Buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 25-6-2008
Sáng thứ tư 25-6-2008 đã có gần 20 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô. Trong các đoàn hành hương cũng có một nhóm tín hữu Việt Nam thuộc giáo xứ La Vang, Houston Hoa Kỳ.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy gương mặt của thánh Massimo, đan sĩ tuyên tín và là một trong các giáo phụ lớn của Giáo Hôi Đông Phương thời sau này. Đức Thánh Cha nói về tiểu sử của thánh Massimo như sau:
Massimo sinh tại Palestina, quê hương của Chúa vào khoảng năm 580. Ngay từ ngày còn bé người đã được hướng dẫn vào cuộc sống đan tu và học Kinh Thánh, qua cả các tác phẩm của giáo phụ Origene, là vị thầy lớn vào thế kỷ thứ III đã quy định truyền thống chú giải của trường phái Alessandria.
Từ Giêrusalem Massimo chuyển sang Constantinopoli, nhưng vì các cuộc xâm lăng của quân rợ nên lại trốn sang Phi châu. Tại đây người nổi tiếng can đảm bảo vệ giáo lý chính truyền, không chấp nhận giảm thiểu nhân tính của Chúa Kitô. Thời đó có giáo thuyết cho rằng Chúa Kitô chỉ có một ý chí là ý chí của Thiên Chúa, mà không có ý chí con người. Nhưng như thế là phá hủy mầu nhiệm cứu rỗi, vì một nhân tính không có ý chí, một con người không có ý chí thì không phải là một người thật, mà là một người què quặt. Và như thế con người Giêsu Kitô đã không phải là một con người thật, và không sống thảm cảnh làm người. Giáo phụ Massimo mạnh mẽ khẳng định rằng Kinh Thánh không cho thấy một con người qùe quặt, không có ý chí, mà cho thấy một con người thật toàn vẹn: Thiên Chúa, nơi Đức Giêsu Kitô, đã thực sự chấp nhận sự toàn vẹn của con người, ngoại trừ tội lỗi, và như thế cũng có một ý chí con người. Điều này thật rõ ràng: hoặc Đức Kitô là người, hoặc không là người. Nếu là người, thì cũng có một ý chí.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: nhưng như vậy có người sẽ nêu lên vấn nạn của một loại nhị nguyên: làm thế nào để duy trì sự toàn vẹn của bản thể là người và sự hiệp nhất hai bản tính nơi con người của Đức Kitô? Giáo phụ Massimo chứng minh cho thấy con người tìm thấy sự hiệp nhất và sự toàn vẹn của nó không phải trong chính mình mà trong việc thắng vượt và ra khỏi chính mình. Nơi Đức Kitô cũng thế, khi ra khỏi chính mình, con người tìm thấy chính mình nơi Thiên Chúa, trong Con của Thiên Chúa. Và Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Không cần phải làm cho con người què quặt đi để giải thích sự Nhập Thể; chỉ cần hiểu rằng cái năng động của bản thể con người hiện thực khi ra khỏi chính mình; chỉ trong Thiên Chúa chúng ta mới tìm thấy chính mình, tìm thấy sự toàn vẹn đầy đủ của mình. Như thế không phải con người đóng kín trong chính mình là con người toàn vẹn, mà là con người rộng mở chính mình, ra khỏi chính mình, trở thành toàn vẹn và tìm thấy chính mình nơi Con Thiên Chúa, tìm thấy nhân tính đích thật của mình.
Đây không phải là lý thuyết, mà là sự thật hiện thực trong cuộc đời cụ thể của Đức Giêsu, đặc biệt trong thảm cảnh của vườn Giệtsêmani. Trong thảm cảnh hấp hối của Đức Giêsu, hấp hối của cái chết, của sự đối chọi giữa ý chí con người không muốn chết và ý chí của Thiên Chúa tự hiến cho cái chết, hiện thực thảm cảnh nhân loại, thảm cảnh ơn cứu độ của chúng ta. Adam (là chính chúng ta) nghĩ rằng tiếng ”không” là tuyệt đỉnh của sự tự do. Chỉ những ai nói ”không” mới thực sự tự do, và để thực hiện sự tư do của mình con người phải nói ”không” với Thiên Chúa. Chỉ như thế con người mới là chính mình và đạt tuyệt đỉnh sự tự do. Khuynh hướng này nhân tính của Đức Kitô cũng mang trong chính nó, nhưng đã vượt thắng nó, vì Đức Giêsu thấy rằng tuyệt đỉnh sự tự do là tiếng ”có”, là sự phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Chỉ trong tiếng ”có” con người mới thực sự trở thành chính mình. Chỉ trong sự rộng mở của tiếng ”có”, trong sự hiệp nhất ý muốn của mình với ý muốn của Thiên Chúa, con người mới trở thành rộng mở một cách vô biên, trở thành ”thiên linh”. Ađam đã muốn giống như Thiên Chúa, nghĩa là hoàn toàn tự do. Nhưng chỉ khi biết ra khỏi chính mình và nói ”có”, con người mới trờ thành tự do. Và đó là thảm cảnh của vườn Giệtsemani: không theo ý Con mà theo ý Cha. Khi di chuyển ý của con người vào trong ý của Thiên Chúa, thì nảy sinh ra con người mới đích thật, và như thế chúng ta được cứu rỗi. Đó là nền tảng điều giáo phụ Massimo muốn nói. Nó liên quan tới toàn con người và toàn cuộc sống chúng ta.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: chính vì bênh vực quan điểm này nên thánh Massimo gặp khó khăn bên Phi châu. Năm 649 người được gọi về Roam tham dự Công Đồng Chung Laterano, do Đức Giáo Hoàng Martino I triệu tập nhằm bảo vệ hai ý chí nơi con người Đức Kitô, chống lại sắc lệnh của hoàng đế cấm thảo luận về vấn đề này để duy trì hòa bình trong đế quốc. Đức Giáo Hoàng Martino I phải trả giá mắc mỏ cho sự can đảm của ngài. Tuy đau yếu ngài bị bắt và bị dẫn độ qua Constantinopoli rồi bị đưa ra tòa và bị kết án tử hình, sau đó được đổi thành án lưu đầy bên Crimea, và ngài qua đời ngày 16 tháng 9 năm 655 sau hai năm bị hạ nhục và khổ ải.
Ít lâu sau vào năm 662 tới lượt giáo phụ Massimo. Giáo phụ cũng chống lại hoàng đế và lập đi lập lại: ”Không thể khẳng định nơi Chúa Kitô chỉ có một ý chí” (x. PG 91, cc.268-269). Cùng với hai môn đệ có cùng tên là Atanasio, giáo phụ Massimo bị xử án mặc dù đã qúa 80 tuổi. Tòa án của hoàng đế kết án người rối đạo và bị cắt lưỡi và chặt cụt tay phải, là hai cơ phận hiện thực lời giảng dậy và các tác phẩm, mà giáo phụ dùng để chống lại giáo lý sai lầm về ý chí duy nhất của Chúa Kitô. Giáo phụ bị đầy sang Colchide trên Biển Đen, và qua đời tại đây ngày 13 tháng 8 năm 662, thọ 82 tuổi.
Trong các tác phẩm của giáo phụ Massimo có ”Cuộc thảo luận với Pirro”, nguyên Thượng Phụ Constantinopoli, và giáo phụ thành công trong việc thuyết phục vị này về các sai lầm của mình. Ngoài ra còn có hàng chục tác phẩm quan trọng, trong đó có tác phẩm Mistagoghía, là một trong các bút tích có ý nghĩa nhất của thánh Massimo, tổng kết các tư tưởng thần học của người.
Tư tưởng của thánh Massimo không chỉ là tư tưởng thần học chuyên biệt khép kín, nhưng luôn rộng mở cho thực tại cụ thể của thế giới và ơn cứu độ. Thiên Chúa đã giao phó cho con người, được tao dựng nên giống hình ảnh Ngài, sứ mệnh hiệp nhất vũ trụ. Giống như Chúa Kitô đã hiệp nhất con người với chính Ngài, nơi con người Đấng Tạo Hóa đã hiệp nhất vũ trụ. Thần học gia Urs von Balthasar đã định nghĩa tư tưởng của giáo phụ Massimo là ”phụng vụ vũ trụ”, có trung tâm là Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của thế giới. Sự hữu hiệu của hành động cứu rỗi của Ngài, Đấng đã hiệp nhất vũ trụ, được bảo đảm bởi sự kiện là Thiên Chúa trong tất cả Ngài cũng là người toàn vẹn, kể cả năng lực và ý chí con người.
Noi gương thánh Massimo can đảm làm chứng cho thực tại toàn vẹn của Chúa Kitô, chúng ta cũng phải sống kết hiệp với Thiên Chúa, để hiệp nhất với chính chúng ta và vũ trụ, bằng cách trao ban cho chính vũ trụ và nhân loại hình thể đúng đắn. Tiếng ”vâng” đại đồng của Chúa Kitô cũng cho chúng ta thấy việc gắn liền với các gía trị khác như sự khoan nhượng, tự do và đối thoại. Nhưng khoan nhượng mà không biết phân biệt thiện ác, thì sẽ trở thành hỗn loạn và tự hủy. Sự tự do mà không biết tôn trọng sự tự do của người khác và tìm ra chiều kích chung, thì sẽ trở thành vô chính phủ và phá hủy quyền bính. Đối thoại mà không biết phải đối thoại cái gì, thì chỉ là bép xép trống rỗng. Tất cả các gía trị này đều nền tảng và lớn lao, nhưng chỉ có thể là các giá trị đích thực, nếu có điểm quy chiếu kết hiệp và trao ban cho chúng tinh chất đích thực. Điểm quy chiếu này là tổng kết giữa Thiên Chúa và vũ trụ, là gương mặt của Chúa Kitô, nơi chúng ta học hiểu được sự thật về chính minh và đặt để mọi giá trị khác, như giáo phụ Massimo đã chứng minh cho thấy.
Sau khi chào các nhóm hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sáng thứ tư 25-6-2008 đã có gần 20 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô. Trong các đoàn hành hương cũng có một nhóm tín hữu Việt Nam thuộc giáo xứ La Vang, Houston Hoa Kỳ.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy gương mặt của thánh Massimo, đan sĩ tuyên tín và là một trong các giáo phụ lớn của Giáo Hôi Đông Phương thời sau này. Đức Thánh Cha nói về tiểu sử của thánh Massimo như sau:
Massimo sinh tại Palestina, quê hương của Chúa vào khoảng năm 580. Ngay từ ngày còn bé người đã được hướng dẫn vào cuộc sống đan tu và học Kinh Thánh, qua cả các tác phẩm của giáo phụ Origene, là vị thầy lớn vào thế kỷ thứ III đã quy định truyền thống chú giải của trường phái Alessandria.
Từ Giêrusalem Massimo chuyển sang Constantinopoli, nhưng vì các cuộc xâm lăng của quân rợ nên lại trốn sang Phi châu. Tại đây người nổi tiếng can đảm bảo vệ giáo lý chính truyền, không chấp nhận giảm thiểu nhân tính của Chúa Kitô. Thời đó có giáo thuyết cho rằng Chúa Kitô chỉ có một ý chí là ý chí của Thiên Chúa, mà không có ý chí con người. Nhưng như thế là phá hủy mầu nhiệm cứu rỗi, vì một nhân tính không có ý chí, một con người không có ý chí thì không phải là một người thật, mà là một người què quặt. Và như thế con người Giêsu Kitô đã không phải là một con người thật, và không sống thảm cảnh làm người. Giáo phụ Massimo mạnh mẽ khẳng định rằng Kinh Thánh không cho thấy một con người qùe quặt, không có ý chí, mà cho thấy một con người thật toàn vẹn: Thiên Chúa, nơi Đức Giêsu Kitô, đã thực sự chấp nhận sự toàn vẹn của con người, ngoại trừ tội lỗi, và như thế cũng có một ý chí con người. Điều này thật rõ ràng: hoặc Đức Kitô là người, hoặc không là người. Nếu là người, thì cũng có một ý chí.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: nhưng như vậy có người sẽ nêu lên vấn nạn của một loại nhị nguyên: làm thế nào để duy trì sự toàn vẹn của bản thể là người và sự hiệp nhất hai bản tính nơi con người của Đức Kitô? Giáo phụ Massimo chứng minh cho thấy con người tìm thấy sự hiệp nhất và sự toàn vẹn của nó không phải trong chính mình mà trong việc thắng vượt và ra khỏi chính mình. Nơi Đức Kitô cũng thế, khi ra khỏi chính mình, con người tìm thấy chính mình nơi Thiên Chúa, trong Con của Thiên Chúa. Và Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Không cần phải làm cho con người què quặt đi để giải thích sự Nhập Thể; chỉ cần hiểu rằng cái năng động của bản thể con người hiện thực khi ra khỏi chính mình; chỉ trong Thiên Chúa chúng ta mới tìm thấy chính mình, tìm thấy sự toàn vẹn đầy đủ của mình. Như thế không phải con người đóng kín trong chính mình là con người toàn vẹn, mà là con người rộng mở chính mình, ra khỏi chính mình, trở thành toàn vẹn và tìm thấy chính mình nơi Con Thiên Chúa, tìm thấy nhân tính đích thật của mình.
Đây không phải là lý thuyết, mà là sự thật hiện thực trong cuộc đời cụ thể của Đức Giêsu, đặc biệt trong thảm cảnh của vườn Giệtsêmani. Trong thảm cảnh hấp hối của Đức Giêsu, hấp hối của cái chết, của sự đối chọi giữa ý chí con người không muốn chết và ý chí của Thiên Chúa tự hiến cho cái chết, hiện thực thảm cảnh nhân loại, thảm cảnh ơn cứu độ của chúng ta. Adam (là chính chúng ta) nghĩ rằng tiếng ”không” là tuyệt đỉnh của sự tự do. Chỉ những ai nói ”không” mới thực sự tự do, và để thực hiện sự tư do của mình con người phải nói ”không” với Thiên Chúa. Chỉ như thế con người mới là chính mình và đạt tuyệt đỉnh sự tự do. Khuynh hướng này nhân tính của Đức Kitô cũng mang trong chính nó, nhưng đã vượt thắng nó, vì Đức Giêsu thấy rằng tuyệt đỉnh sự tự do là tiếng ”có”, là sự phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Chỉ trong tiếng ”có” con người mới thực sự trở thành chính mình. Chỉ trong sự rộng mở của tiếng ”có”, trong sự hiệp nhất ý muốn của mình với ý muốn của Thiên Chúa, con người mới trở thành rộng mở một cách vô biên, trở thành ”thiên linh”. Ađam đã muốn giống như Thiên Chúa, nghĩa là hoàn toàn tự do. Nhưng chỉ khi biết ra khỏi chính mình và nói ”có”, con người mới trờ thành tự do. Và đó là thảm cảnh của vườn Giệtsemani: không theo ý Con mà theo ý Cha. Khi di chuyển ý của con người vào trong ý của Thiên Chúa, thì nảy sinh ra con người mới đích thật, và như thế chúng ta được cứu rỗi. Đó là nền tảng điều giáo phụ Massimo muốn nói. Nó liên quan tới toàn con người và toàn cuộc sống chúng ta.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: chính vì bênh vực quan điểm này nên thánh Massimo gặp khó khăn bên Phi châu. Năm 649 người được gọi về Roam tham dự Công Đồng Chung Laterano, do Đức Giáo Hoàng Martino I triệu tập nhằm bảo vệ hai ý chí nơi con người Đức Kitô, chống lại sắc lệnh của hoàng đế cấm thảo luận về vấn đề này để duy trì hòa bình trong đế quốc. Đức Giáo Hoàng Martino I phải trả giá mắc mỏ cho sự can đảm của ngài. Tuy đau yếu ngài bị bắt và bị dẫn độ qua Constantinopoli rồi bị đưa ra tòa và bị kết án tử hình, sau đó được đổi thành án lưu đầy bên Crimea, và ngài qua đời ngày 16 tháng 9 năm 655 sau hai năm bị hạ nhục và khổ ải.
Ít lâu sau vào năm 662 tới lượt giáo phụ Massimo. Giáo phụ cũng chống lại hoàng đế và lập đi lập lại: ”Không thể khẳng định nơi Chúa Kitô chỉ có một ý chí” (x. PG 91, cc.268-269). Cùng với hai môn đệ có cùng tên là Atanasio, giáo phụ Massimo bị xử án mặc dù đã qúa 80 tuổi. Tòa án của hoàng đế kết án người rối đạo và bị cắt lưỡi và chặt cụt tay phải, là hai cơ phận hiện thực lời giảng dậy và các tác phẩm, mà giáo phụ dùng để chống lại giáo lý sai lầm về ý chí duy nhất của Chúa Kitô. Giáo phụ bị đầy sang Colchide trên Biển Đen, và qua đời tại đây ngày 13 tháng 8 năm 662, thọ 82 tuổi.
Trong các tác phẩm của giáo phụ Massimo có ”Cuộc thảo luận với Pirro”, nguyên Thượng Phụ Constantinopoli, và giáo phụ thành công trong việc thuyết phục vị này về các sai lầm của mình. Ngoài ra còn có hàng chục tác phẩm quan trọng, trong đó có tác phẩm Mistagoghía, là một trong các bút tích có ý nghĩa nhất của thánh Massimo, tổng kết các tư tưởng thần học của người.
Tư tưởng của thánh Massimo không chỉ là tư tưởng thần học chuyên biệt khép kín, nhưng luôn rộng mở cho thực tại cụ thể của thế giới và ơn cứu độ. Thiên Chúa đã giao phó cho con người, được tao dựng nên giống hình ảnh Ngài, sứ mệnh hiệp nhất vũ trụ. Giống như Chúa Kitô đã hiệp nhất con người với chính Ngài, nơi con người Đấng Tạo Hóa đã hiệp nhất vũ trụ. Thần học gia Urs von Balthasar đã định nghĩa tư tưởng của giáo phụ Massimo là ”phụng vụ vũ trụ”, có trung tâm là Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của thế giới. Sự hữu hiệu của hành động cứu rỗi của Ngài, Đấng đã hiệp nhất vũ trụ, được bảo đảm bởi sự kiện là Thiên Chúa trong tất cả Ngài cũng là người toàn vẹn, kể cả năng lực và ý chí con người.
Noi gương thánh Massimo can đảm làm chứng cho thực tại toàn vẹn của Chúa Kitô, chúng ta cũng phải sống kết hiệp với Thiên Chúa, để hiệp nhất với chính chúng ta và vũ trụ, bằng cách trao ban cho chính vũ trụ và nhân loại hình thể đúng đắn. Tiếng ”vâng” đại đồng của Chúa Kitô cũng cho chúng ta thấy việc gắn liền với các gía trị khác như sự khoan nhượng, tự do và đối thoại. Nhưng khoan nhượng mà không biết phân biệt thiện ác, thì sẽ trở thành hỗn loạn và tự hủy. Sự tự do mà không biết tôn trọng sự tự do của người khác và tìm ra chiều kích chung, thì sẽ trở thành vô chính phủ và phá hủy quyền bính. Đối thoại mà không biết phải đối thoại cái gì, thì chỉ là bép xép trống rỗng. Tất cả các gía trị này đều nền tảng và lớn lao, nhưng chỉ có thể là các giá trị đích thực, nếu có điểm quy chiếu kết hiệp và trao ban cho chúng tinh chất đích thực. Điểm quy chiếu này là tổng kết giữa Thiên Chúa và vũ trụ, là gương mặt của Chúa Kitô, nơi chúng ta học hiểu được sự thật về chính minh và đặt để mọi giá trị khác, như giáo phụ Massimo đã chứng minh cho thấy.
Sau khi chào các nhóm hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.