LỄ AN TÁNG CHA CỐ ANTÔN TRẦN VĂN BẬT TẠI NHÀ THỜ NAM THÁI

SAIGÒN -- Lúc 8giờ 30 sáng 1.3.08 thánh lễ đồng tế an táng cha cố Antôn Trần văn Bật đã được cử hành rất trọng thể trong nhà thờ xứ Nam Thái, Ngã Ba Ong Tạ,Chí Hòa,Saigon. Nhà thờ Nam Thái chật chội, lại gần đường đông xe qua lại.

Những vòng hoa kính viếng để đầy từ đường cái vào tới cửa nhà thờ. Phát cho mỗi nguời một cành hoa phong lan. Trong nhà thờ chỉ dành cho gần 200 linh mục đồng tế,các tu sĩ nam nữ và một số thân tộc huyết tộc và linh tông.Giáo dân Nam Thái phải hy sinh ở ngòai và lo tổ chức,tiếp đón vàlàm trật tự… Các nghĩa tử cha cố phân công phụ trách:Đức cha Giuse Trần xuân Tiếu, giám mục Long Xuyên, chủ tế vì vừa là nghĩa tử vừa là đồng hương Phú Ốc. Có các Đức cha dồng tế:Đức cha Vũ duy Thống,Đức cha Hòang Đức Oanh,GM Kontum,là học trò CV Piô XII,Đức cha Nguyễn tích Đức,nguyên GM Ban mê Thuột,học trò CV Piô XII. Cha Vũ minh Nghiệp đại diện Giám Mục về giáo sĩ…Cha JB Trần Thanh Cao,cha sở Đồng Tiến Q,10 vừa là nghĩa tử vừa là đồng hương Phú Oc phụ trách tổ chức tổng quát.Cha Thủ,LM quản xứ Hàng Xanh,người con xứ Nam Thái,phụ tá tổ chức.Cha Trần văn Thụy vừa là nghĩa tử vừa đồng hương thân tộc Mỹ Lộc phụ trách các linh mục đồng tế.Cha JB Nguyền an KhangLM quản xứ Kađô Đơn Dương giới thiệu tiểu sử tóm tắt cha Cố:

Cố linh mục Antôn Trần văn Bật sinh ngày 19.2.1920 tại họ Mỹ Lộc,xứ Phú Oc,Nam Định,thuộc giáo phận Hanội(nghĩa tử cha già cố Trần hữu Quảng chính xứ Phú Oc cùng với cha Đỗ đạt Khóat).Vào trường thử: 1930-1934.Vào tiểu chủng viện Hòang Nguyên 1934-1941.Vào Đại chủng Viện Hànội(Xuân Bích)1941-1950.Thụ phong linh mục 23.12.1950(do Đức cha Giuse Trịnh như Khuê truyền chức,Giám mục VN tiên khởi của giáo phận Hànội,sau Đức cha Thịnh MEP:Gồm cha Bật,cha Lã thanh Lịch,cha Trần văn Mai,cha Đặng văn Doanh,cha Tỵ trong lúc tủ đô Hanoi lọan lạc,hầu như không có thân nhân tham dự)

Phó giám đốc Tiểu chủng viện Hòang Nguyên 1950-1953.Giáo sư Latinh của chủng viện Piô XII Quần Ngựa Hànội và Ngã Sáu chợ Lớn 1953-1965.

Tuyên úy trường sư huynh Lasan Tabert Saigon 1965-1967.Đại diện các linh mục gốcHànội tại miền Nam 1968(Năm Đc Nguyễn huy Mai đi làm Giám Mục Ban mê Thuột).Chính xứ Nam Thái,hạt Chí Hòa 1967-2001.Nghỉ hưu tại giáo xứ Nam Thái 2001-2008 (ở trên thượng tầng sát mái để cha Bùi văn Phổ làm quản xứ Nam Thái tiện bề phụng dưỡng và tòan quyền đìều hành giáo xứ thỏai mái,Ngài chỉ lo kinh sách và đánh vi tính chữ to sách lễ Roma cho mình và các cha già khác kém mắt dễ đọc).

An nghỉ trong Chúa ngày 25.2.08.Hưởng thọ 88 tuổi đời 58 tuổi Linh Mục.RIP

Cha NguyễnThực nghĩa tử gốc Nam Thái đọc các diện văn chia buồn của Đức Tổng Hànội Ngô quang Kiệt va Hồng Y Phạm đình Tụng và Giám Mục Lê Đắc Trọng,của Đc Fx Nguyễn văn Sang,Thái Bình.Đc Châu ngọc Tri,Đà Nẵng cùng Đc Nguyễn quang Sách vàĐc Nguyễn bình Tĩnh,của Đc Phaolo Nguyễn văn Hòa cựu chủ tịch HĐGMVN và Đc Võ Đúc Minh, Nha Trang,của Đc Bùi văn Đọc, Mỹ Tho…Đức Hồng Y Phạm minh Mẫn đã đích thân tới viếng xác chiều hôm trước…

Ca đòan Nam Thái hát lễ rất trầm hùng sốt sắng…

Đúc cha Giuse Trần xuân Tiếu giảng lễ chia sẻ tâm tình biết ơn cha già vừa là nghĩa phụ qúy mến vừa là bậc thầy tôn kính,tuy nghiêm khắc nhưng đào tạo nhiều thế hệ học sinh nên người,nhất là rất phù hợp với thư chung của HĐGMVN năm 2007 về Giáo dục kitô giáo hôm nay cho tương lai của Giáo Hội và xã hội ngày mai, mà vai trò của người Thày là quan trọng.Ngài xóay vào trọng tâm chủ điểm này rất tuyệt vời và tâm đắc….

Sau lễ Cha Bùi văn Phổ nghĩa tử và linh mục quản xứ Nam Thái đương nhiệm nói lên lời tri ân đối với các Đức cha, các cha Tổng Đại diện,các cha quản hạt,các linh mụcđồng tế,các tu sĩ nam nữ,bà con thân bằng quyến thuộc linh tông và hujyết tộc,các cựu hoc sinh và tòan thể giáo dân Nam Thái…

10g30 nghi lễ tiễn biệt cảm động và di quan về nghĩa trang Khiết Tâm Thủ Đức để an nghỉ ngàn thu và đợi chờ ngày sống lại.

Gần trưa nên chỉ sợ kẹt xe,ban trật tự giáo xứ Nam Thái điều phối rất trật tự và khoa học nên đòan xe rất dài đủ cho mọi người muốn tiễn đưa cha già cố tới nơi Đất Thánh ở ngọai thành…

Đức Cha Giuse Trần xuân Tiếu, Giám Mục giáo phận Long Xuyên chia sẻ tâm tình trong bài giảng như sau:

Anh chị em thân mến,

Dù biết rằng Cha Cố Antôn đã cao tuổi và bị bệnh từ lâu, nhưng khi nghe tin Cha Cố qua đời, có lẽ không ai trong chúng ta, là những người đã từng quen biết Ngài, không khỏi bùi ngùi và đau buồn. Dường như sự ra đi của Ngài đã gây nên một sự mất mát to lớn không gì bù đắp được. Vì thế hôm nay chúng ta quy tụ về đây thật đông đảo để tiễn đưa Cha Cố Antôn thân yêu của chúng ta về nơi an nghỉ cuối cùng. Hiện diện nơi đây lúc này tôi thấy có các giám mục, các linh mục, các cựu chủng sinh từng là những học trò của Ngài tại chủng viện Piô XII Hà Nội trong suốt 17 năm, từ năm 1950 đến năm 1967. Tôi cũng thấy có các cha cố từng là bạn bè, là đồng nghiệp và là những người cộng tác của Ngài trong mục vụ cũng như trong công tác giáo dục. Tôi cũng thấy có rất đông các tu sĩ nam nữ có liên hệ thiêng liêng với Ngài. Ngoài ra còn có nhiều bà con họ hàng huyết tộc, linh tộc, những người thân quen và bà con giáo dân giáo xứ Nam Thái. Tôi không ngần ngại mà nói rằng, tất cả chúng ta đều kính yêu Ngài, thương tiếc Ngài, và giờ đây chúng ta cùng dâng Thánh lễ Tạ ơn cầu nguyện cho Ngài sớm được Chuá đón về hưởng nhan thánh Chúa trên thiên đàng sau những năm dài phục vụ Hội Thánh và con người.

Tôi nghĩ rằng lúc này đây mỗi người chúng ta đều giữ lại trong tâm khảm một hình ảnh nổi bật nào đó về Ngài. Có người nhớ đến Ngài như một người cha nhân từ, có người nhớ đến Ngài như một vị mục tử tốt lành thánh thiện. Riêng tôi, vì vừa là nghĩa tử, vừa là học trò của Ngài trong nhiều năm, tôi vẫn giữ được một hình ảnh đẹp nơi Ngài, đó là hình ảnh của người thày đáng kính, một nhà giáo tận tuỵ hi sinh cho học trò của mình. Đây cũng là những tâm tình của các anh em cựu chủng sinh Piô hải ngoại, họ đã gởi email cho tôi nói rằng: “Mặc dù biết trước, rồi cũng đến một lúc chúng ta phải đối diện với sự ra đi của Cha Cố Antôn, nhưng trong lòng mọi người chúng ta không thể tránh được sự thổn thức đau buồn mất mát. Chúng ta mất đi vị thày thân thương khả kính...Cha Cố ra đi là một cái tang chung cho các học trò Piô của Ngài và đặc biệt của các nghĩa tử của Ngài. Xin được chia buồn với bạn Tiếu và xin được hiệp ý cầu xin cho Cha Cố được nghỉ yên trên chốn vĩnh hằng”.

Như vậy hình ảnh tiêu biểu nhất nơi Cha Cố Antôn có lẽ là hình ảnh một người thày gương mẫu, một nhà giáo khả kính. Nhưng để có thể là người thày tận tuỵ hi sinh, Ngài đã là người “đầy tớ khôn ngoan và trung tín” mà Chúa đã đặt lên cai quan gia sản của Chúa. Trước khi là người thày của chúng ta, Ngài đã là người học trò ngoan của Chúa Kitô. Suốt thời gian dạy chủng viện, Ngài đã không để lại một tác phẩm đồ sộ nào, ngoại trừ cuốn từ điển La-Việt-Pháp và những cours văn phạm tiếng la tinh. Ngài cũng không để lại những công trình nghiên cứu sâu sắc, nhưng đã để lại một gia sản quý báu đó là lòng yêu thương tận tuỵ hy sinh đối với các học trò. Đây quả là một mẫu gương đáng quý, đáng nêu gương cho tất cả chúng ta.

Anh chị em thân mến,

Ngày nay vấn đề giáo dục đang là đề tài được nhiều người cả trong đạo ngoài đời nhắc tới với tất cả nỗi ưu tư lo lắng. Năm 2007 vừa qua, HĐGMVN đã ra Thư Chung gởi đến toàn thể GH VN với đề tài: “Giáo dục hôm nay, giáo hội và xã hội ngày mai”, trong đó các GM kêu gọi cần phải đổi mới việc giáo dục, và nhấn mạnh đến công việc giáo dục là bổn phận của mọi thành phần Giáo Hội và xã hội. Vai trò của người thày là rất quan trọng. Người thày phải đem hết tâm huyết ra để giáo dục đàn em. Giáo dục không phải chỉ là truyền đạt chữ nghĩa hay một mớ kiến thức cho học sinh mà còn phải đem cho đi hết cái tâm của mình, để huấn luyện học sinh nên người hữu ích cho xã hội. Giáo dục toàn diện ngày nay theo thánh bộ giáo dục của Toà Thánh, là phải giúp con người học để biết, học để hành động, học để sống với người khác và học để trở thành người. Để được như vậy người thày cần phải cho đi cả chính bản thân của mình nữa. Đây là điều đã được ĐGH Bênêđíctô XVI đề cập đến trong lá thư gởi cho giáo phận Rôma ngày 23.2 vừa qua. Ngài viết: “Anh chị em thân mến, để làm cho những suy tư của tôi được cụ thể hơn, cũng nên nêu lên một số đòi hỏi chung để có một nền giáo dục chân chính. Nền giáo dục này trước tiên cần có sự gần gũi và tín nhiệm nảy sinh từ tình thương: tôi nghĩ đến kinh nghiệm đầu tiên và cơ bản về tình thương mà các trẻ em cảm nhận, hay ít là phải cảm nhận với cha mẹ các em. Nhưng mỗi nhà giáo dục đích thực đều biết rằng để giáo dục thì phải trao hiến một cái gì đó từ chính bản thân mình và chỉ như thế mới có thể giúp các học sinh của mình khắc phục những ích kỷ và trở thành người có khả năng yêu thương đích thực”.

Vâng thưa anh chị em, nhà giáo dục tốt là phải cho đi chính bản thân, phải thể hiện tình yêu thương đối với học sinh. Tôi nghĩ rằng cha Cố Antôn của chúng ta đã thực hiện rất tốt điều đó. Ngài đã dạy chúng tôi biết và hiểu tiếng la tinh, một thứ cổ ngữ rất khó nhưng là môn học bắt buộc phải dạy cho các chủng sinh trong các chủng viện để làm linh mục. Ngài rất nghiêm khắc, rất đòi hỏi, nhưng lại công tâm không thiên vị. Nhưng qua sự nghiêm khắc đó, chúng tôi nhận ra tấm lòng nhân từ của một người cha, lòng yêu thương tận tuỵ của một người thày và sự hy sinh của một mục tử. Ngài đã noi gương Chúa Giêsu mục tử tốt lành hiến mạng sống vì đoàn chiên, để đoàn chiên được sống và sống dồi dào. Ngài đã tìm đủ mọi cách để chúng tôi nắm bắt được tiếng la tinh. Chúng tôi biết rằng học tiếng la tinh không phải chỉ để học biết một ngôn ngữ, mà qua ngôn ngữ đó học lý luận chính xác, để hiểu biết các huấn thị, các bản văn phụng vụ, các văn kiện của Giáo Hội để nhờ đó yêu mến Giáo Hội hơn, cử hành phụng vụ sốt sắng hơn, và hiệp thông với giáo hội toàn cầu nhiều hơn. Cha Cố Antôn đã hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đó.

Hôm nay chúng ta cùng với Ngài cảm tạ ơn Chúa về những gì Chúa đã hoàn thành trong cuộc đời của Ngài ở trần gian. Chúng ta phó thác Ngài cho Thiên Chúa, xin Chúa nhận lấy linh hồn Ngài và thưởng công cho Ngài trên nơi vĩnh phúc. Xin Ngài cũng nhớ đến chúng ta trước mặt Chúa, để chúng ta cũng biết noi gương bắt chước Ngài chu toàn nhiệm giáo dục mà Chúa trao cho chúng ta.