MỘT NÉN HƯƠNG KÍNH NHỚ LINH MỤC ANTÔN TIẾN DŨNG
(nhân ngày qua đời của LM Antôn Tiến Dũng 8/8/2005)
Đang làm việc với Ban Phụng Tự, được Đức Giám mục Nha Trang báo tin: Cha Tiến Dũng đã qua đời, tôi bàng hoàng và câm nín!
Chúa ơi! Việc con sợ và mong đừng đến… đã đến.
Tôi ứa lệ vĩnh biệt một đàn anh, một bậc Thầy, một người bạn vừa ra đi…
- Là đàn anh vì cha Tiến Dũng hơn tôi hơn mười tuổi, bước vào lãnh vực thánh nhạc trước tôi gần mười năm.
- Là bậc Thầy vì kiến thức và học vị của ngài hơn tôi nhiều! Tuy chưa được thụ giáo trực tiếp với ngài, nhưng những giáo án, những tác phẩm của ngài còn chất chứa nhiều điều tôi phải học hỏi.
- Là người bạn, vì tôi được hân hạnh cộng tác với ngài nhiều năm: cùng là thành viên Ban Thánh Nhạc từ năm 1973-1975, và từ năm 1992, khi Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam được hình thành, trong cương vị Tổng Thư ký, hằng tháng tôi luôn đến bàn thảo với vị Phó Ban Thánh nhạc (mà Trưởng Ban là Giám mục đặc trách Thánh nhạc của Hội đồng Giám mục VN: Phaolô Nguyễn Văn Hoà).
Ngài đã từng viết cho tôi: “Ông Kim Long ơi, tôi với ông tuy có nhiều khác biệt… nhưng phải dẹp đi tất cả để lo cho Thánh nhạc Việt Nam”.
Bàng hoàng tiếc nhớ và tâm tư xao động bởi những kỷ niệm về ngài, tôi tạm dừng công việc ở Ban Phụng Tự vào buổi sáng 10.08.2005 để viết mấy dòng tâm tình này.
Tôi nhớ khi mình mới chập chững vào Tiểu chủng viện, ở những năm 1952-1954, tôi đã say sưa hát thật nhiều bài ký tên Tiến Dũng in trong những tập Minh Nhạc (Đa Minh Thiện Bản) bên cạnh những tên tuổi quen thuộc như Huyền Linh, Hương Phong, Liên Thắng… mà ba bài làm tôi cảm kích nhất, cho đến nay tôi vn có thể hát thuộc lòng:
Ngàn lần yêu: Mẹ ơi, con yêu Mẹ thiết tha…
Con linh mục: Lạy Chúa Giêsu, con nay xin hứa…
Mẹ Việt Nam: Mẹ ơi, Việt Nam lâm cảnh điêu tàn…
Khi di cư vào Nam, từ năm 1954, tôi không được hát thêm những bài của Tiến Dũng… Hỏi ra mới biết: Thầy Tiến Dũng đã đi du học và đang học ở trường Truyền giáo. Sau khi thụ phong linh mục, cha Tiến Dũng chuyển qua học ở Giáo hoàng Học viện về thánh nhạc (Rôma). Sau này, khi đến học tại đây, tôi được biết ngài là người Việt Nam học lâu năm nhất (8 năm) và có học vị cao quý nhất (tốt nghiệp Nhạc sư sáng tác) ở Học viện này.
Trong thời gian học Thánh nhạc, ngài đã liên hệ với một số nhạc sĩ quen biết ở ngoại quốc như Hoàng Kim, Đinh Quang Tịnh, Nguyễn Văn Hoà, Thiện Cẩm và những người làm thơ như Nguyễn Văn Tuyên, Đỗ Xuân Quế… để hiệp sức và ấn hành hai tập Thánh ca: Hát lên bài ca mơí, Trăm triệu lời ca, và thêm một và nhạc sĩ ở Việt Nam (như Gioan Minh) để xuất bản tập Bài ca suy tôn.
Khi đã về Việt Nam, ngài có nhờ tôi chép nhạc và và in cho ngài các tập: Bài ca vô tận, Missa quarta, Missa quinta.
Cùng thời gian ở Rôma, ngài đã cho nhà xuất bản ở Ý phát hành hai tập Oremus cum organo và Missa tertia.
Tại Việt Nam ngài đã tích cực hoạt động cho thánh nhạc:
- Làm Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc của Hội đồng Giám mục (miền Nam). Trong cương vị này, ngài đã tổ chức các khoá học hỏi, các cuộc hội thảo về Thánh nhạc… và mở trường Suối Nhạc để giảng dạy về Thánh nhạc và các môn âm nhạc khác như pianô, hoà âm, đối âm, tẩu pháp, sáng tác… mà cho đến nay số môn sinh của ngài có mặt khắp nơi. Đồng thời làm khoa trưởng âm nhạc cho Đại học Minh Đức.
- Biên soạn các sách giáo khoa về âm nhạc được phổ biến rộng rãi: Nhạc lý, Hoà âm thực tập và dẫn giải, Đối âm, Tẩu pháp, Tôi viết ca khúc tiếng Việt, Hoà âm tân thời, Trên phím đàn… rất nhiều người đã thành đạt nhờ những sách giáo khoa của ngài.
- Làm Phó ban Thánh nhạc Việt Nam, trực thuộc Hôi đồng Giám mục, trong cương vị mới này ngài luôn trăn trở và tìm mọi cách để thành lập cho được một “Trung Tâm Thánh Nhạc” hầu đào tạo cho Giáo hội Việt Nam những nhạc sĩ sáng tác, những ca trưởng, những người đệm đàn phụng vụ… ước vọng này tuy chưa thành vì gặp trở ngại về địa điểm xây dựng… nhưng vẫn sống mãi trong tâm thức ngài.
- Ngài đã gợi ý để tổ chức các cuộc hội thảo về Thánh nhạc và phát hành nội san Hương Trầm để phổ biến kiến thức về Thánh nhạc (dưới thời Phó Ban của ngài, đã tổ chức ba cuộc hội thảo và phát hành ba số Hương Trầm).
Còn nhiều… nhiều lắm… trong tâm trạng ngẩn ngơ tiếc nhớ… tôi vội thắp một nén hương… hy vọng khi mọi việc đã ổn định, sẽ còn phải viết về ngài thêm nữa. Một điều tôi nuối tiếc là cho đến lúc nhắm mắt ngài chưa nhìn thấy tập Thánh ca Tiến Dũng: ngàn lần yêu mà tôi và cha Dao Kim đã gom góp sắp xếp và định ấn hành… nhưng các môn sinh của ngài xin tiếp nhận để thực hiện… mà cho đến nay vẫn còn dang dở…
Xin Chúa trao phần thưởng của bậc tông đồ (theo các nói của Đức Piô XII) cho một người đã suốt đời dâng lời ca tiếng hát để tôn vinh Chúa và giúp các tín hữu cầu nguyện và được thánh hoá.
(nhân ngày qua đời của LM Antôn Tiến Dũng 8/8/2005)
Đang làm việc với Ban Phụng Tự, được Đức Giám mục Nha Trang báo tin: Cha Tiến Dũng đã qua đời, tôi bàng hoàng và câm nín!
Chúa ơi! Việc con sợ và mong đừng đến… đã đến.
Tôi ứa lệ vĩnh biệt một đàn anh, một bậc Thầy, một người bạn vừa ra đi…
- Là đàn anh vì cha Tiến Dũng hơn tôi hơn mười tuổi, bước vào lãnh vực thánh nhạc trước tôi gần mười năm.
- Là bậc Thầy vì kiến thức và học vị của ngài hơn tôi nhiều! Tuy chưa được thụ giáo trực tiếp với ngài, nhưng những giáo án, những tác phẩm của ngài còn chất chứa nhiều điều tôi phải học hỏi.
- Là người bạn, vì tôi được hân hạnh cộng tác với ngài nhiều năm: cùng là thành viên Ban Thánh Nhạc từ năm 1973-1975, và từ năm 1992, khi Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam được hình thành, trong cương vị Tổng Thư ký, hằng tháng tôi luôn đến bàn thảo với vị Phó Ban Thánh nhạc (mà Trưởng Ban là Giám mục đặc trách Thánh nhạc của Hội đồng Giám mục VN: Phaolô Nguyễn Văn Hoà).
Ngài đã từng viết cho tôi: “Ông Kim Long ơi, tôi với ông tuy có nhiều khác biệt… nhưng phải dẹp đi tất cả để lo cho Thánh nhạc Việt Nam”.
Bàng hoàng tiếc nhớ và tâm tư xao động bởi những kỷ niệm về ngài, tôi tạm dừng công việc ở Ban Phụng Tự vào buổi sáng 10.08.2005 để viết mấy dòng tâm tình này.
Tôi nhớ khi mình mới chập chững vào Tiểu chủng viện, ở những năm 1952-1954, tôi đã say sưa hát thật nhiều bài ký tên Tiến Dũng in trong những tập Minh Nhạc (Đa Minh Thiện Bản) bên cạnh những tên tuổi quen thuộc như Huyền Linh, Hương Phong, Liên Thắng… mà ba bài làm tôi cảm kích nhất, cho đến nay tôi vn có thể hát thuộc lòng:
Ngàn lần yêu: Mẹ ơi, con yêu Mẹ thiết tha…
Con linh mục: Lạy Chúa Giêsu, con nay xin hứa…
Mẹ Việt Nam: Mẹ ơi, Việt Nam lâm cảnh điêu tàn…
Khi di cư vào Nam, từ năm 1954, tôi không được hát thêm những bài của Tiến Dũng… Hỏi ra mới biết: Thầy Tiến Dũng đã đi du học và đang học ở trường Truyền giáo. Sau khi thụ phong linh mục, cha Tiến Dũng chuyển qua học ở Giáo hoàng Học viện về thánh nhạc (Rôma). Sau này, khi đến học tại đây, tôi được biết ngài là người Việt Nam học lâu năm nhất (8 năm) và có học vị cao quý nhất (tốt nghiệp Nhạc sư sáng tác) ở Học viện này.
Trong thời gian học Thánh nhạc, ngài đã liên hệ với một số nhạc sĩ quen biết ở ngoại quốc như Hoàng Kim, Đinh Quang Tịnh, Nguyễn Văn Hoà, Thiện Cẩm và những người làm thơ như Nguyễn Văn Tuyên, Đỗ Xuân Quế… để hiệp sức và ấn hành hai tập Thánh ca: Hát lên bài ca mơí, Trăm triệu lời ca, và thêm một và nhạc sĩ ở Việt Nam (như Gioan Minh) để xuất bản tập Bài ca suy tôn.
Khi đã về Việt Nam, ngài có nhờ tôi chép nhạc và và in cho ngài các tập: Bài ca vô tận, Missa quarta, Missa quinta.
Cùng thời gian ở Rôma, ngài đã cho nhà xuất bản ở Ý phát hành hai tập Oremus cum organo và Missa tertia.
Tại Việt Nam ngài đã tích cực hoạt động cho thánh nhạc:
- Làm Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc của Hội đồng Giám mục (miền Nam). Trong cương vị này, ngài đã tổ chức các khoá học hỏi, các cuộc hội thảo về Thánh nhạc… và mở trường Suối Nhạc để giảng dạy về Thánh nhạc và các môn âm nhạc khác như pianô, hoà âm, đối âm, tẩu pháp, sáng tác… mà cho đến nay số môn sinh của ngài có mặt khắp nơi. Đồng thời làm khoa trưởng âm nhạc cho Đại học Minh Đức.
- Biên soạn các sách giáo khoa về âm nhạc được phổ biến rộng rãi: Nhạc lý, Hoà âm thực tập và dẫn giải, Đối âm, Tẩu pháp, Tôi viết ca khúc tiếng Việt, Hoà âm tân thời, Trên phím đàn… rất nhiều người đã thành đạt nhờ những sách giáo khoa của ngài.
- Làm Phó ban Thánh nhạc Việt Nam, trực thuộc Hôi đồng Giám mục, trong cương vị mới này ngài luôn trăn trở và tìm mọi cách để thành lập cho được một “Trung Tâm Thánh Nhạc” hầu đào tạo cho Giáo hội Việt Nam những nhạc sĩ sáng tác, những ca trưởng, những người đệm đàn phụng vụ… ước vọng này tuy chưa thành vì gặp trở ngại về địa điểm xây dựng… nhưng vẫn sống mãi trong tâm thức ngài.
- Ngài đã gợi ý để tổ chức các cuộc hội thảo về Thánh nhạc và phát hành nội san Hương Trầm để phổ biến kiến thức về Thánh nhạc (dưới thời Phó Ban của ngài, đã tổ chức ba cuộc hội thảo và phát hành ba số Hương Trầm).
Còn nhiều… nhiều lắm… trong tâm trạng ngẩn ngơ tiếc nhớ… tôi vội thắp một nén hương… hy vọng khi mọi việc đã ổn định, sẽ còn phải viết về ngài thêm nữa. Một điều tôi nuối tiếc là cho đến lúc nhắm mắt ngài chưa nhìn thấy tập Thánh ca Tiến Dũng: ngàn lần yêu mà tôi và cha Dao Kim đã gom góp sắp xếp và định ấn hành… nhưng các môn sinh của ngài xin tiếp nhận để thực hiện… mà cho đến nay vẫn còn dang dở…
Xin Chúa trao phần thưởng của bậc tông đồ (theo các nói của Đức Piô XII) cho một người đã suốt đời dâng lời ca tiếng hát để tôn vinh Chúa và giúp các tín hữu cầu nguyện và được thánh hoá.