Tờ Công giáo và Dân Tộc (CGDT) ra đời ngày 10/7/1975 trong một bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị với những đặc trưng và định hướng hoàn toàn khác biệt với thực tại của Việt Nam ngày nay, một thực tại ghi đậm dấu sự hội nhập vào thế giới, thị trường tự do, cạnh tranh kinh tế quốc nội và quốc tế, và trên hết bởi kỹ thuật truyền thông tức thời, vượt qua mọi biên giới và mọi rào cản. Nên chăng nhà nước đánh giá lại sự tồn tại của tờ CGDT và dần khép lại dấu ấn của một thời bế quan tỏa cảng, bao cấp, nghi kỵ và lèo lái để mở ra một chân trời mới cho sự tôn trọng lẫn nhau và đối thoại thẳng thắn giữa nhà nước và Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.
Trước hết, chúng tôi muốn nhắc lại ở đây, một nhận định của đài Chân Lý Á Châu (Veritas), đã được nhiều vị nhắc đến:
“Trong 12 số liên tục, Nguyệt san Công giáo và Dân Tộc đã lên tiếng bênh vực cho Đức Cha Gaillot, giám mục giáo phận Evreux (Pháp), dĩ nhiên với luận điệu công kích Giáo hội ra điều như trong Giáo hội không có dân chủ, không có tự do phát biểu, ra điều như Giáo hội bách hại một số người. Nhiều người có thể hoang mang và bị lung lạc vì những bài báo ấy. Thật ra, một giọng điệu như thế không có gì đáng làm chúng ta phải ngạc nhiên. Thời Cựu ước, có những tiên tri cung đình chuyên hụ họa cho các vua thay vì nói Lời của Chúa. Ngày nay cũng không thiếu những tiên tri như thế: thay vì nói Lời Chúa, lên tiếng tố cáo những bất công đầy dẫy trong một chế độ độc tài thì người ta lại chỉ làm tiên tri để công kích và chỉ trích Giáo hội của mình.” (Veritas 19/01/1996).
Nhận định của đài Veritas tuy đề cập đến một vụ việc cụ thể nhưng nhận xét này có thể coi là tiêu biểu để phê phán một đường lối nhất quán đã được CGDT theo đuổi trong 33 năm qua: không bỏ qua dịp nào để vẽ ra một bức tranh rất u ám về Giáo hội Công giáo. Đường lối ấy được thể hiện rất rõ trong vô số những vụ việc lớn nhỏ mà tiêu biểu là vụ án Phong Thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam (năm 1988), vụ Tổng Giám Mục Marcel-François Lefebvre.., và gần đây nhất là vụ Tòa Khâm Sứ.
Việc mô tả bất công về Giáo hội Công giáo, một Giáo hội tự bản chất là thánh thiện, và trong thực tế luôn năng động, không ngừng đổi mới để vượt lên chính mình trên con đường lữ thứ trần gian hướng về quê trời như vậy, cố nhiên, không khỏi không gây ra những phản ứng, những nghi kỵ của người tín hữu đối với những ai chịu trách nhiệm đẻ ra và duy trì tờ báo này: đó là Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP HCM – là Mặt trận Tổ quốc và tối hậu là đảng Cộng sản Việt Nam.
Những mô tả như thế cũng để lại trong lòng người tín hữu những vết thương liên tục bị sát muối, những khổ đau tinh thần như đã được nêu trong các phát biểu của Đức Giám Mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân trong cũng như ngoài nước.
Những mô tả như thế cũng đã được đáp trả cụ thể qua việc ngày càng nhiều các linh mục coi xứ cấm không cho bán tờ báo trong khuôn viên nhà thờ.
Có một thời nhà nước tung ra những Bão Biển, Cha và Con, Tóc Mây, Xóm Đạo, Tây Dương Giatô Bí Lục. Những thứ đó không đóng góp gì cho xã hội, cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa người Công giáo và người Cộng sản mà chỉ gây thêm đau thương và nghi kỵ trong lòng người Công giáo. Cũng may, nhà nước cuối cùng cũng nhận thức ra điều đó và chấm dứt những trò ấu trĩ này. Người Công giáo ghi nhận thiện chí đó và cũng mong nhà nước giờ đây đi thêm một bước nữa để đặt dấu chấm hết cho tờ CGDT, một ấn phẩm, nói theo một nghĩa nào đó, cũng đã và đang mang lại những đau thương không kém trong lòng người.
Nếu tờ báo được duy trì bằng mọi giá qua cơ chế bao cấp bù lỗ thì người Công giáo không thể không thấy ở đây một dấu chỉ của sự bách hại tiếp tục.
Thật vậy, trong những năm qua, Hội đồng Giám mục Việt nam đã có Ủy ban Truyền thông Xã hội (hiện nay do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ lãnh đạo) với đầy đủ nhân sự thích hợp. Thật là một nghịch lý khi nhà nước cho phép tới hơn 600 tờ báo về đủ mọi thể loại Hình sự, An ninh, Thể thao, Du lịch, Phụ nữ … trong khi người Công giáo với 10% dân số lại không được phép có một tuần báo cho chính mình.
Việc Giáo hội Công giáo không có được một tuần báo của chính mình trong khi nhà nước tiếp tục dùng tờ CGDT như một thứ giả danh Công giáo để lũng đoạn là một bằng chứng hiển nhiên của sự thiếu tự do tôn giáo.
Biện pháp đó đã không hợp tình lại không hợp lý. Trong hoàn cảnh kỹ thuật truyền thông vượt qua mọi biên giới và mọi rào cản như hiện nay, biện pháp đó, nói cho cùng chỉ khích lệ người ta vào những trạm tin mà nhà nước vô phương kiểm soát được.
Ngược lại, nếu Ủy ban Truyền thông Xã hội của Hội đồng Giám mục Việt nam có được một tuần báo phát hành rộng rãi trong khuôn khổ luật định thì đó sẽ là một dấu chỉ cụ thể của tiến bộ trong tự do tín ngưỡng, của đoàn kết dân tộc, của tôn trọng lẫn nhau, của tư duy thực tiễn biết hành động phù hợp với những quy luật tiến lên của xã hội.
Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của các cơ quan chức năng nhà nước, chúng con mạnh dạn đề nghị quý Đức cha, quý cha và anh chị em giáo dân (thật ra con số cũng rất ít) đừng gởi bài cho tờ CGDT nữa để tránh hoang mang, ngộ nhận trong anh chị em giáo dân, để nhà nước thấy được nhu cầu cấp thiết của chúng ta có được một tờ báo riêng nói lên tiếng nói chân chính của giáo quyền và những nguyện vọng chính đáng của người Công giáo. Không gởi bài cho tờ CGDT nữa là quý Đức cha, quý cha và anh chị em giáo dân hỗ trợ thiết thực cho nguyện vọng chính đáng của Ủy ban Truyền thông Xã hội của Hội đồng Giám mục Việt nam. Vả lại, ngày nay thực tế là người Công Giáo đã có nhiều lựa chọn hơn để xuất bản những bài viết của mình.
Linh mục Trương Bá Cần năm nay đã 78 tuổi. Ở vào tuổi “thất thập cổ lai hy” này, ngài thực sự cần có thời gian để nghỉ ngơi, để suy tư về chặng đường 50 năm linh mục đã qua của mình, và chuẩn bị ra trước tòa án Chung Thẩm của Chúa. Tờ CGDT, nên được đình bản vì nó không còn cần thiết cho ai, cả Giáo hội, nhà nước Việt Nam, và bản thân linh mục Cần.
Ông Phó Thiết Sơn, “giám mục dỏm” của Bắc Kinh, khi sinh tiền đã được hưởng “tiêu chuẩn” dành cho “phó chủ tịch Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội Trung quốc”. Là một nhân vật thuộc hàng “top ten” trong một đất nước vĩ đại như thế, Ông Sơn được “bồi dưỡng” tối đa những sâm nhung đại bổ đắt tiền của Trung quốc và Hàn quốc. Ông ăn sâm nhung như ta ăn khoai mì, khoai lang vậy. Ông lại còn trẻ hơn cha Cần một tuổi. Thế mà hai năm trước ngày chết ông đã được yêu cầu “tịnh khẩu” để đừng phát biểu nhảm nhí, linh tinh. Từ cuối năm 2004, ông chỉ còn như một bóng mờ dật dờ trong nhà thờ Nam Đường ở Bắc Kinh.
Cha Cần nhà ta, sống ở một nước nghèo, ngạch trật thì cùng lắm là cán bộ Khoa Giáo Trung Ương với chức vụ tổng biên tập của một tờ báo bù lỗ trong số hàng 600 tờ báo, “tiêu chuẩn bồi dưỡng” chắc không thế nào bằng được với Phó Thiết Sơn, lại già hơn nữa, thì cũng nên “tịnh khẩu” là vừa.
Trong bài “Nhà Chúa hay nhà Chùa?” đã đăng trên VietCatholic, cha Thiện Cẩm viết:
“Trong bài viết của linh mục Trương Bá Cần, đăng trong Tuần san Công giáo và Dân Tộc, số 1644, ra ngày 15-2-2008, có một câu mà tôi thắc mắc, và nghe nói nhiều người rất bất bình, phản đối kịch liệt. Tác giả bài báo viết: ‘Trong cuộc di cư năm 1954-1955 cũng như trong cuộc di tản sau 30-4-1975, tất cả các ngôi nhà vắng chủ mà không có người được sở hữu chủ ủy quyền, trên nguyên tắc, đều do Nhà nước quản lý, cả những ngôi nhà cho người nước ngoài thuê.’ (Trang 8). Nguyên tắc nào vậy? Của Nhà nước hay của linh mục Trương Bá Cần? Nếu là nguyên tắc Nhà nước cách mạng ra thì vào ngày tháng, năm nào?”
Thực là nguy to. Rõ ràng là cha Cần nhà ta đã có những biểu hiện của tuổi già, nói năng linh tinh, nhảm nhí. Viết lách kiểu này, khi cần một con dê tế thần, nhà nước ta dám lôi ngài ra tòa về tội “Xuyên tạc đường lối chính sách nhà nước”, hay “phá hoại đoàn kết dân tộc”, là những tội danh với khung hình phạt rất nặng nề. Tuổi già mà vào tù thì khổ thân ngài.
Thành ra, tờ CGDT không những không còn cần thiết cho ngài mà có khi còn là cái họa cho ngài. Chúng ta nên để cho ngài được nghỉ. Mục đích ngài theo đuổi đúng sai ra sao có lẽ nhiều người trong chúng ta đã có câu trả lời nhưng xin để lịch sử phán xét. Phần chúng ta, trong tình anh chị em đồng đạo, có lẽ nên làm hết sức cho tòa báo được đóng cửa nhanh để ngài sớm được hưu dưỡng hầu có thời gian suy tư về quãng đời đã qua và chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu – nếu ngài còn tin có cuộc sống ấy.
Trước hết, chúng tôi muốn nhắc lại ở đây, một nhận định của đài Chân Lý Á Châu (Veritas), đã được nhiều vị nhắc đến:
“Trong 12 số liên tục, Nguyệt san Công giáo và Dân Tộc đã lên tiếng bênh vực cho Đức Cha Gaillot, giám mục giáo phận Evreux (Pháp), dĩ nhiên với luận điệu công kích Giáo hội ra điều như trong Giáo hội không có dân chủ, không có tự do phát biểu, ra điều như Giáo hội bách hại một số người. Nhiều người có thể hoang mang và bị lung lạc vì những bài báo ấy. Thật ra, một giọng điệu như thế không có gì đáng làm chúng ta phải ngạc nhiên. Thời Cựu ước, có những tiên tri cung đình chuyên hụ họa cho các vua thay vì nói Lời của Chúa. Ngày nay cũng không thiếu những tiên tri như thế: thay vì nói Lời Chúa, lên tiếng tố cáo những bất công đầy dẫy trong một chế độ độc tài thì người ta lại chỉ làm tiên tri để công kích và chỉ trích Giáo hội của mình.” (Veritas 19/01/1996).
Nhận định của đài Veritas tuy đề cập đến một vụ việc cụ thể nhưng nhận xét này có thể coi là tiêu biểu để phê phán một đường lối nhất quán đã được CGDT theo đuổi trong 33 năm qua: không bỏ qua dịp nào để vẽ ra một bức tranh rất u ám về Giáo hội Công giáo. Đường lối ấy được thể hiện rất rõ trong vô số những vụ việc lớn nhỏ mà tiêu biểu là vụ án Phong Thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam (năm 1988), vụ Tổng Giám Mục Marcel-François Lefebvre.., và gần đây nhất là vụ Tòa Khâm Sứ.
Việc mô tả bất công về Giáo hội Công giáo, một Giáo hội tự bản chất là thánh thiện, và trong thực tế luôn năng động, không ngừng đổi mới để vượt lên chính mình trên con đường lữ thứ trần gian hướng về quê trời như vậy, cố nhiên, không khỏi không gây ra những phản ứng, những nghi kỵ của người tín hữu đối với những ai chịu trách nhiệm đẻ ra và duy trì tờ báo này: đó là Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP HCM – là Mặt trận Tổ quốc và tối hậu là đảng Cộng sản Việt Nam.
Những mô tả như thế cũng để lại trong lòng người tín hữu những vết thương liên tục bị sát muối, những khổ đau tinh thần như đã được nêu trong các phát biểu của Đức Giám Mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân trong cũng như ngoài nước.
Những mô tả như thế cũng đã được đáp trả cụ thể qua việc ngày càng nhiều các linh mục coi xứ cấm không cho bán tờ báo trong khuôn viên nhà thờ.
Có một thời nhà nước tung ra những Bão Biển, Cha và Con, Tóc Mây, Xóm Đạo, Tây Dương Giatô Bí Lục. Những thứ đó không đóng góp gì cho xã hội, cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa người Công giáo và người Cộng sản mà chỉ gây thêm đau thương và nghi kỵ trong lòng người Công giáo. Cũng may, nhà nước cuối cùng cũng nhận thức ra điều đó và chấm dứt những trò ấu trĩ này. Người Công giáo ghi nhận thiện chí đó và cũng mong nhà nước giờ đây đi thêm một bước nữa để đặt dấu chấm hết cho tờ CGDT, một ấn phẩm, nói theo một nghĩa nào đó, cũng đã và đang mang lại những đau thương không kém trong lòng người.
Nếu tờ báo được duy trì bằng mọi giá qua cơ chế bao cấp bù lỗ thì người Công giáo không thể không thấy ở đây một dấu chỉ của sự bách hại tiếp tục.
Thật vậy, trong những năm qua, Hội đồng Giám mục Việt nam đã có Ủy ban Truyền thông Xã hội (hiện nay do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ lãnh đạo) với đầy đủ nhân sự thích hợp. Thật là một nghịch lý khi nhà nước cho phép tới hơn 600 tờ báo về đủ mọi thể loại Hình sự, An ninh, Thể thao, Du lịch, Phụ nữ … trong khi người Công giáo với 10% dân số lại không được phép có một tuần báo cho chính mình.
Việc Giáo hội Công giáo không có được một tuần báo của chính mình trong khi nhà nước tiếp tục dùng tờ CGDT như một thứ giả danh Công giáo để lũng đoạn là một bằng chứng hiển nhiên của sự thiếu tự do tôn giáo.
Biện pháp đó đã không hợp tình lại không hợp lý. Trong hoàn cảnh kỹ thuật truyền thông vượt qua mọi biên giới và mọi rào cản như hiện nay, biện pháp đó, nói cho cùng chỉ khích lệ người ta vào những trạm tin mà nhà nước vô phương kiểm soát được.
Ngược lại, nếu Ủy ban Truyền thông Xã hội của Hội đồng Giám mục Việt nam có được một tuần báo phát hành rộng rãi trong khuôn khổ luật định thì đó sẽ là một dấu chỉ cụ thể của tiến bộ trong tự do tín ngưỡng, của đoàn kết dân tộc, của tôn trọng lẫn nhau, của tư duy thực tiễn biết hành động phù hợp với những quy luật tiến lên của xã hội.
Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của các cơ quan chức năng nhà nước, chúng con mạnh dạn đề nghị quý Đức cha, quý cha và anh chị em giáo dân (thật ra con số cũng rất ít) đừng gởi bài cho tờ CGDT nữa để tránh hoang mang, ngộ nhận trong anh chị em giáo dân, để nhà nước thấy được nhu cầu cấp thiết của chúng ta có được một tờ báo riêng nói lên tiếng nói chân chính của giáo quyền và những nguyện vọng chính đáng của người Công giáo. Không gởi bài cho tờ CGDT nữa là quý Đức cha, quý cha và anh chị em giáo dân hỗ trợ thiết thực cho nguyện vọng chính đáng của Ủy ban Truyền thông Xã hội của Hội đồng Giám mục Việt nam. Vả lại, ngày nay thực tế là người Công Giáo đã có nhiều lựa chọn hơn để xuất bản những bài viết của mình.
Linh mục Trương Bá Cần năm nay đã 78 tuổi. Ở vào tuổi “thất thập cổ lai hy” này, ngài thực sự cần có thời gian để nghỉ ngơi, để suy tư về chặng đường 50 năm linh mục đã qua của mình, và chuẩn bị ra trước tòa án Chung Thẩm của Chúa. Tờ CGDT, nên được đình bản vì nó không còn cần thiết cho ai, cả Giáo hội, nhà nước Việt Nam, và bản thân linh mục Cần.
Ông Phó Thiết Sơn, “giám mục dỏm” của Bắc Kinh, khi sinh tiền đã được hưởng “tiêu chuẩn” dành cho “phó chủ tịch Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội Trung quốc”. Là một nhân vật thuộc hàng “top ten” trong một đất nước vĩ đại như thế, Ông Sơn được “bồi dưỡng” tối đa những sâm nhung đại bổ đắt tiền của Trung quốc và Hàn quốc. Ông ăn sâm nhung như ta ăn khoai mì, khoai lang vậy. Ông lại còn trẻ hơn cha Cần một tuổi. Thế mà hai năm trước ngày chết ông đã được yêu cầu “tịnh khẩu” để đừng phát biểu nhảm nhí, linh tinh. Từ cuối năm 2004, ông chỉ còn như một bóng mờ dật dờ trong nhà thờ Nam Đường ở Bắc Kinh.
Cha Cần nhà ta, sống ở một nước nghèo, ngạch trật thì cùng lắm là cán bộ Khoa Giáo Trung Ương với chức vụ tổng biên tập của một tờ báo bù lỗ trong số hàng 600 tờ báo, “tiêu chuẩn bồi dưỡng” chắc không thế nào bằng được với Phó Thiết Sơn, lại già hơn nữa, thì cũng nên “tịnh khẩu” là vừa.
Trong bài “Nhà Chúa hay nhà Chùa?” đã đăng trên VietCatholic, cha Thiện Cẩm viết:
“Trong bài viết của linh mục Trương Bá Cần, đăng trong Tuần san Công giáo và Dân Tộc, số 1644, ra ngày 15-2-2008, có một câu mà tôi thắc mắc, và nghe nói nhiều người rất bất bình, phản đối kịch liệt. Tác giả bài báo viết: ‘Trong cuộc di cư năm 1954-1955 cũng như trong cuộc di tản sau 30-4-1975, tất cả các ngôi nhà vắng chủ mà không có người được sở hữu chủ ủy quyền, trên nguyên tắc, đều do Nhà nước quản lý, cả những ngôi nhà cho người nước ngoài thuê.’ (Trang 8). Nguyên tắc nào vậy? Của Nhà nước hay của linh mục Trương Bá Cần? Nếu là nguyên tắc Nhà nước cách mạng ra thì vào ngày tháng, năm nào?”
Thực là nguy to. Rõ ràng là cha Cần nhà ta đã có những biểu hiện của tuổi già, nói năng linh tinh, nhảm nhí. Viết lách kiểu này, khi cần một con dê tế thần, nhà nước ta dám lôi ngài ra tòa về tội “Xuyên tạc đường lối chính sách nhà nước”, hay “phá hoại đoàn kết dân tộc”, là những tội danh với khung hình phạt rất nặng nề. Tuổi già mà vào tù thì khổ thân ngài.
Thành ra, tờ CGDT không những không còn cần thiết cho ngài mà có khi còn là cái họa cho ngài. Chúng ta nên để cho ngài được nghỉ. Mục đích ngài theo đuổi đúng sai ra sao có lẽ nhiều người trong chúng ta đã có câu trả lời nhưng xin để lịch sử phán xét. Phần chúng ta, trong tình anh chị em đồng đạo, có lẽ nên làm hết sức cho tòa báo được đóng cửa nhanh để ngài sớm được hưu dưỡng hầu có thời gian suy tư về quãng đời đã qua và chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu – nếu ngài còn tin có cuộc sống ấy.