Cha Lombardi S.J. và cuộc đối thoại tôn giáo và văn hóa
Cha Federico Lombardi, Dòng Tên, hiện là giám đốc phòng báo chí, giám đốc trung tâm truyền thanh và truyền hình của Toà Thánh. Ngày Thứ Sáu vừa qua, ngài được mời nói truyện với các nhà lãnh đạo doanh thương Công Giáo của tổng giáo phận Toronto. Nhân dịp này ngài đã đưa ra một số nhận định bản thân về vấn đề truyền thông.
Liên hệ đại kết với các Kitô hữu khác
Một trong các công việc lớn lao mà các đức giáo hoàng gần đây theo đuổi liên quan tới việc hiệp nhất và đối thoại trong thế giới ngày nay chính là công trình đại kết và mối liên hệ với các tôn giáo và các nền văn hóa khác.
Chỉ cần đơn cử trường hợp đức đương kim giáo hoàng. Kể từ bài diễn văn đầu tiên tại nhà nguyện Sistine vào buổi sáng sau ngày được bầu làm giáo hoàng, Đức Bênêđíctô XVI đã rõ ràng tuyên bố rằng đại kết, hay việc tìm kiếm hiệp nhất với các giáo phái Kitô giáo khác, là một trong các ưu tiên lớn nhất của triều đại giáo hoàng của ngài, một công trình ngài sẽ đảm nhiệm theo gót chân vị tiền nhiệm ngài.
Cuộc tông du qua Istambul, trong đó có việc ngài đến thăm đức thượng phụ Constantinople là Bartholomew, đã là dấu chỉ hiển nhiên nhất cho thấy cố gắng theo đuổi đại kết ấy. Trong tư cách trưởng ngành truyền thông, Cha Lombardi xác nhận rằng trong cuộc tông du này, Tòa Thánh đã nhận được những hợp tác tuyệt vời từ phía ngành truyền thông của toà thượng phụ Constantinople mà nhiều thành viên vốn xuất thân từ Mỹ.
Thí dụ, mọi cử hành, gồm cả cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ, đều đã được truyền đi khắp thế giới từ Centro Televisivo Vaticano (Trung Tâm Truyền Hình Vatican) với các lời bình luận sống bằng sáu ngôn ngữ. Các lời bình luận sống này chính là kết quả các cố gắng chung giữa các biên tập viên của Radio Vaticana, một số linh mục và một nhóm chuyên viên Chính Thống đến Rome từ nhiều miền khác nhau trên thế giới chỉ vì mục đích này. Các cộng đồng Chính Thống tại Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, kể cả Úc Châu, đã có thể theo dõi các biến cố trên nhờ rất nhiều hệ thống truyền hình Công Giáo khác nhau như EWTN ở Mỹ, Salt & Light Television (Truyền Hình Muối & Ánh Sáng) ở Canada v.v…Điều ấy cho thấy rõ ta đã thực sự sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để phục vụ phong trào đại kết đến thế nào.
Trong nhiều năm, Centro Televisivo Vaticano và Radio Vaticana đã thiết lập được sự hợp tác sâu sắc và liên tục với Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hiệp Nhất Kitô Giáo. Rất nhiều buổi phát hình và phát thanh đã được thực hiện để tường trình các cuộc viếng thăm Rome của các vị thượng phụ cũng như các phái bộ quan trọng đến từ Hy lạp, Lỗ Ma Ni, Bun-ga-ri v.v…và đã được cung hiến miễn phí cho các hệ thống quốc gia liên hệ của họ.
Công trình đại kết về bản chất là do Đức Giáo Hoàng và các cộng sự viên của Ngài thực hiện còn ngành truyền thông chỉ đóng góp để người ta nhìn thấy, cảm nhận và nghe biết về nó. Trong số các điển hình về tiến bộ đại kết trong thời đại ta, Cha Lombardi nhắc tới cuộc viếng thăm Rome của đức tổng giám mục toàn cõi Hy lạp là Đức Christodoulos, nay đã qua đời, và của đức tổng giám mục Cyprus. Các cuộc viếng thăm ấy hết sức có ý nghĩa vì đó là lần đầu đối với các Giáo Hội Chính Thống này. Các cuộc viếng thăm khác, như cuộc viếng thăm mới đây nhân danh Người Công Giáo Armenia của Đức Karekin II đã củng cố các mối liên hệ tốt đẹp từng được triều giáo hoàng trước thiết lập.
Một liên hệ đại kết với Giáo Hội Đông Phương hiện vẫn còn vấn đề là mối liên hệ với thượng phụ Nga. Tuy nhiên, bất chấp các khó khăn, nhiều liên hệ đang nở rộ khiến ta có thể vun đắp niềm hy vọng một ngày kia không xa, ta sẽ đạt được cuộc gặp gỡ cấp cao nhất, dù cho trong tình thế hiện nay bất cứ dự đoán nào kiểu này cũng là quá sớm. Về phương diện này, ngành truyền thông xã hội cũng có nhiều điều để đóng góp.
Một dấu chỉ nhỏ nhoi cho thấy có tiến bộ về phía Nga mà Cha Lombardi trực tiếp can dự vào là việc Nga mới đây cho phát đi một tài liệu dài một giờ nói về Đức Bênêđíctô XVI trên một đài truyền hình quốc gia của họ. Tài liệu này là một sản phẩm chung của cả Chính Thống lẫn Công Giáo trong đó có thông điệp bằng tiếng Nga do chính Đức Giáo Hoàng đọc gửi nhân dân Nga. Thông điệp này được ghi âm trước trong phòng thu của cha Lombardi dành riêng cho cơ hội này. Lẽ dĩ nhiên, một sản phẩm như thế hẳn phải là một sản phẩm “tuyệt đối đầu tiên” và không thể xuất hiện mà không được thượng phụ Moscow đồng ý. Cho nên nó được coi là một dấu chỉ tích cực.
Mối liên hệ với các hệ phái Kitô giáo phát sinh từ phong trào Thệ Phản là những biến cố và gặp gỡ nhiều ý nghĩa, dù khoảng cách về quan điểm học thuyết và giáo hội có lớn lao hơn khoảng cách với các Giáo Hội Đông Phương Không Công Giáo. Vốn tiếp xúc gần gũi với các phát triển và các vấn đề của nền Văn Hóa Tây Phương hiện đại, các hệ phái này cảm nghiệm được hơn ai khác các thách đố và ảnh hưởng của chủ nghĩa tương đối và duy cá nhân, mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô từng coi như những nguy cơ sẽ đem đến các hậu quả tiêu cực cho cả phong trào đại kết nữa.
Chỉ cần nghĩ tới thái độ khác nhau đối với các vấn đề luân lý. Đức Bênêđíctô XVI không sợ sệt khi quả quyết rằng cam kết đại kết phải được chứng thực trên căn bản các nội dung yếu tính của đức tin Kitô giáo, một đức tin, như “các biểu tượng cổ xưa” hay “các công thức đức tin” chẳng hạn, phải tạo nền cho việc hiệp nhất Kitô Giáo. Trong chiều hướng ấy, bài diễn văn rất quan trọng và rất “Ratzinger” đọc trong cuộc tông du Mỹ vừa qua, có lẽ ít người lưu ý, chính là bài diễn văn trong cuộc gặp gỡ đại kết.
Đức Giáo Hoàng nói: “Ngay trong phong trào đại kết, các Kitô hữu cũng ngần ngại không dám quả quyết vai trò học lý vì sợ rằng nó chỉ làm tệ hơn chứ không chữa lành các vết thương chia rẽ. Ấy thế nhưng, một chứng tá rõ ràng, có tính thuyết phục đối với ơn cứu rỗi do Chúa Giêsu Kitô đem lại cho chúng ta phải đặt căn bản trên quan niệm giáo huấn chuẩn mức tông truyền: một giáo huấn thực sự nhấn mạnh tới lời linh hứng của Thiên Chúa và duy trì sự sống bí tích của Kitô hữu ngày nay.”
Nếu không, ai cũng sẽ nghĩ mình có khả năng ít hay nhiều tuân theo lương tâm riêng của mình và tự chọn cho mình cộng đồng nào thoả mãn được các ý thích của mình hơn cả. Con đường đó thực ra là con đường ngược chiều của hiệp nhất: nó chỉ là con đường phân mảnh và tứ tán không cùng.
Liên hệ với các tôn giáo khác
Trong mối liên hệ với các tôn giáo khác, nhiều người đặt câu hỏi: sau tiến bộ vĩ đại của triều giáo hoàng Gioan Phaolô II (tức cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo hoàn cầu tại Assisi), liệu triều giáo hoàng mới có đi theo hướng khác, một hướng có lẽ ít cởi mở hơn đối với đối thoại chăng. Cha Lombardi không nghĩ như thế. Vì Đức Bênêđíctô XVI thực sự mong muốn có được một cuộc đối thoại chân thành, một cuộc đối thoại nhất định không chịu dấu diếm các vấn đề có thực.
Liên quan tới mối liên hệ với Do Thái Giáo, Đức Bênêđíctô XVI, ngay từ đầu, đã thực hiện những hành động có ý nghĩa, không những qua việc tiếp đón các vị khách danh tiếng, mà trên hết, qua các cuộc thăm viếng Hội Đường Do Thái tại Cologne, trại diệt chủng tại Auschwitz, đài tưởng niệm các nạn nhân Do Thái của Đức Quốc Xã tại Vienna, và mới gần đây, đại Hội Đường tại New York.
Dưới ánh sáng các hành động công khai quan trọng ấy, các tranh luận liên quan đến việc lên công thức cho một lời cầu nguyện chuyên biệt trong một hình thức cử hành đặc thù của phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh, mà hiện nay, ít người còn dùng đến, quả chỉ là ngoài lề, dù chúng có làm sống dậy một nhậy cảm vốn âm ỉ xưa nay trong tâm hồn nhiều anh chị em Do Thái Giáo, đòi ta phải luôn luôn tỉnh táo, chú ý và tỏ lòng kính trọng.
Cha Lombardi nhớ rằng sau 24 năm làm giáo hoàng của mình, Đức Gioan Phaolô II chỉ viếng thăm một hội đường Do Thái, tức Hội Đường tại Rome, trong khi Đức Bênêđíctô XVI, mới trong ngôi giáo hoàng được ba năm, đã thăm viếng hai hội đường rồi: Cho nên, thực ra Ngài đang tạo tiến bộ trên con đường đã được vị tiền nhiệm của Ngài vạch ra. Đối với các đền thờ Hồi Giáo cũng thế: Đức Gioan Phaolô II viếng thăm một đền sau 20 năm trị vì; Đức Bênêđíctô, sau một năm rưỡi trị vì, cũng đã thăm một đền.
Tất nhiên, chẳng cần nói thì ai cũng thấy mối liên hệ với Hồi Giáo đã và đang gặp nhiều gập ghềnh sau diễn văn Regensburg và các tranh luận tiếp theo bài diễn văn ấy. Không muốn nhắc lại cuộc tranh luận liên quan đến trích đoạn nổi danh của hoàng đế Byzantine, điều hiển nhiên, Đức Giáo Hoàng có ý muốn phát biểu rõ ràng ý niệm này là mọi cái nhìn có tính tôn giáo thực sự phải bác bỏ bạo lực và sử dụng lý trí khi suy tư về Thiên Chúa và mối liên hệ của chúng ta với Người; chỉ bằng cách đó, lý trí mới giữ cho mình luôn biết kính trọng Thiên Chúa và phẩm giá nhân vị. Bài diễn văn trên tạo ra nhiều câu trả lời khác nhau của Hồi Giáo đối với quan điểm của Đức Giáo Hoàng cũng như phản ứng nóng bỏng bên trong thế giới Hồi Giáo.
Quốc vương Saudi Arabia đến Rome thăm Đức Giáo Hoàng và phát biểu ý muốn hiệp nhất trên con đường hòa bình giữa các tôn giáo lớn của thế giới; gồm cả Kitô Giáo lẫn Do Thái Giáo. Phản ứng đó phải được kể là tích cực và đầy hứa hẹn trong bối cảnh vẫn còn nhiều khó khăn trong cuộc đối thoại này, một cuộc đối thoại phải biết chạm trán với các vấn đề có thật, như các vấn đề liên quan đến việc tôn trọng quyền lợi và con người cả ở phía Kitô Giáo lẫn Hồi Giáo.
Hơn 100 hiền giả Hồi Giáo thuộc các quan điểm khác nhau đã thiết lập được các chủ trương chung làm cơ sở giáp mặt với các Kitô Hữu và các người Do Thái Giáo dưới ánh sáng trách nhiệm chung để mang lại hòa bình cho nhân loại. Chắc chắn, đó là điều mới lạ đầy hứa hẹn.
Theo nhận định của Cha Lombardi, mà cũng là nhận định của giới truyền thông, nhân dịp Quốc Vương của họ viếng Rome, một đài truyền hình Saudi Arabia đã phỏng vấn Cha Lombardi rất lâu với mục đích để giáo dục công chúng Arabia hiểu biết về Vatican. Cũng đài truyền hình chính thức đó mới đây đã trở lại để phỏng vấn Cha một lần nữa để thăm dò hơn nữa các chủ đề đối thoại và hợp tác của mọi tôn giáo ngõ hầu vẽ ra được con đường tiến tới hòa bình. Đó quả là các dấu chỉ đầy hy vọng.
Trong khi đó, Đức Giáo Hoàng biết mình phải rõ ràng và cương quyết ra sao trong lập trường của Ngài. Thí dụ, nhân Lễ Vọng Phục Sinh tại Nhà Thờ Thánh Phêrô, chính Ngài đã ban bí tích rửa tội cho một nhà báo nổi tiếng của Ai Cập, ông Magdi Allam, vốn gốc Hồi Giáo. Đó quả là một hành động can đảm, một hành động khẳng định quyền tự do tôn giáo và quyền được theo Kitô Giáo.
Cho dù phải giải thích rằng cuộc rửa tội trên không có nghĩa Đức Giáo Hoàng chia sẻ mọi ý tưởng của Magdi Allam, cả các ý tưởng liên quan đến mối liên hệ với Hồi Giáo, mà một số hết sức gây tranh cãi, thì người ta vẫn không thể chối cãi rằng đó là một hành động quan trọng có tính công khai để ủng hộ quyền tự do tôn giáo của người ta. Điều ấy cho thấy rõ Đức Giáo Hoàng muốn cuộc đối thoại với Hồi Giáo được thăng tiến, nhưng không đến độ phải hy sinh các nguyên tắc yếu tính trong diễn trình này.
Đối thoại với thế giới
Cuối cùng, cần nói tới một khía cạnh quan trọng khác của đối thoại, một khía cạnh mà Giáo Hội, và cả thế giới nữa, đang theo dõi rất xát: đó là cuộc đối thoại với Trung Hoa. Qua bức “Thư Gửi Người Công Giáo Trung Hoa” của mình, Đức Thánh Cha chứng tỏ tư tưởng và lời cầu nguyện của Ngài đã hướng về Trung Hoa xiết bao suốt trong năm qua.
Trong tài liệu trên, Ngài minh nhiên tỏ ý muốn bình thường hóa các liên hệ với nhà cầm quyền Trung Hoa để đảm bảo cho Giáo Hội Trung Hoa một sinh hoạt thanh thản trong tự do, đồng thời ngỏ với Giáo Hội ấy tình bằng hữu của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và sự tận tụy của Giáo Hội đối với hòa bình và lợi ích toàn bộ của gia đình nhân loại. Mới Thứ Bẩy vừa qua, ngày 24 tháng Năm, thế giới cử hành ngày cầu nguyện cho Giáo Hội Trung Hoa được chính Đức Giáo Hoàng thiết lập qua lá thư cuả Ngài.
Cha Lombardi cho hay việc của ngài hay đúng hơn, ngài không có nhiệm vụ bàn tới ở đây các diễn biến giữa các thẩm quyền Tòa Thánh và các đại diện của Chính Phủ Trung Hoa. Nhưng ngài có thể nói đôi điều mới xẩy ra liên quan đến lãnh vực truyền thông, cho thấy các dấu chỉ tích cực và đáng khích lệ để ta hy vọng. Đó là cuộc trình diễn nhạc tại sảnh Đường Phaolô VI ở Vatican của Dàn Đại Hòa Tấu Bắc Kinh và Nhà Hát Thượng Hải.
Hiện diện có Đức Giáo Hoàng, nhiều vị thẩm quyền trong Giáo Triều Roma và nhiều nhân vật Trung Hoa, đặc biệt là Bà Deng Rong, con gái vị lãnh tụ thời danh Đặng Tiểu Bình, và nhiều đại diện chính phủ Bắc Kinh như Đại Sứ Trung Hoa tại Ý.
Người ta không quên rằng ngoài ý nghĩa văn hóa, biến cố trên còn nói lên một dấu chỉ quan trọng cho thấy mối liên hệ và tình thân hữu tốt đẹp. Dàn nhạc Trung Hoa chọn trình diễn một tác phẩm quan trọng, có tính Tây Phương và tôn giáo; tức Lễ An Táng (Requiem) của Mozart và một ca khúc Trung Hoa tuy ngắn nhưng hết sức đáng yêu và bình dân: Những Nhành Hoa Nhài.
Cho đến tận mấy năm trước đây, người ta hầu như vẫn không thể nghĩ rằng một dàn nhạc trung Hoa lại có thể trình diễn một tác phẩm Tây Phương và tôn giáo tại một điểm hội ngộ quốc tế. Đức Giáo Hoàng tham dự buổi hòa nhạc và đọc một diễn văn ngắn nhưng hết sức ý nghĩa ví nghệ thuật như con thuyền đối thoại giữa các dân tộc và các nền văn hóa, trong khi âu yếm nhớ đến mọi người Công Giáo Trung Hoa.
Tại Vatican, mọi người đều hưởng được sự hợp tác ngoại thường với tổ chức Trung Hoa này; ai cũng tỏ ta hứng khởi với sáng kiến trên và nhận thức được tầm quan trọng về lịch sử của nó. Nhờ cha Lombardi gửi đi trước được bản dịch bài diễn văn của Đức Thánh Cha, nên lần đầu tiên Ngài đã có thể trực tiếp nói truyện với rất nhiều người Trung Hoa.
Không may, thảm họa lớn do cuộc động đất ở Sichuan đã xẩy ra trong những ngày kế tiếp. Đức Giáo Hoàng công khai bầy tỏ cảm tình và nỗi buồn của Ngài, và Đại Sứ Trung Hoa tại Rome đã cho Cha Lombardi hay lời lẽ của Đức Giáo Hoàng có một tác động sâu rộng khắp quốc gia ông. Đức Giáo Hoàng không còn là người xa lạ đối với dân chúng Trung Hoa nữa, nhưng là một nhân vật vĩ đại được bao bọc bằng chú ý và kính trọng.
Đàng khác, các bước tiệm tiến của việc bình thường hóa các mối liên hệ giữa Tòa Thánh và Việt-Nam đang diễn ra và đang được Trung Hoa quan tâm theo dõi. Dự cảm chung quanh biến cố Thế Vận Hội đang khuyến khích việc mở cửa Trung Hoa cho thế giới. Dù biết rằng sau những cởi mở như thế thường có thoái hóa và thất vọng, người ta vẫn không thể chối được rằng thời điểm này đang làm mức cho nhiều dấu hiệu cụ thể của hy vọng.
Kết luận
Trong các mối liên hệ rộng lớn và đa dạng của Tòa Thánh và của Giáo Hội hoàn vũ với các giáo phái Kitô giáo khác, với các niềm tin tôn giáo khác, với các dân tộc và các nền văn hóa, cuộc đối thoại xã hội đóng một vài trò quan trọng. Cha Lombardi hết sức xúc động được góp phần vào hai cuộc xuất hiện của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trên các hệ thống truyền hình Nga và Trung Hoa.
Trong tất cả các biến cố trên, các định chế truyền thông của Tòa Thánh đóng một vai trò quan trọng, nhưng sự hợp tác bên trong Giáo Hội hoàn vũ mới là điều chủ yếu để quảng bá tín liệu và tư tưởng. Không một ai trong cộng đồng Giáo Hội hiện hữu và hành động đơn độc. Tình thân hữu và sự khích lệ của các tín hữu là chủ yếu cho sự hữu hiệu của các định chế trên.
Theo bản tin Zenit ngày 2 tháng 6 năm 2008.
Cha Federico Lombardi, Dòng Tên, hiện là giám đốc phòng báo chí, giám đốc trung tâm truyền thanh và truyền hình của Toà Thánh. Ngày Thứ Sáu vừa qua, ngài được mời nói truyện với các nhà lãnh đạo doanh thương Công Giáo của tổng giáo phận Toronto. Nhân dịp này ngài đã đưa ra một số nhận định bản thân về vấn đề truyền thông.
Liên hệ đại kết với các Kitô hữu khác
Một trong các công việc lớn lao mà các đức giáo hoàng gần đây theo đuổi liên quan tới việc hiệp nhất và đối thoại trong thế giới ngày nay chính là công trình đại kết và mối liên hệ với các tôn giáo và các nền văn hóa khác.
Chỉ cần đơn cử trường hợp đức đương kim giáo hoàng. Kể từ bài diễn văn đầu tiên tại nhà nguyện Sistine vào buổi sáng sau ngày được bầu làm giáo hoàng, Đức Bênêđíctô XVI đã rõ ràng tuyên bố rằng đại kết, hay việc tìm kiếm hiệp nhất với các giáo phái Kitô giáo khác, là một trong các ưu tiên lớn nhất của triều đại giáo hoàng của ngài, một công trình ngài sẽ đảm nhiệm theo gót chân vị tiền nhiệm ngài.
Cuộc tông du qua Istambul, trong đó có việc ngài đến thăm đức thượng phụ Constantinople là Bartholomew, đã là dấu chỉ hiển nhiên nhất cho thấy cố gắng theo đuổi đại kết ấy. Trong tư cách trưởng ngành truyền thông, Cha Lombardi xác nhận rằng trong cuộc tông du này, Tòa Thánh đã nhận được những hợp tác tuyệt vời từ phía ngành truyền thông của toà thượng phụ Constantinople mà nhiều thành viên vốn xuất thân từ Mỹ.
Thí dụ, mọi cử hành, gồm cả cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ, đều đã được truyền đi khắp thế giới từ Centro Televisivo Vaticano (Trung Tâm Truyền Hình Vatican) với các lời bình luận sống bằng sáu ngôn ngữ. Các lời bình luận sống này chính là kết quả các cố gắng chung giữa các biên tập viên của Radio Vaticana, một số linh mục và một nhóm chuyên viên Chính Thống đến Rome từ nhiều miền khác nhau trên thế giới chỉ vì mục đích này. Các cộng đồng Chính Thống tại Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, kể cả Úc Châu, đã có thể theo dõi các biến cố trên nhờ rất nhiều hệ thống truyền hình Công Giáo khác nhau như EWTN ở Mỹ, Salt & Light Television (Truyền Hình Muối & Ánh Sáng) ở Canada v.v…Điều ấy cho thấy rõ ta đã thực sự sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để phục vụ phong trào đại kết đến thế nào.
Trong nhiều năm, Centro Televisivo Vaticano và Radio Vaticana đã thiết lập được sự hợp tác sâu sắc và liên tục với Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hiệp Nhất Kitô Giáo. Rất nhiều buổi phát hình và phát thanh đã được thực hiện để tường trình các cuộc viếng thăm Rome của các vị thượng phụ cũng như các phái bộ quan trọng đến từ Hy lạp, Lỗ Ma Ni, Bun-ga-ri v.v…và đã được cung hiến miễn phí cho các hệ thống quốc gia liên hệ của họ.
Công trình đại kết về bản chất là do Đức Giáo Hoàng và các cộng sự viên của Ngài thực hiện còn ngành truyền thông chỉ đóng góp để người ta nhìn thấy, cảm nhận và nghe biết về nó. Trong số các điển hình về tiến bộ đại kết trong thời đại ta, Cha Lombardi nhắc tới cuộc viếng thăm Rome của đức tổng giám mục toàn cõi Hy lạp là Đức Christodoulos, nay đã qua đời, và của đức tổng giám mục Cyprus. Các cuộc viếng thăm ấy hết sức có ý nghĩa vì đó là lần đầu đối với các Giáo Hội Chính Thống này. Các cuộc viếng thăm khác, như cuộc viếng thăm mới đây nhân danh Người Công Giáo Armenia của Đức Karekin II đã củng cố các mối liên hệ tốt đẹp từng được triều giáo hoàng trước thiết lập.
Một liên hệ đại kết với Giáo Hội Đông Phương hiện vẫn còn vấn đề là mối liên hệ với thượng phụ Nga. Tuy nhiên, bất chấp các khó khăn, nhiều liên hệ đang nở rộ khiến ta có thể vun đắp niềm hy vọng một ngày kia không xa, ta sẽ đạt được cuộc gặp gỡ cấp cao nhất, dù cho trong tình thế hiện nay bất cứ dự đoán nào kiểu này cũng là quá sớm. Về phương diện này, ngành truyền thông xã hội cũng có nhiều điều để đóng góp.
Một dấu chỉ nhỏ nhoi cho thấy có tiến bộ về phía Nga mà Cha Lombardi trực tiếp can dự vào là việc Nga mới đây cho phát đi một tài liệu dài một giờ nói về Đức Bênêđíctô XVI trên một đài truyền hình quốc gia của họ. Tài liệu này là một sản phẩm chung của cả Chính Thống lẫn Công Giáo trong đó có thông điệp bằng tiếng Nga do chính Đức Giáo Hoàng đọc gửi nhân dân Nga. Thông điệp này được ghi âm trước trong phòng thu của cha Lombardi dành riêng cho cơ hội này. Lẽ dĩ nhiên, một sản phẩm như thế hẳn phải là một sản phẩm “tuyệt đối đầu tiên” và không thể xuất hiện mà không được thượng phụ Moscow đồng ý. Cho nên nó được coi là một dấu chỉ tích cực.
Mối liên hệ với các hệ phái Kitô giáo phát sinh từ phong trào Thệ Phản là những biến cố và gặp gỡ nhiều ý nghĩa, dù khoảng cách về quan điểm học thuyết và giáo hội có lớn lao hơn khoảng cách với các Giáo Hội Đông Phương Không Công Giáo. Vốn tiếp xúc gần gũi với các phát triển và các vấn đề của nền Văn Hóa Tây Phương hiện đại, các hệ phái này cảm nghiệm được hơn ai khác các thách đố và ảnh hưởng của chủ nghĩa tương đối và duy cá nhân, mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô từng coi như những nguy cơ sẽ đem đến các hậu quả tiêu cực cho cả phong trào đại kết nữa.
Chỉ cần nghĩ tới thái độ khác nhau đối với các vấn đề luân lý. Đức Bênêđíctô XVI không sợ sệt khi quả quyết rằng cam kết đại kết phải được chứng thực trên căn bản các nội dung yếu tính của đức tin Kitô giáo, một đức tin, như “các biểu tượng cổ xưa” hay “các công thức đức tin” chẳng hạn, phải tạo nền cho việc hiệp nhất Kitô Giáo. Trong chiều hướng ấy, bài diễn văn rất quan trọng và rất “Ratzinger” đọc trong cuộc tông du Mỹ vừa qua, có lẽ ít người lưu ý, chính là bài diễn văn trong cuộc gặp gỡ đại kết.
Đức Giáo Hoàng nói: “Ngay trong phong trào đại kết, các Kitô hữu cũng ngần ngại không dám quả quyết vai trò học lý vì sợ rằng nó chỉ làm tệ hơn chứ không chữa lành các vết thương chia rẽ. Ấy thế nhưng, một chứng tá rõ ràng, có tính thuyết phục đối với ơn cứu rỗi do Chúa Giêsu Kitô đem lại cho chúng ta phải đặt căn bản trên quan niệm giáo huấn chuẩn mức tông truyền: một giáo huấn thực sự nhấn mạnh tới lời linh hứng của Thiên Chúa và duy trì sự sống bí tích của Kitô hữu ngày nay.”
Nếu không, ai cũng sẽ nghĩ mình có khả năng ít hay nhiều tuân theo lương tâm riêng của mình và tự chọn cho mình cộng đồng nào thoả mãn được các ý thích của mình hơn cả. Con đường đó thực ra là con đường ngược chiều của hiệp nhất: nó chỉ là con đường phân mảnh và tứ tán không cùng.
Liên hệ với các tôn giáo khác
Trong mối liên hệ với các tôn giáo khác, nhiều người đặt câu hỏi: sau tiến bộ vĩ đại của triều giáo hoàng Gioan Phaolô II (tức cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo hoàn cầu tại Assisi), liệu triều giáo hoàng mới có đi theo hướng khác, một hướng có lẽ ít cởi mở hơn đối với đối thoại chăng. Cha Lombardi không nghĩ như thế. Vì Đức Bênêđíctô XVI thực sự mong muốn có được một cuộc đối thoại chân thành, một cuộc đối thoại nhất định không chịu dấu diếm các vấn đề có thực.
Liên quan tới mối liên hệ với Do Thái Giáo, Đức Bênêđíctô XVI, ngay từ đầu, đã thực hiện những hành động có ý nghĩa, không những qua việc tiếp đón các vị khách danh tiếng, mà trên hết, qua các cuộc thăm viếng Hội Đường Do Thái tại Cologne, trại diệt chủng tại Auschwitz, đài tưởng niệm các nạn nhân Do Thái của Đức Quốc Xã tại Vienna, và mới gần đây, đại Hội Đường tại New York.
Dưới ánh sáng các hành động công khai quan trọng ấy, các tranh luận liên quan đến việc lên công thức cho một lời cầu nguyện chuyên biệt trong một hình thức cử hành đặc thù của phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh, mà hiện nay, ít người còn dùng đến, quả chỉ là ngoài lề, dù chúng có làm sống dậy một nhậy cảm vốn âm ỉ xưa nay trong tâm hồn nhiều anh chị em Do Thái Giáo, đòi ta phải luôn luôn tỉnh táo, chú ý và tỏ lòng kính trọng.
Cha Lombardi nhớ rằng sau 24 năm làm giáo hoàng của mình, Đức Gioan Phaolô II chỉ viếng thăm một hội đường Do Thái, tức Hội Đường tại Rome, trong khi Đức Bênêđíctô XVI, mới trong ngôi giáo hoàng được ba năm, đã thăm viếng hai hội đường rồi: Cho nên, thực ra Ngài đang tạo tiến bộ trên con đường đã được vị tiền nhiệm của Ngài vạch ra. Đối với các đền thờ Hồi Giáo cũng thế: Đức Gioan Phaolô II viếng thăm một đền sau 20 năm trị vì; Đức Bênêđíctô, sau một năm rưỡi trị vì, cũng đã thăm một đền.
Tất nhiên, chẳng cần nói thì ai cũng thấy mối liên hệ với Hồi Giáo đã và đang gặp nhiều gập ghềnh sau diễn văn Regensburg và các tranh luận tiếp theo bài diễn văn ấy. Không muốn nhắc lại cuộc tranh luận liên quan đến trích đoạn nổi danh của hoàng đế Byzantine, điều hiển nhiên, Đức Giáo Hoàng có ý muốn phát biểu rõ ràng ý niệm này là mọi cái nhìn có tính tôn giáo thực sự phải bác bỏ bạo lực và sử dụng lý trí khi suy tư về Thiên Chúa và mối liên hệ của chúng ta với Người; chỉ bằng cách đó, lý trí mới giữ cho mình luôn biết kính trọng Thiên Chúa và phẩm giá nhân vị. Bài diễn văn trên tạo ra nhiều câu trả lời khác nhau của Hồi Giáo đối với quan điểm của Đức Giáo Hoàng cũng như phản ứng nóng bỏng bên trong thế giới Hồi Giáo.
Quốc vương Saudi Arabia đến Rome thăm Đức Giáo Hoàng và phát biểu ý muốn hiệp nhất trên con đường hòa bình giữa các tôn giáo lớn của thế giới; gồm cả Kitô Giáo lẫn Do Thái Giáo. Phản ứng đó phải được kể là tích cực và đầy hứa hẹn trong bối cảnh vẫn còn nhiều khó khăn trong cuộc đối thoại này, một cuộc đối thoại phải biết chạm trán với các vấn đề có thật, như các vấn đề liên quan đến việc tôn trọng quyền lợi và con người cả ở phía Kitô Giáo lẫn Hồi Giáo.
Hơn 100 hiền giả Hồi Giáo thuộc các quan điểm khác nhau đã thiết lập được các chủ trương chung làm cơ sở giáp mặt với các Kitô Hữu và các người Do Thái Giáo dưới ánh sáng trách nhiệm chung để mang lại hòa bình cho nhân loại. Chắc chắn, đó là điều mới lạ đầy hứa hẹn.
Theo nhận định của Cha Lombardi, mà cũng là nhận định của giới truyền thông, nhân dịp Quốc Vương của họ viếng Rome, một đài truyền hình Saudi Arabia đã phỏng vấn Cha Lombardi rất lâu với mục đích để giáo dục công chúng Arabia hiểu biết về Vatican. Cũng đài truyền hình chính thức đó mới đây đã trở lại để phỏng vấn Cha một lần nữa để thăm dò hơn nữa các chủ đề đối thoại và hợp tác của mọi tôn giáo ngõ hầu vẽ ra được con đường tiến tới hòa bình. Đó quả là các dấu chỉ đầy hy vọng.
Trong khi đó, Đức Giáo Hoàng biết mình phải rõ ràng và cương quyết ra sao trong lập trường của Ngài. Thí dụ, nhân Lễ Vọng Phục Sinh tại Nhà Thờ Thánh Phêrô, chính Ngài đã ban bí tích rửa tội cho một nhà báo nổi tiếng của Ai Cập, ông Magdi Allam, vốn gốc Hồi Giáo. Đó quả là một hành động can đảm, một hành động khẳng định quyền tự do tôn giáo và quyền được theo Kitô Giáo.
Cho dù phải giải thích rằng cuộc rửa tội trên không có nghĩa Đức Giáo Hoàng chia sẻ mọi ý tưởng của Magdi Allam, cả các ý tưởng liên quan đến mối liên hệ với Hồi Giáo, mà một số hết sức gây tranh cãi, thì người ta vẫn không thể chối cãi rằng đó là một hành động quan trọng có tính công khai để ủng hộ quyền tự do tôn giáo của người ta. Điều ấy cho thấy rõ Đức Giáo Hoàng muốn cuộc đối thoại với Hồi Giáo được thăng tiến, nhưng không đến độ phải hy sinh các nguyên tắc yếu tính trong diễn trình này.
Đối thoại với thế giới
Cuối cùng, cần nói tới một khía cạnh quan trọng khác của đối thoại, một khía cạnh mà Giáo Hội, và cả thế giới nữa, đang theo dõi rất xát: đó là cuộc đối thoại với Trung Hoa. Qua bức “Thư Gửi Người Công Giáo Trung Hoa” của mình, Đức Thánh Cha chứng tỏ tư tưởng và lời cầu nguyện của Ngài đã hướng về Trung Hoa xiết bao suốt trong năm qua.
Trong tài liệu trên, Ngài minh nhiên tỏ ý muốn bình thường hóa các liên hệ với nhà cầm quyền Trung Hoa để đảm bảo cho Giáo Hội Trung Hoa một sinh hoạt thanh thản trong tự do, đồng thời ngỏ với Giáo Hội ấy tình bằng hữu của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và sự tận tụy của Giáo Hội đối với hòa bình và lợi ích toàn bộ của gia đình nhân loại. Mới Thứ Bẩy vừa qua, ngày 24 tháng Năm, thế giới cử hành ngày cầu nguyện cho Giáo Hội Trung Hoa được chính Đức Giáo Hoàng thiết lập qua lá thư cuả Ngài.
Cha Lombardi cho hay việc của ngài hay đúng hơn, ngài không có nhiệm vụ bàn tới ở đây các diễn biến giữa các thẩm quyền Tòa Thánh và các đại diện của Chính Phủ Trung Hoa. Nhưng ngài có thể nói đôi điều mới xẩy ra liên quan đến lãnh vực truyền thông, cho thấy các dấu chỉ tích cực và đáng khích lệ để ta hy vọng. Đó là cuộc trình diễn nhạc tại sảnh Đường Phaolô VI ở Vatican của Dàn Đại Hòa Tấu Bắc Kinh và Nhà Hát Thượng Hải.
Hiện diện có Đức Giáo Hoàng, nhiều vị thẩm quyền trong Giáo Triều Roma và nhiều nhân vật Trung Hoa, đặc biệt là Bà Deng Rong, con gái vị lãnh tụ thời danh Đặng Tiểu Bình, và nhiều đại diện chính phủ Bắc Kinh như Đại Sứ Trung Hoa tại Ý.
Người ta không quên rằng ngoài ý nghĩa văn hóa, biến cố trên còn nói lên một dấu chỉ quan trọng cho thấy mối liên hệ và tình thân hữu tốt đẹp. Dàn nhạc Trung Hoa chọn trình diễn một tác phẩm quan trọng, có tính Tây Phương và tôn giáo; tức Lễ An Táng (Requiem) của Mozart và một ca khúc Trung Hoa tuy ngắn nhưng hết sức đáng yêu và bình dân: Những Nhành Hoa Nhài.
Cho đến tận mấy năm trước đây, người ta hầu như vẫn không thể nghĩ rằng một dàn nhạc trung Hoa lại có thể trình diễn một tác phẩm Tây Phương và tôn giáo tại một điểm hội ngộ quốc tế. Đức Giáo Hoàng tham dự buổi hòa nhạc và đọc một diễn văn ngắn nhưng hết sức ý nghĩa ví nghệ thuật như con thuyền đối thoại giữa các dân tộc và các nền văn hóa, trong khi âu yếm nhớ đến mọi người Công Giáo Trung Hoa.
Tại Vatican, mọi người đều hưởng được sự hợp tác ngoại thường với tổ chức Trung Hoa này; ai cũng tỏ ta hứng khởi với sáng kiến trên và nhận thức được tầm quan trọng về lịch sử của nó. Nhờ cha Lombardi gửi đi trước được bản dịch bài diễn văn của Đức Thánh Cha, nên lần đầu tiên Ngài đã có thể trực tiếp nói truyện với rất nhiều người Trung Hoa.
Không may, thảm họa lớn do cuộc động đất ở Sichuan đã xẩy ra trong những ngày kế tiếp. Đức Giáo Hoàng công khai bầy tỏ cảm tình và nỗi buồn của Ngài, và Đại Sứ Trung Hoa tại Rome đã cho Cha Lombardi hay lời lẽ của Đức Giáo Hoàng có một tác động sâu rộng khắp quốc gia ông. Đức Giáo Hoàng không còn là người xa lạ đối với dân chúng Trung Hoa nữa, nhưng là một nhân vật vĩ đại được bao bọc bằng chú ý và kính trọng.
Đàng khác, các bước tiệm tiến của việc bình thường hóa các mối liên hệ giữa Tòa Thánh và Việt-Nam đang diễn ra và đang được Trung Hoa quan tâm theo dõi. Dự cảm chung quanh biến cố Thế Vận Hội đang khuyến khích việc mở cửa Trung Hoa cho thế giới. Dù biết rằng sau những cởi mở như thế thường có thoái hóa và thất vọng, người ta vẫn không thể chối được rằng thời điểm này đang làm mức cho nhiều dấu hiệu cụ thể của hy vọng.
Kết luận
Trong các mối liên hệ rộng lớn và đa dạng của Tòa Thánh và của Giáo Hội hoàn vũ với các giáo phái Kitô giáo khác, với các niềm tin tôn giáo khác, với các dân tộc và các nền văn hóa, cuộc đối thoại xã hội đóng một vài trò quan trọng. Cha Lombardi hết sức xúc động được góp phần vào hai cuộc xuất hiện của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trên các hệ thống truyền hình Nga và Trung Hoa.
Trong tất cả các biến cố trên, các định chế truyền thông của Tòa Thánh đóng một vai trò quan trọng, nhưng sự hợp tác bên trong Giáo Hội hoàn vũ mới là điều chủ yếu để quảng bá tín liệu và tư tưởng. Không một ai trong cộng đồng Giáo Hội hiện hữu và hành động đơn độc. Tình thân hữu và sự khích lệ của các tín hữu là chủ yếu cho sự hữu hiệu của các định chế trên.
Theo bản tin Zenit ngày 2 tháng 6 năm 2008.