Istanbul (AsiaNews) - Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew I sẽ dẫn đầu một phái đoàn Constantinople để cử hành kỷ niệm 1.020 năm Kitô giáo Nga ở Kiev. Quyết định này đã làm hài lòng cả Thượng phụ Alexy II của Moscow, người gởi lời mời phái đoàn Tòa Thượng phụ Đại kết và Tổng Thống Ukraine Victor Yushchenko, người yêu cầu Thượng phụ Bartholomew I đến bổ nhiệm nhân dịp đại lễ.
Một tuyên bố của Constantinople nhắc lại rằng “Giáo Hội Mẹ [Constantinople]… hướng người Ukraine về phép Rửa tội trong Chúa Kitô, [và] quyết định đưa phái đoàn của mình dưới sự lãnh đạo của Đức Thượng phụ Đại kết trong dịp lễ kỷ niệm từ ngày 23 đến 25 tháng Bảy”.
Với cử chỉ này, Constantinople dự định nắm bắt cơ hội góp phần vào việc dàn xếp căng thẳng trong Giáo hội Chính Thống Ukraine, làm chia rẽ người Nga và người Ukraine. Do chủ nghĩa độc tài và sự ảnh hưởng của bất hòa dân tộc mà Ukraine phải chịu cảnh người Kitô chia rẽ thành 3 giáo hội.
Đó là Giáo Hội “Uniate” theo nghi lễ Hy Lạp – Byzantine. Năm 1695, mệt mỏi với Giáo Hội Ba Lan quá tự phụ và e sợ Giáo Hội Nga thuộc Nga hoàng (Giáo Hội Nga được Constantinople nâng lên Tòa Thượng phụ vào thế kỷ XVI), vì Constantinople bị suy yếu dưới sự trị vì của Ottoman, Giáo Hội này tự thay thế chính mình dưới sự bảo vệ của Thượng phụ Tây phương, Đức Giáo Hoàng của Rôma. Thật là quý báu khi nói rằng vùng này không có khái niệm ly giáo giữa Tây phương và Đông phương.
Sau khi chế độ Sô Viết sụp đổ,vào năm 1991 Giáo Hội Chính Thống Ukraine tuyên bố tự trị tách khỏi Mạc Tư Khoa (Moscow), và dưới quyền dẫn dắt của Đức Thượng phụ Filaret và tìm được sự công nhận trong thế giới Chính Thống giáo. Cuối cùng, những tín hữu Chính Thống gốc Nga thì vẫn là tín hữu thuộc về Mạc Tư Khoa.
Constantinople đã luôn cố gắng phản đối những khuynh hướng dân tộc của các giáo hội này, và làm dịu đi những căng thẳng trong thế giới Chính Thống. Theo diễn tả của Đức Thượng phụ Bartholomew I thì Chính Thống giáo đã bị tấn công “bởi dị giáo hiện đại là chủ nghĩa dân tộc”. Vì lý do này mà Tòa Thượng phụ Đại kết gặp gỡ và thảo luận với mọi người, ngay cả với “Giáo hội uniates”, thường được xem như một trở ngại của đại kết (Uniates Churches: Giáo Hội hiệp thông - những Giáo Hội Ðông Phương tái liên hợp với Công Giáo, phục tùng Đức Giáo Hoàng, nhưng vẫn bảo tồn lễ nghi cũng như giáo luật riêng của mình).
Bản thân Đức Bartholomew I, trong một cử chỉ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng, đã tặng một cốc rượu lễ cho Tân Giám Mục Công Giáo Hy Lạp, Đức Cha Salachas. Ngài cho hay: “Cốc rượu lễ của sự dự phần hiệp thông của chúng ta sẽ là sự sâu sắc trong quan hệ của chúng ta”.
Một người Chính Thống uyên bác có lần nói rằng: “Trong thế giới Kitô giáo, tinh thần của người biết viết phải được thuyết phục rằng Chúa Kitô hướng đến người phụ nữ Samaria… Bởi vì chúng ta đã quan trọng trong việc định nghĩa chúng ta là Công Giáo, Chính Thống hay Tin Lành thay vì trên hết chúng ta là Kitô hữu”.
Quyết định của Đức Bartholomew chủ trì lễ kỷ niệm đã bị chỉ trích dữ dội trong Chính Thống giáo quanh Mạc Tư Khoa. Trước đây ít ngày, Hãng thông tấn Interfax đã đưa ra loạt bài chỉ trích dữ dội Constantinople, theo một số linh mục Chính Thống, thì Đức Alexy II đã không đưa ra lời mời Thượng phụ Bartholomew I; theo một số sử gia, quyết định của Đức Bartholomew I thậm chí là một hành động thù địch chống lại Nga.
Một tuyên bố của Constantinople nhắc lại rằng “Giáo Hội Mẹ [Constantinople]… hướng người Ukraine về phép Rửa tội trong Chúa Kitô, [và] quyết định đưa phái đoàn của mình dưới sự lãnh đạo của Đức Thượng phụ Đại kết trong dịp lễ kỷ niệm từ ngày 23 đến 25 tháng Bảy”.
Với cử chỉ này, Constantinople dự định nắm bắt cơ hội góp phần vào việc dàn xếp căng thẳng trong Giáo hội Chính Thống Ukraine, làm chia rẽ người Nga và người Ukraine. Do chủ nghĩa độc tài và sự ảnh hưởng của bất hòa dân tộc mà Ukraine phải chịu cảnh người Kitô chia rẽ thành 3 giáo hội.
Đó là Giáo Hội “Uniate” theo nghi lễ Hy Lạp – Byzantine. Năm 1695, mệt mỏi với Giáo Hội Ba Lan quá tự phụ và e sợ Giáo Hội Nga thuộc Nga hoàng (Giáo Hội Nga được Constantinople nâng lên Tòa Thượng phụ vào thế kỷ XVI), vì Constantinople bị suy yếu dưới sự trị vì của Ottoman, Giáo Hội này tự thay thế chính mình dưới sự bảo vệ của Thượng phụ Tây phương, Đức Giáo Hoàng của Rôma. Thật là quý báu khi nói rằng vùng này không có khái niệm ly giáo giữa Tây phương và Đông phương.
Sau khi chế độ Sô Viết sụp đổ,vào năm 1991 Giáo Hội Chính Thống Ukraine tuyên bố tự trị tách khỏi Mạc Tư Khoa (Moscow), và dưới quyền dẫn dắt của Đức Thượng phụ Filaret và tìm được sự công nhận trong thế giới Chính Thống giáo. Cuối cùng, những tín hữu Chính Thống gốc Nga thì vẫn là tín hữu thuộc về Mạc Tư Khoa.
Constantinople đã luôn cố gắng phản đối những khuynh hướng dân tộc của các giáo hội này, và làm dịu đi những căng thẳng trong thế giới Chính Thống. Theo diễn tả của Đức Thượng phụ Bartholomew I thì Chính Thống giáo đã bị tấn công “bởi dị giáo hiện đại là chủ nghĩa dân tộc”. Vì lý do này mà Tòa Thượng phụ Đại kết gặp gỡ và thảo luận với mọi người, ngay cả với “Giáo hội uniates”, thường được xem như một trở ngại của đại kết (Uniates Churches: Giáo Hội hiệp thông - những Giáo Hội Ðông Phương tái liên hợp với Công Giáo, phục tùng Đức Giáo Hoàng, nhưng vẫn bảo tồn lễ nghi cũng như giáo luật riêng của mình).
Bản thân Đức Bartholomew I, trong một cử chỉ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng, đã tặng một cốc rượu lễ cho Tân Giám Mục Công Giáo Hy Lạp, Đức Cha Salachas. Ngài cho hay: “Cốc rượu lễ của sự dự phần hiệp thông của chúng ta sẽ là sự sâu sắc trong quan hệ của chúng ta”.
Một người Chính Thống uyên bác có lần nói rằng: “Trong thế giới Kitô giáo, tinh thần của người biết viết phải được thuyết phục rằng Chúa Kitô hướng đến người phụ nữ Samaria… Bởi vì chúng ta đã quan trọng trong việc định nghĩa chúng ta là Công Giáo, Chính Thống hay Tin Lành thay vì trên hết chúng ta là Kitô hữu”.
Quyết định của Đức Bartholomew chủ trì lễ kỷ niệm đã bị chỉ trích dữ dội trong Chính Thống giáo quanh Mạc Tư Khoa. Trước đây ít ngày, Hãng thông tấn Interfax đã đưa ra loạt bài chỉ trích dữ dội Constantinople, theo một số linh mục Chính Thống, thì Đức Alexy II đã không đưa ra lời mời Thượng phụ Bartholomew I; theo một số sử gia, quyết định của Đức Bartholomew I thậm chí là một hành động thù địch chống lại Nga.