THIÊN CHÚA MUỐN LÒNG NHÂN TỪ, CHỨ KHÔNG PHẢI LỄ HY SINH
Chú giải Tin Mừng Chúa Nhật X Mùa Thường Niên của Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap
RÔMA, ngày 6 tháng 6, năm 2008 (Zenit.org). – Có một điều gì cảm động về Tin Mừng hôm nay. Thánh Matthêu đã chẳng kể cho chúng ta điều Chúa Giêsu đã nói hay việc Người đã làm một ngày kia cho một ai đó, nhưng điều Chúa Giêsu đã nói và đã làm cho chính cá nhân ngài.
Đây là một câu tự thuật, câu chuyện về cuộc gặp gỡ Đức Kitô, là cuộc gặp gỡ đã thay đổi đời ngài. “Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Người phán bảo ông: ‘Hãy theo Ta.’ Ông ấy đứng dậy đi theo Người” (Matthêu 9:9).
Nhưng cảnh này không được tường thuật ở các sách Tin Mừng khác vì tầm quan trọng riêng của nó đối với Thánh Matthêu. Điều thích thú trong đoạn này liên quan đến việc xảy ra sau giây phút được gọi. Thánh Matthêu muốn đãi “một tiệc ở nhà mình” để từ biệt các đồng nghiệp, là “những người thu thuế và tội lỗi.” Phản ứng tiêu cực của những người Biệt Phái là điều đương nhiên. Chúa Giêsu trả lời họ: “Những người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, nhưng người ốm cần. Các ông hãy đi học xem lời này có ý nghĩa gì: 'Ta muốn lòng nhân từ, chớ không phải là hy lễ'” (Matthêu 9:12-13).
Câu mà Chúa Giêsu trích từ ngôn sứ Hôsêa có nghĩa gì? Phải chăng nó có nghĩa là tất cả hy lễ và hãm mình đều vô dụng và chúng ta chỉ cần yêu là tất cả mọi sự đều được chỉnh đốn không? Từ câu này có một số người sẽ kết luận rằng chúng ta phải loại đi toàn thể thái độ khổ hạnh của Kitô giáo như tàng tích của não trạng nghiêm khắc hay Manichê mà ngày nay chúng ta phải bỏ lại đằng sau lưng.
Trước hết cần phải ghi nhận sự thay đổi sâu xa trong viễn cảnh của câu này từ ngôn sứ Hôsêa đến Chúa Giêsu. Trong Hôsêa, các lời này nói về loài người, về điều mà Thiên Chúa muốn từ con người. Thiên Chúa muốn lòng yêu mến và nhận thức của con người, chứ không phải những hy lễ bề ngoài và loài vật làm của lễ toàn thiêu.
Khi được Chúa Giêsu nói, những lời này lại nói về Thiên Chúa. Tình yêu mà Người đề cập đến không phải là tình yêu mà Thiên Chúa mong muốn ở nhân loại, mà tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. “Ta muốn lòng nhân từ, chứ không phải lễ hy sinh” có nghĩa là Ta muốn thương xót chứ không kết án. Là điều tương tự trong Thánh Kinh được tìm thấy ở Êdêkiel: “Ta không muốn người có tội phải chết, nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống.” Thiên Chúa không muốn “hiến tế” tạo vật của Mình, nhưng muốn cứu độ nó.
Với tiêu chuẩn này, tốt nhất là chúng ta hiểu câu nói trong Hôsêa cách rõ ràng hơn. Thiên Chúa không muốn hy sinh “bằng mọi giá,” giống như Ngài vui mừng khi thấy chúng ta đau khổ; Ngài cũng không muốn các hy sinh nhằm mục đích đặt quyền lợi và công trạng của chúng ta trước Ngài, hay là điều đó là hậu quả của một hiểu lầm về trách nhiệm. Ngược lại Ngài muốn sự hy sinh được đòi hỏi bởi tình yêu Ngài và bằng việc tuân giữ các giới luật.
Trong sách “Gương Đức Kitô” có nói “một người không sống trong tình yêu mà không có đau khổ,” và điều ấy được kinh nghiệm hằng ngày chứng thực. Không có tình yêu nào mà không có hy sinh. Theo nghĩa này, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta biến toàn thể đời sống chúng ta thành “một hy lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa.” (Rom 12:1).
Cả hy sinh và lòng nhân từ đều là những điều tốt, nhưng chúng có thể trở thành xấu nếu áp dụng sai. Chúng là những điều tốt nếu – như Đức Kitô đã làm – chúng ta chọn hy sinh chính mình và nhân từ đối với tha nhân; ngược lại, chúng trở thành những điều xấu nếu chúng ta chọn nhân từ đối với chính mình và hy sinh người khác, nghĩa là, nếu chúng ta nuông chiều mình và khó khăn với người khác, sẵn sàng để bào chữa cho mình, nhưng mau mắn kết án người khác. Về vấn đề này, chúng ta có thật sự không có gì để suy nghĩ trong cách hành xử của chúng ta không?
Chúng ta không thể kết luận bài giải thích này về ơn gọi của Thánh Matthêu mà không trừu mến nghĩ về và nhớ ơn vị thánh sử này là đấng sẽ đồng hành với chúng ta trong năm phụng vụ này. Thưa Thánh Matthêu cũng được gọi là Lêvi, chúng con cám ơn ngài. Nếu không có ngài, thì sự hiểu biết của chúng con về Đức Kitô sẽ nghèo nàn đến thế nào!
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển dịch
Chú giải Tin Mừng Chúa Nhật X Mùa Thường Niên của Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap
RÔMA, ngày 6 tháng 6, năm 2008 (Zenit.org). – Có một điều gì cảm động về Tin Mừng hôm nay. Thánh Matthêu đã chẳng kể cho chúng ta điều Chúa Giêsu đã nói hay việc Người đã làm một ngày kia cho một ai đó, nhưng điều Chúa Giêsu đã nói và đã làm cho chính cá nhân ngài.
Đây là một câu tự thuật, câu chuyện về cuộc gặp gỡ Đức Kitô, là cuộc gặp gỡ đã thay đổi đời ngài. “Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Người phán bảo ông: ‘Hãy theo Ta.’ Ông ấy đứng dậy đi theo Người” (Matthêu 9:9).
Nhưng cảnh này không được tường thuật ở các sách Tin Mừng khác vì tầm quan trọng riêng của nó đối với Thánh Matthêu. Điều thích thú trong đoạn này liên quan đến việc xảy ra sau giây phút được gọi. Thánh Matthêu muốn đãi “một tiệc ở nhà mình” để từ biệt các đồng nghiệp, là “những người thu thuế và tội lỗi.” Phản ứng tiêu cực của những người Biệt Phái là điều đương nhiên. Chúa Giêsu trả lời họ: “Những người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, nhưng người ốm cần. Các ông hãy đi học xem lời này có ý nghĩa gì: 'Ta muốn lòng nhân từ, chớ không phải là hy lễ'” (Matthêu 9:12-13).
Câu mà Chúa Giêsu trích từ ngôn sứ Hôsêa có nghĩa gì? Phải chăng nó có nghĩa là tất cả hy lễ và hãm mình đều vô dụng và chúng ta chỉ cần yêu là tất cả mọi sự đều được chỉnh đốn không? Từ câu này có một số người sẽ kết luận rằng chúng ta phải loại đi toàn thể thái độ khổ hạnh của Kitô giáo như tàng tích của não trạng nghiêm khắc hay Manichê mà ngày nay chúng ta phải bỏ lại đằng sau lưng.
Trước hết cần phải ghi nhận sự thay đổi sâu xa trong viễn cảnh của câu này từ ngôn sứ Hôsêa đến Chúa Giêsu. Trong Hôsêa, các lời này nói về loài người, về điều mà Thiên Chúa muốn từ con người. Thiên Chúa muốn lòng yêu mến và nhận thức của con người, chứ không phải những hy lễ bề ngoài và loài vật làm của lễ toàn thiêu.
Khi được Chúa Giêsu nói, những lời này lại nói về Thiên Chúa. Tình yêu mà Người đề cập đến không phải là tình yêu mà Thiên Chúa mong muốn ở nhân loại, mà tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. “Ta muốn lòng nhân từ, chứ không phải lễ hy sinh” có nghĩa là Ta muốn thương xót chứ không kết án. Là điều tương tự trong Thánh Kinh được tìm thấy ở Êdêkiel: “Ta không muốn người có tội phải chết, nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống.” Thiên Chúa không muốn “hiến tế” tạo vật của Mình, nhưng muốn cứu độ nó.
Với tiêu chuẩn này, tốt nhất là chúng ta hiểu câu nói trong Hôsêa cách rõ ràng hơn. Thiên Chúa không muốn hy sinh “bằng mọi giá,” giống như Ngài vui mừng khi thấy chúng ta đau khổ; Ngài cũng không muốn các hy sinh nhằm mục đích đặt quyền lợi và công trạng của chúng ta trước Ngài, hay là điều đó là hậu quả của một hiểu lầm về trách nhiệm. Ngược lại Ngài muốn sự hy sinh được đòi hỏi bởi tình yêu Ngài và bằng việc tuân giữ các giới luật.
Trong sách “Gương Đức Kitô” có nói “một người không sống trong tình yêu mà không có đau khổ,” và điều ấy được kinh nghiệm hằng ngày chứng thực. Không có tình yêu nào mà không có hy sinh. Theo nghĩa này, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta biến toàn thể đời sống chúng ta thành “một hy lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa.” (Rom 12:1).
Cả hy sinh và lòng nhân từ đều là những điều tốt, nhưng chúng có thể trở thành xấu nếu áp dụng sai. Chúng là những điều tốt nếu – như Đức Kitô đã làm – chúng ta chọn hy sinh chính mình và nhân từ đối với tha nhân; ngược lại, chúng trở thành những điều xấu nếu chúng ta chọn nhân từ đối với chính mình và hy sinh người khác, nghĩa là, nếu chúng ta nuông chiều mình và khó khăn với người khác, sẵn sàng để bào chữa cho mình, nhưng mau mắn kết án người khác. Về vấn đề này, chúng ta có thật sự không có gì để suy nghĩ trong cách hành xử của chúng ta không?
Chúng ta không thể kết luận bài giải thích này về ơn gọi của Thánh Matthêu mà không trừu mến nghĩ về và nhớ ơn vị thánh sử này là đấng sẽ đồng hành với chúng ta trong năm phụng vụ này. Thưa Thánh Matthêu cũng được gọi là Lêvi, chúng con cám ơn ngài. Nếu không có ngài, thì sự hiểu biết của chúng con về Đức Kitô sẽ nghèo nàn đến thế nào!
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển dịch