Ba mươi năm lịch sử Người Công Giáo Giáo Phận Vinh
dưới ngòi bút của Linh mục Trương Bá Cần
Lời nói đầu:
Ai có cuốn “Lịch sử Giáo Phận Vinh, 1846-1996 của Linh mục Trương Bá Cần, xuất bản tại TpHCM năm 1998, xin mở trang 515 để đọc nguyên văn Lời bạt của linh mục Trương Bá Cần viết:
“Cuốn sách này được biên soạn để kỷ niệm 150 năm thành lập Giáo phận Vinh (1846-1996)”.
“Đầu năm 1995, sau khi biên soạn xong năm chương đầu(I, ll, lll, lV, V), tôi đã gởi bản thảo đến Tòa Giám mục Xã Đoài và Đức cha Trần Xuân Hạp, Giám mục Giáo phận Vinh, có cho ý kiến là: nên dửng lại ở năm 1945, bởi vì giai đoạn sau năm 1945 rất phức tạp, còn qúa mới mẻ…”
“Nhưng tôi nghĩ rằng: viết lịch sử 150 năm của Giáo phận Vinh mà bỏ qua giai đoạn 1945-1975 là một thiếu sót, bởi vì giai đoạn này tuy phức tạp, nhưng rất tiêu biểu và rất có ý nghĩa; người Công giáo Vinh quả có nhiều khớ khăn và chịu nhiều mất mát nhưng, từ những khó khăn và mất mát đó, đã nhận rõ được hơn con đường phải đi với dân tộc của mình và đã có những đóng góp rất đáng tự hào”.
“Nói đúng ra, tình hình của Giáo phận Vinh chỉ phức tạp trong những năm kháng chiến chống Pháp và những năm đầu chống Mỹ. Vì thế tôi đã cho công bố hầu như toàn bộ chương V của cuốn sách nầy trên Nguyệt san Công Giáo và Dân tộc số 17 ra ngày 30-4-1996 (trang 69-128). Số báo nầy đã được gởi đến tất cả các vị lãnh đạo và các cơ quan chức năng của ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình là những tỉnh có Giáo phận Vinh trên địa bàn của mình, để xin ý kiến đóng góp, đánh giá và bổ sung. Nhưng cho tới cuối năm 1996, chúng tôi đã không nhận được một sự phản hồi nào, và cũng đã không có ý kiến nào của các cơ quan quản lý báo của Tp HCM cũng như của Trung Ương”.
“Tháng 12 năm 1996, bản thảo được gởi đến nhà xuất bản và, sau nhiều tháng nghiên cứu, Nhà xuất bản thông báo cho biết là chỉ nhận xuất bản bốn chương đầu(l, ll, lll, lV) nghĩa là cho đến 1945, với phần hai của chương Vll (về tình hình của Giáo phận Vinh) và phần hai của chương lX (về ba linh mục yêu nước bị tù ở Côn Đảo), như những phụ lục; những chương và đoạn còn lại có thể gây ngộ nhận nơi người đọc không đủ điều kiện để nhận thức”.
“Vậy, trước mắt cuốn Lịch sử Giáo phận Vinh 1846-1996 như đã được cấu trúc và biên soạn, chưa thể phổ biến rộng rãi cho bạn đọc, tôi đã cho hoàn chỉnh bản thảo như một cuốn sách để tham khảo…nếu có yêu cầu và chỉ chịu trách nhiệm về những bản thảo mang dấu ấn và chữ ký của tôi”. ( Tp HCM ngày 14-04-1998, Ký tên: Linh mục Trương Bá Cần).
Đọc xong Lời bạt, độc giả phải hiểu là linh mục Trương Bá Cần đã phải dừng lại ở năm 1945. Nhưng chương V của tập Lịch sử Giáo phận Vinh, rất tiêu biểu và rất có ý nghĩa [lời của tác giả], đã được công bố trên Nguyệt San Công giáo và Dân tộc, số 17 ra ngày 30-4-1996. Chúng tôi may mắn đã có số báo nầy. Và, tuy chưa đọc được Lời bạt, vì mãi đến năm 1999, người thân chúng tôi mới mua được một ấn bản có chữ ký của linh mục Trương Bá Cần đề ngày 23 -02-1999, nhưng chúng tôi đã có bài viết “Ba mươi năm lịch sử người Công giáo Giáo phận Vinh dưới ngòi bút của linh mục Trương Bá Cần” , đăng trên Tạp chí Đất Mẹ số Xuân Đinh Sửu, tháng 2 năm 1997, xuất bản tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, USA.
Dĩ nhiên đây là một phản hồi kịp thời và đúng ý nghĩa, mặc dầu do hoàn cảnh, có lẽ bài báo của chúng tôi đã không đến tay linh mục Trương Bá Cần trước ngày 14-04-1998 (ngày linh mục Trương Bá Cần viết Lời bạt). Dẫu thế nào đi nữa, nay xét thấy quan điểm chúng tôi đối với bài viết của linh mục Trương Bá Cần, cách nay hơn 10 năm, vẫn còn nguyên vẹn tâm tư của một giáo dân gốc Giáo phận Vinh, muốn chia sẻ với linh mục Trương Bá Cần về các điều linh mục đã viết có liên quan đến người Công giáo Nghệ Tĩnh Bình. Bởi vậy, xin tái công bố và giữ nguyên văn bài “Ba Mươi Năm Lịch sử người Công giáo Giáo phận Vinh dưới ngòi bút của linh mục Trương Bá Cần” như một sự phản hồi, không do các cơ quan có chức năng, mà do một giáo dân muốn minh xác đôi điều đối với tác giả.
Linh mục Trương Bá Cần, tiến sĩ sử học, tổng biên tập Nguyệt san Công giáo và Dân tộc xuất bản tại Sàigòn. Trong số 17 tháng 5-1996, nhân kỷ niệm 21 năm ngày giải phóng đất nước (30-4-75 đến 30-4-96), linh mục Trương Bá Cần đã viết một bài có nhan đề ”Lịch sử người Công giáo Giáo phận Vinh trong những năm chống Pháp và chống Mỹ, 1945-1975”.
Có lẽ đây là bài viết mới nhất của tác giả nói về lịch sử, đặc biệt là lịch sử 30 năm của ngưới Công giáo Giáo phận Vinh. Tên tuổi linh mục Trrương Bá Cần đã được nhiều người biết đến từ thập niên bảy mươi trở lại đây, qua nhiều bài báo đăng ở Tạp chí Đối Diện trước năm 1975 và sau nầy trong Tuần báo và Nguyệt san Công giáo và Dân tộc. Đàng khác tên tuổi linh mục Trương Bá Cần cũng đã gắn liền với những tác phẩm nghiên cứu lịch sử, xã hội của ông. Chẳng hạn:
- 25 năm xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc (1971),
- Công giáo Đàng Trong thời Giám mục Pigneau 1791-1799 (không rõ năm xuất bản)
- Nguyễn Trường Tộ, Con người và Di thảo (1988),
- Phép Giảng Tám ngày (1993) do linh mục giới thiệu và chịu trách nhiệm phát hành.
Việc nói về giá trị những tác phẩm nghiên cứu lịch sử và xã hội nầy, rõ ràng không phải là mục đích bài viết của chúng tôi. Ở đây nhân đọc bài báo có nói về một giai đoạn lịch sử, ít nhiều còn tiếp cận với hiện tại mà tác giả gọi là “không đơn giản” , chúng tôi nhận thấy có một đôi điều cần suy nghĩ lại dưới cái nhìn bình thường của người đọc lịch sử trong bất cứ hoàn cảnh nào của đất nước. Đây cũng không phải là một bài phê bình đúng nghĩa, cho bằng đặt lại vấn đề với tác giả về một số trường hợp, mà khi viết lịch sử, tác giả đã không trưng dẫn đầy đủ những lý chứng buộc tội những người Công gìáo Giáo phận Vinh tham gia và hoạt động trong Liên Đoàn Công giáo Nghệ Tĩnh Bình.
“Chép sử vốn khách quan, sử gia sẽ ghi đúng những gì đã xảy ra trong thực tế” . Bằng vào câu nói, được xem như một định đề của khoa sử học, chúng tôi muốn đọc bài báo của linh mục Trương Bá Cần theo nhận thức như sau.
Viết về 30 năm lịch sử Giáo phận Vinh, giai đoạn 1945-1975, linh mục Trương Bá Cần đã gói ghém tất cả vào trong 59 trang báo khổ nhỏ, điều đó đã tự nói lên phần nào sự hạn chế phát biểu chung quanh những biến cố lịch sử, đồng thời cũng hạn chế số lượng sự kiện lịch sử được đối chiếu và thông báo rộng rãi. Tác giả bắt đầu bài viết với đề cương: “Trong 150 năm lịch sử của Giáo phận Vinh (1846-1996), giai đoạn chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975) là giai đoạn khó khăn và phức tạp hơn cả. Khó khăn là do các cuộc chiến tranh càng ngày càng ác liệt, phức tạp là do âm mưu của địch hết sức tinh vi. Vì thế viết về lịch sử của giai đoạn nầy rõ ràng là không đơn giản” (trg70).
Tiếp theo là lời phát biểu của tác giả, như một căn bản luận lý, trước khi đi vào từng phần của bài viết: ”Cuộc Cách mạng tháng 8-1945 đã mở ra cho quê hương và Giáo hội Công giáo Việt Nam một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên chúng ta đang sống hiện nay: Đất nước được độc lập và thống nhất; Giáo hội được đủ lớn mạnh để có thể tự đảm nhiệm công cuộc truyền giáo trên quê hương của mình. Nhưng để có được như ngày hôm nay, nhân dân Việt nam đã phải chịu đựng gần 30 năm chiến tranh cực kỳ ác liệt và gian khổ: gần chín năm chống Pháp và gần 20 năm chống Mỹ” (trg 71).
Đọc kỹ phần đề cương nầy, có lẽ ai cũng nhận thấy đây là một phương án viết lịch sử có tiền đề! Tác giả hầu như muốn dẫn dắt người đọc nhìn lại toàn bộ những sự kiện được mô tả trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, mà cuộc chiến 30 năm là một sân khấu có trang trí, từ đó những gì tác giả giới thiệu, tường thuật, bàn luận và cô đọng lại thành một nội dung lịch sử, phải được coi là những hệ luận có liên quan đến tiền đề đã nêu lên. Tựu trung có thể thấy rõ ba điểm then chốt sau đây:
-Chiến tranh là toàn cảnh, trong đó mọi sinh hoạt chính trị, tôn giáo phải chịu sự chi phối của thời chiến, muốn sinh tồn và phát triển, nhất thiết phải nằm trong vùng an toàn có kiểm soát.
-Ân lộc của Cách mạng: Đảng CSVN, người lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng 8-45, đã dem lại thành quả to lớn cho cả nước; người Công giáo nói chung và Giáo phận Vinh nói riêng đều nhận ân lộc của Cách mạng.
-Khi thấy cái “có được như ngày hôm nay” thái độ nào gọi là tương xứng để tri ân Cách mạng?
Bây giờ xin đi vào từng phần của vấn đề.
1. Chiến tranh là toàn cảnh cho giai đoạn 1945-1975
Chiến tranh, đúng hơn là bối cảnh chiến tranh đã được mô tả như là một động lực thúc đẩy toàn dân tham gia kháng chiến chống đế quốc thực dân, đồng thời nhân danh chiến tranh, mọi ưu tiên được đặt ra nhằm bảo đảm lý luận của người lãnh đạo. Muốn có một nhận định chính xác về vấn đề nầy, có lẽ phải nhìn lại tình hình Giáo phận Vinh trong 9 năm chống Pháp và 20 năm chống Mỹ.
Biến cố Tràng Đình xảy ra đầu tháng 2-1931 do Mặt trận Việt Minh (MTVM), một bộ phận của Đệ tam quốc tế Cộng Sản hoạt động mạnh mẽ tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong Giáo phận Vinh. Ngày 2-3-1931 có hai cán bộ của MTVM từ họ đạo Hưng Long thuộc giáo xứ Tam Đa, tỉnh Hà Tĩnh, tới xứ Tràng Đình xin gặp linh mục Hoàng Khang là chánh xứ để tuyên truyền và vận động cho MTVM. “Sau khi biết lý do của họ, linh mục Hoàng Khang từ chối. Lập tức một trong hai người của phong trào rút súng ra đe dọa linh mục chánh xứ, và khi có sự giằng co, níu kéo xảy ra giữa hai cán bộ và cha xứ, thì người cán bộ có súng đã lẩy cò. Cha xứ bị thương. Cả hai cán bộ định tẩu thoát, nhưng một người bị ngã té liền bị giáo dân bắt trói lại.. Tên cán bộ có súng sau đó đã quay lại, bắn chết một giáo dân xứ Tràng Đình. Trống chuông báo động nổi lên, các làng lân cận kéo tới, lương có, giáo có, cảnh hỗn chiến như thời Văn thân. Kết quả là linh mục chánh xứ Tràng Đình cùng với hai chức việc nữa bị giết” (trg 71).
Đó là thời tiền Cách mạng tháng 8-1945. Giáo phận Vinh gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cộng thêm phần Bắc Tỉnh Quảng Bình, tức hạt Bình Chính, có lãnh thổ từ bờ Bắc Sông Gianh-Nguồn Son ra tới Đèo Ngang. Tại đây, vào 3 năm cuối của thập niên 40, thực dân Pháp đã thiết lập một số đồn bót dọc theo ba nguồn của Sông Gianh. Nguồn Nậy có đồn Ba Đồn, Thuận Bài và Tiên Lệ; nguồn Nan có đồn Minh Lệ; nguồn Son có đồn Cự Nậm, đồng Bùng và đồn Troóc. Có thể nói, đó là sự chiếm đóng của thực dân Pháp trong phần cực Nam của Giáo phận Vinh. Nhưng thực dân Pháp ở đó hoạt động không qúa ba năm thì phải rút lui toàn bộ vào Đồng Hới. Trong khi đó ”ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, quân đội Pháp không chiếm được một mảnh đất nhỏ nào cả” (trg 75).
Riêng giai đoạn chống Mỹ 1955-1975, tác giả viết: ”Miền Nam là chiến trường và miền Bắc [1] là hậu phương lớn, nhưng không phải hậu phương an toàn mà là hậu phương bị đánh phá ác liệt hơn cả chiến trường miền Nam” (trg 122).
Tình hình nói chung là như vậy. Riêng tinh thần người Công giáo Việt Nam hưởng ứng cuộc Cách mạng tháng 8-1945 trong ngày Tuyên ngôn Độc lập 2-9-45: thật là hồ hởi. Tại quảng trường Ba Đình, các linh mục với chủng sinh và đồng bào giáo hữu Hà Nội và các vùng lân cận đã có mặt để, cùng đồng bào các giới hô to các khẩu hiệu nói lên tinh thần bất khuất của cả dân tộc. Ngày 23-9-45, tức 3 tuần lễ sau khi chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt, bốn giám mục Việt Nam do Đức giám mục niên trưởng Nguyễn Bá Tòng thay mặt, đã gởi điện văn xin Đức Thánh cha Pio Xll “chúc phúc, cầu nguyện cho nền độc lập mà dân tộc Việt Nam vừa mới thâu hồi được, và sẵn sàng bảo vệ với bất cứ giá nào, đồng thời nài khẩn Đức Thánh cha, Toà thánh Rôma, các Đức Hồng y, các Đức Tổng giám mục và toàn thể Kitô hữu thế giới, nhất là nước Pháp, ủng hộ nền độc lập yêu qúi của Việt Nam. Trong tuần lễ vàng tổ chức từ 17 đến 24 tháng 9-1945 để quyên góp ngân qũy cho quốc gia, Đức giám mục Hồ Ngọc Cẩn, đại diện Tông tòa Bùi Chu đã cởi dây vàng đeo ở ngực, dâng dây vàng cho Tổ quốc và giữ lại Thánh giá cho mình” (trg 72).
Cũng vậy, một cuộc mít tinh vĩ đại chưa từng thấy ở thành phố Vinh, xuất phát từ nhà chung Xã Đoài, trung tâm Giáo phận Vinh, do hàng giáo phẩm và chủng sinh hai trường Tiểu và Đại chủng viện Xã Đoài tổ chức ngày 13-10-45, với rừng cờ và biểu ngữ, đã nói lên tinh thần yêu nước của người Công giáo, đồng thời này tỏ tình đoàn kết của toàn dân bảo vệ tổ quốc và xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ.
Thêm vào đó, tại Giáo phận Vinh còn có tổ chức “Công giáo yêu nước” là một bộ phận của MTVM, hoạt động tích cực trước và sau ngày cách mạng bùng nổ, còn có “Liên đoàn Công giáo Vinh”[2] là một bộ phận của Liên Đoàn Công giáo Việt Nam, được tổ chức và hoạt động trong hơn 100 giáo xứ của Giáo phận Vinh, đã góp phần bày tỏ tinh thần trách nhiệm và bổn phận của người công dân Công giáo trước vận hội mới của Tổ quốc và Giáo hội.
Rõ ràng, trong thời bình cũng như trong thời chiến, nguời Công giáo nói chung và người Công giáo Giáo phận Vinh nói riêng, một lúc có hai nhiệm vụ phải chu toàn: đó là phục vụ Tổ quốc và bảo vệ Giáo hội. Tổ quốc có kẻ thù, họ phải quyết tâm tiêu diệt, Giáo hội có kẻ phá hoại, họ phải dũng cảm bảo vệ tôn giáo của họ như tiền nhân đã nêu gương. Bởi vậy, thấy người Công giáo Giáo phận Vinh tự cảnh giác trước thời cuộc, nhất là khi chính họ đã có kinh nghiệm sau vụ Tràng Đình 1931 thì có nên cho rằng: “Sự kiện Tràng Đình được truyền tụng trong dư luận Công giáo Nghệ Tĩnh Bình như một minh họa cho luận điểm Cộng sản chủ trương tiêu diệt tôn giáo” (trg 78).
Cộng sản có chủ trương tiêu diệt tôn giáo hay không thì lịch sử thế giới đã có đủ bằng chứng để trả lời. Duy có một điều khá ngạc nhiên là tác giả, tức linh mục Trương Bá Cần, 65 năm sau, đã đóng vai luật sư biện hộ, nhưng không trưng dẫn bằng chứng, khi nói những lời sau đây với giáo dân Công giáo Nghệ Tĩnh Bình: “Vụ nầy (tức vụ Tràng Đình) thực ra là một vụ xung đột địa phương do các bên thiếu thận trọng, chứ không phải do chủ trương chung (trg 76), hoặc “diễn tiến sự việc trong vụ Tràng Đình cho thấy rằng đây chỉ là những phản ứng tự vệ và tự phát” (trg 78).
Cùng vậy, dù tình hình khá yên ổn của Giáo phận Vinh trong 9 năm chống Pháp như đã tường thưật ở trên, ngày 17-01-1954, toàn bộ Tòa giám mục và hai chủng viện Xã Đoài có trên 200 nhân sự, được lệnh phải tản cư lên Vạn Lộc, nói là đề phòng quân Pháp đổ bộ. Nhận định hoàn cảnh nầy, tác giả viết: “Ở Nghệ An và Hà Tĩnh, chính sách tiêu thổ kháng chiến đã được áp dụng triệt để từ mấy năm trước, về cơ sở vật chất được xây kiên cố, chỉ còn lại nhà chung Xã Đoài với Tòa giám mục, nhà Tây, nhà Dài với hai chủng viện đồ sộ, có lẽ chính phủ kháng chiến sợ rằng quân đội Pháp sẽ nhảy dù xuống để biến khu vực nhà chung thành một khu an toàn như ở Phát Diệm. Phải chăng vì thế chính phủ đã ra lệnh cho nhà chung phải tản cư về Vạn Lộc trong huyện Nam Đàn”? (trg 101).
Cứ tin rằng, giả thiết của tác giả có thể xảy ra, nhưng thử hỏi, việc ra lệnh tản cư toàn bộ nhà chung Xã Đoài có phải là lý do duy nhất để chận đứng cuộc đổ bộ của quân đội Pháp vào thành phố Vinh không? Bên dưới những sự kiện lịch sử, có rất nhiều yếu tố chính trị, xã hội, thời cuộc, chính sách đã làm nên động lực thúc đẩy người lãnh đạo rạ tay hành động. Ở đây không phải do tình hình khách quan mà do chủ quan quyết định, nhân danh chiến tranh, người cầm quyền dễ dàng dùng biện pháp trấn áp và bắt buộc người dân phải tuân hành.
Riêng đối với mấy chữ: ”cực kỳ ác liệt và gian khổ” hay “bị đánh phá ác liệt” có nên dùng cho toàn thời gian hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ hay không? Viết như vậy, nhưng chính tác giả cũng biết rõ, nó chỉ “cực kỳ ác liệt” trong khoảng thời gian có cuộc ném bom từ ngày 7-2-1965 đến ngày 31-3-1968 mà thôi, nghĩa là trong vòng 3 năm.
Ngoài ra “hậu phương lớn“ [miền Bắc] có thực sự chịu đựng cực kỳ ác liệt, to hơn nỗi hãi hùng của chiến trường miền Nam từ tháng 12-1960 đến ngày 30-4-1975 hay không? Phải chăng đã có một biến cố như Tết Mậu thân,1968 (điển hình cho sự tàn sát khủng khiếp là thành phố Huế), đã cùng xảy ra ở hậu phương lớn mìền Bắc Việt Nam? Có trưng dẫn những bằng chứng xác đáng, mới nên nói đến lẽ hơn, thua. Chính bộ phận Cộng sản quốc tế ở miền Bắc Việt Nam đã trở thành công cụ thực hiện cuộc chiến tranh dưới chiêu bài giải phóng, gieo kinh hoàng, chết chóc cho đồng bào miền Nam Việt Nam, vì “hậu phương lớn” đã trở thành kho vũ khí khổng lồ do Liên Xô và Trung Cộng tiếp tế để liên tục đi đánh miền Nam Việt Nam ròng rã trong 15 năm..
Tóm lại, tường thuật một giai đoạn lịch sử chiến tranh liên quan đến cả hai miền của đất nước, không lẽ người viết sử lại có thể quên những tang chứng của từng sự kiện để đối chiếu và so sánh? Và dù muốn dù không, khi đã so sánh, thì cần thiết phải có sự công bằng trong nhận thức. Bởi vậy, nói “miền Bắc là hậu phương lớn, bị đánh phá ác liệt hơn chiến trường miền Nam” mà không trưng dẫn bằng chứng, người đọc có thể nghi ngờ sự chính xác của việc tường thuật lịch sử.
2. Ân lộc của Cách mạng
Giáo phận Vinh thuộc vùng trách nhiệm của Liên khu lV, một nơi mà cả đạo lẫn đời đã có những sinh hoạt bình thường, vì an ninh được bảo vệ chặt chẽ trong thời chống Pháp 1945-1954. Đến thời chống Mỹ cũng vậy. “Có thể nói rằng…ở Nghệ Tĩnh Bình quan hệ đạo đời đã đi vào thế ổn định: hoạt động của Đức giám mục…và của các linh mục trong giáo hạt, giáo xứ cũng như hoạt động của các chủng viện vẫn diễn ra bình thường” (trg 124).
Có một sự ổn định như vậy, phải hiểu là nhờ Cách mạng che chở. Tiêu biểu cho sinh hoạt Công giáo của Giáo phận Vinh lúc bấy giờ là Liên Đoàn Công giáo Nghệ Tĩnh Bình, cũng gọi là Liên Đoàn Công giáo Vinh (LĐCGV) một tổ chức trực thuộc Liên Đoàn Công giáo Việt Nam, được chính phủ VNDCCH cho phép hoạt động công khai. Liên Đoàn Công giáo Nghệ Tĩnh Bình thành lập ngày 3 tháng 6 năm 1946, sinh hoạt được 4 năm và bị bắt buộc giải thể giữa năm 1950.
Nói là tiểu biểu, vì LĐCGV là một tổ chức lớn, có chủ trương và đường lối hoạt động rõ ràng với tôn chỉ Thiên Chúa và Tổ Quốc, đã tập hợp thành phần thanh niên trí thức của hơn 100 giáo xứ trong toàn Giáo phận, có Trung tâm sinh hoạt tại Xã Đoài, cạnh Tòa Giám mục của Giáo phận. Liên đoàn hoạt động mạnh mẽ, phát huy tinh thần tiến bộ và thăng tiến đời sống đạo đức của người giáo dân, trở thành động lực sinh hoạt Công giáo trong giáo phận; là tiếng nói chính đáng của người giáo dân, khi Liên đoàn hành xử tư cách pháp nhân được ủy thác, trước chính quyền cũng như trước giáo quyền và các tổ chức khác trong và ngoài Giáo phận. Nhưng LĐCGV đã mắc nạn, vì chống Cộng sản vô thần.
Bên cạnh 30 năm gian khổ của toàn dân trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ, LĐCGV là một tổ chức non trẻ, có thời gian sinh hoạt mới trên dưới 4 năm, thế nhưng đã phải trả một giá không kém ác liệt trong tay người đã cưu mang của mình, đó là Cách mạng, tức chính phủ Việt Minh. Các bản án dành cho LĐCGV liệt kê sau đây là tài liệu của linh mục Trương Bá Cần và từ báo Luyện Thép (1956-1960) là cơ quan ngôn luận của Hội Tương trợ Nghệ Tĩnh Bình, xuất bản tại Sàigòn.
-Vụ nhà chung Xã Đoài 14-4-1950: hai bản án tử hình dành cho phó chủ tịch Liên đoàn và Trưởng Ban Tuyên huấn, một bản án 25 năm khổ sai dành cho một cán bộ của Liên đoàn.
-Vụ Trang Nứa 24-4-1952: 4 bản án tử hình, tịch thu 3/4 gia sản,
* 6 bản án 20 năm tù,tịch thu 3/4 gia sản,
* 8 bản án 15 năm tù, tịch thu 2/3 gia sản,
* 14 bản án 10 năm tù, tịch thu 1/2 gia sản,
* 6 bản án 5 năm tù, tịch 1/3 gia sản,
* 1 bản án 5 năm tù treo,
* 13 bản án 3 năm tù treo.
-Vụ Nghi Lộc 21-5-1952: linh mục chánh xứ cùng với một số cán bộ chủ chốt của Liên đoàn Công giáo xứ Tràng Lưu bị bắt giam (không rõ con số chính xác).
Tổng kết sơ lược các biến cố trên đây, linh mục Trương Bá Cần viết: “Vụ Hưng Yên (Trang Nứa), Nghi Lộc, Tây Hồ (Tràng Lưu) là những vụ nổi cộm. Nhưng một số xứ đạo khác đã âm thầm ủng hộ tổ chức Liên hương chống cộng, nên một số linh mục và giáo hữu có liên hệ đã bị bắt. Số linh mục bị bắt sau vụ Hưng Yên khoảng 50 người” (trg 93). Nhà nước cho phép LĐCBV công khai hoạt động, hóa ra Liên đoàn đã trở thành cái rọ, sập bắt tất cả những cán bộ nòng cốt của Liên đoàn. Nhưng thử hỏi, LĐCGV đã làm gì nên tội? Khi đứng trước tòa án Liên khu lV, các ông Phạm Tuyên, Bùi Quỳnh, Lê Thế Cao đã có dịp tuyên bố rõ ràng: “Chúng tôi không theo Pháp, chúng tôi chỉ chống Việt Minh Cộng sản” , cũng như Giám mục Lê Hữu Từ đã từng tuyên bố: “Phát Diệm chống cả Pháp, cả Việt Minh Cộng sản” .
Các ông Phạm Tuyên, Bùi Quỳnh, Lê Thế Cao đã đổi sinh mạng mình để được dỏng dạc tuyên bố như vậy, nhưng thử hỏi có hàng ngàn giáo dân Công giáo Nghệ Tĩnh Bình đã bị hành quyết, đã bị thủ tiêu, đã chết rục trong tù, chỉ vì muốn bảo vệ tôn giáo mà họ tin tưởng, bảo vệ đức tin mà họ trân trọng, mà nào đã có ai thay cho họ nói lên nỗi oan ức của mình? Hay họ phải đợi cho đến cuối thế kỷ (20) để được một linh mục sử gia luận rằng: “Chống Việt Minh Cộng sản, trong lúc Việt Minh Cộng sản đang lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp thì phải chăng là vô hình chung làm một việc mà Pháp cũng đang làm” (trg 104). Dùng luận lý qui nạp ở chỗ nầy thật logic, nhưng qui nạp như vậy, hóa ra linh mục Trương Bá Cần muốn dạy: Thà mất tôn giáo, thà mất đức tin, chứ không thể cùng một lúc vừa phục vụ tổ quốc (chống Pháp), vừa bảo vệ tôn giáo (chống Cộng sản) được!
Điều đáng nói là trong vụ Trang Nứa (Hưng Yên) có 4 bản án tử hình, trong đó có linh mục chánh xứ Võ Viết Hiền trốn thoát nên bị tuyên án tử hình vắng mặt. Ba người còn lại là các ông Phạm Hữu Tạo, Mạnh Trọng Niệm và Nguyễn Gia Thăng. Hơn 22 năm sau, ngày đất nước hòa bình và thống nhất 30-4-1975, cách mạng đã vào tận Nha Trang, bắt linh mục Võ Viết Hiền giải về bản quán để thi hành bản án tử hình do tòa án Liên khu lV tuyên phạt từ năm 1952. Ân của cách mạng đồng hưởng, oán của cách mạng tròng vào ai nấy chịu. Tuổi già của linh mục Võ Viết Hiền không làm cho cái án của ngài chín rụng đi được. Đáng buồn thay!
3. Về một thái độ tương xứng
Cứ cho rằng những người Công giáo đã tham gia và hoạt động trong LĐCG ở các cấp bộ Giáo phận, Giáo hạt, Giáo xứ trong Giáo phận Vinh đã phạm một lỗi lầm nghiêm trọng đến nỗi họ đã bị liệt vào thành phần phản động. Bản thân họ đã bị kết án, bị bắt giam, gia sản của họ đã bị tịch thu. Phần đông họ đã chết sau năm 1952.
Bằng cái chết, họ đã bày tỏ một thái độ dứt khoát với chính quyền đường thời là người đã xét xử họ. Dẫu thế nào đi nữa, họ là những người can đảm, hiên ngang nhận trách nhiệm trước công luận và lịch sử. Đối với những người đã nằm xuống như vậy, thật sự họ không cần một câu hỏi lơ lững như linh mục Trương Bá Cần đã đặt ra: “Không biết là chính quyền có xử lý qúa mức cần thiết hay không?” (trg 104). Đúng mức hay qúa mức, tất cả đều nằm trong tay của Cách mạng!
Về thái độ của người giáo dân đối với Cách mạng tháng 8-1945. Đây là tinh thần hợp tác tự nguyện. “Cuộc cách mạng tháng 8-1945 thành công, toàn dân Việt Nam, lương cũng như giáo, đều vui mừng và phấn khởi trước ngọn cờ giải phóng bay phất phới trên toàn cõi đất nước. Họ tin tưởng ở một ngày mai tươi sáng của dân tộc. Họ tin ở một chế độ dân chủ và tự do thực sự mà họ đã mất ngót một trăm năm” . [3]
Nếu tinh thần hợp tác của nhân dân là yếu tố quyết định cho sự thành bại của một cuộc cách mạng bất cứ ở đâu, thì trong sự thành công của Cách mạng tháng 8-1945, có sự đóng góp tích cực của người Công giáo Việt Nam nói chung và của người Công giáo Giáo phận Vinh nói riêng. Bằng vào sự kiện, tập trung tất cả giáo sĩ người Pháp về nhà xứ Cầu Rầm, phải được hiểu là một sự gợi ý đúng lúc của hàng giáo phẩm trong Giáo phận Vinh, nhằm tránh những va chạm có thể xảy ra, đồng thời cũng làm áp lực đối với Hội Thừa sai Ba Lê (MEP=Mission étrangère de Paris)về những quyền lợi phải có của hàng giáo phẩm Việt Nam trong công tác truyền giáo tại quê nhà. Cố Linh mục Nguyễn Viết Cư lúc bấy giờ là phó tế (thầy Sáu), ngày thụ phong linh mục định vào tháng 12-1945, trong mấy trang hồi ký, ngài có viết: “Tôi đứng đầu anh em trong trong cuộc tranh đấu ở Đại Chủng viện Xã Đoài. Vì thế, sau nầy khi Đức cha Bắc (Eloy) và các cha Tây bị tập trung về Cầu Rầm thì họ tưởng là tại chúng tôi xúi và các ngài cho tôi là đắc tội nhất. Vì thế khi cha Tổng quản Trần Hữu Đức xin Đức cha Bắc truyền chức cho chúng tôi, trước thì Đức cha bảo ”Thầy về sẽ hay”, nhưng khi Đức cha về Xã Đoài một thời gian, ngài cũng không chịu phong chức, và nói rõ: "Thầy Cư, thầy Khai, thầy Chỉnh, thầy Định (bốn anh em của phái đoàn đại diện năm trước vào gặp Đức cha để trình bày nguyện vọng) thì nhất định không được chịu chức” . [4]
Trực tiếp hay gián tiếp, nói chung người Công giáo Giáo phận Vinh đã bày tỏ sự hợp tác với chính quyền Cách mạng, theo tư cách người công dân đối với hoàn cảnh đất nước trước và sau ngày Cách mạng tháng 8-1945. Nhưng tiêu biểu hơn cả, phải kể đến là thái độ của Đức giám mục Trần Hữu Đức, là giám mục Giáo phận Vinh lúc bấy giờ. “Đức cha Trần Hữu Đức đã không làm bất cứ điều gì như dựa vào Pháp và theo Pháp hay nhận tiền và súng ống của Pháp để chống lại những người cộng sản đang lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.” (trg 125).
Thái độ của Đức giám mục không chỉ biểu thị tư cách cá nhân, mà hơn hết là tư cách đại diện người Công giáo của Giáo phận Vinh. Dầu vậy, bản thân Đức giám mục Trần Hữu Đức ba lần bị toà án Liên khu lV mời đi lấy khẩu cung về vụ Hưng Yên, bị bắt buộc rời tòa giám mục cùng toàn bộ nhà chung và hai chủng viện di tản lên Vạn Lộc, bị gọi là bọn địa chủ nhà chung, bị liệt vào thành phần ngoan cố, vì đã không chạy đủ thóc lúa để nộp cho nhà nước. Nếu ở đấu trường ngài đã phải im lặng như con chiên trước những lời thóa mạ của tá điền, đến nỗi còn chiếc nhẫn giám mục đeo ở tay cũng phải tháo ra cho họ; nếu ở cửa quyền ngài một mực giữ vững: quan hệ đạo đời không căng thẳng, cũng không thân thiện. Đức giám mục Trần Hữu Đức đã thực hiện được một điều phi thường trong hoàn cảnh bất thường. Bởi vậy có nên cho rằng, khi “Đức giám mục Trần Hữu Đức mất đi, một giai đoạn lạnh nhạt, nếu không phải là đương đầu, giữa giáo quyền và chính quyền coi như được chấm dứt” (trg 125).
Làm sao có thể chấm dứt cái thế đương đầu, khi Cộng sản chủ trương tiêu diệt tôn giáo và bóp nghẹt mọi quyền tự do chính đáng của người dân? Trong “Thông điệp Đại hội Vlll đảng CSVN gởi thế kỷ 21”, lý thuyết gia Trần Bặch Đằng, mơ màng về một tương lai tươi sáng: “Đầu thế kỷ nông nghiệp còn ở dạng phôi thai với một số công trình nhỏ bé, nay thì Viêt Nam đang nói đến công nghiệp hóa, tức mở rộng qui mô công nghiệp khắp các lãnh vực kinh tế, đời sống, hơn thế đã nói đến hiện đại hóa. Dân trí trong một thế kỷ cũng đã thay đổi tận gốc, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước văn minh thu ngắn đáng kể. Song cái lớn nhất của thế kỷ 20 ở Việt Nam vẫn là sự hoán chuyển vị trí từ nước thuộc địa sang nước độc lập, dân nô lệ sang dân tự do, quốc gia đói nghèo sang quốc gia giàu mạnh” [5].
Đọc những hàng trên đây, nội dung không khác gì mấy chữ phụ họa “có được như ngày hôm nay”của sử gia Trương Bá Cần. Song đã có người nói lại: “Cái gọi là thành quả được trình bày trên đây hầu hết là những kế hoạch còn đang ở dạng mơ ước hay làm thử, nhưng bản “Thông điệp Đại hội Vlll đảng Cộng sản gởi thế kỷ 21” lại đề cao như là các công tác đã hoàn thành” [6]. Đem cái chưa có làm thành tấm khăn nhung dịu dàng phủ lên giác mơ của toàn dân, thì trong thế giới văn minh ở cuối thế kỷ 20, họa chăng chỉ có đảng CSVN mới hoang tưởng như vậy!
Người Pháp có câu tục ngữ: “Nhìn bóng lợn, mơ đèn lồng” (Prendre des vessies pour des lanternes). Cũng trong bài nói trên, không biết vô tình hay hữu ý, ông Trần Bạch Đằng có nhắc lại định đề của khoa sử học: “Chép sử vốn khách quan, sử gia sẽ ghi đúng những gì đã xảy ra trong thực tế” . Hơn ai hết, tiến sĩ Trương Bá Cần là một sử gia có vị trí nhất định trong sinh hoạt trí thức tiêu biểu ở những năm cuối thế kỷ 20 tại Việt Nam hôm nay. Hỏi rằng 59 trang báo viết về 30 năm lịch sử Giáo phận Vinh như chúng ta đã thấy, có phải là mẫu mực cho hậu thế có thể tìm thấy trong đó sự khách quan đúng mức như khoa sử học đòi hỏi không?
Bố Chính Nhân
Chú thích:
1. Miền Bắc: Tính từ vỉ tuyến 17 ngang sông Bến Hải ở Quảng Trị trở ra phía bắc, theo hiệp định Genève 1954, chia đôi lãnh thổ Việt Nam ra làm hai phần. Miền Bắc do VNDCCH lãnh đạo; miền Nam, từ sông Bến Hải trở vào, do chính phủ VNCH lãnh đạo.
2. Liên Đoàn Công giáo Việt Nam được Bộ Nội vụ chính phủ VNDCCH do bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng ký nghị định số 305/NC/DC cho phép thành lập và hoạt động theo điều lệ đã ấn định trong sắc lệnh số 52 ngày 22-4-1945. Liên đoàn có trụ sở ở số 3, phố Nhà chung, Hà Nội.
3. Việt Khởi, Bán Nguyệt san Luyện Thép, Cơ quan Ngôn luận của Hội Tương trợ Nghệ Tĩnh Bình, Sàigòn, số 7 ra ngày 16-5-1957, tr 7.
4. Linh mục Nguyễn Viết Cư (1917-1986), tiến sĩ Giáo luật, nguyên Giám đốc Tiểu Chủng viện Chân Phước Tự thuộc Giáo phận Vinh di cư, nguyên Giám đốc Công giáo Tiến Hành Toàn quốc (1961-1969), nguyên linh mục Tổng Đại diện Giáo phận Phan Thiết (1975-1986). Trích trong Hồi ký “Tôi viết hồi ký về tôi”. Bản đánh máy, Tài liệu gia đình linh tông, 1986, tr 7.
5. Trần Bạch Đằng, tác giả ‘Thông điệp Đại hội Vlll đảng CSVN gởi Thế kỷ 21”. Báo Tuổi trẻ Chủ nhật, số 662, ngày 27-7-1996, tr 2.
6. Bửu Sao, tác giả “Cuộc thách đố Thế kỷ”. Bút Việt, Thứ Tư, số 239 ra ngày 1-11-1996, xuất bản tại Dallas, Texas, USA.
dưới ngòi bút của Linh mục Trương Bá Cần
Lời nói đầu:
Ai có cuốn “Lịch sử Giáo Phận Vinh, 1846-1996 của Linh mục Trương Bá Cần, xuất bản tại TpHCM năm 1998, xin mở trang 515 để đọc nguyên văn Lời bạt của linh mục Trương Bá Cần viết:
“Cuốn sách này được biên soạn để kỷ niệm 150 năm thành lập Giáo phận Vinh (1846-1996)”.
“Đầu năm 1995, sau khi biên soạn xong năm chương đầu(I, ll, lll, lV, V), tôi đã gởi bản thảo đến Tòa Giám mục Xã Đoài và Đức cha Trần Xuân Hạp, Giám mục Giáo phận Vinh, có cho ý kiến là: nên dửng lại ở năm 1945, bởi vì giai đoạn sau năm 1945 rất phức tạp, còn qúa mới mẻ…”
“Nhưng tôi nghĩ rằng: viết lịch sử 150 năm của Giáo phận Vinh mà bỏ qua giai đoạn 1945-1975 là một thiếu sót, bởi vì giai đoạn này tuy phức tạp, nhưng rất tiêu biểu và rất có ý nghĩa; người Công giáo Vinh quả có nhiều khớ khăn và chịu nhiều mất mát nhưng, từ những khó khăn và mất mát đó, đã nhận rõ được hơn con đường phải đi với dân tộc của mình và đã có những đóng góp rất đáng tự hào”.
“Nói đúng ra, tình hình của Giáo phận Vinh chỉ phức tạp trong những năm kháng chiến chống Pháp và những năm đầu chống Mỹ. Vì thế tôi đã cho công bố hầu như toàn bộ chương V của cuốn sách nầy trên Nguyệt san Công Giáo và Dân tộc số 17 ra ngày 30-4-1996 (trang 69-128). Số báo nầy đã được gởi đến tất cả các vị lãnh đạo và các cơ quan chức năng của ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình là những tỉnh có Giáo phận Vinh trên địa bàn của mình, để xin ý kiến đóng góp, đánh giá và bổ sung. Nhưng cho tới cuối năm 1996, chúng tôi đã không nhận được một sự phản hồi nào, và cũng đã không có ý kiến nào của các cơ quan quản lý báo của Tp HCM cũng như của Trung Ương”.
“Tháng 12 năm 1996, bản thảo được gởi đến nhà xuất bản và, sau nhiều tháng nghiên cứu, Nhà xuất bản thông báo cho biết là chỉ nhận xuất bản bốn chương đầu(l, ll, lll, lV) nghĩa là cho đến 1945, với phần hai của chương Vll (về tình hình của Giáo phận Vinh) và phần hai của chương lX (về ba linh mục yêu nước bị tù ở Côn Đảo), như những phụ lục; những chương và đoạn còn lại có thể gây ngộ nhận nơi người đọc không đủ điều kiện để nhận thức”.
“Vậy, trước mắt cuốn Lịch sử Giáo phận Vinh 1846-1996 như đã được cấu trúc và biên soạn, chưa thể phổ biến rộng rãi cho bạn đọc, tôi đã cho hoàn chỉnh bản thảo như một cuốn sách để tham khảo…nếu có yêu cầu và chỉ chịu trách nhiệm về những bản thảo mang dấu ấn và chữ ký của tôi”. ( Tp HCM ngày 14-04-1998, Ký tên: Linh mục Trương Bá Cần).
Đọc xong Lời bạt, độc giả phải hiểu là linh mục Trương Bá Cần đã phải dừng lại ở năm 1945. Nhưng chương V của tập Lịch sử Giáo phận Vinh, rất tiêu biểu và rất có ý nghĩa [lời của tác giả], đã được công bố trên Nguyệt San Công giáo và Dân tộc, số 17 ra ngày 30-4-1996. Chúng tôi may mắn đã có số báo nầy. Và, tuy chưa đọc được Lời bạt, vì mãi đến năm 1999, người thân chúng tôi mới mua được một ấn bản có chữ ký của linh mục Trương Bá Cần đề ngày 23 -02-1999, nhưng chúng tôi đã có bài viết “Ba mươi năm lịch sử người Công giáo Giáo phận Vinh dưới ngòi bút của linh mục Trương Bá Cần” , đăng trên Tạp chí Đất Mẹ số Xuân Đinh Sửu, tháng 2 năm 1997, xuất bản tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, USA.
Dĩ nhiên đây là một phản hồi kịp thời và đúng ý nghĩa, mặc dầu do hoàn cảnh, có lẽ bài báo của chúng tôi đã không đến tay linh mục Trương Bá Cần trước ngày 14-04-1998 (ngày linh mục Trương Bá Cần viết Lời bạt). Dẫu thế nào đi nữa, nay xét thấy quan điểm chúng tôi đối với bài viết của linh mục Trương Bá Cần, cách nay hơn 10 năm, vẫn còn nguyên vẹn tâm tư của một giáo dân gốc Giáo phận Vinh, muốn chia sẻ với linh mục Trương Bá Cần về các điều linh mục đã viết có liên quan đến người Công giáo Nghệ Tĩnh Bình. Bởi vậy, xin tái công bố và giữ nguyên văn bài “Ba Mươi Năm Lịch sử người Công giáo Giáo phận Vinh dưới ngòi bút của linh mục Trương Bá Cần” như một sự phản hồi, không do các cơ quan có chức năng, mà do một giáo dân muốn minh xác đôi điều đối với tác giả.
Linh mục Trương Bá Cần, tiến sĩ sử học, tổng biên tập Nguyệt san Công giáo và Dân tộc xuất bản tại Sàigòn. Trong số 17 tháng 5-1996, nhân kỷ niệm 21 năm ngày giải phóng đất nước (30-4-75 đến 30-4-96), linh mục Trương Bá Cần đã viết một bài có nhan đề ”Lịch sử người Công giáo Giáo phận Vinh trong những năm chống Pháp và chống Mỹ, 1945-1975”.
Có lẽ đây là bài viết mới nhất của tác giả nói về lịch sử, đặc biệt là lịch sử 30 năm của ngưới Công giáo Giáo phận Vinh. Tên tuổi linh mục Trrương Bá Cần đã được nhiều người biết đến từ thập niên bảy mươi trở lại đây, qua nhiều bài báo đăng ở Tạp chí Đối Diện trước năm 1975 và sau nầy trong Tuần báo và Nguyệt san Công giáo và Dân tộc. Đàng khác tên tuổi linh mục Trương Bá Cần cũng đã gắn liền với những tác phẩm nghiên cứu lịch sử, xã hội của ông. Chẳng hạn:
- 25 năm xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc (1971),
- Công giáo Đàng Trong thời Giám mục Pigneau 1791-1799 (không rõ năm xuất bản)
- Nguyễn Trường Tộ, Con người và Di thảo (1988),
- Phép Giảng Tám ngày (1993) do linh mục giới thiệu và chịu trách nhiệm phát hành.
Việc nói về giá trị những tác phẩm nghiên cứu lịch sử và xã hội nầy, rõ ràng không phải là mục đích bài viết của chúng tôi. Ở đây nhân đọc bài báo có nói về một giai đoạn lịch sử, ít nhiều còn tiếp cận với hiện tại mà tác giả gọi là “không đơn giản” , chúng tôi nhận thấy có một đôi điều cần suy nghĩ lại dưới cái nhìn bình thường của người đọc lịch sử trong bất cứ hoàn cảnh nào của đất nước. Đây cũng không phải là một bài phê bình đúng nghĩa, cho bằng đặt lại vấn đề với tác giả về một số trường hợp, mà khi viết lịch sử, tác giả đã không trưng dẫn đầy đủ những lý chứng buộc tội những người Công gìáo Giáo phận Vinh tham gia và hoạt động trong Liên Đoàn Công giáo Nghệ Tĩnh Bình.
“Chép sử vốn khách quan, sử gia sẽ ghi đúng những gì đã xảy ra trong thực tế” . Bằng vào câu nói, được xem như một định đề của khoa sử học, chúng tôi muốn đọc bài báo của linh mục Trương Bá Cần theo nhận thức như sau.
Viết về 30 năm lịch sử Giáo phận Vinh, giai đoạn 1945-1975, linh mục Trương Bá Cần đã gói ghém tất cả vào trong 59 trang báo khổ nhỏ, điều đó đã tự nói lên phần nào sự hạn chế phát biểu chung quanh những biến cố lịch sử, đồng thời cũng hạn chế số lượng sự kiện lịch sử được đối chiếu và thông báo rộng rãi. Tác giả bắt đầu bài viết với đề cương: “Trong 150 năm lịch sử của Giáo phận Vinh (1846-1996), giai đoạn chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975) là giai đoạn khó khăn và phức tạp hơn cả. Khó khăn là do các cuộc chiến tranh càng ngày càng ác liệt, phức tạp là do âm mưu của địch hết sức tinh vi. Vì thế viết về lịch sử của giai đoạn nầy rõ ràng là không đơn giản” (trg70).
Tiếp theo là lời phát biểu của tác giả, như một căn bản luận lý, trước khi đi vào từng phần của bài viết: ”Cuộc Cách mạng tháng 8-1945 đã mở ra cho quê hương và Giáo hội Công giáo Việt Nam một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên chúng ta đang sống hiện nay: Đất nước được độc lập và thống nhất; Giáo hội được đủ lớn mạnh để có thể tự đảm nhiệm công cuộc truyền giáo trên quê hương của mình. Nhưng để có được như ngày hôm nay, nhân dân Việt nam đã phải chịu đựng gần 30 năm chiến tranh cực kỳ ác liệt và gian khổ: gần chín năm chống Pháp và gần 20 năm chống Mỹ” (trg 71).
Đọc kỹ phần đề cương nầy, có lẽ ai cũng nhận thấy đây là một phương án viết lịch sử có tiền đề! Tác giả hầu như muốn dẫn dắt người đọc nhìn lại toàn bộ những sự kiện được mô tả trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, mà cuộc chiến 30 năm là một sân khấu có trang trí, từ đó những gì tác giả giới thiệu, tường thuật, bàn luận và cô đọng lại thành một nội dung lịch sử, phải được coi là những hệ luận có liên quan đến tiền đề đã nêu lên. Tựu trung có thể thấy rõ ba điểm then chốt sau đây:
-Chiến tranh là toàn cảnh, trong đó mọi sinh hoạt chính trị, tôn giáo phải chịu sự chi phối của thời chiến, muốn sinh tồn và phát triển, nhất thiết phải nằm trong vùng an toàn có kiểm soát.
-Ân lộc của Cách mạng: Đảng CSVN, người lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng 8-45, đã dem lại thành quả to lớn cho cả nước; người Công giáo nói chung và Giáo phận Vinh nói riêng đều nhận ân lộc của Cách mạng.
-Khi thấy cái “có được như ngày hôm nay” thái độ nào gọi là tương xứng để tri ân Cách mạng?
Bây giờ xin đi vào từng phần của vấn đề.
1. Chiến tranh là toàn cảnh cho giai đoạn 1945-1975
Chiến tranh, đúng hơn là bối cảnh chiến tranh đã được mô tả như là một động lực thúc đẩy toàn dân tham gia kháng chiến chống đế quốc thực dân, đồng thời nhân danh chiến tranh, mọi ưu tiên được đặt ra nhằm bảo đảm lý luận của người lãnh đạo. Muốn có một nhận định chính xác về vấn đề nầy, có lẽ phải nhìn lại tình hình Giáo phận Vinh trong 9 năm chống Pháp và 20 năm chống Mỹ.
Biến cố Tràng Đình xảy ra đầu tháng 2-1931 do Mặt trận Việt Minh (MTVM), một bộ phận của Đệ tam quốc tế Cộng Sản hoạt động mạnh mẽ tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong Giáo phận Vinh. Ngày 2-3-1931 có hai cán bộ của MTVM từ họ đạo Hưng Long thuộc giáo xứ Tam Đa, tỉnh Hà Tĩnh, tới xứ Tràng Đình xin gặp linh mục Hoàng Khang là chánh xứ để tuyên truyền và vận động cho MTVM. “Sau khi biết lý do của họ, linh mục Hoàng Khang từ chối. Lập tức một trong hai người của phong trào rút súng ra đe dọa linh mục chánh xứ, và khi có sự giằng co, níu kéo xảy ra giữa hai cán bộ và cha xứ, thì người cán bộ có súng đã lẩy cò. Cha xứ bị thương. Cả hai cán bộ định tẩu thoát, nhưng một người bị ngã té liền bị giáo dân bắt trói lại.. Tên cán bộ có súng sau đó đã quay lại, bắn chết một giáo dân xứ Tràng Đình. Trống chuông báo động nổi lên, các làng lân cận kéo tới, lương có, giáo có, cảnh hỗn chiến như thời Văn thân. Kết quả là linh mục chánh xứ Tràng Đình cùng với hai chức việc nữa bị giết” (trg 71).
Đó là thời tiền Cách mạng tháng 8-1945. Giáo phận Vinh gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cộng thêm phần Bắc Tỉnh Quảng Bình, tức hạt Bình Chính, có lãnh thổ từ bờ Bắc Sông Gianh-Nguồn Son ra tới Đèo Ngang. Tại đây, vào 3 năm cuối của thập niên 40, thực dân Pháp đã thiết lập một số đồn bót dọc theo ba nguồn của Sông Gianh. Nguồn Nậy có đồn Ba Đồn, Thuận Bài và Tiên Lệ; nguồn Nan có đồn Minh Lệ; nguồn Son có đồn Cự Nậm, đồng Bùng và đồn Troóc. Có thể nói, đó là sự chiếm đóng của thực dân Pháp trong phần cực Nam của Giáo phận Vinh. Nhưng thực dân Pháp ở đó hoạt động không qúa ba năm thì phải rút lui toàn bộ vào Đồng Hới. Trong khi đó ”ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, quân đội Pháp không chiếm được một mảnh đất nhỏ nào cả” (trg 75).
Riêng giai đoạn chống Mỹ 1955-1975, tác giả viết: ”Miền Nam là chiến trường và miền Bắc [1] là hậu phương lớn, nhưng không phải hậu phương an toàn mà là hậu phương bị đánh phá ác liệt hơn cả chiến trường miền Nam” (trg 122).
Tình hình nói chung là như vậy. Riêng tinh thần người Công giáo Việt Nam hưởng ứng cuộc Cách mạng tháng 8-1945 trong ngày Tuyên ngôn Độc lập 2-9-45: thật là hồ hởi. Tại quảng trường Ba Đình, các linh mục với chủng sinh và đồng bào giáo hữu Hà Nội và các vùng lân cận đã có mặt để, cùng đồng bào các giới hô to các khẩu hiệu nói lên tinh thần bất khuất của cả dân tộc. Ngày 23-9-45, tức 3 tuần lễ sau khi chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt, bốn giám mục Việt Nam do Đức giám mục niên trưởng Nguyễn Bá Tòng thay mặt, đã gởi điện văn xin Đức Thánh cha Pio Xll “chúc phúc, cầu nguyện cho nền độc lập mà dân tộc Việt Nam vừa mới thâu hồi được, và sẵn sàng bảo vệ với bất cứ giá nào, đồng thời nài khẩn Đức Thánh cha, Toà thánh Rôma, các Đức Hồng y, các Đức Tổng giám mục và toàn thể Kitô hữu thế giới, nhất là nước Pháp, ủng hộ nền độc lập yêu qúi của Việt Nam. Trong tuần lễ vàng tổ chức từ 17 đến 24 tháng 9-1945 để quyên góp ngân qũy cho quốc gia, Đức giám mục Hồ Ngọc Cẩn, đại diện Tông tòa Bùi Chu đã cởi dây vàng đeo ở ngực, dâng dây vàng cho Tổ quốc và giữ lại Thánh giá cho mình” (trg 72).
Cũng vậy, một cuộc mít tinh vĩ đại chưa từng thấy ở thành phố Vinh, xuất phát từ nhà chung Xã Đoài, trung tâm Giáo phận Vinh, do hàng giáo phẩm và chủng sinh hai trường Tiểu và Đại chủng viện Xã Đoài tổ chức ngày 13-10-45, với rừng cờ và biểu ngữ, đã nói lên tinh thần yêu nước của người Công giáo, đồng thời này tỏ tình đoàn kết của toàn dân bảo vệ tổ quốc và xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ.
Thêm vào đó, tại Giáo phận Vinh còn có tổ chức “Công giáo yêu nước” là một bộ phận của MTVM, hoạt động tích cực trước và sau ngày cách mạng bùng nổ, còn có “Liên đoàn Công giáo Vinh”[2] là một bộ phận của Liên Đoàn Công giáo Việt Nam, được tổ chức và hoạt động trong hơn 100 giáo xứ của Giáo phận Vinh, đã góp phần bày tỏ tinh thần trách nhiệm và bổn phận của người công dân Công giáo trước vận hội mới của Tổ quốc và Giáo hội.
Rõ ràng, trong thời bình cũng như trong thời chiến, nguời Công giáo nói chung và người Công giáo Giáo phận Vinh nói riêng, một lúc có hai nhiệm vụ phải chu toàn: đó là phục vụ Tổ quốc và bảo vệ Giáo hội. Tổ quốc có kẻ thù, họ phải quyết tâm tiêu diệt, Giáo hội có kẻ phá hoại, họ phải dũng cảm bảo vệ tôn giáo của họ như tiền nhân đã nêu gương. Bởi vậy, thấy người Công giáo Giáo phận Vinh tự cảnh giác trước thời cuộc, nhất là khi chính họ đã có kinh nghiệm sau vụ Tràng Đình 1931 thì có nên cho rằng: “Sự kiện Tràng Đình được truyền tụng trong dư luận Công giáo Nghệ Tĩnh Bình như một minh họa cho luận điểm Cộng sản chủ trương tiêu diệt tôn giáo” (trg 78).
Cộng sản có chủ trương tiêu diệt tôn giáo hay không thì lịch sử thế giới đã có đủ bằng chứng để trả lời. Duy có một điều khá ngạc nhiên là tác giả, tức linh mục Trương Bá Cần, 65 năm sau, đã đóng vai luật sư biện hộ, nhưng không trưng dẫn bằng chứng, khi nói những lời sau đây với giáo dân Công giáo Nghệ Tĩnh Bình: “Vụ nầy (tức vụ Tràng Đình) thực ra là một vụ xung đột địa phương do các bên thiếu thận trọng, chứ không phải do chủ trương chung (trg 76), hoặc “diễn tiến sự việc trong vụ Tràng Đình cho thấy rằng đây chỉ là những phản ứng tự vệ và tự phát” (trg 78).
Cùng vậy, dù tình hình khá yên ổn của Giáo phận Vinh trong 9 năm chống Pháp như đã tường thưật ở trên, ngày 17-01-1954, toàn bộ Tòa giám mục và hai chủng viện Xã Đoài có trên 200 nhân sự, được lệnh phải tản cư lên Vạn Lộc, nói là đề phòng quân Pháp đổ bộ. Nhận định hoàn cảnh nầy, tác giả viết: “Ở Nghệ An và Hà Tĩnh, chính sách tiêu thổ kháng chiến đã được áp dụng triệt để từ mấy năm trước, về cơ sở vật chất được xây kiên cố, chỉ còn lại nhà chung Xã Đoài với Tòa giám mục, nhà Tây, nhà Dài với hai chủng viện đồ sộ, có lẽ chính phủ kháng chiến sợ rằng quân đội Pháp sẽ nhảy dù xuống để biến khu vực nhà chung thành một khu an toàn như ở Phát Diệm. Phải chăng vì thế chính phủ đã ra lệnh cho nhà chung phải tản cư về Vạn Lộc trong huyện Nam Đàn”? (trg 101).
Cứ tin rằng, giả thiết của tác giả có thể xảy ra, nhưng thử hỏi, việc ra lệnh tản cư toàn bộ nhà chung Xã Đoài có phải là lý do duy nhất để chận đứng cuộc đổ bộ của quân đội Pháp vào thành phố Vinh không? Bên dưới những sự kiện lịch sử, có rất nhiều yếu tố chính trị, xã hội, thời cuộc, chính sách đã làm nên động lực thúc đẩy người lãnh đạo rạ tay hành động. Ở đây không phải do tình hình khách quan mà do chủ quan quyết định, nhân danh chiến tranh, người cầm quyền dễ dàng dùng biện pháp trấn áp và bắt buộc người dân phải tuân hành.
Riêng đối với mấy chữ: ”cực kỳ ác liệt và gian khổ” hay “bị đánh phá ác liệt” có nên dùng cho toàn thời gian hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ hay không? Viết như vậy, nhưng chính tác giả cũng biết rõ, nó chỉ “cực kỳ ác liệt” trong khoảng thời gian có cuộc ném bom từ ngày 7-2-1965 đến ngày 31-3-1968 mà thôi, nghĩa là trong vòng 3 năm.
Ngoài ra “hậu phương lớn“ [miền Bắc] có thực sự chịu đựng cực kỳ ác liệt, to hơn nỗi hãi hùng của chiến trường miền Nam từ tháng 12-1960 đến ngày 30-4-1975 hay không? Phải chăng đã có một biến cố như Tết Mậu thân,1968 (điển hình cho sự tàn sát khủng khiếp là thành phố Huế), đã cùng xảy ra ở hậu phương lớn mìền Bắc Việt Nam? Có trưng dẫn những bằng chứng xác đáng, mới nên nói đến lẽ hơn, thua. Chính bộ phận Cộng sản quốc tế ở miền Bắc Việt Nam đã trở thành công cụ thực hiện cuộc chiến tranh dưới chiêu bài giải phóng, gieo kinh hoàng, chết chóc cho đồng bào miền Nam Việt Nam, vì “hậu phương lớn” đã trở thành kho vũ khí khổng lồ do Liên Xô và Trung Cộng tiếp tế để liên tục đi đánh miền Nam Việt Nam ròng rã trong 15 năm..
Tóm lại, tường thuật một giai đoạn lịch sử chiến tranh liên quan đến cả hai miền của đất nước, không lẽ người viết sử lại có thể quên những tang chứng của từng sự kiện để đối chiếu và so sánh? Và dù muốn dù không, khi đã so sánh, thì cần thiết phải có sự công bằng trong nhận thức. Bởi vậy, nói “miền Bắc là hậu phương lớn, bị đánh phá ác liệt hơn chiến trường miền Nam” mà không trưng dẫn bằng chứng, người đọc có thể nghi ngờ sự chính xác của việc tường thuật lịch sử.
2. Ân lộc của Cách mạng
Giáo phận Vinh thuộc vùng trách nhiệm của Liên khu lV, một nơi mà cả đạo lẫn đời đã có những sinh hoạt bình thường, vì an ninh được bảo vệ chặt chẽ trong thời chống Pháp 1945-1954. Đến thời chống Mỹ cũng vậy. “Có thể nói rằng…ở Nghệ Tĩnh Bình quan hệ đạo đời đã đi vào thế ổn định: hoạt động của Đức giám mục…và của các linh mục trong giáo hạt, giáo xứ cũng như hoạt động của các chủng viện vẫn diễn ra bình thường” (trg 124).
Có một sự ổn định như vậy, phải hiểu là nhờ Cách mạng che chở. Tiêu biểu cho sinh hoạt Công giáo của Giáo phận Vinh lúc bấy giờ là Liên Đoàn Công giáo Nghệ Tĩnh Bình, cũng gọi là Liên Đoàn Công giáo Vinh (LĐCGV) một tổ chức trực thuộc Liên Đoàn Công giáo Việt Nam, được chính phủ VNDCCH cho phép hoạt động công khai. Liên Đoàn Công giáo Nghệ Tĩnh Bình thành lập ngày 3 tháng 6 năm 1946, sinh hoạt được 4 năm và bị bắt buộc giải thể giữa năm 1950.
Nói là tiểu biểu, vì LĐCGV là một tổ chức lớn, có chủ trương và đường lối hoạt động rõ ràng với tôn chỉ Thiên Chúa và Tổ Quốc, đã tập hợp thành phần thanh niên trí thức của hơn 100 giáo xứ trong toàn Giáo phận, có Trung tâm sinh hoạt tại Xã Đoài, cạnh Tòa Giám mục của Giáo phận. Liên đoàn hoạt động mạnh mẽ, phát huy tinh thần tiến bộ và thăng tiến đời sống đạo đức của người giáo dân, trở thành động lực sinh hoạt Công giáo trong giáo phận; là tiếng nói chính đáng của người giáo dân, khi Liên đoàn hành xử tư cách pháp nhân được ủy thác, trước chính quyền cũng như trước giáo quyền và các tổ chức khác trong và ngoài Giáo phận. Nhưng LĐCGV đã mắc nạn, vì chống Cộng sản vô thần.
Bên cạnh 30 năm gian khổ của toàn dân trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ, LĐCGV là một tổ chức non trẻ, có thời gian sinh hoạt mới trên dưới 4 năm, thế nhưng đã phải trả một giá không kém ác liệt trong tay người đã cưu mang của mình, đó là Cách mạng, tức chính phủ Việt Minh. Các bản án dành cho LĐCGV liệt kê sau đây là tài liệu của linh mục Trương Bá Cần và từ báo Luyện Thép (1956-1960) là cơ quan ngôn luận của Hội Tương trợ Nghệ Tĩnh Bình, xuất bản tại Sàigòn.
-Vụ nhà chung Xã Đoài 14-4-1950: hai bản án tử hình dành cho phó chủ tịch Liên đoàn và Trưởng Ban Tuyên huấn, một bản án 25 năm khổ sai dành cho một cán bộ của Liên đoàn.
-Vụ Trang Nứa 24-4-1952: 4 bản án tử hình, tịch thu 3/4 gia sản,
* 6 bản án 20 năm tù,tịch thu 3/4 gia sản,
* 8 bản án 15 năm tù, tịch thu 2/3 gia sản,
* 14 bản án 10 năm tù, tịch thu 1/2 gia sản,
* 6 bản án 5 năm tù, tịch 1/3 gia sản,
* 1 bản án 5 năm tù treo,
* 13 bản án 3 năm tù treo.
-Vụ Nghi Lộc 21-5-1952: linh mục chánh xứ cùng với một số cán bộ chủ chốt của Liên đoàn Công giáo xứ Tràng Lưu bị bắt giam (không rõ con số chính xác).
Tổng kết sơ lược các biến cố trên đây, linh mục Trương Bá Cần viết: “Vụ Hưng Yên (Trang Nứa), Nghi Lộc, Tây Hồ (Tràng Lưu) là những vụ nổi cộm. Nhưng một số xứ đạo khác đã âm thầm ủng hộ tổ chức Liên hương chống cộng, nên một số linh mục và giáo hữu có liên hệ đã bị bắt. Số linh mục bị bắt sau vụ Hưng Yên khoảng 50 người” (trg 93). Nhà nước cho phép LĐCBV công khai hoạt động, hóa ra Liên đoàn đã trở thành cái rọ, sập bắt tất cả những cán bộ nòng cốt của Liên đoàn. Nhưng thử hỏi, LĐCGV đã làm gì nên tội? Khi đứng trước tòa án Liên khu lV, các ông Phạm Tuyên, Bùi Quỳnh, Lê Thế Cao đã có dịp tuyên bố rõ ràng: “Chúng tôi không theo Pháp, chúng tôi chỉ chống Việt Minh Cộng sản” , cũng như Giám mục Lê Hữu Từ đã từng tuyên bố: “Phát Diệm chống cả Pháp, cả Việt Minh Cộng sản” .
Các ông Phạm Tuyên, Bùi Quỳnh, Lê Thế Cao đã đổi sinh mạng mình để được dỏng dạc tuyên bố như vậy, nhưng thử hỏi có hàng ngàn giáo dân Công giáo Nghệ Tĩnh Bình đã bị hành quyết, đã bị thủ tiêu, đã chết rục trong tù, chỉ vì muốn bảo vệ tôn giáo mà họ tin tưởng, bảo vệ đức tin mà họ trân trọng, mà nào đã có ai thay cho họ nói lên nỗi oan ức của mình? Hay họ phải đợi cho đến cuối thế kỷ (20) để được một linh mục sử gia luận rằng: “Chống Việt Minh Cộng sản, trong lúc Việt Minh Cộng sản đang lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp thì phải chăng là vô hình chung làm một việc mà Pháp cũng đang làm” (trg 104). Dùng luận lý qui nạp ở chỗ nầy thật logic, nhưng qui nạp như vậy, hóa ra linh mục Trương Bá Cần muốn dạy: Thà mất tôn giáo, thà mất đức tin, chứ không thể cùng một lúc vừa phục vụ tổ quốc (chống Pháp), vừa bảo vệ tôn giáo (chống Cộng sản) được!
Điều đáng nói là trong vụ Trang Nứa (Hưng Yên) có 4 bản án tử hình, trong đó có linh mục chánh xứ Võ Viết Hiền trốn thoát nên bị tuyên án tử hình vắng mặt. Ba người còn lại là các ông Phạm Hữu Tạo, Mạnh Trọng Niệm và Nguyễn Gia Thăng. Hơn 22 năm sau, ngày đất nước hòa bình và thống nhất 30-4-1975, cách mạng đã vào tận Nha Trang, bắt linh mục Võ Viết Hiền giải về bản quán để thi hành bản án tử hình do tòa án Liên khu lV tuyên phạt từ năm 1952. Ân của cách mạng đồng hưởng, oán của cách mạng tròng vào ai nấy chịu. Tuổi già của linh mục Võ Viết Hiền không làm cho cái án của ngài chín rụng đi được. Đáng buồn thay!
3. Về một thái độ tương xứng
Cứ cho rằng những người Công giáo đã tham gia và hoạt động trong LĐCG ở các cấp bộ Giáo phận, Giáo hạt, Giáo xứ trong Giáo phận Vinh đã phạm một lỗi lầm nghiêm trọng đến nỗi họ đã bị liệt vào thành phần phản động. Bản thân họ đã bị kết án, bị bắt giam, gia sản của họ đã bị tịch thu. Phần đông họ đã chết sau năm 1952.
Bằng cái chết, họ đã bày tỏ một thái độ dứt khoát với chính quyền đường thời là người đã xét xử họ. Dẫu thế nào đi nữa, họ là những người can đảm, hiên ngang nhận trách nhiệm trước công luận và lịch sử. Đối với những người đã nằm xuống như vậy, thật sự họ không cần một câu hỏi lơ lững như linh mục Trương Bá Cần đã đặt ra: “Không biết là chính quyền có xử lý qúa mức cần thiết hay không?” (trg 104). Đúng mức hay qúa mức, tất cả đều nằm trong tay của Cách mạng!
Về thái độ của người giáo dân đối với Cách mạng tháng 8-1945. Đây là tinh thần hợp tác tự nguyện. “Cuộc cách mạng tháng 8-1945 thành công, toàn dân Việt Nam, lương cũng như giáo, đều vui mừng và phấn khởi trước ngọn cờ giải phóng bay phất phới trên toàn cõi đất nước. Họ tin tưởng ở một ngày mai tươi sáng của dân tộc. Họ tin ở một chế độ dân chủ và tự do thực sự mà họ đã mất ngót một trăm năm” . [3]
Nếu tinh thần hợp tác của nhân dân là yếu tố quyết định cho sự thành bại của một cuộc cách mạng bất cứ ở đâu, thì trong sự thành công của Cách mạng tháng 8-1945, có sự đóng góp tích cực của người Công giáo Việt Nam nói chung và của người Công giáo Giáo phận Vinh nói riêng. Bằng vào sự kiện, tập trung tất cả giáo sĩ người Pháp về nhà xứ Cầu Rầm, phải được hiểu là một sự gợi ý đúng lúc của hàng giáo phẩm trong Giáo phận Vinh, nhằm tránh những va chạm có thể xảy ra, đồng thời cũng làm áp lực đối với Hội Thừa sai Ba Lê (MEP=Mission étrangère de Paris)về những quyền lợi phải có của hàng giáo phẩm Việt Nam trong công tác truyền giáo tại quê nhà. Cố Linh mục Nguyễn Viết Cư lúc bấy giờ là phó tế (thầy Sáu), ngày thụ phong linh mục định vào tháng 12-1945, trong mấy trang hồi ký, ngài có viết: “Tôi đứng đầu anh em trong trong cuộc tranh đấu ở Đại Chủng viện Xã Đoài. Vì thế, sau nầy khi Đức cha Bắc (Eloy) và các cha Tây bị tập trung về Cầu Rầm thì họ tưởng là tại chúng tôi xúi và các ngài cho tôi là đắc tội nhất. Vì thế khi cha Tổng quản Trần Hữu Đức xin Đức cha Bắc truyền chức cho chúng tôi, trước thì Đức cha bảo ”Thầy về sẽ hay”, nhưng khi Đức cha về Xã Đoài một thời gian, ngài cũng không chịu phong chức, và nói rõ: "Thầy Cư, thầy Khai, thầy Chỉnh, thầy Định (bốn anh em của phái đoàn đại diện năm trước vào gặp Đức cha để trình bày nguyện vọng) thì nhất định không được chịu chức” . [4]
Trực tiếp hay gián tiếp, nói chung người Công giáo Giáo phận Vinh đã bày tỏ sự hợp tác với chính quyền Cách mạng, theo tư cách người công dân đối với hoàn cảnh đất nước trước và sau ngày Cách mạng tháng 8-1945. Nhưng tiêu biểu hơn cả, phải kể đến là thái độ của Đức giám mục Trần Hữu Đức, là giám mục Giáo phận Vinh lúc bấy giờ. “Đức cha Trần Hữu Đức đã không làm bất cứ điều gì như dựa vào Pháp và theo Pháp hay nhận tiền và súng ống của Pháp để chống lại những người cộng sản đang lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.” (trg 125).
Thái độ của Đức giám mục không chỉ biểu thị tư cách cá nhân, mà hơn hết là tư cách đại diện người Công giáo của Giáo phận Vinh. Dầu vậy, bản thân Đức giám mục Trần Hữu Đức ba lần bị toà án Liên khu lV mời đi lấy khẩu cung về vụ Hưng Yên, bị bắt buộc rời tòa giám mục cùng toàn bộ nhà chung và hai chủng viện di tản lên Vạn Lộc, bị gọi là bọn địa chủ nhà chung, bị liệt vào thành phần ngoan cố, vì đã không chạy đủ thóc lúa để nộp cho nhà nước. Nếu ở đấu trường ngài đã phải im lặng như con chiên trước những lời thóa mạ của tá điền, đến nỗi còn chiếc nhẫn giám mục đeo ở tay cũng phải tháo ra cho họ; nếu ở cửa quyền ngài một mực giữ vững: quan hệ đạo đời không căng thẳng, cũng không thân thiện. Đức giám mục Trần Hữu Đức đã thực hiện được một điều phi thường trong hoàn cảnh bất thường. Bởi vậy có nên cho rằng, khi “Đức giám mục Trần Hữu Đức mất đi, một giai đoạn lạnh nhạt, nếu không phải là đương đầu, giữa giáo quyền và chính quyền coi như được chấm dứt” (trg 125).
Làm sao có thể chấm dứt cái thế đương đầu, khi Cộng sản chủ trương tiêu diệt tôn giáo và bóp nghẹt mọi quyền tự do chính đáng của người dân? Trong “Thông điệp Đại hội Vlll đảng CSVN gởi thế kỷ 21”, lý thuyết gia Trần Bặch Đằng, mơ màng về một tương lai tươi sáng: “Đầu thế kỷ nông nghiệp còn ở dạng phôi thai với một số công trình nhỏ bé, nay thì Viêt Nam đang nói đến công nghiệp hóa, tức mở rộng qui mô công nghiệp khắp các lãnh vực kinh tế, đời sống, hơn thế đã nói đến hiện đại hóa. Dân trí trong một thế kỷ cũng đã thay đổi tận gốc, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước văn minh thu ngắn đáng kể. Song cái lớn nhất của thế kỷ 20 ở Việt Nam vẫn là sự hoán chuyển vị trí từ nước thuộc địa sang nước độc lập, dân nô lệ sang dân tự do, quốc gia đói nghèo sang quốc gia giàu mạnh” [5].
Đọc những hàng trên đây, nội dung không khác gì mấy chữ phụ họa “có được như ngày hôm nay”của sử gia Trương Bá Cần. Song đã có người nói lại: “Cái gọi là thành quả được trình bày trên đây hầu hết là những kế hoạch còn đang ở dạng mơ ước hay làm thử, nhưng bản “Thông điệp Đại hội Vlll đảng Cộng sản gởi thế kỷ 21” lại đề cao như là các công tác đã hoàn thành” [6]. Đem cái chưa có làm thành tấm khăn nhung dịu dàng phủ lên giác mơ của toàn dân, thì trong thế giới văn minh ở cuối thế kỷ 20, họa chăng chỉ có đảng CSVN mới hoang tưởng như vậy!
Người Pháp có câu tục ngữ: “Nhìn bóng lợn, mơ đèn lồng” (Prendre des vessies pour des lanternes). Cũng trong bài nói trên, không biết vô tình hay hữu ý, ông Trần Bạch Đằng có nhắc lại định đề của khoa sử học: “Chép sử vốn khách quan, sử gia sẽ ghi đúng những gì đã xảy ra trong thực tế” . Hơn ai hết, tiến sĩ Trương Bá Cần là một sử gia có vị trí nhất định trong sinh hoạt trí thức tiêu biểu ở những năm cuối thế kỷ 20 tại Việt Nam hôm nay. Hỏi rằng 59 trang báo viết về 30 năm lịch sử Giáo phận Vinh như chúng ta đã thấy, có phải là mẫu mực cho hậu thế có thể tìm thấy trong đó sự khách quan đúng mức như khoa sử học đòi hỏi không?
Bố Chính Nhân
Chú thích:
1. Miền Bắc: Tính từ vỉ tuyến 17 ngang sông Bến Hải ở Quảng Trị trở ra phía bắc, theo hiệp định Genève 1954, chia đôi lãnh thổ Việt Nam ra làm hai phần. Miền Bắc do VNDCCH lãnh đạo; miền Nam, từ sông Bến Hải trở vào, do chính phủ VNCH lãnh đạo.
2. Liên Đoàn Công giáo Việt Nam được Bộ Nội vụ chính phủ VNDCCH do bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng ký nghị định số 305/NC/DC cho phép thành lập và hoạt động theo điều lệ đã ấn định trong sắc lệnh số 52 ngày 22-4-1945. Liên đoàn có trụ sở ở số 3, phố Nhà chung, Hà Nội.
3. Việt Khởi, Bán Nguyệt san Luyện Thép, Cơ quan Ngôn luận của Hội Tương trợ Nghệ Tĩnh Bình, Sàigòn, số 7 ra ngày 16-5-1957, tr 7.
4. Linh mục Nguyễn Viết Cư (1917-1986), tiến sĩ Giáo luật, nguyên Giám đốc Tiểu Chủng viện Chân Phước Tự thuộc Giáo phận Vinh di cư, nguyên Giám đốc Công giáo Tiến Hành Toàn quốc (1961-1969), nguyên linh mục Tổng Đại diện Giáo phận Phan Thiết (1975-1986). Trích trong Hồi ký “Tôi viết hồi ký về tôi”. Bản đánh máy, Tài liệu gia đình linh tông, 1986, tr 7.
5. Trần Bạch Đằng, tác giả ‘Thông điệp Đại hội Vlll đảng CSVN gởi Thế kỷ 21”. Báo Tuổi trẻ Chủ nhật, số 662, ngày 27-7-1996, tr 2.
6. Bửu Sao, tác giả “Cuộc thách đố Thế kỷ”. Bút Việt, Thứ Tư, số 239 ra ngày 1-11-1996, xuất bản tại Dallas, Texas, USA.