Tòa Thánh Gia Nhập Vào Các Hiệp Ước Quốc Tế về Ozone
Với Ý Hướng Là Để "Hổ Trợ về Mặt Đạo Đức Luân Lý" cho Các Quốc Gia
NEW YORK (Zenit.org).- Tòa Thánh đã đóng góp tiếng nói của mình qua việc gia nhập vào các hiệp ước quốc tế có liên quan đến Ozone với mục đích nhắm đến việc bảo vệ về tầng khí quyển.
Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore - Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc - đã ký thác sự tin tưởng về việc gia nhập của Tòa Thánh vào "Hiệp Ước Vienna nhắm đến việc Bảo Vệ Tầng Khí Quyển" (Vienna Convention for the Protection of the Ozone Layer) và "Hiệp Ước Montreal về Các Chất Làm Suy Yếu Đi Tầng Ozone" (Montreal Protocol on Substances That Deplete the Ozone Layer), cũng như bốn tu chính án được thông qua tại London (1990), Copenhagen (1992), Montreal (1997) và Beijing (1999).
Trong cuộc họp báo vào ngày 9 tháng 4, Tòa Thánh cho biết rằng: "Việc tham dự của Tòa Thánh vào các Hiệp Ước kể trên là nhằm khuyến khí toàn thể cộng đồng quốc tế hãy kiên quyết trong việc cổ võ sự hợp tác đích thực giữa các lãnh vực có liên quan đến chánh trị, khoa học và kinh tế."
Tuyên bố nói thêm rằng: "Việc hợp tác như vậy có thể đạt được những kết quả quan trọng, đồng thời giáo dục cho chúng ta luôn có ý thức về việc bảo vệ những gì mà Đấng Tạo Hóa đã trao ban, cũng như là để cổ võ sự phát triển nhân loại một cách trọn vẹn hòng cùng nhau chăm sóc cho lợi ích chung trong tinh thần đoàn kết trách nhiệm không những cho thế hệ hôm nay mà còn cho cả những thế hệ về sau này nữa."
Tòa Thánh đã bày tỏ ý định của mình là để "đưa ra sự hổ trợ về mặt đạo đức và luân lý vào việc cam kết của các quốc gia, hòng điều chỉnh và kịp thời triển khai những hiệp ước đang còn tranh cãi, và sau cùng là để đạt được những mục tiêu kể trên."
Bằng cách trích dẫn lại hai thông điệp của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI vào Tháng 9/2007, Tòa Thánh kết luận, và bày tỏ "mong ước đó bằng cách nhìn nhận 'những dấu chỉ của sự phát triển kinh tế' không phải luôn lúc nào cũng có thể bảo vệ sự cân bằng phức tạp của tự nhiên được,' vì chưng những yếu tố đó sẽ làm mạnh mẽ hơn sự hợp tác như đã được đề cập ở trên, và sức mạnh của việc 'liên kết giữa con người và môi trường, vốn phải phản ánh tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta đến và gắn chặt'".
Với Ý Hướng Là Để "Hổ Trợ về Mặt Đạo Đức Luân Lý" cho Các Quốc Gia
NEW YORK (Zenit.org).- Tòa Thánh đã đóng góp tiếng nói của mình qua việc gia nhập vào các hiệp ước quốc tế có liên quan đến Ozone với mục đích nhắm đến việc bảo vệ về tầng khí quyển.
Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore - Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc - đã ký thác sự tin tưởng về việc gia nhập của Tòa Thánh vào "Hiệp Ước Vienna nhắm đến việc Bảo Vệ Tầng Khí Quyển" (Vienna Convention for the Protection of the Ozone Layer) và "Hiệp Ước Montreal về Các Chất Làm Suy Yếu Đi Tầng Ozone" (Montreal Protocol on Substances That Deplete the Ozone Layer), cũng như bốn tu chính án được thông qua tại London (1990), Copenhagen (1992), Montreal (1997) và Beijing (1999).
Trong cuộc họp báo vào ngày 9 tháng 4, Tòa Thánh cho biết rằng: "Việc tham dự của Tòa Thánh vào các Hiệp Ước kể trên là nhằm khuyến khí toàn thể cộng đồng quốc tế hãy kiên quyết trong việc cổ võ sự hợp tác đích thực giữa các lãnh vực có liên quan đến chánh trị, khoa học và kinh tế."
Tuyên bố nói thêm rằng: "Việc hợp tác như vậy có thể đạt được những kết quả quan trọng, đồng thời giáo dục cho chúng ta luôn có ý thức về việc bảo vệ những gì mà Đấng Tạo Hóa đã trao ban, cũng như là để cổ võ sự phát triển nhân loại một cách trọn vẹn hòng cùng nhau chăm sóc cho lợi ích chung trong tinh thần đoàn kết trách nhiệm không những cho thế hệ hôm nay mà còn cho cả những thế hệ về sau này nữa."
Tòa Thánh đã bày tỏ ý định của mình là để "đưa ra sự hổ trợ về mặt đạo đức và luân lý vào việc cam kết của các quốc gia, hòng điều chỉnh và kịp thời triển khai những hiệp ước đang còn tranh cãi, và sau cùng là để đạt được những mục tiêu kể trên."
Bằng cách trích dẫn lại hai thông điệp của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI vào Tháng 9/2007, Tòa Thánh kết luận, và bày tỏ "mong ước đó bằng cách nhìn nhận 'những dấu chỉ của sự phát triển kinh tế' không phải luôn lúc nào cũng có thể bảo vệ sự cân bằng phức tạp của tự nhiên được,' vì chưng những yếu tố đó sẽ làm mạnh mẽ hơn sự hợp tác như đã được đề cập ở trên, và sức mạnh của việc 'liên kết giữa con người và môi trường, vốn phải phản ánh tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta đến và gắn chặt'".