Chúa Nhật IV MÙA CHAY, năm C
Lc 15, 1-3.11-32
NGƯỜI CHA NHÂN TỪ
Năm thánh Lòng Thương Xót Chúa càng làm chúng ta cảm nghiệm sâu xa về dụ ngôn người Cha nhân từ. Người Cha không đi tìm con như đi tìm con chiên lạc.Nhưng lòng người Cha lúc nào cũng ngong ngóng người con út trở về. Tôn trọng sự tự do của con, người Cha vẫn luôn mong con mình trở về với mình. Dụ ngôn này gợi cho chúng ta cái thực tế của cuộc đời.Mất con, xa con, chưa thấy con, người Cha người Mẹ nào lại không nôn nóng trông chờ. Ở đây, trong dụ ngôn này, người con chưa kịp thấy Cha thì Cha đã thấy con. Sự độc đáo, kỳ diệu nằm ở chỗ này. Câu chuyện dụ ngôn hôm nay minh họa cho chúng ta về bí tích hòa giải. Chúa mời chúng ta sám hối, trở về…
Đọc Tin mừng của thánh Luca, chúng ta nhận ra một cách rõ ràng lòng nhân từ của Chúa: con chiên lạc, đồng bạc bị mất. Không quản ngại ngùng, không sợ khó khăn, nguy hiểm, người chăn chiên đã lặn lội trèo đèo, lội suối đi tìm con chiên lạc; người đàn bà, đã thắp đèn quét dọn cho đến khi tìm được đồng bạc đã mất. Thiên Chúa tình thương cũng đối xử với những tội nhân như thế. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, hạnh phúc của người Cha lớn lao thế nào khi người con út trở về. Người Cha mở tiệc linh đình để ăn mừng người con hư, người con hoang đàng trở về khiến chúng ta hiểu rõ lòng thương xót của Chúa và hiểu ý nghĩa đặc biệt của bí tích hòa giải. Người Cha tha thứ cho đứa con hư đốn với tất cả tình thương, không tính toán, không so đo. Bữa tiệc linh đình : hạ bò tơ béo và tặng ban cho đứa con út những đồ quí giá càng làm nổi bật tấm lòng cao thượng và tình thương vô biên của người Cha. Quyết định quay trở về, quyết tâm hối cải, thay đổi cuộc sống và xin Cha tha thứ những lỗi lầm của mình là mẫu mực cho chúng ta trở lại với Chúa trong bí tích hòa giải.Thực tế, trong những thế kỷ đầu, lễ tro là dịp để tội nhân xưng thú tội lỗi với Chúa qua Đức Giám Mục. Hối nhân sẽ nhận tro trên đầu, được phát áo nhặm, tội nhân sẽ được ghi vào danh sách của các hối nhân. Đức Giám Mục sẽ ra việc đền tội và tội nhân sẽ làm việc đền tội trong suốt Mùa Chay. Ngày nay, hình thức ấy không còn nữa, bí tích hòa giải sẽ giúp hối nhân quay trở về với Chúa khi họ thật lòng ăn năn sám hối và quyết tâm đổi mới, thay đổi lối sống, từ bỏ tội lỗi, tính hư, nết xấu để làm hòa với Chúa và với anh chị em của mình.
Việc người con út trở về là niềm vui thực sự. Nhưng người anh cả mới là đích nhắm của mọi người, bởi vì xem ra người con cả là người con mẫu mực, anh không ăn chơi đàng điếm, không phung phí của cải, lúc nào cũng chăm chỉ làm việc. Tuy nhiên, biến cố người em út trở về mới làm lộ bộ mặt thật của anh bởi vì anh ở nhà nhưng lòng anh lại xa Cha. Anh không thể hiểu được lòng tốt : nhân từ, chạnh thương và tha thứ của Cha. Anh cho rằng Cha nhu nhược, bất công đối với anh. Hạ con bê béo để ăn mừng em của anh đi hoang trở về. Còn anh không được Cha làm một con dê nhỏ để lai rai nhậu nhoẹt với chúng bạn. Nên, anh không thể vui với Cha và càng lại không vui với người em. Người anh đã dùng ngôn từ thật tệ “ thằng con của Cha đó …” ( Lc 15, 30 ). Một câu nói thật thiếu nhân bản, thiếu tình thương! Tại sao anh không gọi là em của con mà lại thằng con của Cha ! Thật mỉa mai, thật đau khổ. Anh không chịu vào nhà. Hóa ra, cả hai đều ở ngoài Cha, ở trong nhà mà lại như ở ngoài nhà vì cả hai anh em đều không ở trong con tim của Cha. Người em út không thấy hạnh phúc ở bên Cha, nên đã ra đi phương xa. Người con cả không cảm thấy hạnh phúc với Cha, nên không vào nhà vì thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm. Mùa chay trong năm thánh Lòng Thương Xót của Chúa, giúp chúng ta hiểu rõ : cả hai, con cả, con út đều phải sám hối, trở về, vào nhà…Tuy nhiên, muốn trở về, muốn thay đổi, đòi hỏi mỗi người đều phải can đảm, khiêm nhường, hiền lành để ngoan ngoãn trở về với Cha. Sám hối là nhìn lên Chúa để thấy con người quá khiếm khuyết, cần thay đổi để càng ngày càng hoàn thiện hơn. Sám hối là nhìn vào đổi mắt hiền từ của Chúa để có thái độ như Phêrô là ăn năn, khóc lóc và thật lòng trở về với Chúa, thay đổi cuộc sống. Thiên Chúa giầu lòng thương xót, Ngài luôn kiên nhẫn chờ đợi con người, chờ đợi mỗi người quay trở về với Ngài…
Niềm vui vì người con hư đã trở về. Trên trời, Thiên Chúa vui mừng vì một tội nhân ăn năn hối cải. Người Cha là chính Thiên Chúa đã giơ đôi tay ôm chầm lấy đứa con hoang trở về. Thiên Chúa thật sung sướng khi chúng ta sống đúng thánh ý của Ngài. Thiên Chúa giầu lòng thương xót vì tình thương lớn lao, vô biên, tuyệt mỹ của Ngài. Năm thánh Lòng Thương Xót của Chúa là cơ hội tốt giúp chúng ta nhận ra tình thương vô biên của Chúa và quyết tâm trở về với Chúa, làm mới cuộc đời.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con mau mắn chỗi dậy mỗi lần sa ngã, xin cho chúng con xác tín sâu xa tình thương vô biên của Chúa để chúng con thật tâm quay trở về với Chúa như người con hoang đàng đã nghĩ lại, và quyết tâm thay đổi, quyết tâm trở về và xin được cha tha thứ. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao cả người con cả và con thứ đều phải quay trở về ?
2.Tại sao người con thứ lại đòi Cha chia gia tài cho mình ?
3.Tại sao người con cả lại gọi em của mình là thằng con của Cha ?
4.Thái độ của người con cả thế nào ? tại sao anh lại không chịu vào nhà ?
5.Mọi sự của Cha là của con nghĩa là sao ?
Lc 15, 1-3.11-32
NGƯỜI CHA NHÂN TỪ
Năm thánh Lòng Thương Xót Chúa càng làm chúng ta cảm nghiệm sâu xa về dụ ngôn người Cha nhân từ. Người Cha không đi tìm con như đi tìm con chiên lạc.Nhưng lòng người Cha lúc nào cũng ngong ngóng người con út trở về. Tôn trọng sự tự do của con, người Cha vẫn luôn mong con mình trở về với mình. Dụ ngôn này gợi cho chúng ta cái thực tế của cuộc đời.Mất con, xa con, chưa thấy con, người Cha người Mẹ nào lại không nôn nóng trông chờ. Ở đây, trong dụ ngôn này, người con chưa kịp thấy Cha thì Cha đã thấy con. Sự độc đáo, kỳ diệu nằm ở chỗ này. Câu chuyện dụ ngôn hôm nay minh họa cho chúng ta về bí tích hòa giải. Chúa mời chúng ta sám hối, trở về…
Đọc Tin mừng của thánh Luca, chúng ta nhận ra một cách rõ ràng lòng nhân từ của Chúa: con chiên lạc, đồng bạc bị mất. Không quản ngại ngùng, không sợ khó khăn, nguy hiểm, người chăn chiên đã lặn lội trèo đèo, lội suối đi tìm con chiên lạc; người đàn bà, đã thắp đèn quét dọn cho đến khi tìm được đồng bạc đã mất. Thiên Chúa tình thương cũng đối xử với những tội nhân như thế. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, hạnh phúc của người Cha lớn lao thế nào khi người con út trở về. Người Cha mở tiệc linh đình để ăn mừng người con hư, người con hoang đàng trở về khiến chúng ta hiểu rõ lòng thương xót của Chúa và hiểu ý nghĩa đặc biệt của bí tích hòa giải. Người Cha tha thứ cho đứa con hư đốn với tất cả tình thương, không tính toán, không so đo. Bữa tiệc linh đình : hạ bò tơ béo và tặng ban cho đứa con út những đồ quí giá càng làm nổi bật tấm lòng cao thượng và tình thương vô biên của người Cha. Quyết định quay trở về, quyết tâm hối cải, thay đổi cuộc sống và xin Cha tha thứ những lỗi lầm của mình là mẫu mực cho chúng ta trở lại với Chúa trong bí tích hòa giải.Thực tế, trong những thế kỷ đầu, lễ tro là dịp để tội nhân xưng thú tội lỗi với Chúa qua Đức Giám Mục. Hối nhân sẽ nhận tro trên đầu, được phát áo nhặm, tội nhân sẽ được ghi vào danh sách của các hối nhân. Đức Giám Mục sẽ ra việc đền tội và tội nhân sẽ làm việc đền tội trong suốt Mùa Chay. Ngày nay, hình thức ấy không còn nữa, bí tích hòa giải sẽ giúp hối nhân quay trở về với Chúa khi họ thật lòng ăn năn sám hối và quyết tâm đổi mới, thay đổi lối sống, từ bỏ tội lỗi, tính hư, nết xấu để làm hòa với Chúa và với anh chị em của mình.
Việc người con út trở về là niềm vui thực sự. Nhưng người anh cả mới là đích nhắm của mọi người, bởi vì xem ra người con cả là người con mẫu mực, anh không ăn chơi đàng điếm, không phung phí của cải, lúc nào cũng chăm chỉ làm việc. Tuy nhiên, biến cố người em út trở về mới làm lộ bộ mặt thật của anh bởi vì anh ở nhà nhưng lòng anh lại xa Cha. Anh không thể hiểu được lòng tốt : nhân từ, chạnh thương và tha thứ của Cha. Anh cho rằng Cha nhu nhược, bất công đối với anh. Hạ con bê béo để ăn mừng em của anh đi hoang trở về. Còn anh không được Cha làm một con dê nhỏ để lai rai nhậu nhoẹt với chúng bạn. Nên, anh không thể vui với Cha và càng lại không vui với người em. Người anh đã dùng ngôn từ thật tệ “ thằng con của Cha đó …” ( Lc 15, 30 ). Một câu nói thật thiếu nhân bản, thiếu tình thương! Tại sao anh không gọi là em của con mà lại thằng con của Cha ! Thật mỉa mai, thật đau khổ. Anh không chịu vào nhà. Hóa ra, cả hai đều ở ngoài Cha, ở trong nhà mà lại như ở ngoài nhà vì cả hai anh em đều không ở trong con tim của Cha. Người em út không thấy hạnh phúc ở bên Cha, nên đã ra đi phương xa. Người con cả không cảm thấy hạnh phúc với Cha, nên không vào nhà vì thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm. Mùa chay trong năm thánh Lòng Thương Xót của Chúa, giúp chúng ta hiểu rõ : cả hai, con cả, con út đều phải sám hối, trở về, vào nhà…Tuy nhiên, muốn trở về, muốn thay đổi, đòi hỏi mỗi người đều phải can đảm, khiêm nhường, hiền lành để ngoan ngoãn trở về với Cha. Sám hối là nhìn lên Chúa để thấy con người quá khiếm khuyết, cần thay đổi để càng ngày càng hoàn thiện hơn. Sám hối là nhìn vào đổi mắt hiền từ của Chúa để có thái độ như Phêrô là ăn năn, khóc lóc và thật lòng trở về với Chúa, thay đổi cuộc sống. Thiên Chúa giầu lòng thương xót, Ngài luôn kiên nhẫn chờ đợi con người, chờ đợi mỗi người quay trở về với Ngài…
Niềm vui vì người con hư đã trở về. Trên trời, Thiên Chúa vui mừng vì một tội nhân ăn năn hối cải. Người Cha là chính Thiên Chúa đã giơ đôi tay ôm chầm lấy đứa con hoang trở về. Thiên Chúa thật sung sướng khi chúng ta sống đúng thánh ý của Ngài. Thiên Chúa giầu lòng thương xót vì tình thương lớn lao, vô biên, tuyệt mỹ của Ngài. Năm thánh Lòng Thương Xót của Chúa là cơ hội tốt giúp chúng ta nhận ra tình thương vô biên của Chúa và quyết tâm trở về với Chúa, làm mới cuộc đời.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con mau mắn chỗi dậy mỗi lần sa ngã, xin cho chúng con xác tín sâu xa tình thương vô biên của Chúa để chúng con thật tâm quay trở về với Chúa như người con hoang đàng đã nghĩ lại, và quyết tâm thay đổi, quyết tâm trở về và xin được cha tha thứ. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao cả người con cả và con thứ đều phải quay trở về ?
2.Tại sao người con thứ lại đòi Cha chia gia tài cho mình ?
3.Tại sao người con cả lại gọi em của mình là thằng con của Cha ?
4.Thái độ của người con cả thế nào ? tại sao anh lại không chịu vào nhà ?
5.Mọi sự của Cha là của con nghĩa là sao ?