Lịch Sử Học Lý Kitô Học (2)
3. Việc Khai triển Sau cùng của Học lý trong các Thế kỷ thứ tư và thứ năm
Dưới thời cai trị của Constantine, liền ngay sau khi nhà nước công nhận Ki-tô giáo, đã bắt đầu có sự kình chống sâu sắc trong Giáo Hội về tín lý. Cho đến tận ngày nay, nó vẫn được coi như thời kỳ trong đó người ta vật lộn để giải quyết những vấn đề căn bản trong việc tìm ra một định nghĩa chính xác về quan niệm của Ki-tô giáo về Thiên Chúa và vị trí của con người Chúa Giê-su Ki-tô trong quan niệm ấy. Phần đầu cuộc vật lộn quan trọng này được mệnh danh là cuộc tranh luận Arius, trong đó vấn đề chính là vị trí của Chúa Ki-tô và sau đó của Chúa Thánh Thần trong hữu thể Thiên Chúa, dẫn đến việc hình thành tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Giai đoạn này kéo dài từ đầu đến cuối thế kỷ thứ tư. Giai đoạn thứ hai tiếp ngay sau giai đoạn đầu, và tiếp diễn trong những điểm chủ yếu cho đến tận thế kỷ thứ sáu. Vấn đề ở đây là làm sao miêu tả chính xác hơn con người Chúa Ki-tô, và mối tương quan giữa bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại trong Người. Không thể chối cãi rằng những tranh luận sâu sắc trên đã đem lại nhiều ngày tháng không đẹp chút nào mà còn ác độc nữa, nhất là vì thời gian đó tôn giáo và chính trị lại can dự vào nhau cách quá thân thiết. Chúng đã gây nên nhiều đam mê bản thân đầy bạo lực, những ghanh ghét, xuyên tạc, và độc ác nơi các nhà lãnh đạo Giáo Hội, là những người bề ngoài tỏ ra hết sức đạo hạnh. Và cứ thế, theo thiển ý, chúng đã tạo nên một trong những ký ức đau buồn nhất trong toàn bộ lịch sử học lý. Nhưng chưa hết. Các hiệu quả độc hại của chúng như còn đâm rễ trong lòng Giáo Hội đến độ không ai có thể loại bỏ được nữa. Có thể nói đó là nguyên mẫu của mọi tranh chấp về học lý trong Giáo Hội và cái tinh thần tranh chấp của những thần học gia cổ thời kia, mà phần đông, nhất là các phát ngôn viên chính, không phải là những con người đặc biệt lỗi lạc gì, nhưng cái tinh thần ấy chưa bao giờ được coi như đã chết trong Giáo Hội. Nhưng mặt khác, ta lại không thể chối từ được đặc tính cần thiết của những cuộc tranh luận này. Vì cần phải thử nghiệm một đối chất rõ rệt giữa các ưu tư của đức tin và các quan niệm dựa trên cấu trúc tư tưởng lúc bấy giờ, và việc đối chất này phải xẩy ra ở một bình diện không phải chỉ giữa các nhà triết học và thần học xuất chúng mà còn giữa quảng đại Ki-tô hữu như một toàn thể nữa. Có điều việc những công thức được thiết dựng từ đó mà ra trên thực tế chỉ là những hình thức ngôn từ, tự chúng còn đem theo nhiều vấn nạn mới hơn tình thế lúc trước, thì lại không được ai vào lúc đó nhận ra, vì thực sự đó là một ý niệm không được đại đa số tán thưởng. Và bất kể tất cả, cái tín điều đang trong diễn trình hình thành và thiết dựng trong thế kỷ thứ tư và thứ năm kia đã có khả năng hoàn thành mục đích của nó trong trách vụ lịch sử của Giáo Hội. Sự thúc đẩy dẫn đến cuộc tranh luận lớn lao này là việc phải giải quyết vấn đề tương quan của Chúa Giê-su Ki-tô với Thiên Chúa sao cho rõ ràng đầy đủ và thỏa mãn yêu cầu của mọi người. Trong diễn trình giải quyết ấy, Ki-tô Học Ngôi Lời, vì lúc ấy đã được mọi nơi nhìn nhận, nên đã được dùng như dụng cụ triết học. Như ta đã biết, tác giả của cuộc tranh luận này suy cho cùng chính là Origen.
a. Người ta không biết chắc cuộc tranh luận này đã bắt đầu lúc nào, nguyên nhân trực tiếp của nó là gì và diễn tiến lúc ban đầu của nó ra sao. Tuy nhiên, vào năm 318, tại Alexandria, Arius bị giám mục Alexander tố cáo là rối đạo do các lời phát biểu của ông về Chúa Ki-tô, sau đó ông bị giám mục này phát vạ tuyệt thông vào năm 320/321. Theo Arius, Thiên Chúa hiện hữu một mình, không ai tạo dựng và không ai sinh ra Người, hoàn toàn đơn nhất, trong khi Ngôi Lời chỉ là tạo vật đầu hết của Thiên Chúa trong thời gian, do đó không phải là thành phần hữu thể thực sự của Thiên Chúa; đương nhiên, điều này còn đúng hơn khi nói về con người Giêsu Ki-tô, đấng, trong diễn biến lịch sử sau này, sẽ kết hợp làm một với Ngôi Lời. Đối với Arius, đó là cách duy nhất bảo đảm tính đơn nhất, siêu việt và tuyệt đối khác biệt của Thiên Chúa. Chính vì thế, các luận đề của ông được phát biểu như sau: 1. ‘Ngôi Lời khác và không giống hữu thể Chúa Cha chút nào’; 2. ‘Chúa Con có khởi thủy, Thiên Chúa không có khởi thủy’; 3. ‘Đã có lúc Ngài không hiện hữu, và Ngài không hiện hữu cho đến khi bước vào hiện hữu’. Những luận điểm này cho thấy Arius thích luận suy, muốn độc lập đối với Origen. Sau khi bị vạ tuyệt thông, Arius đi lên phương Bắc, đến Palestine, Syria và Tiểu Á. Trong khi ấy, nhận ra Alexander đã hành động quá đột ngột và độc đoán, nhiều giám mục đã ủng hộ quan điểm của Arius, nhất là giám mục Eusebius thành Nicodemia. Điều này mang lại cho Arius sức mạnh và can đảm trở về Alexandria để thuyết giảng, dù bị giám mục ngăn cấm. Kết quả là cuộc diện tại Alexandria biến thành một tranh cãi sôi nổi khiến hoàng đế phải can thiệp vào. Hoàng đế nhận thức rằng trong cảnh hỗn loạn tinh thần này, Giáo Hội chỉ có giá trị và ý nghĩa đối với ông trong kế hoạch nội ngoại tái thiết đế quốc Rô Ma, nếu có được một sự thống nhất chặt chẽ thực sự. Cho nên, trước tiên ông ráng đương đầu với vấn đề bằng cách gửi một trong các giám mục đang phục vụ trong triều là Hosius thành Cordova tới Alexandria (324). Nhưng khi sứ mệnh của giám mục này không thành, hoàng đế đã cho triệu tập Công đồng chung tại Nicea vào năm 325. Chính hoàng đế đã hiện diện trong Công đồng này. Dưới thúc ép của ông, và nhất là nhờ kỹ năng chính trị của Hosius, một người thuộc phương Tây, khéo léo lèo lái dư luận đi theo hướng giải quyết của phương Tây, Công đồng đã quyết định thừa nhận quan điểm của Alexander là chính xác về tín lý, do đó kết án Arius, dù kết quả ấy không hẳn phản ảnh quan điểm của đa số giám mục phương Đông hiện diện trong Công đồng. Công đồng chấp nhận công thức tuyên xưng đức tin do giám mục Eusebius thành Xêsarê đệ trình, người đại diện cho khuynh hướng chiết trung; nhưng người ta đã thêm vào công thức ấy những mệnh đề chống lại Arius và kết cục, thì đó là bản án kết tội Arius. Chính ý hoàng đế và quan điểm phương Tây, nhất là quan niệm homoousios (una substantia – đồng bản thể), một biểu thức trước đây phương Đông không biết đến, bị Athanasius tránh né, đã đem lại sự hiệp nhất cho Giáo Hội bằng sức mạnh, và đạt được chiến thắng cho cánh hữu của trường phái Origen nơi những người chủ trương chiết trung, dù quan điểm ấy chỉ do một thiểu số chủ xướng trước đây.
Sự hiệp nhất của Giáo Hội xem ra đã được duy trì, và do đó Giáo Hội được thiết lập như Giáo Hội của quốc gia. Nhưng chẳng bao lâu sau, ai cũng hiểu đó chỉ là sự hiệp nhất bề ngoài mà thôi. Bất kể sự xuất hiện của Athanasius, người đã trở thành phát ngôn viên chính của chính Giáo Hội và trên thực tế là người đóng vai quyết định trong việc hình thành các tín lý của Giáo Hội. Ông đã từng hiện diện tại Công đồng Nicea trong tư cách phó tế của Alexander, nhưng không phải là thành viên của Công đồng. Năm 326 hoặc 328, ông kế vị Alexander. Nhờ thế ông có quyền can thiệp vào cuộc tranh luận cách chính thức và hăng hái. Dĩ nhiên ta có nhiều tư liệu chính xác hơn về thần học của ông so với Arius. Thần học ấy thực tế dựa trên các ưu tư liên quan đến việc cứu chuộc, dù việc cứu chuộc này được hiểu theo cách nhìn của tư duy Hy Lạp, rất khác với cái nhìn của Augustine và cả của thánh Phao-lô nữa. Mặc dù thế, ngược với Arius, Athanasius tiếp nối một đường lối rất khác với trường phái Origen, khước từ những suy đoán về một thứ Thiên Chúa nửa vời đầy thần thoại (mythical demi-God), do đó duy trì hai khía cạnh chủ yếu tức tính đơn nhất của Thiên Chúa và con người của Ngôi Lời. Tuy nhiên ngay các công thức của ông cũng không thỏa đáng, vì thực ra không có công thức nào có thể hoàn toàn thỏa đáng được; điều này có thể thấy qua việc chúng bỏ quên không nhắc đến chút nào các sinh hoạt của con người Giêsu, và việc quên sót này kéo dài mãi đến thời Cải Cách. Đàng khác, trong khảo luận đầu tiên về chủ đề này, ông đã không sử dụng thuật ngữ homoousios; chỉ dần dà sau đó ông mới làm quen được với ý niệm đó. Nhưng dù có sự can thiệp mạnh mẽ của ông, học lý chính giáo của Nicea cũng đã mất ảnh hưởng đáng kể trong những năm kế tiếp. Eusebius thành Nicodemia, một lãnh tụ hết sức khéo léo của những người tuy không tán thành quan điểm của Arius, nhưng vốn chống đối nền thần học cực đoan của trường phái Alexandria, đã khéo léo tái lập ảnh hưởng của mình nơi hoàng đế và đã thuyết phục được hoàng đế thấy ra rằng quyết định đưa ra tại Nicea không đại biểu cho quan điểm thống nhất của Giáo Hội. Nhưng Nicea là một Công Đồng Chung, không thể đơn giản chỉ cần đưa ra một chiếu chỉ là có thể hủy bỏ được các quyết định của nó. Tuy nhiên Eusebius đâu có chịu thua mà không biết dùng một cách thế cũng hữu hiệu chẳng kém: đó là hạ bệ những ai chấp nhận thần học chính thống của Nicea. Thế là năm 330, Eustathius bị hạ bệ, và năm 336, đến lượt Marcellus thành Ancyra. Tiếp theo, một loạt công đồng địa phương đã hạ bệ thành công được Athanasius. Ông phải biệt xứ đi phương Tây lần đầu từ năm 335 đến năm 337. Một công đồng tại Giêrusalem năm 336 đã công bố rằng quan điểm của Arius là học lý của Giáo Hội, do đó đã phục hồi Arius và các môn đệ của ông ta. Song sự khai triển theo hướng ấy đã bị ngắt quãng do cái chết của chính Arius (năm 336 tại Constantinople) và cái chết của Constantine xẩy ra chẳng bao lâu sau đó. Thế là vào cuối giai đoạn tranh chấp đầu tiên này, tình huống trở nên cực kỳ tối tăm và hỗn độn.
b. Giai đoạn thứ hai trong cuộc giằng co với Arius có thể được mô tả như một trò chơi kéo co giữa nhiều ý kiến dị biệt, dẫn đến việc thiết lập ra học lý chính thống Nicea. Giai đoạn này diễn ra phần lớn dưới thời hoàng đế bên Đông là Constantius, là người rất quan tâm dự phần vào cuộc tranh luận này. Thực thế, vị hoàng đế này đã nghiêng mạnh về phe Arius, và không để tâm chi đến Athanasius cũng như các công thức của phương Tây, nhất là từ lúc ông nhìn thấy thâm ý của Giáo Hội trong các công thức ấy muốn thoát khỏi sự thống trị của nhà nước, và khẳng định tư cách độc lập cũng như quyền kiểm soát của Giáo Hội. Nhưng chỉ đến cuối thời cai trị độc đoán của ông, ông mới cuỡng đặt được ý muốn của mình qua các giám mục trong triều. Tuy vậy, rõ ràng ngay từ đầu sự cưỡng đặt ý muốn của hoàng đế ấy chỉ tồn tại rất ngắn, dù học lý chính thống cũ đã chịu thoả hiệp khá nhiều. Công đồng lớn đầu tiên diễn ra thời Constantius, tức cái gọi là Công Đồng Phụng Hiến (Council of Dedication) họp tại Antioch năm 341, đã hoàn toàn được đặt dưới quyền kiểm soát của Eusebius thành Nicodemia, là người có quan điểm trung dung, và đã đưa ra những công thức, tuy không nhượng bộ học thuyết Arius chút nào, nhưng mục đích là ngăn chặn không cho các quan điểm chính thống được khai triển thêm, nghĩa là quay về với quan niệm tiền Nicea, nhấn mạnh đến học lý Ngôi Lời tùy thuộc.
Tuy nhiên, thành quả đầu tiên về phần Hoàng đế không thọ được bao xa. Phương Tây lại can thiệp vào, và cả hoàng đế Constans nữa, là người có quan điểm đi theo kiểu mẫu phương Tây và do đó có thiện cảm với Anathasius. Công đồng Toàn Đế quốc họp tại Sardica năm 343 cho thấy rõ Athanasius và phương Tây nói riêng đã trở thành những nhân tố mạnh mẽ, và bao lâu Constantius không phải là người cầm quyền duy nhất, thì hiển nhiên phải làm sao để Giáo Hội chịu nhất trí với ý kiến ông ta. Công đồng kết thúc với việc rút lui của các giám mục phương Đông, và hai bên phạt vạ tuyệt thông lẫn nhau. Đó là cuộc ly giáo công khai xẩy ra trong Đế Quốc và sau đó trong Giáo Hội. Công bình mà xét cho Constantius, phải ghi nhận rằng vì nguy cơ quân Ba Tư đang rình rập, ông không muốn khư khư bám lấy quan điểm của mình, nên để cứu nguy cho Đế Quốc, ông đã phải chạy đến với phương Tây. Kết quả của cố gắng hiệp nhất này là một công thức do công đồng tại Antioch tạo ra năm 344. Công thức này miêu tả Chúa Con omoios kata panta to patri (giống Chúa Cha mọi đàng), trong đó hạn từ Hy Lạp omoios (giống) đã nói lên một nhượng bộ hoàn toàn đối với phương Tây và Anathasius. Hoàng đế do đó đã cho phép Anathasius được thoát cảnh lưu đày lần thứ hai (339-346).
Trong khi đó, tình thế khó khăn mà hoàng đế từng phải đương đầu đã trở nên nhẹ nhõm. Sau khi người em mình là Constans qua đời và sau khi cuộc cách mạng quân sự của Magnentius bị lật nhào, ông không cần phải quan tâm nhiều đến phương Tây nữa, và từ nay được rảnh tay lèo lái cuộc tranh chấp về học lý theo ý của mình, với sự trợ lực của các giám mục trong triều. Công trình về Giáo Hội đầu tiên của ông là hai công đồng tại Arles năm 353 và tại Milan năm 355 với mục đích tuyên bố chống lại ý niệm homoousios (đồng bản thể) và lưu đầy các giám mục phản động và bất khoan nhượng của phương Tây (Liberius thành Rô Ma, Lucifer thành Cagliari, Eusebius thành Vercelli, Hilary thành Poitiers, và cả Hosius thành Cordova nữa). Để tránh khỏi bị lưu đầy qua phương Tây một lần nữa, Anathasius đã tự ý rút khỏi Alexandria để vào sa mạc Ai Cập ẩn dật; đó là lần lưu đầy thứ ba của ông từ năm 356 đến năm 362.
Các năm sau đó được đánh dấu bằng các công thức gọi là các công thức Sirmium; vì trong giai đoạn này, thủ phủ đế quốc phần lớn đặt tại Sirmium. Người ta đã để ra nhiều tâm huyết để tạo ra những công thức hiệp nhất, nghĩa là những công thức không cho thấy chủ nghĩa Arius quá khích nhưng cũng phải hết sức làm mờ quan điểm phương Tây và quan điểm Anathasius. Hạn từ omoios (giống) được dùng luôn luôn nhưng không áp dụng cho ousia (bản thể), và do đó mặc ai muốn hiểu thế nào cũng được. Chính vì thế, công thức thứ hai của Sirmium (327) chỉ miêu tả Chúa Con omoios to patri (giống Chúa Cha). Tuy thế nó đã không làm ai hài lòng hết. Những người triệt để theo Arius lại một lần nữa lên tiếng, qua hai đại biểu kiên cường là Aetius và Eunimius; luận chứng của họ dẫn họ đến cái cực đoan trái ngược, khi họ miêu tả Chúa Ki-tô anhomoios (không giống Chúa Cha), đến nỗi sau này người ta đặt tên cho họ là Anhomoian (phái Phi tương đồng). Phe bên kia tìm được các lãnh tụ nơi những người thuộc miền Cappadocea là những người đã có thể mang lại tiến bộ thực sự nhờ không dính líu gì đến chính trị như Athanasius. Công đồng Ancyra dưới dự lãnh đạo tinh thần của Basil Cả (358) một lần nữa đã sử dụng công thức omoios kata ten ousian (‘giống bản thể’), là công thức, đối với những người chiết trung, có mục đích tạo ra cây cầu dẫn vào học lý chính thống Tân Nicea dưới hình thức đồng thể luận (homoousianism). Tiếng tăm của Công đồng và những người thuộc miền Cappadocea lên cao đến nỗi hoàng đế phải nhất trí với họ trong công thức thứ ba của Sirmium đạt được năm 358. Công thức này gần đạt tới mức được mọi người chấp thuận. Công thức thứ tư của Sirmium năm 359 cho thấy một chiến thắng mới cho hạn từ homoios (giống) theo nghĩa thông thường, theo đó Chúa Con được miêu tả là homoios kata tas graphas (‘giống như thánh kinh dạy’), một công thức nói tất cả nhưng lại chẳng nói được gì. Sau hai công đồng chuẩn bị tại Arimanum và Seleucia, các công đồng tại Nicea và Constantinople lại có nghĩa là thần học của hoàng đế đã được cưỡng đặt một lần nữa, dựa trên hạn từ homoios. Nhưng thần học ấy chỉ kéo dài rất ngắn. Cái chết của Constantius đã kết liễu sự hiệp nhất cưỡng ép này, và giờ đây sự xích lại gần nhau giữa những người chủ trương đồng thể luận và nhóm chủ trương bản thể giống nhau trước đây có thể diễn tiến được để đưa tới học lý chính thống Tân Nicea.
Khúc quanh của giai đoạn chót này bắt đầu tại Công Đồng Alexandria (362) có sự hiện diện đích thân của Anathasius. Từ đó trở đi, nhiệm vụ tái lập sự hiệp nhất đã thực hiện được nhiều tiến bộ nhanh chóng mặc dù vẫn cò những ngắt quãng đó đây. Trách vụ đó được hoàn thành tại Công đồng Constantinople năm 381, dưới thời Hoàng đế Theodosius Cả. Công đồng này không đưa ra một tuyên xưng đức tin mới nào, chỉ canh tân lời tuyên xưng của Nicea, nhưng nó đã thay đổi cách giải thích đến độ các giám mục phương Đông cũng phải thỏa mãn. Cách giải thích tân chính thống này về yếu tính là điều Giáo Hội đã bảo tồn từ đó đến nay. Nó bác khước hình thức quá khích đồng bản thể (identity of substance), thay thế vào đó là ý niệm đơn nhất bản thể (unity of substance) hàm nghĩa giống nhau về bản thể theo nghĩa thường thức của phái đồng nhất thể (homoousianism). Học thuyết Arius bị lên án vĩnh viễn. Điều này có nghĩa là án tử của nó đã được ký, mặc dầu nó vẫn thịnh hành trong gần hai thế kỷ kế tiếp tại các vương quốc Đức. Nó chỉ hoàn toàn biến mất khi Clovis, vua người Franks trở lại đạo, và Giáo Hội Visigothic chấp nhận đức tin Công Giáo. Như thế, vào cuối giai đoạn cuộc tranh chấp của phái Arius, học lý về Chúa Thánh Thần đã được ấn định, nhờ thế tín điều Chúa Ba Ngôi đã đạt được hình thức sau cùng.
c. Đối tượng tranh luận trong thời kỳ thứ hai là một vấn đề khác cần có giải đáp, đó là vấn đề tương quan giữa thiên tính và nhân tính nơi Chúa Ki-tô. Vấn đề này đã được nêu lên trong cuộc tranh chấp Arius, nhưng chưa được giải quyết. Thế kỷ thứ tư đã đưa ra một số đường hướng tư tưởng nhằm giải quyết vấn đề ấy. Một là đường hướng của ba nhân vật nổi tiếng vùng Cappadocea là Basil, Gregory thành Nazianzen và Gregory thành Nyssa, hai là đường hướng của Apollinaris thành Laodicea. Ông sau đã mạnh mẽ khẳng định tính đơn nhất (unity) của Chúa Ki-tô bằng cách bác bỏ sự hiện hữu của phần quan trọng nhất trong nhân tính Người là nous (lý tính). Tuy bị chính thức kết án, ông vẫn đã gây nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn bộ lịch sử Ki-tô Học và cả tư tưởng chính thống của Giáo Hội tận ngày nay nữa. Các nhân vật vùng Cappadocea khẳng định hai bản tính nơi Chúa Ki-tô bằng những ngôn từ mạnh mẽ hơn và đã dùng các ý niệm cùng thâm nhập (perikhoresis - compenetration) và tan hòa (mixis) để giải thích quan điểm của mình tuy không làm người ta thực sự hiểu rõ. Những người nối nghiệp các ông đã khai triển đường hướng thứ ba, tức nền thần học tân Alexandria, do Cyril thành Alexandria đề xướng. Nền thần học này tìm lại các ý niệm của Origen, trong đó đặc điểm nhất tính luận được thấy rất rõ; nhân tính Chúa Ki-tô vẫn chưa hoàn bị. Đường hướng sau cùng là thần học của trường phái Antioch, trong đó, việc đánh giá mạnh mẽ con người nhân bản của Chúa Giê-su được coi như một sức mạnh thực sự sống động, do vì trường phái này rất quan tâm đến Thánh Kinh. Nhưng họ lại không đủ khả năng trình bày một học lý thống nhất giúp người ta hiểu được vấn đề hai bản tính, một học lý mà họ khẳng định cách rất tự tin, khiến cho sau này họ bị trách cứ là đã chủ trương có hai Chúa Con, một Chúa Con tiền hữu và một Chúa Con lịch sử. Dù thế, họ đã cứu Ki-tô Học khỏi rơi vào cái bẫy thuần suy đoán, và chính nhờ có họ mà bản tính nhân loại hoàn hảo của Chúa Ki-tô đã được công đồng Chalcedon (451) khẳng nhận một lần dứt khóat, ít nhất trên nguyên tắc.
Trong khi đó, bên phương Tây đã xuất hiện một đường hướng Ki-tô Học khác biệt. Vì ý hướng giảng hòa các quan điểm đối nghịch, Ki-tô Học này có tầm quan trọng rất lớn trong các quyết định học lý chủ yếu sau này. Bên dưới nền Ki-tô Học này, ta nhìn ra các kĩ năng của Tertullian nhằm đưa lại các công thức thỏa đáng. Nhờ ý niệm hai bản thể trong một ngôi vị duy nhất, nhân tính của Chúa Ki-tô đã được xác định một cách yên ổn, và nhờ hậu cảnh triết học khắc kỉ của Tertullian, các ý niệm đối nghịch đã được giảng hòa khiến cho nền Ki-tô Học ấy quả là một bước tiến nhẩy vọt. Nó tránh được cả nguy cơ mù mờ và do đó sự biến đổi hai bản tính, lẫn việc tước bỏ các đặc điểm yếu tính của một trong hai bản tính – thường là bản tính nhân loại. Kết quả cuộc tranh chấp Arius là đã mang phương Tây lại gần phương Đông hơn. Điều ấy có nghĩa là phương Tây đã trở nên quen thuộc với Ki-tô Học Ngôi Lời dưới hình thức Alexandria, và đặc biệt dười hình thức của Anathasius, và đã tiếp nhận các ý niệm này vào trong các công thức của mình. Điều ấy đặt phương Tây vào vị thế thượng phong đối với các nhóm đối nghịch nhau tại phương Đông, nhất là hai nhóm Apollinaris và Antioch. Cái giá phải trả đương nhiên là từ nay phương Tây sẽ phải dựa vào ý niệm Ngôi Lời để giải thích con người Chúa Ki-tô. Tuy nhiên nhờ có được các công thức khéo léo của mình, phương Tây có khả năng gây ảnh hưởng đối với các định nghĩa sau này.
Chính nền chính trị của Giáo Hội cũng như ý muốn thống trị của các toà thượng phụ hồi đó đã làm cuộc tranh chấp thực sự nổ ra. Giai đoạn nhất được tiến hành bởi Cyril, thượng phụ Alexandria và kết thúc bằng chiến thắng của ông đối với thượng phụ Constantinople là Nestorius. Nói cách khác đó là chiến thắng của Ki-tô Học nhất tính luận (monophysite) đối với chủ trương lưỡng tính luận (duophysitism) triệt để của Nestorius; đức Maria được công nhận là theotokos, đấng cưu mang Thiên Chúa. Chiến thắng đầu này sở dĩ có được cũng nhờ Giám Mục Rô Ma lúc đó là Celestine, người đã về phe với thượng phụ Alexandria vì sợ bị Constantinople cạnh tranh. Tuy nhiên, chiến thắng năm 431 chỉ là bước đầu và Công thức Tái Kết (Formulary of Reunion) của Theodoret thành Kyrrhos năm 433 chỉ kéo dài bao lâu Cyril còn đó để giải thích theo ý mình. Sau khi Cyril qua đời, giai đoạn mới bắt đầu với việc nền thần học của vị đan sĩ già Eutyches đem đến cho Ki-tô Học của trường phái Alexandria những kết luận hợp lý và triệt để, khiến cho đặc điểm nhất tính luận được mọi người thấu hiểu. Giờ đây, Rôma lại thay đổi đường hướng: dung hòa hai trường phái Eutyches và Nestorius bằng cách nói đến một Chúa Ki-tô trong hai bản tính và lần đầu tiên hai ý niệm ngôi (hypostasis) và bản tính (physis) đã được Công đồng Chalcedon phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên, ngay từ ngày khai sinh, sự phân biệt ấy đã khiến mỗi người giải thích một cách khác nhau, cho nên công thức một ngôi hai bản tính không hẳn là một công thức đơn giản.
Cuộc tranh chấp vì vậy lại tiếp tục, nhất là vì phương Đông thấy công thức ấy vẫn có tính lưỡng tính luận, chế nhạo nó như ‘một tấm hình với hai khuôn mặt’, do đó đã quay về với quan điểm nhất tính luận theo đường hướng của Cyril. Năm 482, hoàng đế Zeno đưa ra sắc chỉ Henotikon (sắc dụ Hiệp nhất) để giải quyết cuộc xung đột nhất tính dựa trên các ý tưởng của Cyril. Nhưng thực tế lại đã đưa đến cuộc ly giáo khỏi Rôma kéo dài đến năm 519. Những người chủ trương nhất tính luận luôn luôn đe doạ sự thống nhất của đế quốc Rôma, cho đến lúc lãnh thổ của họ bị mất trong thế kỷ thứ 7 trước khi người Hồi Giáo nổi lên. Chính sách của các hoàng đế kế tiếp, nhất là Justinian, vẫn là cố gắng tái lập và duy trì các tiếp xúc giữa phương Tây và phái nhất tính luận của phương Đông. Khó khăn lớn của cố gắng trên được thấy rõ trong cuộc tranh luận thần thụ nạn (theopaschites, tức vấn đề Thiên chúa có chịu nạn hay không), và cuộc tranh luận Tam Chương (Three Chapters), mà Justinian đã đưa ra qua sắc chỉ năm 543 nhằm chống lại con người và các trước tác của Theodore thành Mopsuestia, các trước tác của Theodore nhân danh Nestorius và thư của Ibas thành Edessa, một cuộc tranh luận vốn được coi như nhằm chống lại định nghĩa của công đồng Chalcedon. Tuy nhiên, trong Công đồng Constantinople năm 553, dựa vào học lý chính thống mới của Leontius thành Byzantium, một thần học gia quan trọng nhất của thế kỷ thứ sáu, Justinian đã có thể cho phép một định nghĩa mới được ban hành. Công đồng này đã giải thích câu định nghĩa của Chalcedon theo tư tưởng Cyril, và kết cục đã hạn chế mọi ý niệm của phương Tây và của trường phái Antioch, bằng cách khẳng định một tín điều Ki-tô Học theo hướng nhất tính luận như trên đã bàn.
Những gì xẩy ra sau đó phải kể là không quan trọng, như việc khẳng định hai ý chí trong Chúa Ki-tô tại Công đồng chung thứ sáu họp tại Constantinople năm 680, kết quả của cuộc Tranh luận Đơn ý luận (monothelite dispute). Việc xác định này chỉ là hậu quả đơn thuần của sự kiện có hai bản tính nơi Chúa Ki-tô, nhưng đã không thay đổi gì đối với việc gần như chối phăng cá tính nhân bản của Người. Trên thực tế, lúc đầu phương Tây có phản đối, nhưng sau cùng đã thuận theo ý muốn của Hoàng đế về học lý, nhất là kể từ lúc các Giáo Hội quan trọng vừa được thiết lập chấp nhận Công đồng năm 553, người Ăng-glô Saxông thuận theo năm 664, còn người Franks thì thuận theo năm 791, 794 và 799; và từ lúc Giáo Hội của người Franks lên án các ý niệm được rút ra từ truyền thống phương Tây có trước, trong lúc xẩy ra vụ tranh luận của phương Tây về tiếp nhận (adaptionist) với sự can dự của Elipandus thành Toledo và Felix thành Urgel. Chính tinh thần của Giáo Hội Hy Lạp, và suy cho cùng chính tinh thần của nền thần học Alexandria, đã lần lần thực hiện được một chiến thắng về học lý, bất kể ảnh hưởng do các công thức của phương Tây gây ra, là các công thức người ta vẫn chưa quên đi được, và bất kể sự kiện đó chỉ là ngôn từ của Tertullian và Augustine vốn ẩn tàng trong các công thức tuyên xưng đức tin của phương Tây, công thức Athanasius và cả công thức của công đồng Lateran nữa.
4. Việc Chấp nhận không tranh luận Tín điều Ki-tô Học tại phương Đông và tại phương Tây thời Trung Cổ
a. Đối với phương Đông, học lý Ki-tô Học, khi được khuôn định chính thức, đã cung cấp một biểu thức thoả đáng về đời sống và lòng sùng đạo của Giáo Hội hướng về tương lai. Tuy chỉ một số ít nhà thần học thấu hiểu nó, còn quảng đại quần chúng tín hữu thì không bao giờ hiểu về nó tận tường, ngày nay cũng thế thôi. Nhưng, học lý ấy quả đã được rút tỉa từ chính tinh thần của Giáo Hội Hy Lạp, một Giáo Hội không ngừng có khả năng biết nhận ra mình trong học lý ấy, và ngày qua ngày biết rút tỉa sức mạnh từ nó, dù rằng và có lẽ chính vì nó đã trở thành một mầu nhiệm không một thành viên nào hiểu được. Học lý hay tín điều Ki-tô Học, do hiệu quả của diễn trình mystagogia (huyền nhiệm hóa) đã trở nên một thứ tôn phái gây hiệu quả và ảnh hưởng lạ thường, một thứ bản thể của cứu rỗi theo nghĩa Hy Lạp. Diễn trình huyền nhiệm hóa này được tạo nên bởi bất cứ điều gì trong huyền nhiệm của tôn phái kể cả những phương tiện sơ đẳng nhất là ảnh tượng. Con người lịch sử của Chúa Giê-su Ki-tô trở nên vắng bóng kể cả các quan niệm của thánh Phao-lô về tội và ơn phúc cũng thế. Mục tiêu duy nhất của cứu độ là athanasia (bất tử), nhận đuợc nhờ diễn trình thần hóa qua Thiên Chúa Làm Người. Chỉ trong những năm gần đây, nhờ công trình của Dostoyevsky và một số người khác, Giáo Hội nước Nga mới mở đường trở lại với con người Chúa Giê-su Ki-tô và do đó với cuộc khổ nạn của Người.
b. Học lý của Hy Lạp luôn luôn là một yếu tố ngoại lai đối với phương Tây, và mãi mãi như thế. Nhưng nó đã đi vào chính trọng tâm suy tư của Ki-tô giáo phương Tây với một sức mạnh quan yếu đến nỗi không thể gỡ bỏ được nữa, kể cả lúc này; và trong tương lai, nó sẽ không bao giờ bị Giáo Hội Công Giáo Rô Ma từ bỏ, và cả các Giáo Hội Thệ Phản cũng không bao giờ hoàn toàn quên được nó. Một trong các lý do là sự kiện, như ta đã thấy, chính phương Tây đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cấu trúc chính thức cho tín điều này vào thời điểm quyết định đưa ra định thức của nó. Nhưng hiệu quả còn lớn hơn nữa là do sự thống trị của thiên tài Hy Lạp đối với thế giới tri thức, bắt đầu từ thời Alexander đệ nhất cho đến lúc thế giới cổ thời suy vong, một ảnh hưởng thấy rất rõ nơi nhà tư tưởng số một của phương Tây lúc ấy là Augustine. Tuy nhiên, cuối cùng phải nhớ rằng học lý Hy Lạp đại biểu một loạt các vấn đề và nhiều cố gắng để giải đáp chúng, và không phải ngẫu nhiên khi cố gắng đầu tiên ấy mặc hình thức này, một kết quả tất yếu phát sinh từ chính bản chất của toàn bộ vấn đề. Dù gì đi nữa, ngay từ đầu, bên phương Tây đã có một căng thẳng thấy rõ giữa học lý và lòng đạo đức thực tế. Với thời gian, sự căng thẳng này mỗi ngày một gia tăng thêm. Trước và trong thời Trung cổ, các căng thẳng này chưa trầm trọng đủ để đẩy vấn nạn Ki-tô Học lên hàng đầu. Nhưng chúng đã cho ta lý do tại sao chỉ có phương Tây mới là nơi diễn ra những khai triển trong ngoài Giáo Hội, và cuối cùng tạo ra một Ki-tô Học hoàn toàn mới hẳn.
Thánh Augustine, mà quan niệm về cứu độ dựa vào thánh Phao-lô, đã ủng hộ mạnh mẽ ý niệm chuộc tội, ngược với hy vọng đơn thuần được bất tử (aphtharsia), và nhờ thế đã bảo vệ được chủ đề căn bản của Ki-tô giáo, và phục hồi được cuộc khổ nạn cũng như thập giá Chúa Giê-su Ki-tô đưa nó trở lại vị thế quyết định trong công trình cứu chuộc. Nhờ thế, người ta đã nhấn mạnh nhiều hơn đến con người nhân bản của Chúa Giê-su cũng như đến Ngôi Lời trong học lý huyền nhiệm thần hóa. Điều này đúng trong suốt thời Trung Cổ khi truyền thống Augustine luôn luôn sống động dù đôi lúc bị hạn chế đôi chút. Cũng vì lý do này, lòng sùng đạo huyền học phát sinh tại phương Tây trong thời Trung Cổ, tiếp diễn sang thời hậu Thệ Phản và thời hiện đại của Công Giáo, chưa bao giờ trở thành một thứ huyền học thuần siêu hình và vũ trụ luận như của phương Đông, trái lại luôn duy trì được ít nhất một tiếp xúc nào đó với thực tại lịch sử. Điều này thấy rõ trong biểu thức ‘Chúa Ki-tô huyền học’ (Christ-mysticism) khá nghịch lý. Huyền học này đạt tới đỉnh cao nơi thánh Bernard thành Clairvaux, với ‘tình yêu say đắm Chúa Giê-su’. Nhưng mặc dù phong trào này đưa ra nhiều hình thức rất khác nhau, nhất là ở cao điểm của thời trung cổ, và mặc dù trường phái kinh viện đã khai triển tín điều Ki-tô Học theo nhiều hướng khác nhau, thì đó cũng chỉ là những vấn đề bên lề không gây hiệu quả gì đối với chính tín điều, và chắc một điều là đã không tạo nên một yêu cầu nào đòi phải duyệt lại nó. Thực tế ra, cùng với thời gian, lòng tôn sùng ngày một quay lưng lại Chúa Ki-tô. Mỗi lúc Người mỗi lui vào hậu trường sâu hơn; ý niệm ngột ngạt về một quan án của toàn thể vũ trụ đã khiến Người trở nên ngày một xa thẳm khiến lòng đạo bình dân không sao vươn tới được. Truyền thống Augustine không mạnh đủ để phủ lấp hố sâu ngăn cách. Đức Maria và các thánh đã trám chỗ của Người trong việc thoả mãn hoài mong cứu chuộc; thánh mẫu học đã thay thế Ki-tô Học trong giáo huấn và lòng tôn sùng thực tiễn của Giáo Hội, hệt như diễn trình mystagogia (huyền nhiệm hóa) đã thực hiện bên phương Đông. Và sự phân sẻ giữa thần học và việc sống đạo trên thực tế, một phân sẻ qua tính bí tích ngày một tách người tín hữu giáo dân không cho họ hiểu biết trực tiếp Chúa Ki-tô, đã không tự dẫn nó tới một căng thẳng đủ để có thể gây nên những khai triển Ki-tô Học mới bên trong Giáo Hội Công Giáo.
3. Việc Khai triển Sau cùng của Học lý trong các Thế kỷ thứ tư và thứ năm
Dưới thời cai trị của Constantine, liền ngay sau khi nhà nước công nhận Ki-tô giáo, đã bắt đầu có sự kình chống sâu sắc trong Giáo Hội về tín lý. Cho đến tận ngày nay, nó vẫn được coi như thời kỳ trong đó người ta vật lộn để giải quyết những vấn đề căn bản trong việc tìm ra một định nghĩa chính xác về quan niệm của Ki-tô giáo về Thiên Chúa và vị trí của con người Chúa Giê-su Ki-tô trong quan niệm ấy. Phần đầu cuộc vật lộn quan trọng này được mệnh danh là cuộc tranh luận Arius, trong đó vấn đề chính là vị trí của Chúa Ki-tô và sau đó của Chúa Thánh Thần trong hữu thể Thiên Chúa, dẫn đến việc hình thành tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Giai đoạn này kéo dài từ đầu đến cuối thế kỷ thứ tư. Giai đoạn thứ hai tiếp ngay sau giai đoạn đầu, và tiếp diễn trong những điểm chủ yếu cho đến tận thế kỷ thứ sáu. Vấn đề ở đây là làm sao miêu tả chính xác hơn con người Chúa Ki-tô, và mối tương quan giữa bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại trong Người. Không thể chối cãi rằng những tranh luận sâu sắc trên đã đem lại nhiều ngày tháng không đẹp chút nào mà còn ác độc nữa, nhất là vì thời gian đó tôn giáo và chính trị lại can dự vào nhau cách quá thân thiết. Chúng đã gây nên nhiều đam mê bản thân đầy bạo lực, những ghanh ghét, xuyên tạc, và độc ác nơi các nhà lãnh đạo Giáo Hội, là những người bề ngoài tỏ ra hết sức đạo hạnh. Và cứ thế, theo thiển ý, chúng đã tạo nên một trong những ký ức đau buồn nhất trong toàn bộ lịch sử học lý. Nhưng chưa hết. Các hiệu quả độc hại của chúng như còn đâm rễ trong lòng Giáo Hội đến độ không ai có thể loại bỏ được nữa. Có thể nói đó là nguyên mẫu của mọi tranh chấp về học lý trong Giáo Hội và cái tinh thần tranh chấp của những thần học gia cổ thời kia, mà phần đông, nhất là các phát ngôn viên chính, không phải là những con người đặc biệt lỗi lạc gì, nhưng cái tinh thần ấy chưa bao giờ được coi như đã chết trong Giáo Hội. Nhưng mặt khác, ta lại không thể chối từ được đặc tính cần thiết của những cuộc tranh luận này. Vì cần phải thử nghiệm một đối chất rõ rệt giữa các ưu tư của đức tin và các quan niệm dựa trên cấu trúc tư tưởng lúc bấy giờ, và việc đối chất này phải xẩy ra ở một bình diện không phải chỉ giữa các nhà triết học và thần học xuất chúng mà còn giữa quảng đại Ki-tô hữu như một toàn thể nữa. Có điều việc những công thức được thiết dựng từ đó mà ra trên thực tế chỉ là những hình thức ngôn từ, tự chúng còn đem theo nhiều vấn nạn mới hơn tình thế lúc trước, thì lại không được ai vào lúc đó nhận ra, vì thực sự đó là một ý niệm không được đại đa số tán thưởng. Và bất kể tất cả, cái tín điều đang trong diễn trình hình thành và thiết dựng trong thế kỷ thứ tư và thứ năm kia đã có khả năng hoàn thành mục đích của nó trong trách vụ lịch sử của Giáo Hội. Sự thúc đẩy dẫn đến cuộc tranh luận lớn lao này là việc phải giải quyết vấn đề tương quan của Chúa Giê-su Ki-tô với Thiên Chúa sao cho rõ ràng đầy đủ và thỏa mãn yêu cầu của mọi người. Trong diễn trình giải quyết ấy, Ki-tô Học Ngôi Lời, vì lúc ấy đã được mọi nơi nhìn nhận, nên đã được dùng như dụng cụ triết học. Như ta đã biết, tác giả của cuộc tranh luận này suy cho cùng chính là Origen.
a. Người ta không biết chắc cuộc tranh luận này đã bắt đầu lúc nào, nguyên nhân trực tiếp của nó là gì và diễn tiến lúc ban đầu của nó ra sao. Tuy nhiên, vào năm 318, tại Alexandria, Arius bị giám mục Alexander tố cáo là rối đạo do các lời phát biểu của ông về Chúa Ki-tô, sau đó ông bị giám mục này phát vạ tuyệt thông vào năm 320/321. Theo Arius, Thiên Chúa hiện hữu một mình, không ai tạo dựng và không ai sinh ra Người, hoàn toàn đơn nhất, trong khi Ngôi Lời chỉ là tạo vật đầu hết của Thiên Chúa trong thời gian, do đó không phải là thành phần hữu thể thực sự của Thiên Chúa; đương nhiên, điều này còn đúng hơn khi nói về con người Giêsu Ki-tô, đấng, trong diễn biến lịch sử sau này, sẽ kết hợp làm một với Ngôi Lời. Đối với Arius, đó là cách duy nhất bảo đảm tính đơn nhất, siêu việt và tuyệt đối khác biệt của Thiên Chúa. Chính vì thế, các luận đề của ông được phát biểu như sau: 1. ‘Ngôi Lời khác và không giống hữu thể Chúa Cha chút nào’; 2. ‘Chúa Con có khởi thủy, Thiên Chúa không có khởi thủy’; 3. ‘Đã có lúc Ngài không hiện hữu, và Ngài không hiện hữu cho đến khi bước vào hiện hữu’. Những luận điểm này cho thấy Arius thích luận suy, muốn độc lập đối với Origen. Sau khi bị vạ tuyệt thông, Arius đi lên phương Bắc, đến Palestine, Syria và Tiểu Á. Trong khi ấy, nhận ra Alexander đã hành động quá đột ngột và độc đoán, nhiều giám mục đã ủng hộ quan điểm của Arius, nhất là giám mục Eusebius thành Nicodemia. Điều này mang lại cho Arius sức mạnh và can đảm trở về Alexandria để thuyết giảng, dù bị giám mục ngăn cấm. Kết quả là cuộc diện tại Alexandria biến thành một tranh cãi sôi nổi khiến hoàng đế phải can thiệp vào. Hoàng đế nhận thức rằng trong cảnh hỗn loạn tinh thần này, Giáo Hội chỉ có giá trị và ý nghĩa đối với ông trong kế hoạch nội ngoại tái thiết đế quốc Rô Ma, nếu có được một sự thống nhất chặt chẽ thực sự. Cho nên, trước tiên ông ráng đương đầu với vấn đề bằng cách gửi một trong các giám mục đang phục vụ trong triều là Hosius thành Cordova tới Alexandria (324). Nhưng khi sứ mệnh của giám mục này không thành, hoàng đế đã cho triệu tập Công đồng chung tại Nicea vào năm 325. Chính hoàng đế đã hiện diện trong Công đồng này. Dưới thúc ép của ông, và nhất là nhờ kỹ năng chính trị của Hosius, một người thuộc phương Tây, khéo léo lèo lái dư luận đi theo hướng giải quyết của phương Tây, Công đồng đã quyết định thừa nhận quan điểm của Alexander là chính xác về tín lý, do đó kết án Arius, dù kết quả ấy không hẳn phản ảnh quan điểm của đa số giám mục phương Đông hiện diện trong Công đồng. Công đồng chấp nhận công thức tuyên xưng đức tin do giám mục Eusebius thành Xêsarê đệ trình, người đại diện cho khuynh hướng chiết trung; nhưng người ta đã thêm vào công thức ấy những mệnh đề chống lại Arius và kết cục, thì đó là bản án kết tội Arius. Chính ý hoàng đế và quan điểm phương Tây, nhất là quan niệm homoousios (una substantia – đồng bản thể), một biểu thức trước đây phương Đông không biết đến, bị Athanasius tránh né, đã đem lại sự hiệp nhất cho Giáo Hội bằng sức mạnh, và đạt được chiến thắng cho cánh hữu của trường phái Origen nơi những người chủ trương chiết trung, dù quan điểm ấy chỉ do một thiểu số chủ xướng trước đây.
Sự hiệp nhất của Giáo Hội xem ra đã được duy trì, và do đó Giáo Hội được thiết lập như Giáo Hội của quốc gia. Nhưng chẳng bao lâu sau, ai cũng hiểu đó chỉ là sự hiệp nhất bề ngoài mà thôi. Bất kể sự xuất hiện của Athanasius, người đã trở thành phát ngôn viên chính của chính Giáo Hội và trên thực tế là người đóng vai quyết định trong việc hình thành các tín lý của Giáo Hội. Ông đã từng hiện diện tại Công đồng Nicea trong tư cách phó tế của Alexander, nhưng không phải là thành viên của Công đồng. Năm 326 hoặc 328, ông kế vị Alexander. Nhờ thế ông có quyền can thiệp vào cuộc tranh luận cách chính thức và hăng hái. Dĩ nhiên ta có nhiều tư liệu chính xác hơn về thần học của ông so với Arius. Thần học ấy thực tế dựa trên các ưu tư liên quan đến việc cứu chuộc, dù việc cứu chuộc này được hiểu theo cách nhìn của tư duy Hy Lạp, rất khác với cái nhìn của Augustine và cả của thánh Phao-lô nữa. Mặc dù thế, ngược với Arius, Athanasius tiếp nối một đường lối rất khác với trường phái Origen, khước từ những suy đoán về một thứ Thiên Chúa nửa vời đầy thần thoại (mythical demi-God), do đó duy trì hai khía cạnh chủ yếu tức tính đơn nhất của Thiên Chúa và con người của Ngôi Lời. Tuy nhiên ngay các công thức của ông cũng không thỏa đáng, vì thực ra không có công thức nào có thể hoàn toàn thỏa đáng được; điều này có thể thấy qua việc chúng bỏ quên không nhắc đến chút nào các sinh hoạt của con người Giêsu, và việc quên sót này kéo dài mãi đến thời Cải Cách. Đàng khác, trong khảo luận đầu tiên về chủ đề này, ông đã không sử dụng thuật ngữ homoousios; chỉ dần dà sau đó ông mới làm quen được với ý niệm đó. Nhưng dù có sự can thiệp mạnh mẽ của ông, học lý chính giáo của Nicea cũng đã mất ảnh hưởng đáng kể trong những năm kế tiếp. Eusebius thành Nicodemia, một lãnh tụ hết sức khéo léo của những người tuy không tán thành quan điểm của Arius, nhưng vốn chống đối nền thần học cực đoan của trường phái Alexandria, đã khéo léo tái lập ảnh hưởng của mình nơi hoàng đế và đã thuyết phục được hoàng đế thấy ra rằng quyết định đưa ra tại Nicea không đại biểu cho quan điểm thống nhất của Giáo Hội. Nhưng Nicea là một Công Đồng Chung, không thể đơn giản chỉ cần đưa ra một chiếu chỉ là có thể hủy bỏ được các quyết định của nó. Tuy nhiên Eusebius đâu có chịu thua mà không biết dùng một cách thế cũng hữu hiệu chẳng kém: đó là hạ bệ những ai chấp nhận thần học chính thống của Nicea. Thế là năm 330, Eustathius bị hạ bệ, và năm 336, đến lượt Marcellus thành Ancyra. Tiếp theo, một loạt công đồng địa phương đã hạ bệ thành công được Athanasius. Ông phải biệt xứ đi phương Tây lần đầu từ năm 335 đến năm 337. Một công đồng tại Giêrusalem năm 336 đã công bố rằng quan điểm của Arius là học lý của Giáo Hội, do đó đã phục hồi Arius và các môn đệ của ông ta. Song sự khai triển theo hướng ấy đã bị ngắt quãng do cái chết của chính Arius (năm 336 tại Constantinople) và cái chết của Constantine xẩy ra chẳng bao lâu sau đó. Thế là vào cuối giai đoạn tranh chấp đầu tiên này, tình huống trở nên cực kỳ tối tăm và hỗn độn.
b. Giai đoạn thứ hai trong cuộc giằng co với Arius có thể được mô tả như một trò chơi kéo co giữa nhiều ý kiến dị biệt, dẫn đến việc thiết lập ra học lý chính thống Nicea. Giai đoạn này diễn ra phần lớn dưới thời hoàng đế bên Đông là Constantius, là người rất quan tâm dự phần vào cuộc tranh luận này. Thực thế, vị hoàng đế này đã nghiêng mạnh về phe Arius, và không để tâm chi đến Athanasius cũng như các công thức của phương Tây, nhất là từ lúc ông nhìn thấy thâm ý của Giáo Hội trong các công thức ấy muốn thoát khỏi sự thống trị của nhà nước, và khẳng định tư cách độc lập cũng như quyền kiểm soát của Giáo Hội. Nhưng chỉ đến cuối thời cai trị độc đoán của ông, ông mới cuỡng đặt được ý muốn của mình qua các giám mục trong triều. Tuy vậy, rõ ràng ngay từ đầu sự cưỡng đặt ý muốn của hoàng đế ấy chỉ tồn tại rất ngắn, dù học lý chính thống cũ đã chịu thoả hiệp khá nhiều. Công đồng lớn đầu tiên diễn ra thời Constantius, tức cái gọi là Công Đồng Phụng Hiến (Council of Dedication) họp tại Antioch năm 341, đã hoàn toàn được đặt dưới quyền kiểm soát của Eusebius thành Nicodemia, là người có quan điểm trung dung, và đã đưa ra những công thức, tuy không nhượng bộ học thuyết Arius chút nào, nhưng mục đích là ngăn chặn không cho các quan điểm chính thống được khai triển thêm, nghĩa là quay về với quan niệm tiền Nicea, nhấn mạnh đến học lý Ngôi Lời tùy thuộc.
Tuy nhiên, thành quả đầu tiên về phần Hoàng đế không thọ được bao xa. Phương Tây lại can thiệp vào, và cả hoàng đế Constans nữa, là người có quan điểm đi theo kiểu mẫu phương Tây và do đó có thiện cảm với Anathasius. Công đồng Toàn Đế quốc họp tại Sardica năm 343 cho thấy rõ Athanasius và phương Tây nói riêng đã trở thành những nhân tố mạnh mẽ, và bao lâu Constantius không phải là người cầm quyền duy nhất, thì hiển nhiên phải làm sao để Giáo Hội chịu nhất trí với ý kiến ông ta. Công đồng kết thúc với việc rút lui của các giám mục phương Đông, và hai bên phạt vạ tuyệt thông lẫn nhau. Đó là cuộc ly giáo công khai xẩy ra trong Đế Quốc và sau đó trong Giáo Hội. Công bình mà xét cho Constantius, phải ghi nhận rằng vì nguy cơ quân Ba Tư đang rình rập, ông không muốn khư khư bám lấy quan điểm của mình, nên để cứu nguy cho Đế Quốc, ông đã phải chạy đến với phương Tây. Kết quả của cố gắng hiệp nhất này là một công thức do công đồng tại Antioch tạo ra năm 344. Công thức này miêu tả Chúa Con omoios kata panta to patri (giống Chúa Cha mọi đàng), trong đó hạn từ Hy Lạp omoios (giống) đã nói lên một nhượng bộ hoàn toàn đối với phương Tây và Anathasius. Hoàng đế do đó đã cho phép Anathasius được thoát cảnh lưu đày lần thứ hai (339-346).
Trong khi đó, tình thế khó khăn mà hoàng đế từng phải đương đầu đã trở nên nhẹ nhõm. Sau khi người em mình là Constans qua đời và sau khi cuộc cách mạng quân sự của Magnentius bị lật nhào, ông không cần phải quan tâm nhiều đến phương Tây nữa, và từ nay được rảnh tay lèo lái cuộc tranh chấp về học lý theo ý của mình, với sự trợ lực của các giám mục trong triều. Công trình về Giáo Hội đầu tiên của ông là hai công đồng tại Arles năm 353 và tại Milan năm 355 với mục đích tuyên bố chống lại ý niệm homoousios (đồng bản thể) và lưu đầy các giám mục phản động và bất khoan nhượng của phương Tây (Liberius thành Rô Ma, Lucifer thành Cagliari, Eusebius thành Vercelli, Hilary thành Poitiers, và cả Hosius thành Cordova nữa). Để tránh khỏi bị lưu đầy qua phương Tây một lần nữa, Anathasius đã tự ý rút khỏi Alexandria để vào sa mạc Ai Cập ẩn dật; đó là lần lưu đầy thứ ba của ông từ năm 356 đến năm 362.
Các năm sau đó được đánh dấu bằng các công thức gọi là các công thức Sirmium; vì trong giai đoạn này, thủ phủ đế quốc phần lớn đặt tại Sirmium. Người ta đã để ra nhiều tâm huyết để tạo ra những công thức hiệp nhất, nghĩa là những công thức không cho thấy chủ nghĩa Arius quá khích nhưng cũng phải hết sức làm mờ quan điểm phương Tây và quan điểm Anathasius. Hạn từ omoios (giống) được dùng luôn luôn nhưng không áp dụng cho ousia (bản thể), và do đó mặc ai muốn hiểu thế nào cũng được. Chính vì thế, công thức thứ hai của Sirmium (327) chỉ miêu tả Chúa Con omoios to patri (giống Chúa Cha). Tuy thế nó đã không làm ai hài lòng hết. Những người triệt để theo Arius lại một lần nữa lên tiếng, qua hai đại biểu kiên cường là Aetius và Eunimius; luận chứng của họ dẫn họ đến cái cực đoan trái ngược, khi họ miêu tả Chúa Ki-tô anhomoios (không giống Chúa Cha), đến nỗi sau này người ta đặt tên cho họ là Anhomoian (phái Phi tương đồng). Phe bên kia tìm được các lãnh tụ nơi những người thuộc miền Cappadocea là những người đã có thể mang lại tiến bộ thực sự nhờ không dính líu gì đến chính trị như Athanasius. Công đồng Ancyra dưới dự lãnh đạo tinh thần của Basil Cả (358) một lần nữa đã sử dụng công thức omoios kata ten ousian (‘giống bản thể’), là công thức, đối với những người chiết trung, có mục đích tạo ra cây cầu dẫn vào học lý chính thống Tân Nicea dưới hình thức đồng thể luận (homoousianism). Tiếng tăm của Công đồng và những người thuộc miền Cappadocea lên cao đến nỗi hoàng đế phải nhất trí với họ trong công thức thứ ba của Sirmium đạt được năm 358. Công thức này gần đạt tới mức được mọi người chấp thuận. Công thức thứ tư của Sirmium năm 359 cho thấy một chiến thắng mới cho hạn từ homoios (giống) theo nghĩa thông thường, theo đó Chúa Con được miêu tả là homoios kata tas graphas (‘giống như thánh kinh dạy’), một công thức nói tất cả nhưng lại chẳng nói được gì. Sau hai công đồng chuẩn bị tại Arimanum và Seleucia, các công đồng tại Nicea và Constantinople lại có nghĩa là thần học của hoàng đế đã được cưỡng đặt một lần nữa, dựa trên hạn từ homoios. Nhưng thần học ấy chỉ kéo dài rất ngắn. Cái chết của Constantius đã kết liễu sự hiệp nhất cưỡng ép này, và giờ đây sự xích lại gần nhau giữa những người chủ trương đồng thể luận và nhóm chủ trương bản thể giống nhau trước đây có thể diễn tiến được để đưa tới học lý chính thống Tân Nicea.
Khúc quanh của giai đoạn chót này bắt đầu tại Công Đồng Alexandria (362) có sự hiện diện đích thân của Anathasius. Từ đó trở đi, nhiệm vụ tái lập sự hiệp nhất đã thực hiện được nhiều tiến bộ nhanh chóng mặc dù vẫn cò những ngắt quãng đó đây. Trách vụ đó được hoàn thành tại Công đồng Constantinople năm 381, dưới thời Hoàng đế Theodosius Cả. Công đồng này không đưa ra một tuyên xưng đức tin mới nào, chỉ canh tân lời tuyên xưng của Nicea, nhưng nó đã thay đổi cách giải thích đến độ các giám mục phương Đông cũng phải thỏa mãn. Cách giải thích tân chính thống này về yếu tính là điều Giáo Hội đã bảo tồn từ đó đến nay. Nó bác khước hình thức quá khích đồng bản thể (identity of substance), thay thế vào đó là ý niệm đơn nhất bản thể (unity of substance) hàm nghĩa giống nhau về bản thể theo nghĩa thường thức của phái đồng nhất thể (homoousianism). Học thuyết Arius bị lên án vĩnh viễn. Điều này có nghĩa là án tử của nó đã được ký, mặc dầu nó vẫn thịnh hành trong gần hai thế kỷ kế tiếp tại các vương quốc Đức. Nó chỉ hoàn toàn biến mất khi Clovis, vua người Franks trở lại đạo, và Giáo Hội Visigothic chấp nhận đức tin Công Giáo. Như thế, vào cuối giai đoạn cuộc tranh chấp của phái Arius, học lý về Chúa Thánh Thần đã được ấn định, nhờ thế tín điều Chúa Ba Ngôi đã đạt được hình thức sau cùng.
c. Đối tượng tranh luận trong thời kỳ thứ hai là một vấn đề khác cần có giải đáp, đó là vấn đề tương quan giữa thiên tính và nhân tính nơi Chúa Ki-tô. Vấn đề này đã được nêu lên trong cuộc tranh chấp Arius, nhưng chưa được giải quyết. Thế kỷ thứ tư đã đưa ra một số đường hướng tư tưởng nhằm giải quyết vấn đề ấy. Một là đường hướng của ba nhân vật nổi tiếng vùng Cappadocea là Basil, Gregory thành Nazianzen và Gregory thành Nyssa, hai là đường hướng của Apollinaris thành Laodicea. Ông sau đã mạnh mẽ khẳng định tính đơn nhất (unity) của Chúa Ki-tô bằng cách bác bỏ sự hiện hữu của phần quan trọng nhất trong nhân tính Người là nous (lý tính). Tuy bị chính thức kết án, ông vẫn đã gây nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn bộ lịch sử Ki-tô Học và cả tư tưởng chính thống của Giáo Hội tận ngày nay nữa. Các nhân vật vùng Cappadocea khẳng định hai bản tính nơi Chúa Ki-tô bằng những ngôn từ mạnh mẽ hơn và đã dùng các ý niệm cùng thâm nhập (perikhoresis - compenetration) và tan hòa (mixis) để giải thích quan điểm của mình tuy không làm người ta thực sự hiểu rõ. Những người nối nghiệp các ông đã khai triển đường hướng thứ ba, tức nền thần học tân Alexandria, do Cyril thành Alexandria đề xướng. Nền thần học này tìm lại các ý niệm của Origen, trong đó đặc điểm nhất tính luận được thấy rất rõ; nhân tính Chúa Ki-tô vẫn chưa hoàn bị. Đường hướng sau cùng là thần học của trường phái Antioch, trong đó, việc đánh giá mạnh mẽ con người nhân bản của Chúa Giê-su được coi như một sức mạnh thực sự sống động, do vì trường phái này rất quan tâm đến Thánh Kinh. Nhưng họ lại không đủ khả năng trình bày một học lý thống nhất giúp người ta hiểu được vấn đề hai bản tính, một học lý mà họ khẳng định cách rất tự tin, khiến cho sau này họ bị trách cứ là đã chủ trương có hai Chúa Con, một Chúa Con tiền hữu và một Chúa Con lịch sử. Dù thế, họ đã cứu Ki-tô Học khỏi rơi vào cái bẫy thuần suy đoán, và chính nhờ có họ mà bản tính nhân loại hoàn hảo của Chúa Ki-tô đã được công đồng Chalcedon (451) khẳng nhận một lần dứt khóat, ít nhất trên nguyên tắc.
Trong khi đó, bên phương Tây đã xuất hiện một đường hướng Ki-tô Học khác biệt. Vì ý hướng giảng hòa các quan điểm đối nghịch, Ki-tô Học này có tầm quan trọng rất lớn trong các quyết định học lý chủ yếu sau này. Bên dưới nền Ki-tô Học này, ta nhìn ra các kĩ năng của Tertullian nhằm đưa lại các công thức thỏa đáng. Nhờ ý niệm hai bản thể trong một ngôi vị duy nhất, nhân tính của Chúa Ki-tô đã được xác định một cách yên ổn, và nhờ hậu cảnh triết học khắc kỉ của Tertullian, các ý niệm đối nghịch đã được giảng hòa khiến cho nền Ki-tô Học ấy quả là một bước tiến nhẩy vọt. Nó tránh được cả nguy cơ mù mờ và do đó sự biến đổi hai bản tính, lẫn việc tước bỏ các đặc điểm yếu tính của một trong hai bản tính – thường là bản tính nhân loại. Kết quả cuộc tranh chấp Arius là đã mang phương Tây lại gần phương Đông hơn. Điều ấy có nghĩa là phương Tây đã trở nên quen thuộc với Ki-tô Học Ngôi Lời dưới hình thức Alexandria, và đặc biệt dười hình thức của Anathasius, và đã tiếp nhận các ý niệm này vào trong các công thức của mình. Điều ấy đặt phương Tây vào vị thế thượng phong đối với các nhóm đối nghịch nhau tại phương Đông, nhất là hai nhóm Apollinaris và Antioch. Cái giá phải trả đương nhiên là từ nay phương Tây sẽ phải dựa vào ý niệm Ngôi Lời để giải thích con người Chúa Ki-tô. Tuy nhiên nhờ có được các công thức khéo léo của mình, phương Tây có khả năng gây ảnh hưởng đối với các định nghĩa sau này.
Chính nền chính trị của Giáo Hội cũng như ý muốn thống trị của các toà thượng phụ hồi đó đã làm cuộc tranh chấp thực sự nổ ra. Giai đoạn nhất được tiến hành bởi Cyril, thượng phụ Alexandria và kết thúc bằng chiến thắng của ông đối với thượng phụ Constantinople là Nestorius. Nói cách khác đó là chiến thắng của Ki-tô Học nhất tính luận (monophysite) đối với chủ trương lưỡng tính luận (duophysitism) triệt để của Nestorius; đức Maria được công nhận là theotokos, đấng cưu mang Thiên Chúa. Chiến thắng đầu này sở dĩ có được cũng nhờ Giám Mục Rô Ma lúc đó là Celestine, người đã về phe với thượng phụ Alexandria vì sợ bị Constantinople cạnh tranh. Tuy nhiên, chiến thắng năm 431 chỉ là bước đầu và Công thức Tái Kết (Formulary of Reunion) của Theodoret thành Kyrrhos năm 433 chỉ kéo dài bao lâu Cyril còn đó để giải thích theo ý mình. Sau khi Cyril qua đời, giai đoạn mới bắt đầu với việc nền thần học của vị đan sĩ già Eutyches đem đến cho Ki-tô Học của trường phái Alexandria những kết luận hợp lý và triệt để, khiến cho đặc điểm nhất tính luận được mọi người thấu hiểu. Giờ đây, Rôma lại thay đổi đường hướng: dung hòa hai trường phái Eutyches và Nestorius bằng cách nói đến một Chúa Ki-tô trong hai bản tính và lần đầu tiên hai ý niệm ngôi (hypostasis) và bản tính (physis) đã được Công đồng Chalcedon phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên, ngay từ ngày khai sinh, sự phân biệt ấy đã khiến mỗi người giải thích một cách khác nhau, cho nên công thức một ngôi hai bản tính không hẳn là một công thức đơn giản.
Cuộc tranh chấp vì vậy lại tiếp tục, nhất là vì phương Đông thấy công thức ấy vẫn có tính lưỡng tính luận, chế nhạo nó như ‘một tấm hình với hai khuôn mặt’, do đó đã quay về với quan điểm nhất tính luận theo đường hướng của Cyril. Năm 482, hoàng đế Zeno đưa ra sắc chỉ Henotikon (sắc dụ Hiệp nhất) để giải quyết cuộc xung đột nhất tính dựa trên các ý tưởng của Cyril. Nhưng thực tế lại đã đưa đến cuộc ly giáo khỏi Rôma kéo dài đến năm 519. Những người chủ trương nhất tính luận luôn luôn đe doạ sự thống nhất của đế quốc Rôma, cho đến lúc lãnh thổ của họ bị mất trong thế kỷ thứ 7 trước khi người Hồi Giáo nổi lên. Chính sách của các hoàng đế kế tiếp, nhất là Justinian, vẫn là cố gắng tái lập và duy trì các tiếp xúc giữa phương Tây và phái nhất tính luận của phương Đông. Khó khăn lớn của cố gắng trên được thấy rõ trong cuộc tranh luận thần thụ nạn (theopaschites, tức vấn đề Thiên chúa có chịu nạn hay không), và cuộc tranh luận Tam Chương (Three Chapters), mà Justinian đã đưa ra qua sắc chỉ năm 543 nhằm chống lại con người và các trước tác của Theodore thành Mopsuestia, các trước tác của Theodore nhân danh Nestorius và thư của Ibas thành Edessa, một cuộc tranh luận vốn được coi như nhằm chống lại định nghĩa của công đồng Chalcedon. Tuy nhiên, trong Công đồng Constantinople năm 553, dựa vào học lý chính thống mới của Leontius thành Byzantium, một thần học gia quan trọng nhất của thế kỷ thứ sáu, Justinian đã có thể cho phép một định nghĩa mới được ban hành. Công đồng này đã giải thích câu định nghĩa của Chalcedon theo tư tưởng Cyril, và kết cục đã hạn chế mọi ý niệm của phương Tây và của trường phái Antioch, bằng cách khẳng định một tín điều Ki-tô Học theo hướng nhất tính luận như trên đã bàn.
Những gì xẩy ra sau đó phải kể là không quan trọng, như việc khẳng định hai ý chí trong Chúa Ki-tô tại Công đồng chung thứ sáu họp tại Constantinople năm 680, kết quả của cuộc Tranh luận Đơn ý luận (monothelite dispute). Việc xác định này chỉ là hậu quả đơn thuần của sự kiện có hai bản tính nơi Chúa Ki-tô, nhưng đã không thay đổi gì đối với việc gần như chối phăng cá tính nhân bản của Người. Trên thực tế, lúc đầu phương Tây có phản đối, nhưng sau cùng đã thuận theo ý muốn của Hoàng đế về học lý, nhất là kể từ lúc các Giáo Hội quan trọng vừa được thiết lập chấp nhận Công đồng năm 553, người Ăng-glô Saxông thuận theo năm 664, còn người Franks thì thuận theo năm 791, 794 và 799; và từ lúc Giáo Hội của người Franks lên án các ý niệm được rút ra từ truyền thống phương Tây có trước, trong lúc xẩy ra vụ tranh luận của phương Tây về tiếp nhận (adaptionist) với sự can dự của Elipandus thành Toledo và Felix thành Urgel. Chính tinh thần của Giáo Hội Hy Lạp, và suy cho cùng chính tinh thần của nền thần học Alexandria, đã lần lần thực hiện được một chiến thắng về học lý, bất kể ảnh hưởng do các công thức của phương Tây gây ra, là các công thức người ta vẫn chưa quên đi được, và bất kể sự kiện đó chỉ là ngôn từ của Tertullian và Augustine vốn ẩn tàng trong các công thức tuyên xưng đức tin của phương Tây, công thức Athanasius và cả công thức của công đồng Lateran nữa.
4. Việc Chấp nhận không tranh luận Tín điều Ki-tô Học tại phương Đông và tại phương Tây thời Trung Cổ
a. Đối với phương Đông, học lý Ki-tô Học, khi được khuôn định chính thức, đã cung cấp một biểu thức thoả đáng về đời sống và lòng sùng đạo của Giáo Hội hướng về tương lai. Tuy chỉ một số ít nhà thần học thấu hiểu nó, còn quảng đại quần chúng tín hữu thì không bao giờ hiểu về nó tận tường, ngày nay cũng thế thôi. Nhưng, học lý ấy quả đã được rút tỉa từ chính tinh thần của Giáo Hội Hy Lạp, một Giáo Hội không ngừng có khả năng biết nhận ra mình trong học lý ấy, và ngày qua ngày biết rút tỉa sức mạnh từ nó, dù rằng và có lẽ chính vì nó đã trở thành một mầu nhiệm không một thành viên nào hiểu được. Học lý hay tín điều Ki-tô Học, do hiệu quả của diễn trình mystagogia (huyền nhiệm hóa) đã trở nên một thứ tôn phái gây hiệu quả và ảnh hưởng lạ thường, một thứ bản thể của cứu rỗi theo nghĩa Hy Lạp. Diễn trình huyền nhiệm hóa này được tạo nên bởi bất cứ điều gì trong huyền nhiệm của tôn phái kể cả những phương tiện sơ đẳng nhất là ảnh tượng. Con người lịch sử của Chúa Giê-su Ki-tô trở nên vắng bóng kể cả các quan niệm của thánh Phao-lô về tội và ơn phúc cũng thế. Mục tiêu duy nhất của cứu độ là athanasia (bất tử), nhận đuợc nhờ diễn trình thần hóa qua Thiên Chúa Làm Người. Chỉ trong những năm gần đây, nhờ công trình của Dostoyevsky và một số người khác, Giáo Hội nước Nga mới mở đường trở lại với con người Chúa Giê-su Ki-tô và do đó với cuộc khổ nạn của Người.
b. Học lý của Hy Lạp luôn luôn là một yếu tố ngoại lai đối với phương Tây, và mãi mãi như thế. Nhưng nó đã đi vào chính trọng tâm suy tư của Ki-tô giáo phương Tây với một sức mạnh quan yếu đến nỗi không thể gỡ bỏ được nữa, kể cả lúc này; và trong tương lai, nó sẽ không bao giờ bị Giáo Hội Công Giáo Rô Ma từ bỏ, và cả các Giáo Hội Thệ Phản cũng không bao giờ hoàn toàn quên được nó. Một trong các lý do là sự kiện, như ta đã thấy, chính phương Tây đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cấu trúc chính thức cho tín điều này vào thời điểm quyết định đưa ra định thức của nó. Nhưng hiệu quả còn lớn hơn nữa là do sự thống trị của thiên tài Hy Lạp đối với thế giới tri thức, bắt đầu từ thời Alexander đệ nhất cho đến lúc thế giới cổ thời suy vong, một ảnh hưởng thấy rất rõ nơi nhà tư tưởng số một của phương Tây lúc ấy là Augustine. Tuy nhiên, cuối cùng phải nhớ rằng học lý Hy Lạp đại biểu một loạt các vấn đề và nhiều cố gắng để giải đáp chúng, và không phải ngẫu nhiên khi cố gắng đầu tiên ấy mặc hình thức này, một kết quả tất yếu phát sinh từ chính bản chất của toàn bộ vấn đề. Dù gì đi nữa, ngay từ đầu, bên phương Tây đã có một căng thẳng thấy rõ giữa học lý và lòng đạo đức thực tế. Với thời gian, sự căng thẳng này mỗi ngày một gia tăng thêm. Trước và trong thời Trung cổ, các căng thẳng này chưa trầm trọng đủ để đẩy vấn nạn Ki-tô Học lên hàng đầu. Nhưng chúng đã cho ta lý do tại sao chỉ có phương Tây mới là nơi diễn ra những khai triển trong ngoài Giáo Hội, và cuối cùng tạo ra một Ki-tô Học hoàn toàn mới hẳn.
Thánh Augustine, mà quan niệm về cứu độ dựa vào thánh Phao-lô, đã ủng hộ mạnh mẽ ý niệm chuộc tội, ngược với hy vọng đơn thuần được bất tử (aphtharsia), và nhờ thế đã bảo vệ được chủ đề căn bản của Ki-tô giáo, và phục hồi được cuộc khổ nạn cũng như thập giá Chúa Giê-su Ki-tô đưa nó trở lại vị thế quyết định trong công trình cứu chuộc. Nhờ thế, người ta đã nhấn mạnh nhiều hơn đến con người nhân bản của Chúa Giê-su cũng như đến Ngôi Lời trong học lý huyền nhiệm thần hóa. Điều này đúng trong suốt thời Trung Cổ khi truyền thống Augustine luôn luôn sống động dù đôi lúc bị hạn chế đôi chút. Cũng vì lý do này, lòng sùng đạo huyền học phát sinh tại phương Tây trong thời Trung Cổ, tiếp diễn sang thời hậu Thệ Phản và thời hiện đại của Công Giáo, chưa bao giờ trở thành một thứ huyền học thuần siêu hình và vũ trụ luận như của phương Đông, trái lại luôn duy trì được ít nhất một tiếp xúc nào đó với thực tại lịch sử. Điều này thấy rõ trong biểu thức ‘Chúa Ki-tô huyền học’ (Christ-mysticism) khá nghịch lý. Huyền học này đạt tới đỉnh cao nơi thánh Bernard thành Clairvaux, với ‘tình yêu say đắm Chúa Giê-su’. Nhưng mặc dù phong trào này đưa ra nhiều hình thức rất khác nhau, nhất là ở cao điểm của thời trung cổ, và mặc dù trường phái kinh viện đã khai triển tín điều Ki-tô Học theo nhiều hướng khác nhau, thì đó cũng chỉ là những vấn đề bên lề không gây hiệu quả gì đối với chính tín điều, và chắc một điều là đã không tạo nên một yêu cầu nào đòi phải duyệt lại nó. Thực tế ra, cùng với thời gian, lòng tôn sùng ngày một quay lưng lại Chúa Ki-tô. Mỗi lúc Người mỗi lui vào hậu trường sâu hơn; ý niệm ngột ngạt về một quan án của toàn thể vũ trụ đã khiến Người trở nên ngày một xa thẳm khiến lòng đạo bình dân không sao vươn tới được. Truyền thống Augustine không mạnh đủ để phủ lấp hố sâu ngăn cách. Đức Maria và các thánh đã trám chỗ của Người trong việc thoả mãn hoài mong cứu chuộc; thánh mẫu học đã thay thế Ki-tô Học trong giáo huấn và lòng tôn sùng thực tiễn của Giáo Hội, hệt như diễn trình mystagogia (huyền nhiệm hóa) đã thực hiện bên phương Đông. Và sự phân sẻ giữa thần học và việc sống đạo trên thực tế, một phân sẻ qua tính bí tích ngày một tách người tín hữu giáo dân không cho họ hiểu biết trực tiếp Chúa Ki-tô, đã không tự dẫn nó tới một căng thẳng đủ để có thể gây nên những khai triển Ki-tô Học mới bên trong Giáo Hội Công Giáo.