Chuyến viếng thăm Bạch Nga của ĐHY Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Một số nhận định của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về chuyến viếng thăm Bạch Nga
Trong các ngày từ 18 đến 22-6-2008 Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã viếng thăm Bạch Nga.
Trong 5 ngày viếng thăm Đức Hồng Y đã gặp gỡ Đức Cha Tadeus Kondrusiewicz, Tổng Giám Mục Minsk, và vị tiền nhiệm là Đức Hồng Y Kazimierz Swiatek, cũng như thăm các cộng đoàn công giáo địa phương. Đức Hồng Y Bertone cũng gặp gỡ các vị lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống có số tín hữu chiếm đa số tại Bạch Nga, và các vị lãnh đạo cấp cao của chính quyền Bạch Nga.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, về chuyến viếng thăm Bạch Nga vừa qua.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, sau khi viếng thăm Cuba Đức Hồng Y đã thăm Bạch Nga. Hai quốc gia này đã gây tranh luận giữa cộng đồng quốc tế. Tại sao Đức Hồng Y lại quyết định viếng thăm Bạch Nga?
Đáp: Tòa Thánh đối thoại với tất cả mọi người, đặc biệt là với các quốc gia có liên lạc ngoại giao với Tòa Thánh, và lượng định các tiêu chuẩn phán đoán từ phía thứ ba một cách tự do. Các tiêu chuẩn đó có thể được chấp nhận hay có thể được thảo luận. Đàng khác Bạch Nga là một quốc gia quan trọng, vì nằm ở biên giới giữa Âu châu và nước Nga to lớn. Cũng chính vì thế đó là điều thuận lợi khi Tòa Thánh có các liên hệ thân hữu với Bạch Nga để cho quốc gia này cũng có thể rộng mở hơn với phần còn lại của thế giới.
Hỏi: Ngày 23-6-2008 hãng thông tấn Nga Interfax có viết rằng Đức Hồng Y phê bình sự kiện Hoa Kỳ cấm vận Bạch Nga, có đúng thế không?
Đáp: Trong một cuộc phỏng vấn tôi đã chỉ hạn hẹp tái khẳng định rằng Tòa Thánh chống lại tất cả mọi hình thức cấm vận kinh tế đối với bất cứ quốc gia nào, kể cả Bạch Nga. Các cuộc cấm vận kinh tế luôn luôn khiến cho dân nghèo phải thiệt thòi, và củng cố các chính quyền mà người ta muốn trừng phạt. Tôi nhớ tới các can thiệp của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đối với Irak và Cuba.
Hỏi: Như thế Tòa Thánh đã tiếp nhận tích cực tin Âu châu bỏ cấm vận đối với Cuba?
Đáp: Chắc chắn rồi. Và chúng tôi cũng đã nói với Hoa Kỳ là chúng tôi không chia sẻ việc Hoa Kỳ cấm vận quần đảo Caraibi.
Hỏi: Ngoài Bạch Nga, Đức Hồng Y cũng đã viếng thăm Ucraine, Armenia, Azerbaigian. Đây là một kiểu bao vây đối với Nga hay thế nào thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Không có chuyện bao vây nào cả. Nếu có thì chỉ là tìm tới gần nước Nga thôi. Nhưng mà không có chương trình chọn lựa viếng thăm các nước này, mà chỉ có lời mời từ các giới lãnh đạo đạo đời các nước nói trên, và chúng tôi quyết định tích cực đáp trả lại lời mời đó. Đặc biệt là để cho các giáo đoàn công giáo địa phương được ích lợi nhờ các chuyến viếng thăm này.
Chính vì thế tôi luôn luôn tìm cách viếng thăm nhiều giáo phận chừng nào có thể, cũng như các đại chủng viện và các trung tâm văn hóa đời, hầu có thể khiến cho cuộc đối thoại giữa lý trí và lòng tin, giữa lòng tin và văn hóa, giữa lòng tin và khoa học đem lại nhiều lợi ích. Tất cả đều là các đề tài định đoạt đối với Giáo Hội và thế giới ngày nay.
Hỏi: Trong chuyên viếng thăm Đức Hồng Y cũng đã hội kiến với tổng thống Aleksander Lukashenko. Hai bên đã đề cập tới các vấn đề gì và có viễn tượng nào cho một thỏa hiệp giữa Bạch Nga và Tòa Thánh hay không?
Đáp: Cuộc hội kiến đã kéo dài 1 giờ rưỡi. Nó đã rất hữu ích và hứa hẹn đối với Giáo Hội, được coi là một tài nguyên đích thật của quốc gia. Một cách cụ thể chúng tôi đã thảo luận về vài vấn đề, như việc xây các nhà thờ mới, xây Tòa Sứ Thần mới, và xây một trụ sở cho HĐGM Bạch Nga.
Cũng đã có các nền tảng cụ thể cho thỏa hiệp giữa hai bên, và nó sẽ rất tích cực đối với Giáo Hội cũng như Nhà Nước Bạch Nga.
Hỏi: Tổng thống Lukashenko không được báo chí Tây Phương nhìn với con mắt thiện cảm. Ông ta có thực sự là người ”kinh khủng” như báo chí miêu tả hay không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Cuộc hội kiến giữa chúng tôi đã rất là thân tình, cởi mở và chân thành. Tổng thống đã trình bày rõ ràng các tư tưởng của ông, và tôi cũng đã nói lên các tư tưởng của tôi. Cũng đã có các lời nói khôi hài trong buổi hội kiến.
Hỏi: Đức Hồng Y cũng đã hội kiến với Đức Tổng Giám Mục Filarete của Chính Thống giáo. Đức Tổng Giám Mục Filarete có lo âu đối với hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo hay không?
Đáp: Tuyệt đối là không. Trong buổi gặp gỡ chúng tôi đã đề cập tới sự cộng tác cần thiết giữa Giáo Hội Chính Thống và Giáo Hội Công Giáo, trong việc giáo dục lòng tin cho nhân dân Bạch Nga, sau bao thập niên phải sống dưới chế độ vô thần tàn phá tâm linh. Chúng tôi cũng nói tới việc xây cất các nhà thờ mới cho cả hai bên. Tôi đã cầu mong có sự đua tranh giữa hai Giáo Hội, làm sao để cho lòng tin Kitô tại Bạch Nga ngày càng được phổ biến và đào sâu hơn.
Hỏi: Nhưng chính trong các ngày qua Đức Thượng Phụ Alexis II đã lại tái phê bình phong trào chiêu dụ tín đồ của Giáo Hội Công Giáo tại Nga, tại sao vậy thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Tôi đã không đọc được các lời tuyên bố này. Dầu sao đi nữa, chúng tôi đã giải thích rõ ràng lập trường của chúng tôi và có một ủy ban hỗn hợp làm việc để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi có các liên hệ tốt với Tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga. Tôi đã cho phát hành một tập sách nhỏ bằng tiếng Nga liên quan tới thiện ích chung giữa hai Giáo Hội, với lời đề tựa của Đức Tổng Giám Mục Kyril, là ”ngoại trưởng của Tòa Thương Phụ Matscơva”. Tôi nghĩ rằng các lời tuyên bố của Đức Thượng Phụ Alexis II hướng tới các giáo phái và các nhóm tôn giáo khác hơn là hướng tới Giáo Hội Công Giáo.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y vì các chuyến viếng thăm quốc tế của Đức Hồng Y nên báo chí thế giới gọi Đức Hồng Y là ”Phó Giáo Hoàng” và nhiều người so sánh Đức Hồng Y với Đức Pacelli, Đức Hồng Y nghĩ sao?
Đáp: Trước hết nó khiến cho tôi nghĩ rằng một vài so sánh là có ý giỡn chơi, nhưng có lẽ cũng không phải là kết qủa của ý tốt. Dĩ nhiên sự kiện được làm việc tại cùng cái bàn, mà tín hữu Đức đã gửi tặng Đức Hồng Y Pacelli khi người được chỉ định làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và là nơi người đã từng làm việc xưa kia trước khi trở thành Đức Pio XII, là một vinh dự đối với tôi. Nhưng tôi không dám so sánh mình với một vị lỗi lạc như người, đặc biệt trong một thời điểm định đoạt với lịch sử Giáo Hội và lịch sử thế giới. Ngoài ra các chuyến viếng thăm của tôi nằm trong quan điểm mục vụ và khung cảnh nhiệm vụ của tôi, và chúng luôn luôn được thỏa thuận trước với Đức Thánh Cha và Đức Thánh Cha theo dõi với rất nhiều chú ý.
Hỏi: Liên quan tới các chuyến công du của Đức Thánh Cha, ngày 21-6-2008 hãng thông tấn APCOM có viết rằng năm 2009 Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Phi châu, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y, và có nước nào được chọn chưa?
Đáp: Các chương trình sinh hoạt năm 2009 của Đức Thánh Cha chưa được xác định. Nhưng đó là một giả thiết, vì Phi châu và Giáo Hội tại Phi châu đáng được Đức Thánh Cha viếng thăm. Tôi cũng phải nói thêm rằng đã có rất nhiều nước Á châu và Arập mời Đức Thánh Cha viếng thăm.
Chưa có nước nào được chọn cả, vì đây là một lựa chọn tế nhị. Ngoài các yếu tố địa lý chính trị, còn phải chú ý tới các nhu cầu an ninh đối với Đức Thánh Cha và tín hữu cũng như dân chúng tiếp đón Đức Thánh Cha nữa.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, nghi thức tiếp đón Tổng Thống Bush đã gây ra vài tranh luận. Đức Thánh Cha không tiếp tổng thống ở Dinh Tông Tòa mà tại tháp thánh Gioan và trong vườn Vaticăng. Đó có phải là cử chỉ cần thiết không?
Đáp: Đây đã là một lời đáp lễ cung cách tổng thổng Bush và phu nhân tiếp đón Đức Thánh Cha trong chuyến công du Hoa Kỳ vừa qua. Chính tổng thống Bush đã xin được tiếp đón không theo hình thức nghi lễ ngoại giao thông thường. Và dĩ nhiên lá chúng tôi đã chấp thuận lời yêu cầu của tống thống.
Hỏi: Báo chí Tây Ban Nha và Italia có đề cập tới cuộc hội kiến của Đức Hồng Y với Thủ tướng Jose Luis Rodriguez Zapatero của Tây Ban Nha trong hội nghị thượng đỉnh của tổ chức Lương Nông Quốc Tế vừa qua tại Roma, có đúng thế không?
Đáp: Chúng tôi đã chỉ chào hỏi nhau ngắn gọn. Cũng như tôi đã chào tổng thống Luis Ingacio Lula da Silva của Brasil. Tôi đã trao đổi lâu hơn với tổng thống Giorgio Napolitano và với Phó tổng thống Cuba, cũng như tổng thống Sri Lanka và bà tổng thống Argentina.
Hỏi: Với bà tổng thống Cristina Fernandes de Kirchner Đức Hồng Y đã nói chuyện tới 40 phút, thời gian này có đủ để giải quyết các vấn đề giữa Argentina và Tòa Thánh như vấn đề của vị tân đại sứ, vấn đề Giám Mục giám hạt quân đội và của các giáo phận mới tại vùng Patagonia hay không?
Đáp: 40 phút không đủ để giải quyết tất cả mọi vần đề, nhưng đủ để giúp nhận định ra các ánh sáng phải đi theo để có được giải pháp hòa bình. Đặc biệt liên quan tới việc mừng kỷ niệm 25 năm chấm dứt xung khắc giữa Argentina và Chile vào năm 2009 tới đây nhờ sự trung gian của Giáo Hội.
Hỏi: Trong hội nghị thượng đỉnh của tổ chức FAO tại Roma Đức Thánh Cha đã không gặp vị quốc trưởng nào. Đây có phải là một kiểu ngoại giao để từ chối lời xin của tổng thống Iran hay không?
Đáp: Tuyệt đối là không rồi. Những gì thông cáo của phòng báo chí tòa thánh viết là sự thật đơn sơ. Tòa Thánh đối thoại với tất cả mọi người trong các hình thái và cách thức như được ghi chép trong lễ nghi của Tòa Thánh.
Hỏi: Đức Hồng Y nghĩ gì về vụ bắt cóc Emmanuella Orlandi, con gái của một nhân viên Vaticăng, mà trong những ngày qua báo chí, phát thanh và truyền hình gây náo động lên?
Đáp: Tòa Thánh đã cho biết lập trường rõ ràng rồi. Những gì đã xảy ra trong các ngày qua khiến cho người ta nghĩ tới một trường hợp xìcăngđan mùa hè cổ điển, được giàn dựng lên để lôi kéo sự chú ý của độc giả hay khán thính giả đang lo đi nghỉ hè. Tôi xin lợi dụng dịp này để cám ơn nhật báo Tương Lai của Hội Đồng Giám Mục Italia đã bênh vực ký ức Đức Tổng Giám Mục Marcinkus. Tòa Thánh cũng gần gũi và chia sẻ nổi khổ đau của gia đình Orlandi và cầu mong các giới chức tư pháp mau chóng tìm ra tin tức liên quan tới Emmanuela Orlandi.
(Avvenire 29-6-2008)
Một số nhận định của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về chuyến viếng thăm Bạch Nga
Trong các ngày từ 18 đến 22-6-2008 Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã viếng thăm Bạch Nga.
Trong 5 ngày viếng thăm Đức Hồng Y đã gặp gỡ Đức Cha Tadeus Kondrusiewicz, Tổng Giám Mục Minsk, và vị tiền nhiệm là Đức Hồng Y Kazimierz Swiatek, cũng như thăm các cộng đoàn công giáo địa phương. Đức Hồng Y Bertone cũng gặp gỡ các vị lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống có số tín hữu chiếm đa số tại Bạch Nga, và các vị lãnh đạo cấp cao của chính quyền Bạch Nga.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, về chuyến viếng thăm Bạch Nga vừa qua.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, sau khi viếng thăm Cuba Đức Hồng Y đã thăm Bạch Nga. Hai quốc gia này đã gây tranh luận giữa cộng đồng quốc tế. Tại sao Đức Hồng Y lại quyết định viếng thăm Bạch Nga?
Đáp: Tòa Thánh đối thoại với tất cả mọi người, đặc biệt là với các quốc gia có liên lạc ngoại giao với Tòa Thánh, và lượng định các tiêu chuẩn phán đoán từ phía thứ ba một cách tự do. Các tiêu chuẩn đó có thể được chấp nhận hay có thể được thảo luận. Đàng khác Bạch Nga là một quốc gia quan trọng, vì nằm ở biên giới giữa Âu châu và nước Nga to lớn. Cũng chính vì thế đó là điều thuận lợi khi Tòa Thánh có các liên hệ thân hữu với Bạch Nga để cho quốc gia này cũng có thể rộng mở hơn với phần còn lại của thế giới.
Hỏi: Ngày 23-6-2008 hãng thông tấn Nga Interfax có viết rằng Đức Hồng Y phê bình sự kiện Hoa Kỳ cấm vận Bạch Nga, có đúng thế không?
Đáp: Trong một cuộc phỏng vấn tôi đã chỉ hạn hẹp tái khẳng định rằng Tòa Thánh chống lại tất cả mọi hình thức cấm vận kinh tế đối với bất cứ quốc gia nào, kể cả Bạch Nga. Các cuộc cấm vận kinh tế luôn luôn khiến cho dân nghèo phải thiệt thòi, và củng cố các chính quyền mà người ta muốn trừng phạt. Tôi nhớ tới các can thiệp của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đối với Irak và Cuba.
Hỏi: Như thế Tòa Thánh đã tiếp nhận tích cực tin Âu châu bỏ cấm vận đối với Cuba?
Đáp: Chắc chắn rồi. Và chúng tôi cũng đã nói với Hoa Kỳ là chúng tôi không chia sẻ việc Hoa Kỳ cấm vận quần đảo Caraibi.
Hỏi: Ngoài Bạch Nga, Đức Hồng Y cũng đã viếng thăm Ucraine, Armenia, Azerbaigian. Đây là một kiểu bao vây đối với Nga hay thế nào thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Không có chuyện bao vây nào cả. Nếu có thì chỉ là tìm tới gần nước Nga thôi. Nhưng mà không có chương trình chọn lựa viếng thăm các nước này, mà chỉ có lời mời từ các giới lãnh đạo đạo đời các nước nói trên, và chúng tôi quyết định tích cực đáp trả lại lời mời đó. Đặc biệt là để cho các giáo đoàn công giáo địa phương được ích lợi nhờ các chuyến viếng thăm này.
Chính vì thế tôi luôn luôn tìm cách viếng thăm nhiều giáo phận chừng nào có thể, cũng như các đại chủng viện và các trung tâm văn hóa đời, hầu có thể khiến cho cuộc đối thoại giữa lý trí và lòng tin, giữa lòng tin và văn hóa, giữa lòng tin và khoa học đem lại nhiều lợi ích. Tất cả đều là các đề tài định đoạt đối với Giáo Hội và thế giới ngày nay.
Hỏi: Trong chuyên viếng thăm Đức Hồng Y cũng đã hội kiến với tổng thống Aleksander Lukashenko. Hai bên đã đề cập tới các vấn đề gì và có viễn tượng nào cho một thỏa hiệp giữa Bạch Nga và Tòa Thánh hay không?
Đáp: Cuộc hội kiến đã kéo dài 1 giờ rưỡi. Nó đã rất hữu ích và hứa hẹn đối với Giáo Hội, được coi là một tài nguyên đích thật của quốc gia. Một cách cụ thể chúng tôi đã thảo luận về vài vấn đề, như việc xây các nhà thờ mới, xây Tòa Sứ Thần mới, và xây một trụ sở cho HĐGM Bạch Nga.
Cũng đã có các nền tảng cụ thể cho thỏa hiệp giữa hai bên, và nó sẽ rất tích cực đối với Giáo Hội cũng như Nhà Nước Bạch Nga.
Hỏi: Tổng thống Lukashenko không được báo chí Tây Phương nhìn với con mắt thiện cảm. Ông ta có thực sự là người ”kinh khủng” như báo chí miêu tả hay không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Cuộc hội kiến giữa chúng tôi đã rất là thân tình, cởi mở và chân thành. Tổng thống đã trình bày rõ ràng các tư tưởng của ông, và tôi cũng đã nói lên các tư tưởng của tôi. Cũng đã có các lời nói khôi hài trong buổi hội kiến.
Hỏi: Đức Hồng Y cũng đã hội kiến với Đức Tổng Giám Mục Filarete của Chính Thống giáo. Đức Tổng Giám Mục Filarete có lo âu đối với hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo hay không?
Đáp: Tuyệt đối là không. Trong buổi gặp gỡ chúng tôi đã đề cập tới sự cộng tác cần thiết giữa Giáo Hội Chính Thống và Giáo Hội Công Giáo, trong việc giáo dục lòng tin cho nhân dân Bạch Nga, sau bao thập niên phải sống dưới chế độ vô thần tàn phá tâm linh. Chúng tôi cũng nói tới việc xây cất các nhà thờ mới cho cả hai bên. Tôi đã cầu mong có sự đua tranh giữa hai Giáo Hội, làm sao để cho lòng tin Kitô tại Bạch Nga ngày càng được phổ biến và đào sâu hơn.
Hỏi: Nhưng chính trong các ngày qua Đức Thượng Phụ Alexis II đã lại tái phê bình phong trào chiêu dụ tín đồ của Giáo Hội Công Giáo tại Nga, tại sao vậy thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Tôi đã không đọc được các lời tuyên bố này. Dầu sao đi nữa, chúng tôi đã giải thích rõ ràng lập trường của chúng tôi và có một ủy ban hỗn hợp làm việc để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi có các liên hệ tốt với Tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga. Tôi đã cho phát hành một tập sách nhỏ bằng tiếng Nga liên quan tới thiện ích chung giữa hai Giáo Hội, với lời đề tựa của Đức Tổng Giám Mục Kyril, là ”ngoại trưởng của Tòa Thương Phụ Matscơva”. Tôi nghĩ rằng các lời tuyên bố của Đức Thượng Phụ Alexis II hướng tới các giáo phái và các nhóm tôn giáo khác hơn là hướng tới Giáo Hội Công Giáo.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y vì các chuyến viếng thăm quốc tế của Đức Hồng Y nên báo chí thế giới gọi Đức Hồng Y là ”Phó Giáo Hoàng” và nhiều người so sánh Đức Hồng Y với Đức Pacelli, Đức Hồng Y nghĩ sao?
Đáp: Trước hết nó khiến cho tôi nghĩ rằng một vài so sánh là có ý giỡn chơi, nhưng có lẽ cũng không phải là kết qủa của ý tốt. Dĩ nhiên sự kiện được làm việc tại cùng cái bàn, mà tín hữu Đức đã gửi tặng Đức Hồng Y Pacelli khi người được chỉ định làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và là nơi người đã từng làm việc xưa kia trước khi trở thành Đức Pio XII, là một vinh dự đối với tôi. Nhưng tôi không dám so sánh mình với một vị lỗi lạc như người, đặc biệt trong một thời điểm định đoạt với lịch sử Giáo Hội và lịch sử thế giới. Ngoài ra các chuyến viếng thăm của tôi nằm trong quan điểm mục vụ và khung cảnh nhiệm vụ của tôi, và chúng luôn luôn được thỏa thuận trước với Đức Thánh Cha và Đức Thánh Cha theo dõi với rất nhiều chú ý.
Hỏi: Liên quan tới các chuyến công du của Đức Thánh Cha, ngày 21-6-2008 hãng thông tấn APCOM có viết rằng năm 2009 Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Phi châu, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y, và có nước nào được chọn chưa?
Đáp: Các chương trình sinh hoạt năm 2009 của Đức Thánh Cha chưa được xác định. Nhưng đó là một giả thiết, vì Phi châu và Giáo Hội tại Phi châu đáng được Đức Thánh Cha viếng thăm. Tôi cũng phải nói thêm rằng đã có rất nhiều nước Á châu và Arập mời Đức Thánh Cha viếng thăm.
Chưa có nước nào được chọn cả, vì đây là một lựa chọn tế nhị. Ngoài các yếu tố địa lý chính trị, còn phải chú ý tới các nhu cầu an ninh đối với Đức Thánh Cha và tín hữu cũng như dân chúng tiếp đón Đức Thánh Cha nữa.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, nghi thức tiếp đón Tổng Thống Bush đã gây ra vài tranh luận. Đức Thánh Cha không tiếp tổng thống ở Dinh Tông Tòa mà tại tháp thánh Gioan và trong vườn Vaticăng. Đó có phải là cử chỉ cần thiết không?
Đáp: Đây đã là một lời đáp lễ cung cách tổng thổng Bush và phu nhân tiếp đón Đức Thánh Cha trong chuyến công du Hoa Kỳ vừa qua. Chính tổng thống Bush đã xin được tiếp đón không theo hình thức nghi lễ ngoại giao thông thường. Và dĩ nhiên lá chúng tôi đã chấp thuận lời yêu cầu của tống thống.
Hỏi: Báo chí Tây Ban Nha và Italia có đề cập tới cuộc hội kiến của Đức Hồng Y với Thủ tướng Jose Luis Rodriguez Zapatero của Tây Ban Nha trong hội nghị thượng đỉnh của tổ chức Lương Nông Quốc Tế vừa qua tại Roma, có đúng thế không?
Đáp: Chúng tôi đã chỉ chào hỏi nhau ngắn gọn. Cũng như tôi đã chào tổng thống Luis Ingacio Lula da Silva của Brasil. Tôi đã trao đổi lâu hơn với tổng thống Giorgio Napolitano và với Phó tổng thống Cuba, cũng như tổng thống Sri Lanka và bà tổng thống Argentina.
Hỏi: Với bà tổng thống Cristina Fernandes de Kirchner Đức Hồng Y đã nói chuyện tới 40 phút, thời gian này có đủ để giải quyết các vấn đề giữa Argentina và Tòa Thánh như vấn đề của vị tân đại sứ, vấn đề Giám Mục giám hạt quân đội và của các giáo phận mới tại vùng Patagonia hay không?
Đáp: 40 phút không đủ để giải quyết tất cả mọi vần đề, nhưng đủ để giúp nhận định ra các ánh sáng phải đi theo để có được giải pháp hòa bình. Đặc biệt liên quan tới việc mừng kỷ niệm 25 năm chấm dứt xung khắc giữa Argentina và Chile vào năm 2009 tới đây nhờ sự trung gian của Giáo Hội.
Hỏi: Trong hội nghị thượng đỉnh của tổ chức FAO tại Roma Đức Thánh Cha đã không gặp vị quốc trưởng nào. Đây có phải là một kiểu ngoại giao để từ chối lời xin của tổng thống Iran hay không?
Đáp: Tuyệt đối là không rồi. Những gì thông cáo của phòng báo chí tòa thánh viết là sự thật đơn sơ. Tòa Thánh đối thoại với tất cả mọi người trong các hình thái và cách thức như được ghi chép trong lễ nghi của Tòa Thánh.
Hỏi: Đức Hồng Y nghĩ gì về vụ bắt cóc Emmanuella Orlandi, con gái của một nhân viên Vaticăng, mà trong những ngày qua báo chí, phát thanh và truyền hình gây náo động lên?
Đáp: Tòa Thánh đã cho biết lập trường rõ ràng rồi. Những gì đã xảy ra trong các ngày qua khiến cho người ta nghĩ tới một trường hợp xìcăngđan mùa hè cổ điển, được giàn dựng lên để lôi kéo sự chú ý của độc giả hay khán thính giả đang lo đi nghỉ hè. Tôi xin lợi dụng dịp này để cám ơn nhật báo Tương Lai của Hội Đồng Giám Mục Italia đã bênh vực ký ức Đức Tổng Giám Mục Marcinkus. Tòa Thánh cũng gần gũi và chia sẻ nổi khổ đau của gia đình Orlandi và cầu mong các giới chức tư pháp mau chóng tìm ra tin tức liên quan tới Emmanuela Orlandi.
(Avvenire 29-6-2008)