16:24; Mc 8:34; Lc 9:23).
Đức Kitô hoàn toàn trở thành con người để cho chúng ta được thông phần vào Thiên tính của Người và trở thành những đứa em của Người trong nhà Cha chúng ta.
Rom 8:30 - Những ai Người đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; mà những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho họ được vinh quang.
Như thế chúng ta được Thiên Chúa tiền định cho trở nên giống Đức Kitô. Điều này không có nghĩa rằng Thiên Chúa bắt buộc chúng ta phải làm trái với ý muốn của chúng ta. Tuy tiền định, nhưng Ngài vẫn tôn trọng sự tự do của chúng ta. Chúng ta được hoàn toàn tự do. Đó là lý do tại sao Ngài kêu gọi thay vì bắt buộc. Nếu chúng ta nghe lời kêu gọi của Ngài, “điều chỉnh ý riêng” của mình theo Thánh Ý Ngài thì chúng ta được nên công chính trước mặt Ngài.
Lutherô dạy rằng muốn nên công chính chỉ cần tin vào Đức Kitô, chứ không cần thay đổi tâm hồn. Đức Kitô sẽ lấy sự công chính của Người mà phủ lên chúng ta, làm cho Thiên Chúa khi nhìn đến chúng ta Ngài cho rằng chúng ta công chính vì Ngài chỉ thấy sự công chính của Đức Kitô phủ ở ngoài chúng ta. Ngày nay hầu hết các giáo phái Tin Lành đều tin như thế trừ phái Methodist và một số Anh Giáo.
Còn Công Giáo dạy rằng, nhờ đức tin và phép rửa chúng ta được Thiên Chúa tha các tội đã phạm, kể cả tội Ađam, và thực sự trở nên công chính trước mặt Ngài. Sau khi chịu phép rửa Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta qua cầu nguyện và các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể để chúng ta được biến đổi nên giống Đức Kitô, nghĩa là nên Thánh. Tất cả mọi Kitô hữu đều được kêu gọi nên thánh. Ðể nên thánh, chúng ta phải dùng các sức lực mà Đức Kitô đã ban mà làm theo thánh ý Chúa Cha trong mọi sự. Sách Giáo Lý dạy:
"Người Kitô hữu phát triển đời sống thiêng liêng nhằm kết hiệp ngày càng mật thiết hơn với Ðức Kitô. Sự kết hiệp này được gọi là " thần bí", vì nhờ các bí tích và các mầu nhiệm thánh, người tín hữu được tham dự vào mầu nhiệm Ðức Kitô, và trong Ðức Kitô, họ còn được tham dự vào mầu nhiệm của Ba Ngôi Chí Thánh. Thiên Chúa mời gọi tất cả chúng ta tới kết hiệp mật thiết với Người, dù Thiên Chúa chỉ ban những ân sủng đặc biệt và dấu chỉ ngoại thường về đời sống thần bí này cho một số người, để làm nổi bật những ân sủng Người ban tặng cho tất cả chúng ta" (GLCG 2014).
"Con đường tiến đến hoàn thiện phải ngang qua Thập Giá. Không thể nào đạt được sự thánh thiện, nếu không có từ bỏ và chiến đấu nội tâm. Sự tiến bộ thiêng liêng đòi phải có tu luyện và khổ chế, từng bước giúp người tín hữu sống trong bình an và hoan lạc của các mối phúc thật "(GLCG 2015).
"Là con cái của Mẹ Hội Thánh, chúng ta hy vọng Thiên Chúa là Cha sẽ ban ơn trợ lực giúp chúng ta bền đỗ đến cùng và ban phần thưởng cho các việc làm, mà nhờ ân sủng của Người, chúng ta đã làm trong sự kết hiệp với Ðức Giêsu. Vì cùng sống theo một quy luật, chúng ta được chia sẻ "niềm hy vọng hồng phúc" với những người mà Thiên Chúa nhân hậu đã quy tụ trong "thành thánh Giêrusalem mới từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang" (Kh 21,2)" (GLCG 2016).
Trong khi còn ở trần gian, Chúa ban cho chúng ta bí tích Thánh Thể, qua Hội Thánh, là một cách cho chúng ta được nếm trước hạnh phúc Thiên Đàng và “ngày qua ngày tạo nên sự biến đổi nơi con người, được mời gọi trở nên hình ảnh của Con Thiên Chúa (x. Rm 8,29tt). Chẳng có gì thực sự nhân loại mà không tìm thấy trong bí tích Thánh Thể khuôn mẫu thích hợp để được sống cách sung mãn, từ tư tưởng và tình cảm cho đến lời nói và việc làm” (ĐTC Bênêđictô XVI, Sacramentum Caritatis, 71)
Lạy Chúa, Chúa đã tiền định cho con nên giống hình ảnh Con Một Chúa là Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Xin ban ơn cho con biết từ bỏ ý riêng mình để Chúa Thánh Thần được tự do uốn nắn tâm hồn và đời sống con cho nó mỗi ngày một giống hình ảnh Đức Kitô hơn. Lạy Mẹ là Đấng đã sinh ra và dưỡng dục Chúa Giêsu, xin cũng dưỡng dục con như con riêng của Mẹ. Lạy Thánh Phaolô là đấng đã “mặc lấy Đức Kitô”, xin cầu bầu cho con để con cũng biết “mặc lấy Đức Kitô” trong mọi giây phút của đời con. Amen.
Từ Chúa Nhật Thứ XIV Mùa Thường Niên đến nay, Hội Thánh đang dùng Chương 8 của Thư Thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Rôma mà nhắc nhở chúng ta rằng, tuy đã trở thành con cái Thiên Chúa, chúng ta vẫn bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng thiên về tội lỗi bởi tội Ađam gây ra. Vì thế trong con người chúng ta luôn có sự giằng co giữa xác thịt và tinh thần. Nếu sống theo xác thịt thì chúng ta sẽ chết. Nếu sống theo tinh thần, tức là theo Chúa Thánh Thần, thì chúng ta sẽ trở thành con cái Thiên Chúa và được đồng thừa tự với Đức Kitô miễn là chúng ta bằng lòng chịu đau khổ với Người.
Tuần trước Thánh Phaolô nhắc cho chúng ta vai trò của Chúa Thánh Thần trong cầu nguyện, vì chỉ nhờ cầu nguyện mà chúng ta mới có thể đi đến cùng và đạt được niềm hy vọng đang đón chờ chúng ta. Tuần này Thánh Phaolô cho chúng ta biết niềm hy vọng mà chúng ta đang chờ đợi là gì.
Rom 8:28 - Chúng ta biết rằng những kẻ yêu mến Thiên Chúa thì Người giúp họ được sự lành, họ là những người theo dự định của Chúa, được kêu gọi nên thánh.
Câu này được dịch theo bản Latinh Vulgate cũ. Hầu hết các bản khác không có đoạn “được kêu gọi để nên thánh”. Dịch theo đúng bản văn Hy Lạp là: “Chúng ta biết rằng [Thiên Chúa làm] tất cả mọi sự đều nhằm ích lợi cho những ai yêu mến Thiên Chúa, là những người được mời gọi theo ý định của Ngài.” Có những dị bản không có [Thiên Chúa làm]. Có lẽ khi sao chép, người ta thêm vào cho rõ nghĩa.
Đời sống con người được quy chiếu về Tình Yêu Thiên Chúa, trước hết là tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, rồi thứ đến là tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa. Con người chỉ tìm thấy ý nghĩa của đời mình khi ý thức được điều này. Vì ý thức ấy mà cái nhìn của chúng ta đối với mọi sự xảy đến trong đời chúng ta sẽ hoàn toàn thay đổi. Thánh Phaolô không nói quá đáng khi ngài viết rằng “tất cả mọi sự đều nhằm ích lợi cho những ai yêu mến Thiên Chúa.” Mọi sự ở đây bao gồm cả sự lành, sự dữ lẫn tội lỗi. Thiên Chúa không muốn sự dữ xảy ra cho chúng ta. Ngài cũng không muốn chúng ta phạm tội. Nhưng bao lâu chúng ta còn yêu mến và đặt hy vọng nơi Ngài, thì Ngài sẽ biến sự dữ thành sự tốt lành gấp bội cho chúng ta và ngay cả tôi lỗi thành hồng phúc.
Hội Thánh dạy,
“Thiên Chúa trong sự quan phòng toàn năng có thể rút sự lành từ hậu quả của một sự dữ, cho dù là sự dữ luân lý do thụ tạo gây nên: "Giuse nói với anh em: không phải các anh đã đưa đẩy tôi đến đây nhưng là Thiên chúa,... sự dữ mà các anh đã định làm cho tôi, ý định của Thiên Chúa đã chuyển thành sự lành... để cứu sống một dân đông đảo" (St 45,8; 50,20) (x. Tb 2,12-18 vulg). Từ việc Ítraen chối bỏ và hạ sát Con Thiên Chúa là sự dữ luân lý lớn nhất chưa từng có do tội lỗi của mọi người gây nên, Thiên Chúa đã rút ra được sự lành lớn nhất do sự sung mãn của ân sủng (x. Rm 5,20): Ðức Kitô được tôn vinh và chúng ta được cứu chuộc. Tuy nhiên không vì thế mà cái xấu trở thành cái tốt được” (GLCG 312).
Chúng ta thấy biến cố 11 tháng 9, 2001 là một biến cố kinh hoàng cho nước Mỹ. Nhưng biến cố này cũng làm cho nhiều người Mỹ ăn năn trở lại. Biến cố 30 tháng tư cũng là biến cố đau thương cho nhiều người Việt Nam Quốc Gia, nhưng cũng nhờ biến cố này mà hàng triệu người Việt Nam đang thành công trên nhiều lãnh vực khắp nơi trên thế giới. Ngay cả tội lỗi cũng thế. Một người tội lỗi khi được Chúa tha sẽ yêu mến Chúa nhiều hơn như trường hợp Thánh Mađalêna, Thánh Augustine và nhiều người khác.
Đối với những người yêu mến Thiên Chúa thì không có một biến cố nào trong đời sống, dù là những biến cố rất nhỏ, là tầm thường và vô nghĩa cả. Tất cả các biến cố trong đời chúng ta đều đưa đến những điều tốt đẹp hơn cho chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta ý thức rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và đáp trả lại tình yêu ấy bằng một con tim nồng nàn và một đời sống đức tin. Từ đó chúng ta nhìn tất cả mọi biến cố trong đời mình bằng cặp mắt đức tin yêu thương này.
Sách Giáo Lý Công Giáo đưa ra những gương cụ thể:
Thánh Catarina thành Siêna nói với "những người bất bình và nổi loạn vì những gì xảy đến cho họ": "Tất cả mọi sự đều bởi tình thương mà ra, mọi sự đều được xếp đặt để con người đạt đến ơn cứu độ. Thiên Chúa không làm gì khác ngoài mục đích đó (x. Dial 4,138).
Trước khi tử đạo ít lâu, Thánh Tôma More an ủi con gái mình: "Không gì xảy ra mà không do Chúa muốn. Và tất cả những gì Người muốn, cho dù có vẻ rất xấu đối với chúng ta, vẫn là cái tốt nhất cho chúng ta" (x. Lettre).
Bà Giuliana thành Norwich nói: "Nhờ ơn Chúa, tôi đã học biết phải kiên vững trong đức tin, và tin một cách chắc chắn là tất cả mọi sự sẽ nên tốt... Và rồi bạn sẽ thấy là mọi sự sẽ nên tốt" (x. Rev 32) (GLCG 313).
Rom 8:29 - Vì chưng, những kẻ Chúa đã biết trước, thì Người đã tiền định cho họ nên giống hình ảnh Con Người, để Ngài trở nên trưởng tử giữa đoàn anh em đông đúc. .
Như người Việt Nam ta có câu "Phải số, chạy sao cho khỏi số". Cũng tin như thế, nên nhiều Kitô hữu dựa vào câu Thánh Kinh này mà giải thích rằng Thiên Chúa đã tiền định tất cả, con người không làm sao thoát khỏi vòng “định mệnh” của mình. Ông Gioan Calvin, người sáng lập ra Tin Lành Cải Cách đồng thời với Lutherô cũng cho rằng Thiên Chúa tiền định cho người nào lên Thiên Đàng thì người ấy được lên Thiên Đàng và tiền định cho ai xuống Hoả Ngục thì người đó phải xuống Hỏa Ngục như ông viết trong sách Institutes of the Christian Religion (1536).
Đạo Công Giáo khẳng định rằng Thiên Chúa “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tim 2:4). Ngài
“không tiền định cho ai xuống hỏa ngục (x.DS 397; 1567). Ai tự ý lìa bỏ Thiên Chúa bằng một tội trọng và chai lì đến cùng, sẽ phải xuống hỏa ngục. Trong phụng vụ Thánh Thể và trong kinh nguyện hằng ngày của tín hữu, Hội Thánh khẩn cầu Thiên Chúa từ bi, Ðấng ‘không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người ăn năn hối cải’ (2 Pr 3,9)” (GLCG 1037).
Sự tiền định và quan phòng của Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà sức người không thể hiểu nổi. Sách Giáo Lý viết:
“Chúng ta tin vững vàng rằng Thiên Chúa là chủ tể thế giới và lịch sử. Nhưng thường chúng ta không biết được đường lối của Thiên Chúa quan phòng. Chỉ khi nào tới chung cuộc, lúc mà sự hiểu biết phiến diện của chúng ta kết thúc, khi chúng ta thấy Chúa "diện đối diện" (1Cr 13,12) chúng ta sẽ hiểu biết một cách trọn vẹn các đường lối này, mà Thiên Chúa đã dùng để dẫn đưa cuộc sáng tạo, dù có phải trải qua các thảm trạng của sự dữ và tội, tới sự yên nghỉ của ngày Sabat ( x. St 2,2) chung cuộc, ngày mà Thiên Chúa đã nhắm đến khi tạo dựng trời và đất” (GLCG 314).
Cho nên khi suy luận từ một vài câu riêng rẽ trong thư Thánh Phaolô để đưa đến một kết luận chắc chắn như Calvin làm là hành động điên rồ. Muốn hiểu đúng bất cứ câu Thánh Kinh nào chúng ta cũng phải hiểu theo mạch văn và theo toàn thể Thánh Kinh, đặc biệt là dưới ánh sáng của Bốn Tin Mừng mà chúng ta thường gọi là Phúc Âm. Chữ “vì chưng” ở đây được dùng để giải thích tư tưởng trong câu 28. Thiên Chúa biến mọi sự thành tốt lành cho những ai yêu mến Ngài vì Ngài tiền định hay đúng hơn là muốn cho họ trở nên hình ảnh của Đức Kitô. Nghĩa là
“Con người được tiền định để sao lại hình ảnh của Con Thiên Chúa làm người – ‘hình ảnh của Thiên Chúa vô hình’ ( Cl 1:15) hầu Chúa Ki-tô trở nên trưởng tử của muôn vàn anh chị em ( x. Ep 1:3-6; Rm 8:29)” (GLCG 381).
Thiên Chúa biết trước mỗi người như Thánh Vịnh 139 viết “Lạy CHÚA, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa” (Tv 139:1-2). Thiên Chúa biết chúng ta trước khi chúng ta sinh ra như Ngài đã nói với ngôn sứ Giêrêmia, “Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ” (Ger 1:5). Như thế Thiên Chúa yêu mỗi người ngay cả trước khi họ sinh ra và muốn cho tất cả được hưởng tình yêu của Ngài.
Ơn gọi của mọi người và lý do của sự hiện hữu của chúng ta trên thế gian, là tìm đến nguồn mạch và cứu cánh của đời mình là tình yêu Thiên Chúa được thể hiện qua Chúa Con Nhập Thể, là Đức Kitô. Chúa Con là hình ảnh tình yêu của Chúa Cha dành cho nhân loại. Yêu đến chết và chết trên Thập Giá (x. Ga 5:13; Phil 2:8). Chúng ta được Thiên Chúa Cha tiền định để yêu Thiên Chúa và thế gian như Chúa Con đã yêu. Chúa Con không cần xuống thế và chịu chết để chuộc tội thế gian. Người chỉ cần phán một lời. Nhưng Người đã xuống thế, đã chịu chết để trở thành khuôn mẫu cho chúng ta. Người mời gọi mỗi người hãy học cùng Người vì Người “hiền lành và khiêm nhường trong lòng”, “hãy mang lấy ách” của Người (Mt 11:29); và “hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” Người (Mt 16:24; Mc 8:34; Lc 9:23).
Đức Kitô hoàn toàn trở thành con người để cho chúng ta được thông phần vào Thiên tính của Người và trở thành những đứa em của Người trong nhà Cha chúng ta.
Rom 8:30 - Những ai Người đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; mà những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho họ được vinh quang.
Như thế chúng ta được Thiên Chúa tiền định cho trở nên giống Đức Kitô. Điều này không có nghĩa rằng Thiên Chúa bắt buộc chúng ta phải làm trái với ý muốn của chúng ta. Tuy tiền định, nhưng Ngài vẫn tôn trọng sự tự do của chúng ta. Chúng ta được hoàn toàn tự do. Đó là lý do tại sao Ngài kêu gọi thay vì bắt buộc. Nếu chúng ta nghe lời kêu gọi của Ngài, “điều chỉnh ý riêng” của mình theo Thánh Ý Ngài thì chúng ta được nên công chính trước mặt Ngài.
Lutherô dạy rằng muốn nên công chính chỉ cần tin vào Đức Kitô, chứ không cần thay đổi tâm hồn. Đức Kitô sẽ lấy sự công chính của Người mà phủ lên chúng ta, làm cho Thiên Chúa khi nhìn đến chúng ta Ngài cho rằng chúng ta công chính vì Ngài chỉ thấy sự công chính của Đức Kitô phủ ở ngoài chúng ta. Ngày nay hầu hết các giáo phái Tin Lành đều tin như thế trừ phái Methodist và một số Anh Giáo.
Còn Công Giáo dạy rằng, nhờ đức tin và phép rửa chúng ta được Thiên Chúa tha các tội đã phạm, kể cả tội Ađam, và thực sự trở nên công chính trước mặt Ngài. Sau khi chịu phép rửa Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta qua cầu nguyện và các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể để chúng ta được biến đổi nên giống Đức Kitô, nghĩa là nên Thánh. Tất cả mọi Kitô hữu đều được kêu gọi nên thánh. Ðể nên thánh, chúng ta phải dùng các sức lực mà Đức Kitô đã ban mà làm theo thánh ý Chúa Cha trong mọi sự. Sách Giáo Lý dạy:
"Người Kitô hữu phát triển đời sống thiêng liêng nhằm kết hiệp ngày càng mật thiết hơn với Ðức Kitô. Sự kết hiệp này được gọi là " thần bí", vì nhờ các bí tích và các mầu nhiệm thánh, người tín hữu được tham dự vào mầu nhiệm Ðức Kitô, và trong Ðức Kitô, họ còn được tham dự vào mầu nhiệm của Ba Ngôi Chí Thánh. Thiên Chúa mời gọi tất cả chúng ta tới kết hiệp mật thiết với Người, dù Thiên Chúa chỉ ban những ân sủng đặc biệt và dấu chỉ ngoại thường về đời sống thần bí này cho một số người, để làm nổi bật những ân sủng Người ban tặng cho tất cả chúng ta" (GLCG 2014).
"Con đường tiến đến hoàn thiện phải ngang qua Thập Giá. Không thể nào đạt được sự thánh thiện, nếu không có từ bỏ và chiến đấu nội tâm. Sự tiến bộ thiêng liêng đòi phải có tu luyện và khổ chế, từng bước giúp người tín hữu sống trong bình an và hoan lạc của các mối phúc thật "(GLCG 2015).
"Là con cái của Mẹ Hội Thánh, chúng ta hy vọng Thiên Chúa là Cha sẽ ban ơn trợ lực giúp chúng ta bền đỗ đến cùng và ban phần thưởng cho các việc làm, mà nhờ ân sủng của Người, chúng ta đã làm trong sự kết hiệp với Ðức Giêsu. Vì cùng sống theo một quy luật, chúng ta được chia sẻ "niềm hy vọng hồng phúc" với những người mà Thiên Chúa nhân hậu đã quy tụ trong "thành thánh Giêrusalem mới từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang" (Kh 21,2)" (GLCG 2016).
Trong khi còn ở trần gian, Chúa ban cho chúng ta bí tích Thánh Thể, qua Hội Thánh, là một cách cho chúng ta được nếm trước hạnh phúc Thiên Đàng và “ngày qua ngày tạo nên sự biến đổi nơi con người, được mời gọi trở nên hình ảnh của Con Thiên Chúa (x. Rm 8,29tt). Chẳng có gì thực sự nhân loại mà không tìm thấy trong bí tích Thánh Thể khuôn mẫu thích hợp để được sống cách sung mãn, từ tư tưởng và tình cảm cho đến lời nói và việc làm” (ĐTC Bênêđictô XVI, Sacramentum Caritatis, 71)
Lạy Chúa, Chúa đã tiền định cho con nên giống hình ảnh Con Một Chúa là Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Xin ban ơn cho con biết từ bỏ ý riêng mình để Chúa Thánh Thần được tự do uốn nắn tâm hồn và đời sống con cho nó mỗi ngày một giống hình ảnh Đức Kitô hơn. Lạy Mẹ là Đấng đã sinh ra và dưỡng dục Chúa Giêsu, xin cũng dưỡng dục con như con riêng của Mẹ. Lạy Thánh Phaolô là đấng đã “mặc lấy Đức Kitô”, xin cầu bầu cho con để con cũng biết “mặc lấy Đức Kitô” trong mọi giây phút của đời con. Amen.