Sơ lược lịch sử Giáo Hội Công Giáo Úc
I. Giáo Hội Công Giáo Úc hôm qua
Phần lớn lịch sử Giáo hội Công giáo tại Úc liên quan đến vấn đề làm người Úc nghĩa là gì và đâu là quyền lợi của người Công giáo trong xứ sở này. Chủ đề này sẽ xuất hiện nhiều lần khi ta học một phần của lịch sử ấy.
1. Tôn giáo tại Úc trước thời người Da Trắng định cư
Khi Đội Thuyền Đầu Tiên tới lục địa Úc năm 1788, có khoảng 750,000 thổ dân tại đây, sống trong gần 700 nhóm khác nhau. Mỗi nhóm có hệ thống tôn giáo riêng với các truyện tích và nghi lễ đặc thù và rất gắn bó với mảnh đất họ sống.
Ngày nay ai cũng biết việc định cư của người Da Trắng tại lục địa Úc này đã đem lại tàn phá và chết chóc cho người thổ dân và các nền văn hóa của họ. Người định cư da trắng không hiểu đất đai quan trọng như thế nào đối với người thổ dân và người thổ dân cảm thấy khốn đốn ra sao khi bị trục xuất khỏi nơi đó. Khi những người chiếm đất và các nhà chăn nuôi xâm nhập khắp lục địa, lấy đất để canh tác, họ quả đã vi phạm đến những mảnh đất truyền thống của những con người từng sinh sống tại đó từ lâu. Đôi khi Thổ Dân cố gắng bảo vệ cuộc sống và đất đai của mình, thì liền bị giết, có khi bị thảm sát có tổ chức nữa.
Từ thập niên 1860, Thổ Dân bị cách ly trong những khu vực dành riêng do chính quyền ấn định. Các viên chức quản trị các khu dành riêng này thường làm ngơ hay không biết gì tới các biên giới cũng như cấm kị văn hóa liên quan tới việc xâm nhập mảnh đất của người khác, nên đã gây thêm nhiều trục trặc cho Thổ Dân. Họ phải sống nơi các vùng dành riêng này trong nghèo đói, không được giáo dục và phải tùy thuộc hoàn toàn vào chính quyền trong những nhu cầu căn bản nhất của cuộc sống. Tuy thế, tại một số khu truyền gáo của Kitô giáo, Thổ Dân được hưởng những điều kiện tốt hơn về đời sống, việc làm và giáo dục.
Qua thế kỷ 20, Thổ Dân dần dần nhận được những quyền lợi vốn đương nhiên đối với những người Úc khác. Nhưng mãi đến năm 1967, họ mới được quyền bỏ phiếu. Ngày nay, họ có quyền nạp đơn nơi tòa án đòi lại quyền sở hữu các mảnh đất của tổ tiên. Hiện nay, luật pháp Úc nhìn nhận rằng bất cứ nhóm Thổ Dân nào chứng minh được một liên hệ thiêng liêng liên tục với một khu vực đất đai nào đó, thì họ có quyền đòi lại quyền sở hữu đối với khu vực đất đai ấy.
2. Những người Công Giáo đầu tiên tại Úc
Những người Công giáo đầu tiên tại Úc cũng là những tội đồ. Khoảng 40,000 tội đồ người Ái Nhĩ Lan tới Úc giữa các năm 1788 và 1868. Trong khi phần lớn các tội đồ này bị đưa tới đây vì các tội trộm cướp và bạo hành, thì không ít người bị đưa tới đây vì tội “gây rối và phản loạn”, có nghĩa là bị kết án chống lại chế độ cai trị của người Anh tại Ái Nhĩ Lan. Những người gây rối chính trị này thường là những người có nhiệt tâm đối với nền độc lập của Ái Nhĩ Lan, nên bị đưa tới đây vì đã thúc đẩy đồng bào của mình chống lại người Anh. Họ không phải là thường phạm, nhưng thường là những người có tư cách và nguyên tắc, chỉ phạm mỗi “tội” là chống lại sự cai trị của Anh.
Đạo Công giáo mà các tội đồ Ái Nhĩ Lan đem tới Úc là một đạo Công giáo của người nghèo tại Ái Nhĩ Lan. Những người Công giáo này cay đắng trước việc họ bị đàn áp tại chính quê hương mình. Đôi khi các linh mục cũng tham gia và thúc giục những con người lý tưởng nổi loạn này. Bởi thế, ở Úc, trong khi các tội đồ người Anh và Tô Cách Lan theo Thệ Phản thì người Ái Nhĩ Lan theo Công giáo.
Tuy thế, tất cả các nhân vật nắm quyền tức Thống Đốc, các lãnh tụ quân sự, các viên chức và cả các giáo sĩ nữa đều theo Thệ Phản.
Giáo hội Anh Quốc là Giáo Hội chính thức của thuộc địa, và vị giáo sĩ đầu tiên bước vào sinh hoạt của thuộc địa, Mục sư Samuel Marsden, chính là một giáo sĩ của Giáo Hội Anh Quốc. Mục tiêu của các nhà cầm quyền tại thuộc địa là duy trì luật lệ, trật tự xã hội và phong tục của người Anh. Trong bầu không khí ấy, người Ái Nhĩ Lan bị khinh ghét.
Năm 1798, tại Ái Nhĩ Lan, có cuộc nổi loạn rất bạo động, và điều ấy gây cho nhà cầm quyền nghi ngờ nhiều đối với mọi người Công giáo. Tại Úc, ngay từ đầu vốn đã có những chua cay, ngờ vực và chống báng giữa các nhà cầm quyền thuộc địa và người Công giáo. Đức tin Công giáo, cũng như ảnh hưởng của Giáo Hoàng và các linh mục Công giáo bị coi là mối đe doạ đối với nền văn minh “cao hơn” mà các nhà cai trị Anh đang đại diện.
Năm 1804, William Johnston, một người Ái Nhĩ Lan bị đầy tới đây vì đã tham gia cuộc nổi loạn năm 1798 tại Ái Nhĩ Lan, triệu tập 300 người tại một địa điểm bên ngoài Sydney. Ông lãnh đạo họ nổi loạn chống lại Chính Quyền tại Castle Hill thuộc New South Wales. Cuộc nổi loạn này bị dẹp rất nhanh và rất vũ bão, nhưng nó chồng chất thêm ngờ vực, thù hận và sợ sệt nơi nhà cầm quyền đối với người Ái Nhĩ Lan. Người ta qui trách cuộc nổi loạn này cho giáo huấn Công giáo và cho sự kiện này là người Ái Nhĩ Lan được phép tụ tập để dự Thánh Lễ. Số là một linh mục tội đồ tên là Dixon trước đó được phép dâng Thánh Lễ dưới một ít hạn chế. Vì cuộc nổi loạn trên, việc cử hành thánh lễ ấy đã bị bãi bỏ.
Nỗi sợ và kỳ thị đối với người Công giáo càng được các giáo sĩ của Giáo Hội Anh Quốc và các giáo sĩ Thệ Phản khác đổ thêm dầu. Chúng được mọi người có thẩm quyền và ảnh hưởng tại thuộc địa hỗ trợ. Đó là cơ sở làm nền cho các diễn biến sau này xẩy ra. Chúng kéo dài đến tận những thập niên 1800, và như sẽ thấy trong phần kế tiếp của bài này, qua cả thế kỷ 20 nữa.
Phải đợi đến năm 1820, các linh mục Công giáo đầu tiên, hai cha Therry và Conolly, mới tới được thuộc địa. Biến cố này đánh dấu buổi khởi đầu của việc thờ phượng và nền giáo dục Công giáo thường xuyên tại Úc. Cho đến năm 1872, chính quyền thuộc địa đã cấp tiền cho bất cứ giáo hội nào muốn mở trường dạy học, vì lúc ấy hệ thống giáo dục của nhà nước chưa được phát triển bao nhiêu. Các cha Therry và Conolly vất vả lắm mới khởi sự được hệ thống giáo dục Công giáo nhỏ nhoi của mình. Bắt đầu, các giáo dân không được huấn luyện phải đứng lớp. Nền giáo dục Công giáo đã được khởi sự như thế.
3. Nền tảng ban đầu của các trường Công Giáo
Các giai đoạn của Đạo Công giáo tại Úc trong bài này bắt đầu năm 1872. Đến lúc đó, Giáo hội Công giáo đã được thiết lập vững chãi tại Úc. Khoảng thập niên 1830, các nhà thờ Công giáo đầu tiên đã được xây dựng và đến năm 1861, đã có các Giám mục Công giáo cho Sydney, Hobart, Adelaide, Perth, Melbourne và Brisbane. Cho đến năm 1872, các trường Công giáo cũng như các trường của các giáo hội khác được chính quyền tài trợ giống như các trường công lập.
Các Dòng Nữ Tu Bác Ái và Nữ Tu Nhân Lành đã có mặt tại Úc, làm việc giữa người nghèo. Dòng Nữ Tu Samaritanô Nhân Hậu đã được Tổng Giám mục Polding thiết lập năm 1857. Mẹ Maria MacKillop và Cha Julian Tennison Wood đã lập Dòng Nữ Tu Thánh Giuse năm 1866 và đã mở nhiều trường cho trẻ em nghèo ở thôn quê thuộc vùng Nam Úc, và sau đó tại khắp các thuộc địa khác. Đồng thời, các tư thục Công giáo độc lập cũng được thành lập khắp nơi, do các tu sĩ nam nữ phụ trách, như trường của dòng Sư Huynh Kitô giáo người Ái Nhĩ Lan mở năm 1868. Các nền móng này đã được xây dựng trước khi có các Đạo Luật Giáo Dục trong thập niên 1800, là các đạo luật thay đổi phương thức tài trợ. Nhiều dòng tu đến trước năm 1872, nhiều dòng khác đến sau thời điểm này.
4. Miễn phí, bắt buộc và thế tục
Năm 1872, tại Victoria, và không bao lâu sau tại các thuộc địa khác ở Úc, các chính phủ tiểu bang ban hành các Đạo Luật Giáo Dục. Bản chất các đạo luật ấy là: nền giáo dục cho mọi trẻ em phải là một nền giáo dục miễn phí, bắt buộc và thế tục.
Cho đến lúc các đạo luật này được thông qua, Giáo hội Công giáo cùng với các giáo hội Kitô giáo khác vốn đã điều hành hệ thống giáo dục tiểu học của riêng mình, được chính phủ nâng đỡ về phương diện tài chánh. Trong xã hội Úc lúc ấy, có nhiều thành phần không thích tình trạng này, do đó tỏ ra cay chua, ngờ vực người Công giáo và các trường học của họ. Giáo Hội Anh Quốc (hay Anh Giáo) muốn trở thành Giáo Hội chính thức tại Úc, và các căng thẳng khác phát sinh giữa các hệ phái Thệ Phản với nhau. Người Công giáo, mà phần đông là Ái Nhĩ Lan, bị coi như những tên ngoại nhập, hầu như có tính bộ tộc chỉ biết trung thành với nhau và với Giáo hội của mình mà thôi. Nhiều người trong số họ là con cháu những tên tội đồi bị đầy tới đây vì chống lại sự cai trị của người Anh tại Ái Nhĩ Lan. Họ bị nhiều viên chức chính phủ lẫn các Giáo hội Thệ Phản coi như những tên cấp tiến nguy hiểm Một trong những phe phái dẫn đến việc đưa ra các Đạo Luật Giáo Dục từng nghi ngờ người Công giáo và các trường học của họ trong cộng đồng Úc.
5. Các đạo luật giáo dục
Trong các năm dẫn đến các Đạo Luật Giáo Dục, có một cuộc tranh luận dữ dội trong cộng đồng Úc về chỗ đứng của tôn giáo trong lãnh vực giáo dục. Nên để các Giáo hội hay chính phủ có trách nhiệm giáo dục trẻ em? Đâu là chỗ đứng, nếu có, của tôn giáo trong giáo dục? Cuối cùng, các Đạo Luật Giáo Dục nói rằng từ nay mọi trường học đều thế tục hết. Điều này có nghĩa là chúng không được liên hệ với bất cứ Giáo hội nào, và tôn giáo sẽ không trở thành một thành phần của học trình. Mọi trường phải miễn phí và mọi trẻ em buộc phải đi học. Các Đạo luật này đánh dấu việc ra đời của hệ thống giáo dục tiểu bang tại Úc và đã dẫn tới nhiều hệ thống giáo dục khác nhau hiện có tại Úc ngày nay. Tuy nhiên, nó tạo ra một cú đánh trầm trọng cho Giáo hội Công giáo, là một Giáo hội dựa nhiều vào tài trợ của chính phủ trong việc điều hành các trường của mình. Phản ứng của Giáo hội Công giáo trước cú đánh này đã phát sinh ra hệ thống giáo dục Công giáo như ta thấy ngày nay tại Úc.
6. Xây dựng các trường Công Giáo
Bất chấp các Đạo Luật Giáo Dục, các cộng đoàn Công giáo tại Úc cương quyết duy trì các trường Công giáo của mình. Để xây các trường này và giữ cho chúng tiếp tục mở cửa, giáo dân, nhiều người rất nghèo, đã gom góp tiền bạc từ nguồn dự trữ riêng của họ. Phần các Giám mục thì đem tới Úc nhiều dòng tu nam nữ, vốn là những dòng quen sống khó nghèo và sẵn sàng dạy những lớp đông học trò trong những ngôi nhà ọp ẹp thiếu thốn mọi bề. Người Công giáo rất rõ ràng về mục tiêu các trường học của họ. Mục đích là dạy con em họ về đức tin chân chính, mà phần lớn họ đồng hóa với đức tin Ái Nhĩ Lan, và giúp con em họ có thể đem đức tin ấy vào mọi giai tầng xã hội Úc.
“Đối tượng chính của chúng ta sẽ luôn là dạy cho các học sinh trên hết biết trân trọng ơn cứu rỗi đời đời của chúng, và duy trì ơn cứu rỗi này bằng cách trung thành và bền bỉ tuân giữ niềm tin của Cha Ông” (Sư Huynh O’Hagan, Dòng Sư Huynh Kitô Giáo, trong buổi Khai Mạc Trường Sư Huynh Kitô Giáo tại Balmain, NSW, năm 1887).
Niểm hãnh diện là người Công giáo và cảm thức cho rằng người Công giáo phải đấu tranh cho sự sống còn của mình chống lại thế gian đã được phát biểu cách tuyệt mỹ trong ca khúc thường được các trường Công giáo ở Úc hát đến tận thế kỷ 20.
Niềm tin Cha Ông
Vẫn đang sống còn
Bất chấp nhà tù, lửa gươm.
Trái tim ta cao hứng hân hoan
Khi nghe những lời vinh quang ấy quá.
Niềm tin Cha Ông, niềm tin thánh hóa!
Ta thề trung thực cùng ngươi đến chết
Ta thề cùng ngươi đến chết thực trung.
(Faith of our Fathers
Living still,
In spite of dungeon, fire and sword.
O how our hearts beat high with joy
Whene’er we hear that glorious word.
Faith of our Fathers, holy faith!
We will be true to thee till death.
We will be true to thee till death).
Một khúc được người Công giáo Ái Nhĩ Lan ở Úc thêm vào trong thời gian này cho thấy cha ông nói tới trong bài ca chính là các thánh của Ái Nhĩ Lan và các sức mạnh của sự ác chính là chính phủ và các hệ phái khác từng muốn buộc họ phải đứng ngoài sinh hoạt Úc.
Niềm tin Cha Ông, mưu ma sức mạnh
Kết liên làm ngươi cay đắng.
Nhưng các thánh Ái-lan sẽ chiến đấu
Và duy trì ánh sáng ngươi rạng ngời.
(Faith of our Fathers, guile and force,
To do thee bitter wrong unite.
But Erin’s saints shall fight for us
And keep undimmed thy blessed light).
Campion, E. (1982). “Rockchoppers: Growing up Catholic in Australia” Victoria:
Penguin Books tr. 51-55
Sau này, các ý niệm tương tự cũng được nói lên trong một bài hát được các học sinh các trường Công giáo sử dụng:
Em là em nhỏ Công giáo
Em yêu đức tin của em
Em sẽ trung thực với thánh Giáo hội
Và bền vững cho đến chết
Em lánh những trường tìm cách
Chài mời thiếu niên Công giáo tội nghiệp
Không có không biết trường nào
Mà chỉ biết trường dạy điều chân thật I am a little Catholic
(I love my holy faith
I will be true to holy Church
And steadfast unto death.
I shun the schools of those who seek
To snare poor Catholic youth
No Church I own, no school I know,
But those that teach the truth)
7. Giáo dục tôn giáo và nền linh đạo Ái Nhĩ Lan
Giáo dục tôn giáo trong các trường Công giáo từ thời này cho đến tận thập niên 1950 dựa trên một cuốn sách nhỏ, được soạn lại năm 1937, và sau này gọi là ‘Sách Giáo Lý Nhỏ Mầu Xanh’. Sách này soạn dưới hình thức hỏi thưa mà các học sinh phải học thuộc lòng. Bài học tôn giáo trong ngày gồm việc học sinh phải đọc to các câu trả lời trong sách, nói đến mọi vấn đề tín lý, luân lý và luật Giáo hội. Linh mục hay Giám mục thường xuyên tới khảo hạch các em xem có biết các câu trả lời của sách giáo lý hay không.
Nhà sử học Công giáo, Edmund Campion, khi viết về những ngày đầu tiên của các trường Công giáo tại Úc, đã miêu tả nền linh đạo độc đáo đầy tính Ái Nhĩ Lan mà các học sinh phải hấp thụ cùng với các câu trả lời Giáo lý của mình như sau:
“Các trường học là những căn nhà ọp ẹp, không sơn phết, chưa bao giờ có đủ tiền. Nhân viên các trường này là những người đàn ông đàn bà làm việc quá sức, được chuẩn bị quá ít. Nhưng bù đắp cho cái thiếu vắng hào nhóang ấy (dù đôi lúc vẫn có đó), là lòng hy sinh quên mình và tình yêu thương học trò vô sánh của họ. Học trò, phần lớn con cái nhà lao động, thuộc các gia đình đông người mà sau này ta thường gọi là gia đình mở rộng. Ở trường, các em hấp thụ một nền văn hóa mà phần lớn sẽ không bao giờ để mất. Kinh cầu, tuần chín ngày, ăn năn tội cách trọn, mục đích của sửa mình, bái gối, giúp lễ - sẽ là những ngôn từ văn hóa đặc trưng xuất hiện dễ dàng trong đàm thoại của các em suốt quãng đời còn lại, bất kể là nhếch nhác hay ngoan đạo” (Campion, E. [1982], Rochchoppers: Growing up Catholic in Australia. Victoria, Penguin Books, tr.68).
Người Công giáo của Úc thấy rằng các trường học, mà họ từng làm việc vất vả và hy sinh rất nhiều cho, có hai mục đích. Mục đích thứ nhất là giáo huấn trong đức tin Công giáo và mục đích thứ hai là bảo đảm cung cấp cho các trẻ em Công giáo một nền giáo dục giúp các em có thể có chỗ đứng gây ảnh hưởng trong xã hội Úc.
Người Công giáo chiếm khoảng một phần tư dân số Úc, và qua các trường học cũng như sinh hoạt giáo xứ tích cực của họ, họ đã gây được áp lực trên chính phủ và các giáo hội Thệ Phản chủ yếu. Họ nhất định không chấp nhận địa vị công dân hạng nhì và điều này gây nên cuộc tranh luận sôi nổi trong xã hội nói chung.
8. Đức Tổng Giám mục Vaughan
Tổng Giám mục Roger Vaughan xưa nay được mệnh danh là kiến trúc sư của nền giáo dục Công giáo tại Úc. Từ Anh đến Úc năm 1873, ngài làm Giám mục phó cho Tổng Giám mục Polding và khi TGM Polding qua đời, ngài nối nghiệp làm tổng Giám mục Sydney. Trẻ trung, nhiều nghị lực và có tầm nhìn xa, ngài bắt tay xây dựng nền giáo dục Công giáo và biến Đạo Công giáo thành một lực lượng hữu hình tại Úc. Nhà sử học Patrick O’Farrell miêu tả Tổng Giám mục Vaughan như sau:
Như vậy là ở đây ta thấy một giáo sĩ với nhiều khả năng phi thường, ý chí mạnh, tự hào và có tham vọng trong sinh hoạt của một tôn giáo trí thức, một bậc thầy hùng biện của nghệ thuật giảng thuyết. Ông không được người ta muốn có tại Úc lúc đó. (O’Farrell,P. (1968). The Catholic Church in Australia: A Short History, 1878-1967. Sydney: Thomas Nelson Aus. Ltd, tr.123)
Vaughan tin chắc rằng cộng đồng Công giáo ở Úc phải theo đuổi hai con đường rõ ràng nếu Đạo Công giáo muốn có chỗ đứng trong lòng quốc gia. Con đường thứ nhất là xây dựng những nơi thờ phượng thật đẹp và thật nổi và con đường thứ hai phải xuyên qua giáo dục Công giáo. Ngài quyên tiền để hoàn tất nhà thờ chánh tòa St Mary tại Sydney và trong vòng mười năm từ khi làm tổng Giám mục, ngài đã gia tăng gấp đôi con số các nhà nguyện và nhà thờ Công giáo khắp New South Wales. Ngài biến trường Công giáo thành biểu tượng của Đạo Công giáo tại Úc, đem nhiều dòng tu nam nữ tới Úc để dạy trong các trường ấy và thúc giục giáo dân Công giáo đóng góp cho các nhà thờ và các trường học, là hai thứ sẽ thiết dựng Đạo Công giáo như một lực lượng trong đời sống Úc. Trong khi trở lại Anh để tuyển thêm nhiều thầy giáo cho các trường, ngài qua đời ở đó năm 1883, mới vừa tròn 49 tuổi!
9. Đức Hồng y Moran
Tổng Giám mục kế tiếp của Sydney là Đức Hồng y Moran. (Ngài được Đức Giáo hoàng Leo XIII phong Hồng y chưa đầy một năm sau khi làm tổng Giám mục Sydney). Là Giám mục gốc Ái Nhĩ Lan đầu tiên của Sydney, nên ngài được người Công giáo Ái Nhĩ Lan chào đón hân hoan. Cộng đồng người Ái Nhĩ Lan ở Úc vẫn muốn đánh tan ảnh hưởng của người Anh, ngay cả trong sinh hoạt Giáo hội, và lấy sinh hoạt tôn giáo cũng như quốc gia Ái Nhĩ Lan làm mẫu mực cho Úc. Họ hy vọng rằng vị tổng Giám mục Ái Nhĩ Lan này sẽ giúp họ làm được điều đó. Tuy nhiên, Moran lại tin rằng con đường trước mặt không phải là tạo nên một Ái Nhĩ Lan tại Úc. Ngài chủ trương hội nhập xã hội, mong muốn người Công giáo Úc thích ứng vào một cộng đồng đa dạng đánh dấu bằng chấp nhận và kính trọng nhau. Ngài khuyến khích người Công giáo gia nhập các sinh hoạt chính trị, và trong thời ngài làm tổng Giám mục, người Công giáo trở nên rất tích cực về phương diện chính trị nhất là trong nội bộ Đảng Lao Động, một đảng phát sinh từ phong trào lao động năm 1891.
Moran tin chắc rằng người Công giáo phải tích cực trong lãnh vực xã hội và chính trị để thay đổi chúng. Ngài cho rằng người Công giáo không những chỉ cần những nhà thờ đẹp, mà, cũng như tại Âu Châu, họ còn cần những ngôi nhà thích đáng cho các Giám mục của mình và các chủng viện để đào tạo linh mục nữa. Ngài cho xây dinh tổng Giám mục tại Manly, và một trú sở khác cạnh Nhà thờ Chính tòa St Mary. Ngài cũng xây Học viện St Patrick tại Manly làm chủng viện toàn quốc để đào tạo các linh mục. Vào lúc đó, tất cả các linh mục tại Úc đều là người Ái Nhĩ Lan, nhưng Moran cương quyết huấn luyện linh mục người Úc. Đến thời ngài làm tổng Giám mục, quả thật có những người Công giáo tại Úc chưa bao giờ biết Ái Nhĩ Lan và tự nhận mình là Úc chứ không phải Ái Nhĩ Lan.
Cùng với các Giám mục Úc khác, ngài thành công trong việc vận động các thẩm quyền giáo dục tiểu bang chịu thanh tra các trường Công giáo, nhờ thế bảo đảm rằng các trường này cung cấp cho các học sinh Công giáo một nền học vấn không thua gì hệ thống giáo dục tiểu bang. Ngài hy vọng rằng điều ấy có nghĩa tài trợ của tiểu bang sẽ trở lại với các trường Công giáo. Tuy nhiên, phải bẩy mươi năm sau, việc ấy mới xẩy ra.
Dưới sự lãnh đạo của Moran và nhiều Giám mục Úc khác, hệ thống giáo dục Công giáo phát triển cả về phẩm lẫn số lượng. Cái nhìn của Moran hướng tới một Giáo Hội Úc duy nhất, chứ không nhằm tạo ra một tổ hợp các Giáo hội thuộc địa, và ngài cố gắng làm việc cho sự hiệp nhất ấy. Ngài triệu tập khá nhiều công đồng các Giám mục Úc và đi khắp Úc và New Zealand để gặp gỡ giáo dân Công giáo và đem lại sự hiệp nhất cho Giáo hội.
10. Hồng y Moran và Liên Bang
Năm 1895, hội nghị các Thủ hiến Tiểu bang thỏa thuận rằng sẽ có những cuộc bầu cử vào Hội Nghị Liên Bang (Federal Convention). Nhiệm vụ của hội nghị này là quyết định phương cách thành lập một chính phủ liên bang cho Úc. Trong một cuộc họp tại Bathurst để đề cử ứng viên, Hồng y Moran ủng hộ mạnh mẽ cho một Liên Bang Úc (Australian Federation). Mặc dù cuối cùng ngài không được bầu vào Hội Nghị Liên Bang, nhưng việc ngài can dự vào nền chính trị của Úc đã gây nên xôn xao trong dư luận. Một số người Công giáo nghĩ rằng việc ấy chỉ tổ gây thêm cuồng tín về phía người Công giáo và một số người Thệ Phản thì tin rằng đây là khởi đầu việc người Công giáo thôn tính nước Úc! Quả là một dịp khiến người ta nhớ đến chủ nghĩa bè phái vẫn nằm bên dưới bộ mặt sinh hoạt tại Úc. Nó đánh dấu sự can dự sâu sắc của người Công giáo Úc vào các đảng phái chính trị.
I. Giáo Hội Công Giáo Úc hôm qua
Phần lớn lịch sử Giáo hội Công giáo tại Úc liên quan đến vấn đề làm người Úc nghĩa là gì và đâu là quyền lợi của người Công giáo trong xứ sở này. Chủ đề này sẽ xuất hiện nhiều lần khi ta học một phần của lịch sử ấy.
1. Tôn giáo tại Úc trước thời người Da Trắng định cư
Nghi Lễ Xông Khói của Thổ Dân |
Ngày nay ai cũng biết việc định cư của người Da Trắng tại lục địa Úc này đã đem lại tàn phá và chết chóc cho người thổ dân và các nền văn hóa của họ. Người định cư da trắng không hiểu đất đai quan trọng như thế nào đối với người thổ dân và người thổ dân cảm thấy khốn đốn ra sao khi bị trục xuất khỏi nơi đó. Khi những người chiếm đất và các nhà chăn nuôi xâm nhập khắp lục địa, lấy đất để canh tác, họ quả đã vi phạm đến những mảnh đất truyền thống của những con người từng sinh sống tại đó từ lâu. Đôi khi Thổ Dân cố gắng bảo vệ cuộc sống và đất đai của mình, thì liền bị giết, có khi bị thảm sát có tổ chức nữa.
Từ thập niên 1860, Thổ Dân bị cách ly trong những khu vực dành riêng do chính quyền ấn định. Các viên chức quản trị các khu dành riêng này thường làm ngơ hay không biết gì tới các biên giới cũng như cấm kị văn hóa liên quan tới việc xâm nhập mảnh đất của người khác, nên đã gây thêm nhiều trục trặc cho Thổ Dân. Họ phải sống nơi các vùng dành riêng này trong nghèo đói, không được giáo dục và phải tùy thuộc hoàn toàn vào chính quyền trong những nhu cầu căn bản nhất của cuộc sống. Tuy thế, tại một số khu truyền gáo của Kitô giáo, Thổ Dân được hưởng những điều kiện tốt hơn về đời sống, việc làm và giáo dục.
Qua thế kỷ 20, Thổ Dân dần dần nhận được những quyền lợi vốn đương nhiên đối với những người Úc khác. Nhưng mãi đến năm 1967, họ mới được quyền bỏ phiếu. Ngày nay, họ có quyền nạp đơn nơi tòa án đòi lại quyền sở hữu các mảnh đất của tổ tiên. Hiện nay, luật pháp Úc nhìn nhận rằng bất cứ nhóm Thổ Dân nào chứng minh được một liên hệ thiêng liêng liên tục với một khu vực đất đai nào đó, thì họ có quyền đòi lại quyền sở hữu đối với khu vực đất đai ấy.
2. Những người Công Giáo đầu tiên tại Úc
Những người Công giáo đầu tiên tại Úc cũng là những tội đồ. Khoảng 40,000 tội đồ người Ái Nhĩ Lan tới Úc giữa các năm 1788 và 1868. Trong khi phần lớn các tội đồ này bị đưa tới đây vì các tội trộm cướp và bạo hành, thì không ít người bị đưa tới đây vì tội “gây rối và phản loạn”, có nghĩa là bị kết án chống lại chế độ cai trị của người Anh tại Ái Nhĩ Lan. Những người gây rối chính trị này thường là những người có nhiệt tâm đối với nền độc lập của Ái Nhĩ Lan, nên bị đưa tới đây vì đã thúc đẩy đồng bào của mình chống lại người Anh. Họ không phải là thường phạm, nhưng thường là những người có tư cách và nguyên tắc, chỉ phạm mỗi “tội” là chống lại sự cai trị của Anh.
Đạo Công giáo mà các tội đồ Ái Nhĩ Lan đem tới Úc là một đạo Công giáo của người nghèo tại Ái Nhĩ Lan. Những người Công giáo này cay đắng trước việc họ bị đàn áp tại chính quê hương mình. Đôi khi các linh mục cũng tham gia và thúc giục những con người lý tưởng nổi loạn này. Bởi thế, ở Úc, trong khi các tội đồ người Anh và Tô Cách Lan theo Thệ Phản thì người Ái Nhĩ Lan theo Công giáo.
Tuy thế, tất cả các nhân vật nắm quyền tức Thống Đốc, các lãnh tụ quân sự, các viên chức và cả các giáo sĩ nữa đều theo Thệ Phản.
Giáo hội Anh Quốc là Giáo Hội chính thức của thuộc địa, và vị giáo sĩ đầu tiên bước vào sinh hoạt của thuộc địa, Mục sư Samuel Marsden, chính là một giáo sĩ của Giáo Hội Anh Quốc. Mục tiêu của các nhà cầm quyền tại thuộc địa là duy trì luật lệ, trật tự xã hội và phong tục của người Anh. Trong bầu không khí ấy, người Ái Nhĩ Lan bị khinh ghét.
Năm 1798, tại Ái Nhĩ Lan, có cuộc nổi loạn rất bạo động, và điều ấy gây cho nhà cầm quyền nghi ngờ nhiều đối với mọi người Công giáo. Tại Úc, ngay từ đầu vốn đã có những chua cay, ngờ vực và chống báng giữa các nhà cầm quyền thuộc địa và người Công giáo. Đức tin Công giáo, cũng như ảnh hưởng của Giáo Hoàng và các linh mục Công giáo bị coi là mối đe doạ đối với nền văn minh “cao hơn” mà các nhà cai trị Anh đang đại diện.
Năm 1804, William Johnston, một người Ái Nhĩ Lan bị đầy tới đây vì đã tham gia cuộc nổi loạn năm 1798 tại Ái Nhĩ Lan, triệu tập 300 người tại một địa điểm bên ngoài Sydney. Ông lãnh đạo họ nổi loạn chống lại Chính Quyền tại Castle Hill thuộc New South Wales. Cuộc nổi loạn này bị dẹp rất nhanh và rất vũ bão, nhưng nó chồng chất thêm ngờ vực, thù hận và sợ sệt nơi nhà cầm quyền đối với người Ái Nhĩ Lan. Người ta qui trách cuộc nổi loạn này cho giáo huấn Công giáo và cho sự kiện này là người Ái Nhĩ Lan được phép tụ tập để dự Thánh Lễ. Số là một linh mục tội đồ tên là Dixon trước đó được phép dâng Thánh Lễ dưới một ít hạn chế. Vì cuộc nổi loạn trên, việc cử hành thánh lễ ấy đã bị bãi bỏ.
Cha Therry |
Phải đợi đến năm 1820, các linh mục Công giáo đầu tiên, hai cha Therry và Conolly, mới tới được thuộc địa. Biến cố này đánh dấu buổi khởi đầu của việc thờ phượng và nền giáo dục Công giáo thường xuyên tại Úc. Cho đến năm 1872, chính quyền thuộc địa đã cấp tiền cho bất cứ giáo hội nào muốn mở trường dạy học, vì lúc ấy hệ thống giáo dục của nhà nước chưa được phát triển bao nhiêu. Các cha Therry và Conolly vất vả lắm mới khởi sự được hệ thống giáo dục Công giáo nhỏ nhoi của mình. Bắt đầu, các giáo dân không được huấn luyện phải đứng lớp. Nền giáo dục Công giáo đã được khởi sự như thế.
3. Nền tảng ban đầu của các trường Công Giáo
Các giai đoạn của Đạo Công giáo tại Úc trong bài này bắt đầu năm 1872. Đến lúc đó, Giáo hội Công giáo đã được thiết lập vững chãi tại Úc. Khoảng thập niên 1830, các nhà thờ Công giáo đầu tiên đã được xây dựng và đến năm 1861, đã có các Giám mục Công giáo cho Sydney, Hobart, Adelaide, Perth, Melbourne và Brisbane. Cho đến năm 1872, các trường Công giáo cũng như các trường của các giáo hội khác được chính quyền tài trợ giống như các trường công lập.
Á Thánh Mary MacKillop |
4. Miễn phí, bắt buộc và thế tục
Năm 1872, tại Victoria, và không bao lâu sau tại các thuộc địa khác ở Úc, các chính phủ tiểu bang ban hành các Đạo Luật Giáo Dục. Bản chất các đạo luật ấy là: nền giáo dục cho mọi trẻ em phải là một nền giáo dục miễn phí, bắt buộc và thế tục.
Cho đến lúc các đạo luật này được thông qua, Giáo hội Công giáo cùng với các giáo hội Kitô giáo khác vốn đã điều hành hệ thống giáo dục tiểu học của riêng mình, được chính phủ nâng đỡ về phương diện tài chánh. Trong xã hội Úc lúc ấy, có nhiều thành phần không thích tình trạng này, do đó tỏ ra cay chua, ngờ vực người Công giáo và các trường học của họ. Giáo Hội Anh Quốc (hay Anh Giáo) muốn trở thành Giáo Hội chính thức tại Úc, và các căng thẳng khác phát sinh giữa các hệ phái Thệ Phản với nhau. Người Công giáo, mà phần đông là Ái Nhĩ Lan, bị coi như những tên ngoại nhập, hầu như có tính bộ tộc chỉ biết trung thành với nhau và với Giáo hội của mình mà thôi. Nhiều người trong số họ là con cháu những tên tội đồi bị đầy tới đây vì chống lại sự cai trị của người Anh tại Ái Nhĩ Lan. Họ bị nhiều viên chức chính phủ lẫn các Giáo hội Thệ Phản coi như những tên cấp tiến nguy hiểm Một trong những phe phái dẫn đến việc đưa ra các Đạo Luật Giáo Dục từng nghi ngờ người Công giáo và các trường học của họ trong cộng đồng Úc.
5. Các đạo luật giáo dục
Trong các năm dẫn đến các Đạo Luật Giáo Dục, có một cuộc tranh luận dữ dội trong cộng đồng Úc về chỗ đứng của tôn giáo trong lãnh vực giáo dục. Nên để các Giáo hội hay chính phủ có trách nhiệm giáo dục trẻ em? Đâu là chỗ đứng, nếu có, của tôn giáo trong giáo dục? Cuối cùng, các Đạo Luật Giáo Dục nói rằng từ nay mọi trường học đều thế tục hết. Điều này có nghĩa là chúng không được liên hệ với bất cứ Giáo hội nào, và tôn giáo sẽ không trở thành một thành phần của học trình. Mọi trường phải miễn phí và mọi trẻ em buộc phải đi học. Các Đạo luật này đánh dấu việc ra đời của hệ thống giáo dục tiểu bang tại Úc và đã dẫn tới nhiều hệ thống giáo dục khác nhau hiện có tại Úc ngày nay. Tuy nhiên, nó tạo ra một cú đánh trầm trọng cho Giáo hội Công giáo, là một Giáo hội dựa nhiều vào tài trợ của chính phủ trong việc điều hành các trường của mình. Phản ứng của Giáo hội Công giáo trước cú đánh này đã phát sinh ra hệ thống giáo dục Công giáo như ta thấy ngày nay tại Úc.
6. Xây dựng các trường Công Giáo
Bất chấp các Đạo Luật Giáo Dục, các cộng đoàn Công giáo tại Úc cương quyết duy trì các trường Công giáo của mình. Để xây các trường này và giữ cho chúng tiếp tục mở cửa, giáo dân, nhiều người rất nghèo, đã gom góp tiền bạc từ nguồn dự trữ riêng của họ. Phần các Giám mục thì đem tới Úc nhiều dòng tu nam nữ, vốn là những dòng quen sống khó nghèo và sẵn sàng dạy những lớp đông học trò trong những ngôi nhà ọp ẹp thiếu thốn mọi bề. Người Công giáo rất rõ ràng về mục tiêu các trường học của họ. Mục đích là dạy con em họ về đức tin chân chính, mà phần lớn họ đồng hóa với đức tin Ái Nhĩ Lan, và giúp con em họ có thể đem đức tin ấy vào mọi giai tầng xã hội Úc.
“Đối tượng chính của chúng ta sẽ luôn là dạy cho các học sinh trên hết biết trân trọng ơn cứu rỗi đời đời của chúng, và duy trì ơn cứu rỗi này bằng cách trung thành và bền bỉ tuân giữ niềm tin của Cha Ông” (Sư Huynh O’Hagan, Dòng Sư Huynh Kitô Giáo, trong buổi Khai Mạc Trường Sư Huynh Kitô Giáo tại Balmain, NSW, năm 1887).
Niểm hãnh diện là người Công giáo và cảm thức cho rằng người Công giáo phải đấu tranh cho sự sống còn của mình chống lại thế gian đã được phát biểu cách tuyệt mỹ trong ca khúc thường được các trường Công giáo ở Úc hát đến tận thế kỷ 20.
Niềm tin Cha Ông
Vẫn đang sống còn
Bất chấp nhà tù, lửa gươm.
Trái tim ta cao hứng hân hoan
Khi nghe những lời vinh quang ấy quá.
Niềm tin Cha Ông, niềm tin thánh hóa!
Ta thề trung thực cùng ngươi đến chết
Ta thề cùng ngươi đến chết thực trung.
(Faith of our Fathers
Living still,
In spite of dungeon, fire and sword.
O how our hearts beat high with joy
Whene’er we hear that glorious word.
Faith of our Fathers, holy faith!
We will be true to thee till death.
We will be true to thee till death).
Một khúc được người Công giáo Ái Nhĩ Lan ở Úc thêm vào trong thời gian này cho thấy cha ông nói tới trong bài ca chính là các thánh của Ái Nhĩ Lan và các sức mạnh của sự ác chính là chính phủ và các hệ phái khác từng muốn buộc họ phải đứng ngoài sinh hoạt Úc.
Niềm tin Cha Ông, mưu ma sức mạnh
Kết liên làm ngươi cay đắng.
Nhưng các thánh Ái-lan sẽ chiến đấu
Và duy trì ánh sáng ngươi rạng ngời.
(Faith of our Fathers, guile and force,
To do thee bitter wrong unite.
But Erin’s saints shall fight for us
And keep undimmed thy blessed light).
Campion, E. (1982). “Rockchoppers: Growing up Catholic in Australia” Victoria:
Penguin Books tr. 51-55
Sau này, các ý niệm tương tự cũng được nói lên trong một bài hát được các học sinh các trường Công giáo sử dụng:
Em là em nhỏ Công giáo
Em yêu đức tin của em
Em sẽ trung thực với thánh Giáo hội
Và bền vững cho đến chết
Em lánh những trường tìm cách
Chài mời thiếu niên Công giáo tội nghiệp
Không có không biết trường nào
Mà chỉ biết trường dạy điều chân thật I am a little Catholic
(I love my holy faith
I will be true to holy Church
And steadfast unto death.
I shun the schools of those who seek
To snare poor Catholic youth
No Church I own, no school I know,
But those that teach the truth)
7. Giáo dục tôn giáo và nền linh đạo Ái Nhĩ Lan
Giáo dục tôn giáo trong các trường Công giáo từ thời này cho đến tận thập niên 1950 dựa trên một cuốn sách nhỏ, được soạn lại năm 1937, và sau này gọi là ‘Sách Giáo Lý Nhỏ Mầu Xanh’. Sách này soạn dưới hình thức hỏi thưa mà các học sinh phải học thuộc lòng. Bài học tôn giáo trong ngày gồm việc học sinh phải đọc to các câu trả lời trong sách, nói đến mọi vấn đề tín lý, luân lý và luật Giáo hội. Linh mục hay Giám mục thường xuyên tới khảo hạch các em xem có biết các câu trả lời của sách giáo lý hay không.
Nhà sử học Công giáo, Edmund Campion, khi viết về những ngày đầu tiên của các trường Công giáo tại Úc, đã miêu tả nền linh đạo độc đáo đầy tính Ái Nhĩ Lan mà các học sinh phải hấp thụ cùng với các câu trả lời Giáo lý của mình như sau:
“Các trường học là những căn nhà ọp ẹp, không sơn phết, chưa bao giờ có đủ tiền. Nhân viên các trường này là những người đàn ông đàn bà làm việc quá sức, được chuẩn bị quá ít. Nhưng bù đắp cho cái thiếu vắng hào nhóang ấy (dù đôi lúc vẫn có đó), là lòng hy sinh quên mình và tình yêu thương học trò vô sánh của họ. Học trò, phần lớn con cái nhà lao động, thuộc các gia đình đông người mà sau này ta thường gọi là gia đình mở rộng. Ở trường, các em hấp thụ một nền văn hóa mà phần lớn sẽ không bao giờ để mất. Kinh cầu, tuần chín ngày, ăn năn tội cách trọn, mục đích của sửa mình, bái gối, giúp lễ - sẽ là những ngôn từ văn hóa đặc trưng xuất hiện dễ dàng trong đàm thoại của các em suốt quãng đời còn lại, bất kể là nhếch nhác hay ngoan đạo” (Campion, E. [1982], Rochchoppers: Growing up Catholic in Australia. Victoria, Penguin Books, tr.68).
Người Công giáo của Úc thấy rằng các trường học, mà họ từng làm việc vất vả và hy sinh rất nhiều cho, có hai mục đích. Mục đích thứ nhất là giáo huấn trong đức tin Công giáo và mục đích thứ hai là bảo đảm cung cấp cho các trẻ em Công giáo một nền giáo dục giúp các em có thể có chỗ đứng gây ảnh hưởng trong xã hội Úc.
Người Công giáo chiếm khoảng một phần tư dân số Úc, và qua các trường học cũng như sinh hoạt giáo xứ tích cực của họ, họ đã gây được áp lực trên chính phủ và các giáo hội Thệ Phản chủ yếu. Họ nhất định không chấp nhận địa vị công dân hạng nhì và điều này gây nên cuộc tranh luận sôi nổi trong xã hội nói chung.
8. Đức Tổng Giám mục Vaughan
Đức TGM Vaughan |
Như vậy là ở đây ta thấy một giáo sĩ với nhiều khả năng phi thường, ý chí mạnh, tự hào và có tham vọng trong sinh hoạt của một tôn giáo trí thức, một bậc thầy hùng biện của nghệ thuật giảng thuyết. Ông không được người ta muốn có tại Úc lúc đó. (O’Farrell,P. (1968). The Catholic Church in Australia: A Short History, 1878-1967. Sydney: Thomas Nelson Aus. Ltd, tr.123)
Vaughan tin chắc rằng cộng đồng Công giáo ở Úc phải theo đuổi hai con đường rõ ràng nếu Đạo Công giáo muốn có chỗ đứng trong lòng quốc gia. Con đường thứ nhất là xây dựng những nơi thờ phượng thật đẹp và thật nổi và con đường thứ hai phải xuyên qua giáo dục Công giáo. Ngài quyên tiền để hoàn tất nhà thờ chánh tòa St Mary tại Sydney và trong vòng mười năm từ khi làm tổng Giám mục, ngài đã gia tăng gấp đôi con số các nhà nguyện và nhà thờ Công giáo khắp New South Wales. Ngài biến trường Công giáo thành biểu tượng của Đạo Công giáo tại Úc, đem nhiều dòng tu nam nữ tới Úc để dạy trong các trường ấy và thúc giục giáo dân Công giáo đóng góp cho các nhà thờ và các trường học, là hai thứ sẽ thiết dựng Đạo Công giáo như một lực lượng trong đời sống Úc. Trong khi trở lại Anh để tuyển thêm nhiều thầy giáo cho các trường, ngài qua đời ở đó năm 1883, mới vừa tròn 49 tuổi!
9. Đức Hồng y Moran
Tổng Giám mục kế tiếp của Sydney là Đức Hồng y Moran. (Ngài được Đức Giáo hoàng Leo XIII phong Hồng y chưa đầy một năm sau khi làm tổng Giám mục Sydney). Là Giám mục gốc Ái Nhĩ Lan đầu tiên của Sydney, nên ngài được người Công giáo Ái Nhĩ Lan chào đón hân hoan. Cộng đồng người Ái Nhĩ Lan ở Úc vẫn muốn đánh tan ảnh hưởng của người Anh, ngay cả trong sinh hoạt Giáo hội, và lấy sinh hoạt tôn giáo cũng như quốc gia Ái Nhĩ Lan làm mẫu mực cho Úc. Họ hy vọng rằng vị tổng Giám mục Ái Nhĩ Lan này sẽ giúp họ làm được điều đó. Tuy nhiên, Moran lại tin rằng con đường trước mặt không phải là tạo nên một Ái Nhĩ Lan tại Úc. Ngài chủ trương hội nhập xã hội, mong muốn người Công giáo Úc thích ứng vào một cộng đồng đa dạng đánh dấu bằng chấp nhận và kính trọng nhau. Ngài khuyến khích người Công giáo gia nhập các sinh hoạt chính trị, và trong thời ngài làm tổng Giám mục, người Công giáo trở nên rất tích cực về phương diện chính trị nhất là trong nội bộ Đảng Lao Động, một đảng phát sinh từ phong trào lao động năm 1891.
Đức HY Moran |
Cùng với các Giám mục Úc khác, ngài thành công trong việc vận động các thẩm quyền giáo dục tiểu bang chịu thanh tra các trường Công giáo, nhờ thế bảo đảm rằng các trường này cung cấp cho các học sinh Công giáo một nền học vấn không thua gì hệ thống giáo dục tiểu bang. Ngài hy vọng rằng điều ấy có nghĩa tài trợ của tiểu bang sẽ trở lại với các trường Công giáo. Tuy nhiên, phải bẩy mươi năm sau, việc ấy mới xẩy ra.
Dưới sự lãnh đạo của Moran và nhiều Giám mục Úc khác, hệ thống giáo dục Công giáo phát triển cả về phẩm lẫn số lượng. Cái nhìn của Moran hướng tới một Giáo Hội Úc duy nhất, chứ không nhằm tạo ra một tổ hợp các Giáo hội thuộc địa, và ngài cố gắng làm việc cho sự hiệp nhất ấy. Ngài triệu tập khá nhiều công đồng các Giám mục Úc và đi khắp Úc và New Zealand để gặp gỡ giáo dân Công giáo và đem lại sự hiệp nhất cho Giáo hội.
10. Hồng y Moran và Liên Bang
Năm 1895, hội nghị các Thủ hiến Tiểu bang thỏa thuận rằng sẽ có những cuộc bầu cử vào Hội Nghị Liên Bang (Federal Convention). Nhiệm vụ của hội nghị này là quyết định phương cách thành lập một chính phủ liên bang cho Úc. Trong một cuộc họp tại Bathurst để đề cử ứng viên, Hồng y Moran ủng hộ mạnh mẽ cho một Liên Bang Úc (Australian Federation). Mặc dù cuối cùng ngài không được bầu vào Hội Nghị Liên Bang, nhưng việc ngài can dự vào nền chính trị của Úc đã gây nên xôn xao trong dư luận. Một số người Công giáo nghĩ rằng việc ấy chỉ tổ gây thêm cuồng tín về phía người Công giáo và một số người Thệ Phản thì tin rằng đây là khởi đầu việc người Công giáo thôn tính nước Úc! Quả là một dịp khiến người ta nhớ đến chủ nghĩa bè phái vẫn nằm bên dưới bộ mặt sinh hoạt tại Úc. Nó đánh dấu sự can dự sâu sắc của người Công giáo Úc vào các đảng phái chính trị.