Rôma (MISNA) - Khi nói về Hội nghị Thượng đỉnh G8 họp ở Nhật Bản, Caritas Quốc tế cho hay đó là một Hội nghị được đánh dấu bằng sự trì trệ vì nó không có nghị trình viện trợ cho Phi Châu cũng không nói đến Các mục tiêu Thiên niên kỷ chống đói nghèo và “biến đổi khí hậu”. G8 gồm các nước: Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga và Hoa Kỳ.
Caritas nói rằng chỉ 20 phần trăm của 50 tỉ Mỹ kim đã hứa viện trợ phát triển cho các nước nghèo ba năm trước được giải ngân. Joseph Donnelly, người đứng đầu phái đoàn Caritas Liên Hiệp Quốc cho hay: “Nhắc lại các cam kết sau ba năm chưa thành hiện thực sẽ không mang lại lương thực, cũng không mang lại giáo dục, nước sạch và y tế cho những người nghèo khó bần cùng nhất thế giới. Khối G8 có thể đưa ra chi phí cho viện trợ và thật là một điều phỉ báng nếu thành quả của Các Mục tiêu Thiên niên kỷ thất bại chỉ vì thiếu ngân quỹ”. Kế hoạch cắt giảm khí thải 50 % của G8 cũng làm người ta thất vọng, theo báo cáo G8 chiếm khoảng 65% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.
Ông Donnelly nói thêm: “Các nhà lãnh đạo G8 cần dừng ngay sự chuyển động trì trệ về khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn là lặp lại những gì đã nói từ từ Hội nghị Rio năm 1992”, ông thấy rằng đề xuất đã đưa ra “là một kế hoạch trì trệ, trong đó người nghèo phải trả cái giá đắt nhất cho các nước giàu, mặc dù toàn thế giới phải trả giá hơn bao giờ hết về khí hậu gia tăng”. Ông kết luận: “Bình minh sẽ không ló dạng cho thế giới từ vùng đất của mặt trời mọc”.
Caritas nói rằng chỉ 20 phần trăm của 50 tỉ Mỹ kim đã hứa viện trợ phát triển cho các nước nghèo ba năm trước được giải ngân. Joseph Donnelly, người đứng đầu phái đoàn Caritas Liên Hiệp Quốc cho hay: “Nhắc lại các cam kết sau ba năm chưa thành hiện thực sẽ không mang lại lương thực, cũng không mang lại giáo dục, nước sạch và y tế cho những người nghèo khó bần cùng nhất thế giới. Khối G8 có thể đưa ra chi phí cho viện trợ và thật là một điều phỉ báng nếu thành quả của Các Mục tiêu Thiên niên kỷ thất bại chỉ vì thiếu ngân quỹ”. Kế hoạch cắt giảm khí thải 50 % của G8 cũng làm người ta thất vọng, theo báo cáo G8 chiếm khoảng 65% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.
Ông Donnelly nói thêm: “Các nhà lãnh đạo G8 cần dừng ngay sự chuyển động trì trệ về khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn là lặp lại những gì đã nói từ từ Hội nghị Rio năm 1992”, ông thấy rằng đề xuất đã đưa ra “là một kế hoạch trì trệ, trong đó người nghèo phải trả cái giá đắt nhất cho các nước giàu, mặc dù toàn thế giới phải trả giá hơn bao giờ hết về khí hậu gia tăng”. Ông kết luận: “Bình minh sẽ không ló dạng cho thế giới từ vùng đất của mặt trời mọc”.