Bắc Kinh - Nhà cầm quyền Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt trước lời kêu gọi hòa bình cho Tây Tạng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Bắc Kinh, Tần Hạo, đã bác bỏ thẳng thừng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha. Hạo nói: “cái gọi là khoan dung đó không thể áp dụng cho bọn tội phạm, là những kẻ phải bị trừng trị theo luật pháp”.
Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 19/3 với hơn 15,000 tín hữu hành hương tại Vatican, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo động tại Tây Tạng.
“Tôi theo dõi với đầy âu lo tin tức trong những ngày này đến từ Tây Tạng. Tim tôi cảm thấy buồn và đau đớn trước sự đau khổ của quá nhiều người”.
“Mầu nhiệm thương khó và cái chết của Chúa Giêsu mà chúng ta tưởng niệm trong Tuần Thánh giúp chúng ta cách đặc biệt nhạy cảm với tình trạng của họ”.
Đức Thánh Cha nhận định rằng “các vấn đề không thể giải quyết bằng bạo lực, chúng chỉ làm xấu thêm tình hình”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các tín hữu trên thế giới hiệp nhất với ngài trong lời cầu nguyện. “Chúng ta hãy xin Thiên Chúa toàn năng soi sáng tâm trí của tất cả mọi người và ban cho mỗi người ơn can đảm để chọn con đường đối thoại và khoan dung”.
Trong khi đó, thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng đã bầy tỏ với thông tấn xã Công Giáo Asia-News lòng biết ơn Đức Thánh Cha. Thủ tướng Samdhong Rinpoche nói: “Đức Thánh Cha đã gióng lên tiếng nói về những đau khổ của chúng tôi đối với thế giới, chúng tôi cám ơn ngài về điều đó”.
Hồi đầu tuần này Đức Dalai Lahma đã lên tiếng cho biết là ngài luôn chủ trương bất bạo động và nếu tình trạng bạo động vượt quá sự kiểm soát thì ngài sẽ từ chức lãnh đạo chính quyền Tây Tạng lưu vong. Ông Thubten Samphel, phát ngôn viên chính phủ lưu vong Tây Tạng đặt trụ sở ở Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ cũng giải thích thêm rằng Đức Dalai Lahma biết rằng có những người trẻ Tây Tạng không đồng ý với đường lối bất bạo động của ngài. Nếu số đông dân chúng Tây Tạng chọn con đường bạo động thì ngài không có lựa chọn nào khác hơn là từ chức.
Trung quốc đã dùng ngay chính câu nói của Đức Dalai Lahma để ráo riết đổ lỗi cho người Tây Tạng. Lập luận hiện nay của Trung quốc cho rằng họ chính là nạn nhân của bạo động do người Tây Tạng gây ra và chính Đức Dalai Lahma cũng không đồng ý với những hành động đó của người Tây Tạng.
Tân Hoa Xã cáo buộc những người Tây Tạng đã giết và thiêu sống 13 người Trung quốc, đốt phá hơn 300 tòa nhà và hơn 60 xe cộ của Trung quốc gây thiệt hại 14 triệu đô la.
Dựa vào những lý chứng đó, công an và bộ đội Trung quốc thẳng tay đàn áp. Trong khi đó, đài Truyền Hình Trung quốc công khai chiếu những cảnh công an và bộ đội bắt bớ và đánh đập người Tây Tạng trên đường phố Lahsa. Những hình bên cạnh là do chính đài truyền hình Trung quốc phát cho toàn thế giới xem.
Công an lôi người đi giữa đường phố Lahsa |
Cảnh sát lùng xục bắt bớ khắp nơi |
Bộ đội Trung quốc kiểm soát chặt chẽ Lahsa |
“Tôi theo dõi với đầy âu lo tin tức trong những ngày này đến từ Tây Tạng. Tim tôi cảm thấy buồn và đau đớn trước sự đau khổ của quá nhiều người”.
“Mầu nhiệm thương khó và cái chết của Chúa Giêsu mà chúng ta tưởng niệm trong Tuần Thánh giúp chúng ta cách đặc biệt nhạy cảm với tình trạng của họ”.
Đức Thánh Cha nhận định rằng “các vấn đề không thể giải quyết bằng bạo lực, chúng chỉ làm xấu thêm tình hình”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các tín hữu trên thế giới hiệp nhất với ngài trong lời cầu nguyện. “Chúng ta hãy xin Thiên Chúa toàn năng soi sáng tâm trí của tất cả mọi người và ban cho mỗi người ơn can đảm để chọn con đường đối thoại và khoan dung”.
Trong khi đó, thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng đã bầy tỏ với thông tấn xã Công Giáo Asia-News lòng biết ơn Đức Thánh Cha. Thủ tướng Samdhong Rinpoche nói: “Đức Thánh Cha đã gióng lên tiếng nói về những đau khổ của chúng tôi đối với thế giới, chúng tôi cám ơn ngài về điều đó”.
Hồi đầu tuần này Đức Dalai Lahma đã lên tiếng cho biết là ngài luôn chủ trương bất bạo động và nếu tình trạng bạo động vượt quá sự kiểm soát thì ngài sẽ từ chức lãnh đạo chính quyền Tây Tạng lưu vong. Ông Thubten Samphel, phát ngôn viên chính phủ lưu vong Tây Tạng đặt trụ sở ở Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ cũng giải thích thêm rằng Đức Dalai Lahma biết rằng có những người trẻ Tây Tạng không đồng ý với đường lối bất bạo động của ngài. Nếu số đông dân chúng Tây Tạng chọn con đường bạo động thì ngài không có lựa chọn nào khác hơn là từ chức.
Trung quốc đã dùng ngay chính câu nói của Đức Dalai Lahma để ráo riết đổ lỗi cho người Tây Tạng. Lập luận hiện nay của Trung quốc cho rằng họ chính là nạn nhân của bạo động do người Tây Tạng gây ra và chính Đức Dalai Lahma cũng không đồng ý với những hành động đó của người Tây Tạng.
Tân Hoa Xã cáo buộc những người Tây Tạng đã giết và thiêu sống 13 người Trung quốc, đốt phá hơn 300 tòa nhà và hơn 60 xe cộ của Trung quốc gây thiệt hại 14 triệu đô la.
Dựa vào những lý chứng đó, công an và bộ đội Trung quốc thẳng tay đàn áp. Trong khi đó, đài Truyền Hình Trung quốc công khai chiếu những cảnh công an và bộ đội bắt bớ và đánh đập người Tây Tạng trên đường phố Lahsa. Những hình bên cạnh là do chính đài truyền hình Trung quốc phát cho toàn thế giới xem.