Chuyện Phiếm Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney
Tổ chức một đại hội quốc tế như Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại Sydney quả là một công việc vĩ đại, cần cố gắng của biết bao tim óc không phải chỉ của riêng Úc mà là của chung Giáo Hội hoàn cầu được đại diện bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân. Công việc ấy đã bắt đầu ngay sau lời công bố của Đức Bênêđictô XVI tại Marienfeld, Đức quốc, tháng 8 năm 2005.
1. Marienfeld 2005
Việc đầu tiên là tìm ra địa điểm tổ chức Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội, do Đức Bênêđíctô XVI cử hành cùng rất nhiều hồng y, tổng giám mục, giám mục và linh mục khắp thế giới. Marienfeld của Cologne trong tâm trí nhiều người vẫn còn phảng phất đâu đó ý niệm thất bại về phương diện hậu cần. Ga xe lửa gần nhất là Horrem chỉ có hai đường rầy đi về. Lúc từ Dusseldorf tới dự Thánh Lễ Bế Mạc thì không có vấn đề gì cả, xe lửa Đức Quốc chạy phom phom. Có điều không hiểu sao, các toilets hôm đó không chịu làm việc như bình thường, làm bần đạo bí quá, vừa đến trạm Bayerwerk (có đại bản doanh công ty bào chế thuốc Bayer nổi tiếng thế giới), phải ra khỏi tầu, tìm đường giải quyết “bầu tâm sự”. Mà nhà ga ấy cũng kỳ, tìm hoài không thấy toilet nào mở cửa, đành phải chui vào bụi rậm. Vừa trút “bầu tâm sự” vừa tự nói với mình: đúng là dân đái đường (diabetic). Từ Horrem, phương tiện duy nhất để vào cánh đồng Marienfeld là cuốc bộ, đường dài chừng 5 cây số, mất khoảng từ 45 phút đến 1 giờ. Niềm hân hoan được gặp mặt hàng triệu bạn trẻ thế giới khiến đôi chân già chẳng quản đường xa. Một loáng rồi cũng tới điểm hẹn. Quả là đáng đồng tiền bát gạo. Kinh nghiệm đường về bao giờ cũng khó khăn hơn, do số lượng một triệu khách hành hương cùng tuôn ra một lúc, nên bần đạo cùng bà xã, chưa kịp nghe Đức Bênêđíctô công bố địa điểm tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần sau, đã vội vàng và lẳng lặng cuốn gói. Nào ngờ mình không phải là người duy nhất có ý nghĩ hẹp hòi. Thiên hạ kéo nhau ra về hàng loạt. Vui thì có vui. Được nghe đủ giọng ca tiếng hát. Có những em thiếu niên bị mất hút gần cả người vì chiếc “packback” khổng lồ đeo phía sau, mà giọng hát thì vẫn lanh lảnh tha thiết, thấm đậm lòng người. Nhưng không biết sao, đường cuốc bộ khi về lại lâu đến thế, có những lúc, tưởng đoàn người lạc lối, bước vào nơi vô định. Mãi mới thấy Ga Horrem. Đoàn lữ khách như dừng chân hẳn lại cách nhà ga cả hàng hai, ba trăm thước. Lúc gần đến cổng nhà ga, không còn phải là hàng năm hay hàng sáu như trước mà có khi đến hàng hai chục, ba chục, trước một chiếc cổng chỉ rộng chừng 5 thước. Nói như nêm cối có lẽ không ngoa bao nhiêu. Bần đạo thỉnh thoảng lại bị một vị nữ tu nói tiếng Pháp, hình như từ Đảo Quốc Mauritius, trang bị đủ ba-lô chăn chiếu quanh người, quay người cho một vòng đụng vào đau thấu trời. Muốn f… một câu nhưng không dám. Vậy mà mấy cậu thanh niên, miệng vừa được rước Mình Thánh Chúa, vẫn chẳng nể nang ai, cứ f…tứ tung cả lên. Không biết là Anh hay Mỹ, chứ Úc thì không phải rồi! Đến gần mới biết phải 20 phút mới có một chuyến xe lửa. Trực thăng vần vũ trên trời, chỉ làm đoàn người nôn nóng thêm. Tình trạng mỗi lúc một tệ. Một phái đoàn của Pháp, rõ ràng đến sau bần đạo, thế mà, nhờ lá cờ Tam Tài cao ngất ngưởng với tiếng kèn đồng “L’enfant de la Patrie” tưởng tượng bơm hơi hay sao ấy, một loáng đã tiến qua cổng nhà ga mà vào bên trong. Bần đạo và bà xã vui mừng lắm cũng phải 3 giờ sau mới lọt qua cổng. Xe lửa còn hơn nêm cối. Nhưng không một ai kêu ca gì cả. Trở lại Dusseldorf, tưởng các đoàn viên khác thuộc phái đoàn Việt Nam của Sydney, nhờ đi xe buýt riêng, nên hẳn đã về trước. Nào ngờ hơn một giờ sau, Cha Văn Chi mới dẫn được đoàn về. Thì ra xe đứng một chỗ, án binh bất động, không di chuyển nổi, mà người thì phải cuốc bộ. Có nguồn tin tiên đoán phải đến sáng ngày hôm sau, mới giải quyết xong số lượng khách hành hương khỏi nhà ga Horrem. Tội cho bè bạn một cặp vợ chồng Pháp, không biết có ra kịp để theo xe buýt trở lại Paris trong đêm hay không.
2. Trường Đua Randwich 2008
Tất cả chỉ vì Marienfeld là một cánh đồng, đồng không mông quạnh, mà Hội Đồng Giám Mục Đức đã thuê trước ngày Đại Hội cả hai năm trời. Tiền thuê không rẻ vì phải bồi thường thiệt hại cho hoa mầu ruộng đất trong suốt hai năm. Và nhất là chi phí xây ngọn đồi nhân tạo để Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ (với khối lượng 80,000 thước khối đất, phải dùng đến 200 xe vận tải một ngày), và sau đó dẹp bỏ, để nông dân trồng hoa mầu trở lại. Có nguồn tin cho hay chi phí này không dưới 20 triệu Euros. Cho nên khi nghe tin Ban Tổ Chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 chọn Trường Đua Randwick làm địa điểm Đại Hội, ai cũng vui mừng.
Trường Đua này không rộng bằng Marienfeld. Nhưng Sydney cách trở, may lắm mới hy vọng có đến nửa triệu bạn trẻ thế giới tham dự Đại Hội, nên trường đua này và các địa điểm chung quanh như Centennial Park đã quá đủ. Randwick lại nằm ở trung tâm thành phố, nhiều đường giao thông, không xa ga Central có đến hơn 20 đường rầy chạy đi khắp ngả trong thành phố. Thậm chí, nếu không có xe buýt đưa rước, khách hành hương vẫn có thể cuốc bộ từ nhà ga này tới trường đua trong cùng khoảng thời gian như từ Horrem vào Marienfeld vì khoảng cách cũng chừng 5 hay 6 cây số. Có điều khác là họ phải thuộc đường đi, vì đây là trung tâm thành phố, không độc đạo như tuyến Horrem-Marienfeld của Đức. Được cái nếu biết đường, thì đường lại trở nên vui vì phố xá xe cộ tấp nập với hàng quán ê-hề. Chúng tôi đã có kinh nghiệm của năm 1986 và 1995 khi tham dự Thánh Lễ do Đức Gioan Phaolô II cử hành tại đó, số lượng người vào khoảng trên dưới 300,000 nhưng không hề nghe có ai phàn nàn về vấn đề chuyên chở. Từ ga Central tới Randwick, rất nhiều tuyến xe búyt đưa du khách đi về, bãi đậu xe chung quanh khu vực đủ cung ứng cho cả ngàn chiếc xe.
Chỉ có điều về phương diện tài chánh, khởi đầu ai cũng hài lòng, vì nghĩ sẽ tiết kiệm được nhiều lắm, không như Cologne 2005. Vì mọi cơ sở đã có sẵn, chỉ cần một khán đài hành lễ! Nhưng con cái bóng tối hình như lúc nào cũng “khôn ngoan” hơn con cái ánh sáng nhiều lắm. Chúng ngửi thấy mùi 20 triệu Euros ở Marienfeld bèn kết luận đây là một thứ “business” hạng chẳng vừa, cần phải khái thác. Người chủ của trường đua là chính phủ Tiểu Bang New South Wales không gây trở ngại chi, nhưng Hiệp Hội Huấn Luyện Viên Randwick, dưới sự điều động của Peter V'Landys, lại chủ xướng một chiến dịch tẩy chay nhằm gia tăng các đòi hỏi tài chánh từ 12 triệu đô-la lên hơn 50 triệu. Cuộc tranh chấp kéo dài mấy tháng, mãi trung tuần tháng Mười Một năm ngoái mới giải quyết xong, với tiền bồi thường lên đến 40 triệu đô-la, và khoảng hơn 10 triệu nữa được dự trù sẵn để bồi thường những thiệt hại có thể xẩy ra.
Thành thử chi phí về địa điểm Sydney 2008 không thôi đã vượt quá chi phí địa điểm của Cologne 2008. Cho nên, không hẳn việc làm của Hội Đồng Giám Mục Đức đã là thiếu suy tính như người ta có thể nghĩ. Rất may, chi phí địa điểm của Sydney 2008 đã được Chính Phủ Tiểu Bang và Chính Phủ Liên Bang cùng chia nhau hỗ trợ.
3. Tinh thần Úc
Người ta lấy làm lạ khi hai chính phủ kia chia nhau gánh cái gánh nặng tài chánh ấy. Không hẳn vì nhu cầu bầu cử, tuy rằng vấn đề ấy xẩy ra ngay trong năm có những cuộc bầu cử cấp tiểu bang và liên bang. Cho bằng cái đầu óc thực tiễn của giống người ănglô-sắcxông. Thứ nhất là khi không, họ có dịp quảng cáo về đất nước họ cho một thế hệ rất nhiều nhà lãnh đạo thế giới trong tương lai. Thứ hai, thu nhập do Đại Hội mang đến cho nền kinh tế xứ này vuợt xa con số kia nhiều lắm, như lời John Watkins, phó thủ hiến Bang New South Wales, nhiều lần khẳng định. Chính ông đã đưa ra con số ước lượng vào khoảng 150 triệu đô-la. Theo Phòng Thương Mại Úc, con số ấy hiện đã được ước tính là 230 triệu đô-la.
Mặt khác, cái tinh thần vì việc chung của Úc không tệ lắm. Thế Vận Hội Sydney 2000 vẫn được coi là một trong những Thế Vận Hội thành công tốt đẹp nhất. Như lời Juan Antonio Samaranch, Chủ Tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế, đã tuyên bố vào ngày bế mạc: “tôi hãnh diện và hài lòng tuyên bố rằng các bạn đã đem lại cho thế giới một Thế Vận Hội tốt đẹp nhất xưa nay”. Năm 2002, phúc trình của Tổng Thanh Lý tiểu bang New South Wales cho hay cuộc thi đua ấy tốn phí tất cả 6.6 tỷ Úc kim tức 2.3 tỷ Bảng Anh gây cho ngân quĩ công một tốn phí từ 1.7 tỷ đến 2.4 tỷ Úc kim, tương đương từ 580 triệu đến 830 triệu Bảng Anh. Nhân dân và chính phủ Úc vui vẻ chấp nhận phí tổn ấy vì quả đó là một thành công đáng kể cho đất nước này với sự tham dự của 199 phái đoàn cấp quốc gia và 4 vận động viên độc lập, 10 651 vận động viên (4 069 nữ, 6 582 nam), 300 biến cố thể thao, 16 033 nhân viên truyền thông (5 298 báo chí, 10 735 truyền thanh truyền hình). Và nhất là con số khổng lồ 46,967 thiện nguyện viên, một con số chưa từng có trong bất cứ Thế Vận Hội nào. Người Úc chứng tỏ cho thế giới thấy cái tinh thần lo việc chung của họ.
Lần tổ chức này cũng sẽ thế thôi, không khác được. Ngay từ những ngày đầu, WYD08 Sydney đã đưa ra hai chương trình một là Homestay hai là Volunteering nhằm vận động cho có 8,000 thiện nguyện viên và 20,000 chủ nhà chịu mở cửa đón tiếp khách hành hương.
4. Từ Christchurh và Nasville tới Sydney
Chương trình vận động thiện nguyện viên thành công đến độ đã lôi cuốn được nhiều người từ ngoại quốc. Như Chelsea Pelham từ Christchurch, Tân Tây Lan. Mới 20 tuổi, đang hoàn tất bằng cử nhân về Thông Tin Đại Chúng tại Đại Học Canterbury ở Christchurh, bỏ cả học, nhất là tạm chia tay với bạn trai, và “everyting I knew to come to the unknown” là Sydney một năm làm thiện nguyện viên cho WYD08. Không lương. “I don’t mind the money situation – before this, I was a poor student, so it isn’t too different!”. Điều gì khó khăn nhất: “The hardest thing has been leaving the boyfriend, but there’s been lots of expensive phone calls”. Và ba nữ tu vượt trùng dương qua Sydney gần một năm nay. Đó là các nữ tu Mary Madeline, Mary Rachel và Anna thuộc dòng Đa Minh tại Nashville, Tennessee U.S.A. và hiện làm việc tại văn phòng phối trí của Đức Cha Anthony Fisher. Được hỏi lý do tình nguyện, Nữ Tu Madeline cho hay: do lòng say mê muốn làm việc với giới trẻ, giúp họ tìm ra giải đáp cho các vấn đề sâu sắc nhất của cuộc đời. Bà từng dạy tại một trung học của Dòng 11 năm nay, tiếp xúc với hơn 1,000 bạn trẻ. Dù dạy thần học, tiếng Anh, sinh vật học hay tiếng Pháp, Bà cũng thấy mỗi ngày dạy là một cuộc mạo hiểm. Bà từng tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rôma năm 2000. “Trong một triều sóng đầy hân hoan và ca hát” ấy, bà đã tìm thấy nhiều người trẻ khám phá ra tình yêu lôi cuốn của Chúa Kitô và sức sống đầy rung động của Giáo Hội cũng như sự thánh thiện đầy tỏa sáng của Tôi Tớ Chúa là Gioan Phaolô II. Bà cho hay chính đời bà cũng được cái triều sóng ấy thay đổi, giúp Bà sống ơn gọi của mình sâu sắc hơn, yêu thương và phục vụ Chúa cũng như tha nhân nồng cháy hơn, và bà muốn được nhìn thấy sự thay đổi ấy trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm nay. Bà tin chắc điều ấy, vì người Úc ấm áp và niềm nở, xứ sở họ xinh tươi: “Vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng và bãi biển là ván nhún giúp ta bước vào suy niệm và cảm tạ ơn Chúa”. Suy niệm và cám tạ đó sẽ đem lại cho Sydney và toàn thể nước Úc một trẻ trung hóa cho niềm hy vọng của họ.
Nữ tu Madeline cũng nhận định rằng tuy người Úc ít đến nhà thờ hơn người Mỹ, nhưng Bà tìm thấy nhiều tín hữu với một đức tin sâu sắc hơn. Nói đến quê hương mình, Bà cho hay trong Giáo Hội Công Giáo tại Hiệp Chúng Quốc ngày nay, đã có nhiều dấu hiệu hy vọng hơn: nhiều người tham dự Thánh Lễ ngày thường, chầu thánh Thể và xưng tội nhiều hơn; giáo dân tham dự việc Giáo Hội ở mọi cấp bậc nhiều hơn, trong cả các chương trình như chuẩn bị hôn nhân, mục vụ giới trẻ và nối vòng tay xã hội. Bà cho rằng những thay đổi tốt đẹp ấy là do kết quả của Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Denver năm 1993.
5. Kết quả một cuộc điều tra
Đó cũng là kết luận của Tiến Sĩ Richard Rymarz trong một cuộc nghiên cứu được công bố trên tập san The Australasian Catholic Record, bộ 84 số 4, tháng Mười năm 2007, tựa là “The Impact of World Youth Day: A Twelve Month Follow-up of Under 18 Australian WYD 2005 Participants” (Tác động của Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Theo Dõi Các Tham Dự Viên Dưới 18 Tuổi Mười Hai Tháng Sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới Năm 2005” nhằm khảo sát các thái độ, niềm tin và tác phong của người tham dự biến cố ý nghĩa ấy. Các thanh thiếu niên dưới 18 tuổi này thuộc các giáo phận từ Sandhurst tới Melbourne.Trước khi lên đường qua Cologne, họ được phỏng vấn và thăm dò và các trả lời của họ được so sánh với các trả lời của nhóm kiểm soát. Nói chung họ được miêu tả là những người Công Giáo tích cực, về cả các phương diện tham dự Thánh Lễ, xưng tội và làm thành viên các tổ chức dựa trên đức tin. Các câu trả lời của họ liên quan đến sự hiện hữu của Thiên Chúa, đời sống nội tâm và thiêng liêng, người khác và thế giới, truyền thống tôn giáo và tâm linh. Một năm sau khi trở về từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cologne, họ lại được phỏng vấn và thăm dò. Vì hết thẩy đều được coi là những người Công Giáo tích cực, nên các vấn đề thăm dò xoay quanh việc các tham dự viên mô tả biến cố, các thay đổi trong lối sống đạo, việc can dự vào trường học hay giáo xứ và một vài biểu thức nói lên niềm tin tôn giáo của mình. Kết quả các cuộc phỏng vấn và thăm dò này cho thấy một kinh nghiệm rất tích cực về Ngày Giới Trẻ Thế Giới (NGTTG): 46.8% cho kinh nghiệm này tối đa 10 điểm. Tỷ số trung bình là 9.05. 87.1% cho hay sẽ tham dự NGTTG 2008 tại Sydney, 8.1% cho hay có thể tham dự, và 4.8% sẽ không tham dự. 98.6% cho biết tham dự NGTTG đã củng cố đức tin của họ, 55.6% cho hay việc tham dự đó đã gia tăng việc họ tham gia vào giáo xứ; 53.2% cho hay việc tham dự đó đã gia tăng việc họ can dự và các sinh hoạt nhóm đặt căn bản trên đức tin ở trường. Khi được yêu cầu liệt kê ba điều họ thích nhất tại NGTTG 2005, có tất cả bốn loại trả lời: loại thứ nhất là các nhận xét tích cực về Các Ngày Hội Ngộ. Loại thứ hai nhận định về các khía cạnh thuộc bản chất quốc tế của biến cố như gặp gỡ người khắp thế giới và được du hành ra ngoại quốc. Loại thứ ba nhận định về việc NGTTG đã gia tăng hiểu biết của họ về Đạo Công Giáo hay đã củng cố đức tin của họ. Loại thứ bốn được họ nhấn mạnh đến các biến cố cá thể mà nổi bật nhất là Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng và đêm canh thức trước đó.
Được hỏi ba điều họ ít thích nhất, các nhận định thông thường nhất liên quan đến khía cạnh hậu cần như chuyên chở, thời gian chờ đợi hay gấp gáp, nhà vệ sinh lưu động, thiếu tắm, và tệ nhất là thực phẩm. Các câu trả lời cho thấy họ cần nhiều thì giờ hơn để suy niệm, và ít có cơ hội đóng góp được gì vào việc dự trù các sinh hoạt. Đối với câu hỏi quan trọng nhất là NGTTG có tác dụng gì sau khi họ trở về, các câu trả lời cho thấy họ can dự nhiều hơn vào sinh hoạt giáo xứ và các sinh hoạt liên quan đến đức tin tại trường cũng như củng cố đức tin sâu sắc hơn. 71.4% cho biết sau NGTTG, họ đã cầu nguyện; 52.4% đã đọc Thánh Kinh, 63.5% đã thảo luận về tôn giáo với gia đình, 60.3% đã thảo luận về tôn giáo với bạn bè, 28.6% đã đi xưng tội, 41.3% đã tham dự Thánh Lễ.
Tựu chung, kết quả do NGTTG hiển nhiên là tích cực. Ít nhất, như Chelsea Pelham từng hy vọng, đây là thời điểm cho riêng tôi, để tôi cảm nghiệm được điều gì đó. Hay như một thiếu niên trả lời cuộc thăm dò của Tiến Sĩ Richard Rymarz: “Tôi bắt đầu làm thiện nguyện những việc như nấu cháo (cho dân nghèo)… Tôi muốn làm việc thiện nguyện bên ngoài học đường. Tôi muốn tham dự việc nhà thờ thường xuyên hơn, vì trước đây tôi không quan tâm đủ tới tôn giáo của tôi nên tôi muốn củng cố việc ấy”.
Tổ chức một đại hội quốc tế như Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại Sydney quả là một công việc vĩ đại, cần cố gắng của biết bao tim óc không phải chỉ của riêng Úc mà là của chung Giáo Hội hoàn cầu được đại diện bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân. Công việc ấy đã bắt đầu ngay sau lời công bố của Đức Bênêđictô XVI tại Marienfeld, Đức quốc, tháng 8 năm 2005.
1. Marienfeld 2005
Việc đầu tiên là tìm ra địa điểm tổ chức Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội, do Đức Bênêđíctô XVI cử hành cùng rất nhiều hồng y, tổng giám mục, giám mục và linh mục khắp thế giới. Marienfeld của Cologne trong tâm trí nhiều người vẫn còn phảng phất đâu đó ý niệm thất bại về phương diện hậu cần. Ga xe lửa gần nhất là Horrem chỉ có hai đường rầy đi về. Lúc từ Dusseldorf tới dự Thánh Lễ Bế Mạc thì không có vấn đề gì cả, xe lửa Đức Quốc chạy phom phom. Có điều không hiểu sao, các toilets hôm đó không chịu làm việc như bình thường, làm bần đạo bí quá, vừa đến trạm Bayerwerk (có đại bản doanh công ty bào chế thuốc Bayer nổi tiếng thế giới), phải ra khỏi tầu, tìm đường giải quyết “bầu tâm sự”. Mà nhà ga ấy cũng kỳ, tìm hoài không thấy toilet nào mở cửa, đành phải chui vào bụi rậm. Vừa trút “bầu tâm sự” vừa tự nói với mình: đúng là dân đái đường (diabetic). Từ Horrem, phương tiện duy nhất để vào cánh đồng Marienfeld là cuốc bộ, đường dài chừng 5 cây số, mất khoảng từ 45 phút đến 1 giờ. Niềm hân hoan được gặp mặt hàng triệu bạn trẻ thế giới khiến đôi chân già chẳng quản đường xa. Một loáng rồi cũng tới điểm hẹn. Quả là đáng đồng tiền bát gạo. Kinh nghiệm đường về bao giờ cũng khó khăn hơn, do số lượng một triệu khách hành hương cùng tuôn ra một lúc, nên bần đạo cùng bà xã, chưa kịp nghe Đức Bênêđíctô công bố địa điểm tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần sau, đã vội vàng và lẳng lặng cuốn gói. Nào ngờ mình không phải là người duy nhất có ý nghĩ hẹp hòi. Thiên hạ kéo nhau ra về hàng loạt. Vui thì có vui. Được nghe đủ giọng ca tiếng hát. Có những em thiếu niên bị mất hút gần cả người vì chiếc “packback” khổng lồ đeo phía sau, mà giọng hát thì vẫn lanh lảnh tha thiết, thấm đậm lòng người. Nhưng không biết sao, đường cuốc bộ khi về lại lâu đến thế, có những lúc, tưởng đoàn người lạc lối, bước vào nơi vô định. Mãi mới thấy Ga Horrem. Đoàn lữ khách như dừng chân hẳn lại cách nhà ga cả hàng hai, ba trăm thước. Lúc gần đến cổng nhà ga, không còn phải là hàng năm hay hàng sáu như trước mà có khi đến hàng hai chục, ba chục, trước một chiếc cổng chỉ rộng chừng 5 thước. Nói như nêm cối có lẽ không ngoa bao nhiêu. Bần đạo thỉnh thoảng lại bị một vị nữ tu nói tiếng Pháp, hình như từ Đảo Quốc Mauritius, trang bị đủ ba-lô chăn chiếu quanh người, quay người cho một vòng đụng vào đau thấu trời. Muốn f… một câu nhưng không dám. Vậy mà mấy cậu thanh niên, miệng vừa được rước Mình Thánh Chúa, vẫn chẳng nể nang ai, cứ f…tứ tung cả lên. Không biết là Anh hay Mỹ, chứ Úc thì không phải rồi! Đến gần mới biết phải 20 phút mới có một chuyến xe lửa. Trực thăng vần vũ trên trời, chỉ làm đoàn người nôn nóng thêm. Tình trạng mỗi lúc một tệ. Một phái đoàn của Pháp, rõ ràng đến sau bần đạo, thế mà, nhờ lá cờ Tam Tài cao ngất ngưởng với tiếng kèn đồng “L’enfant de la Patrie” tưởng tượng bơm hơi hay sao ấy, một loáng đã tiến qua cổng nhà ga mà vào bên trong. Bần đạo và bà xã vui mừng lắm cũng phải 3 giờ sau mới lọt qua cổng. Xe lửa còn hơn nêm cối. Nhưng không một ai kêu ca gì cả. Trở lại Dusseldorf, tưởng các đoàn viên khác thuộc phái đoàn Việt Nam của Sydney, nhờ đi xe buýt riêng, nên hẳn đã về trước. Nào ngờ hơn một giờ sau, Cha Văn Chi mới dẫn được đoàn về. Thì ra xe đứng một chỗ, án binh bất động, không di chuyển nổi, mà người thì phải cuốc bộ. Có nguồn tin tiên đoán phải đến sáng ngày hôm sau, mới giải quyết xong số lượng khách hành hương khỏi nhà ga Horrem. Tội cho bè bạn một cặp vợ chồng Pháp, không biết có ra kịp để theo xe buýt trở lại Paris trong đêm hay không.
2. Trường Đua Randwich 2008
Tất cả chỉ vì Marienfeld là một cánh đồng, đồng không mông quạnh, mà Hội Đồng Giám Mục Đức đã thuê trước ngày Đại Hội cả hai năm trời. Tiền thuê không rẻ vì phải bồi thường thiệt hại cho hoa mầu ruộng đất trong suốt hai năm. Và nhất là chi phí xây ngọn đồi nhân tạo để Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ (với khối lượng 80,000 thước khối đất, phải dùng đến 200 xe vận tải một ngày), và sau đó dẹp bỏ, để nông dân trồng hoa mầu trở lại. Có nguồn tin cho hay chi phí này không dưới 20 triệu Euros. Cho nên khi nghe tin Ban Tổ Chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 chọn Trường Đua Randwick làm địa điểm Đại Hội, ai cũng vui mừng.
Trường Đua này không rộng bằng Marienfeld. Nhưng Sydney cách trở, may lắm mới hy vọng có đến nửa triệu bạn trẻ thế giới tham dự Đại Hội, nên trường đua này và các địa điểm chung quanh như Centennial Park đã quá đủ. Randwick lại nằm ở trung tâm thành phố, nhiều đường giao thông, không xa ga Central có đến hơn 20 đường rầy chạy đi khắp ngả trong thành phố. Thậm chí, nếu không có xe buýt đưa rước, khách hành hương vẫn có thể cuốc bộ từ nhà ga này tới trường đua trong cùng khoảng thời gian như từ Horrem vào Marienfeld vì khoảng cách cũng chừng 5 hay 6 cây số. Có điều khác là họ phải thuộc đường đi, vì đây là trung tâm thành phố, không độc đạo như tuyến Horrem-Marienfeld của Đức. Được cái nếu biết đường, thì đường lại trở nên vui vì phố xá xe cộ tấp nập với hàng quán ê-hề. Chúng tôi đã có kinh nghiệm của năm 1986 và 1995 khi tham dự Thánh Lễ do Đức Gioan Phaolô II cử hành tại đó, số lượng người vào khoảng trên dưới 300,000 nhưng không hề nghe có ai phàn nàn về vấn đề chuyên chở. Từ ga Central tới Randwick, rất nhiều tuyến xe búyt đưa du khách đi về, bãi đậu xe chung quanh khu vực đủ cung ứng cho cả ngàn chiếc xe.
Chỉ có điều về phương diện tài chánh, khởi đầu ai cũng hài lòng, vì nghĩ sẽ tiết kiệm được nhiều lắm, không như Cologne 2005. Vì mọi cơ sở đã có sẵn, chỉ cần một khán đài hành lễ! Nhưng con cái bóng tối hình như lúc nào cũng “khôn ngoan” hơn con cái ánh sáng nhiều lắm. Chúng ngửi thấy mùi 20 triệu Euros ở Marienfeld bèn kết luận đây là một thứ “business” hạng chẳng vừa, cần phải khái thác. Người chủ của trường đua là chính phủ Tiểu Bang New South Wales không gây trở ngại chi, nhưng Hiệp Hội Huấn Luyện Viên Randwick, dưới sự điều động của Peter V'Landys, lại chủ xướng một chiến dịch tẩy chay nhằm gia tăng các đòi hỏi tài chánh từ 12 triệu đô-la lên hơn 50 triệu. Cuộc tranh chấp kéo dài mấy tháng, mãi trung tuần tháng Mười Một năm ngoái mới giải quyết xong, với tiền bồi thường lên đến 40 triệu đô-la, và khoảng hơn 10 triệu nữa được dự trù sẵn để bồi thường những thiệt hại có thể xẩy ra.
Thành thử chi phí về địa điểm Sydney 2008 không thôi đã vượt quá chi phí địa điểm của Cologne 2008. Cho nên, không hẳn việc làm của Hội Đồng Giám Mục Đức đã là thiếu suy tính như người ta có thể nghĩ. Rất may, chi phí địa điểm của Sydney 2008 đã được Chính Phủ Tiểu Bang và Chính Phủ Liên Bang cùng chia nhau hỗ trợ.
3. Tinh thần Úc
Người ta lấy làm lạ khi hai chính phủ kia chia nhau gánh cái gánh nặng tài chánh ấy. Không hẳn vì nhu cầu bầu cử, tuy rằng vấn đề ấy xẩy ra ngay trong năm có những cuộc bầu cử cấp tiểu bang và liên bang. Cho bằng cái đầu óc thực tiễn của giống người ănglô-sắcxông. Thứ nhất là khi không, họ có dịp quảng cáo về đất nước họ cho một thế hệ rất nhiều nhà lãnh đạo thế giới trong tương lai. Thứ hai, thu nhập do Đại Hội mang đến cho nền kinh tế xứ này vuợt xa con số kia nhiều lắm, như lời John Watkins, phó thủ hiến Bang New South Wales, nhiều lần khẳng định. Chính ông đã đưa ra con số ước lượng vào khoảng 150 triệu đô-la. Theo Phòng Thương Mại Úc, con số ấy hiện đã được ước tính là 230 triệu đô-la.
Mặt khác, cái tinh thần vì việc chung của Úc không tệ lắm. Thế Vận Hội Sydney 2000 vẫn được coi là một trong những Thế Vận Hội thành công tốt đẹp nhất. Như lời Juan Antonio Samaranch, Chủ Tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế, đã tuyên bố vào ngày bế mạc: “tôi hãnh diện và hài lòng tuyên bố rằng các bạn đã đem lại cho thế giới một Thế Vận Hội tốt đẹp nhất xưa nay”. Năm 2002, phúc trình của Tổng Thanh Lý tiểu bang New South Wales cho hay cuộc thi đua ấy tốn phí tất cả 6.6 tỷ Úc kim tức 2.3 tỷ Bảng Anh gây cho ngân quĩ công một tốn phí từ 1.7 tỷ đến 2.4 tỷ Úc kim, tương đương từ 580 triệu đến 830 triệu Bảng Anh. Nhân dân và chính phủ Úc vui vẻ chấp nhận phí tổn ấy vì quả đó là một thành công đáng kể cho đất nước này với sự tham dự của 199 phái đoàn cấp quốc gia và 4 vận động viên độc lập, 10 651 vận động viên (4 069 nữ, 6 582 nam), 300 biến cố thể thao, 16 033 nhân viên truyền thông (5 298 báo chí, 10 735 truyền thanh truyền hình). Và nhất là con số khổng lồ 46,967 thiện nguyện viên, một con số chưa từng có trong bất cứ Thế Vận Hội nào. Người Úc chứng tỏ cho thế giới thấy cái tinh thần lo việc chung của họ.
Lần tổ chức này cũng sẽ thế thôi, không khác được. Ngay từ những ngày đầu, WYD08 Sydney đã đưa ra hai chương trình một là Homestay hai là Volunteering nhằm vận động cho có 8,000 thiện nguyện viên và 20,000 chủ nhà chịu mở cửa đón tiếp khách hành hương.
4. Từ Christchurh và Nasville tới Sydney
Nữ Tu Madeline |
Nữ tu Madeline cũng nhận định rằng tuy người Úc ít đến nhà thờ hơn người Mỹ, nhưng Bà tìm thấy nhiều tín hữu với một đức tin sâu sắc hơn. Nói đến quê hương mình, Bà cho hay trong Giáo Hội Công Giáo tại Hiệp Chúng Quốc ngày nay, đã có nhiều dấu hiệu hy vọng hơn: nhiều người tham dự Thánh Lễ ngày thường, chầu thánh Thể và xưng tội nhiều hơn; giáo dân tham dự việc Giáo Hội ở mọi cấp bậc nhiều hơn, trong cả các chương trình như chuẩn bị hôn nhân, mục vụ giới trẻ và nối vòng tay xã hội. Bà cho rằng những thay đổi tốt đẹp ấy là do kết quả của Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Denver năm 1993.
5. Kết quả một cuộc điều tra
Đó cũng là kết luận của Tiến Sĩ Richard Rymarz trong một cuộc nghiên cứu được công bố trên tập san The Australasian Catholic Record, bộ 84 số 4, tháng Mười năm 2007, tựa là “The Impact of World Youth Day: A Twelve Month Follow-up of Under 18 Australian WYD 2005 Participants” (Tác động của Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Theo Dõi Các Tham Dự Viên Dưới 18 Tuổi Mười Hai Tháng Sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới Năm 2005” nhằm khảo sát các thái độ, niềm tin và tác phong của người tham dự biến cố ý nghĩa ấy. Các thanh thiếu niên dưới 18 tuổi này thuộc các giáo phận từ Sandhurst tới Melbourne.Trước khi lên đường qua Cologne, họ được phỏng vấn và thăm dò và các trả lời của họ được so sánh với các trả lời của nhóm kiểm soát. Nói chung họ được miêu tả là những người Công Giáo tích cực, về cả các phương diện tham dự Thánh Lễ, xưng tội và làm thành viên các tổ chức dựa trên đức tin. Các câu trả lời của họ liên quan đến sự hiện hữu của Thiên Chúa, đời sống nội tâm và thiêng liêng, người khác và thế giới, truyền thống tôn giáo và tâm linh. Một năm sau khi trở về từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cologne, họ lại được phỏng vấn và thăm dò. Vì hết thẩy đều được coi là những người Công Giáo tích cực, nên các vấn đề thăm dò xoay quanh việc các tham dự viên mô tả biến cố, các thay đổi trong lối sống đạo, việc can dự vào trường học hay giáo xứ và một vài biểu thức nói lên niềm tin tôn giáo của mình. Kết quả các cuộc phỏng vấn và thăm dò này cho thấy một kinh nghiệm rất tích cực về Ngày Giới Trẻ Thế Giới (NGTTG): 46.8% cho kinh nghiệm này tối đa 10 điểm. Tỷ số trung bình là 9.05. 87.1% cho hay sẽ tham dự NGTTG 2008 tại Sydney, 8.1% cho hay có thể tham dự, và 4.8% sẽ không tham dự. 98.6% cho biết tham dự NGTTG đã củng cố đức tin của họ, 55.6% cho hay việc tham dự đó đã gia tăng việc họ tham gia vào giáo xứ; 53.2% cho hay việc tham dự đó đã gia tăng việc họ can dự và các sinh hoạt nhóm đặt căn bản trên đức tin ở trường. Khi được yêu cầu liệt kê ba điều họ thích nhất tại NGTTG 2005, có tất cả bốn loại trả lời: loại thứ nhất là các nhận xét tích cực về Các Ngày Hội Ngộ. Loại thứ hai nhận định về các khía cạnh thuộc bản chất quốc tế của biến cố như gặp gỡ người khắp thế giới và được du hành ra ngoại quốc. Loại thứ ba nhận định về việc NGTTG đã gia tăng hiểu biết của họ về Đạo Công Giáo hay đã củng cố đức tin của họ. Loại thứ bốn được họ nhấn mạnh đến các biến cố cá thể mà nổi bật nhất là Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng và đêm canh thức trước đó.
Được hỏi ba điều họ ít thích nhất, các nhận định thông thường nhất liên quan đến khía cạnh hậu cần như chuyên chở, thời gian chờ đợi hay gấp gáp, nhà vệ sinh lưu động, thiếu tắm, và tệ nhất là thực phẩm. Các câu trả lời cho thấy họ cần nhiều thì giờ hơn để suy niệm, và ít có cơ hội đóng góp được gì vào việc dự trù các sinh hoạt. Đối với câu hỏi quan trọng nhất là NGTTG có tác dụng gì sau khi họ trở về, các câu trả lời cho thấy họ can dự nhiều hơn vào sinh hoạt giáo xứ và các sinh hoạt liên quan đến đức tin tại trường cũng như củng cố đức tin sâu sắc hơn. 71.4% cho biết sau NGTTG, họ đã cầu nguyện; 52.4% đã đọc Thánh Kinh, 63.5% đã thảo luận về tôn giáo với gia đình, 60.3% đã thảo luận về tôn giáo với bạn bè, 28.6% đã đi xưng tội, 41.3% đã tham dự Thánh Lễ.
Tựu chung, kết quả do NGTTG hiển nhiên là tích cực. Ít nhất, như Chelsea Pelham từng hy vọng, đây là thời điểm cho riêng tôi, để tôi cảm nghiệm được điều gì đó. Hay như một thiếu niên trả lời cuộc thăm dò của Tiến Sĩ Richard Rymarz: “Tôi bắt đầu làm thiện nguyện những việc như nấu cháo (cho dân nghèo)… Tôi muốn làm việc thiện nguyện bên ngoài học đường. Tôi muốn tham dự việc nhà thờ thường xuyên hơn, vì trước đây tôi không quan tâm đủ tới tôn giáo của tôi nên tôi muốn củng cố việc ấy”.