Công ty Suleco cho biết, những người này bị cảnh sát Malaysia trục xuất về nước ngày 15/2. Họ đã bị chính quyền nước sở tại tạm giữ từ ngày 29/1 sau khi xảy ra một vụ ẩu đả với công nhân Bangladesh, khiến 6 lao động Bangladesh bị thương nặng.
Bắt đầu từ một xô xát nhỏ trong phân xưởng mà sáu lao động Bangladesh đã chặn đường gây hấn với một nhóm lao động Việt Nam trên đường về chỗ ở. Sự việc trở nên trầm trọng khi rất đông công nhân Việt Nam quay trở lại và phản ứng quyết liệt. Cảnh sát Malaysia đã huy động lực lượng vãn hồi trật tự đồng thời bắt toàn bộ những người Việt Nam có mặt tại hiện trường cũng như đang ở trong ký túc xá. Tổng số lao động Việt Nam bị đưa về nơi giam giữ là 178 người. Sau một ngày sàng lọc thẩm vấn, 68 người bị giữ lại cho đến ngày bị trục xuất về nước.
Ông Trần Văn Thạnh, Phó giám đốc Suleco, cho biết mâu thuẫn trên có thể bắt đầu từ quá trình quan hệ công việc trong nhà máy, nơi lao động Bangladesh được bố trí làm các chuyền trưởng.
Toàn bộ số công nhân này được Công ty Suleco đưa đi làm việc tại một nhà máy có vốn đầu tư của Hong Kong tại đảo Penang (Malaysia). Sau khi vụ việc diễn ra, đại diện Công ty Suleco đã có mặt tại Malaysia song không được chính quyền cho tiếp xúc với số công nhân bị giam giữ. Cho đến nay Công ty Suleco cũng chưa được thông báo chính thức về việc trục xuất số lao động này về nước từ phía đối tác.
Trước những diễn biến như trên, hôm nay công ty Suleco sẽ tập trung số lao động kể trên để nghe ý kiến phản ảnh của người lao động và có hướng giải quyết vụ việc.
Bắt đầu từ một xô xát nhỏ trong phân xưởng mà sáu lao động Bangladesh đã chặn đường gây hấn với một nhóm lao động Việt Nam trên đường về chỗ ở. Sự việc trở nên trầm trọng khi rất đông công nhân Việt Nam quay trở lại và phản ứng quyết liệt. Cảnh sát Malaysia đã huy động lực lượng vãn hồi trật tự đồng thời bắt toàn bộ những người Việt Nam có mặt tại hiện trường cũng như đang ở trong ký túc xá. Tổng số lao động Việt Nam bị đưa về nơi giam giữ là 178 người. Sau một ngày sàng lọc thẩm vấn, 68 người bị giữ lại cho đến ngày bị trục xuất về nước.
Ông Trần Văn Thạnh, Phó giám đốc Suleco, cho biết mâu thuẫn trên có thể bắt đầu từ quá trình quan hệ công việc trong nhà máy, nơi lao động Bangladesh được bố trí làm các chuyền trưởng.
Toàn bộ số công nhân này được Công ty Suleco đưa đi làm việc tại một nhà máy có vốn đầu tư của Hong Kong tại đảo Penang (Malaysia). Sau khi vụ việc diễn ra, đại diện Công ty Suleco đã có mặt tại Malaysia song không được chính quyền cho tiếp xúc với số công nhân bị giam giữ. Cho đến nay Công ty Suleco cũng chưa được thông báo chính thức về việc trục xuất số lao động này về nước từ phía đối tác.
Trước những diễn biến như trên, hôm nay công ty Suleco sẽ tập trung số lao động kể trên để nghe ý kiến phản ảnh của người lao động và có hướng giải quyết vụ việc.