Washington (CNS) – Trong suốt 50 năm cầm quyền của Fidel Castro, mối quan hệ giữa ông và giáo hội Công giáo Cuba thật đầy sóng gió.
Fidel Castro trước kia đã được học ở trường dòng Tên. Trong những năm đầu của cuộc cách mạng vào thập niên 196, Castro thường dễ dàng coi giáo hội Cuba như lực lượng cơ sở, cũng như sau này ông đã trò chuyện thân mật với ĐGH Gioan Phaolô II khi ngài viếng thăm Cuba năm 1998.
Castro nay đã 81 tuổi, mới loan báo hôm 19 tháng 2 rằng ông sẽ từ chức chủ tịch nước. Tháng 7 năm 2006 ông đã tạm thời nhường quyền cho người em là Raul Castro sau khi phải giải phẫu vì chảy máu trong ruột, nhưng từ đó đến nay ông không hề trở lại văn phòng làm việc, chấm dứt hơn 49 năm liên tục cầm quyền.
Ông nắm giữ quyền hành cai trị đảo quốc vùng Caribbean này từ ngày 1 tháng giêng năm 1959, lúc mới 32 tuổi, sau khi lãnh đạo thành công cuộc chiến tranh du kích chống nhà độc tài mất lòng dân lúc đó là Fulgencio Batista.
Batista lên cai trị năm 1952. Lúc đó Castro còn là một luật sư trẻ, bắt đầu tổ chức một lực lượng phiến loạn.
Ban đầu, cuộc nổi loạn thành công của ông nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của người Công giáo. Để nuôi dưỡng sự ủng hộ đó, ông thường nói cuộc cách mạng của ông là do các nguyên tắc Kitô giáo thúc đẩy. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho một linh mục Công giáo ngay sau khi nắm quyền, Castro cho biết có 6 linh mục làm tuyên úy cho lực lượng phiến loạn của ông.
Nhưng sự việc biến đổi mau chóng. Năm 1961, ông tuyên bố mình theo chủ nghĩa Mác-Lê, và biến Cuba thành nước cộng sản đầu tiên trong vùng Tây bán cầu, đem nước này vào quỹ đạo chiến tranh lạnh của Liên bang Sô viết.
Chính quyền của ông bắt đầu triệt phá giáo hội từ cơ sở, quốc hữu hóa 350 trường học Công giáo và trục xuất 136 linh mục. Hoạt động của giáo hội bị hạn chế chỉ còn các lễ nghi tôn giáo trong khuôn viên tài sản của giáo hội. Các dự án hoạt động xã hội bị ngăn cấm, các chương trình của giáo hội bị kiểm soát. Chính quyền làm nản lòng người Cuba để họ khỏi muốn đến dự các lễ nghi phụng tự, bằng các phân biệt đối xử với những người hay đi nhà thờ khi những người này xin vào học đại học hay xin làm việc cho nhà nước.
Quan điểm của Castro còn chua chát hơn giữa thập niên 1960 khi có Chiến dịch Pedro Pan, lúc các viên chức giáo hội Hoa kỳ giúp định cư 14 ngàn trẻ em Cuba được cha mẹ cho trốn lánh tới nước Mỹ để tránh chế độ Castro.
Tuy đàn áp giáo dân, Castro không hề cắt đứt liên hệ ngoại giao với Tòa thánh Vatican, và trong suốt nhiều thập niên đã nhận được những lời tuyên bố của Vatican, của hàng giáo phẩm giáo hội Cuba và giáo hội Hoa kỳ, chỉ trích việc phong tỏa kinh tế Cuba của Mỹ. Ông thường xuyên coi đó là lý do làm cho kinh tế Cuba phải kiệt quệ.
Vì lý do có sự ủng hộ của giáo hội như thế nên trong mối liên hệ giữa nhà nước và giáo hội cũng có một số điểm tích cực.
Trong cuộc viếng thăm Hoa kỳ năm 2006, Đức Hồng y người Cuba cai quản giáo phận Havana là Jaime Ortega Alamino nói rằng kể từ thập niên 1980 “đã có tiến bộ về phiá nhà cầm quyền nhằm gia tăng mối thông cảm giữa giáo hội và nhà nước, và sự căng thẳng đã bắt đầu giảm đi.”
Kết quả là, theo lời Đức Hồng y, các hạn chế đối với giáo hội liên quan đến việc phụng tự không còn nữa, nhưng giáo hội Công giáo vẫn không được mở trường học hay dạy tôn giáo trong các trường công lập.
Nhưng Castro cũng biết cách lợi dụng các yếu tố về giáo hội ngoại quốc để chống lại hàng giáo phẩm Cuba, làm cho người ta tưởng rằng chỉ có người Công giáo trong nước là chống đối sự cai trị của ông.
Trong thập niên 1970 ông lợi dụng mối quan tâm vào chủ nghĩa Mác của một số thần học gia ở châu Mỹ Latinh và ý đồ chính trị của họ muốn dùng chủ nghĩa xã hội để thay thế cho chủ nghĩa tư bản thịnh hành trong khu vực. Ông nuôi dưỡng sự ủng hộ của những trí thức và linh mục Công giáo không thuộc gốc Cuba, là những người bất mãn vì khoảng cách giữa kẻ giầu người nghèo trong khu vực càng ngày càng gia tăng. Ông mời họ tới thăm đảo quốc, dùng họ làm đối trọng để đương đầu với các chỉ trích của hàng giáo phẩm Cuba và Tòa thánh Vatican.
Năm 2003, ông tránh né các giám mục Cuba, trực tiếp thương thảo với Tòa thánh Vatican để cho một nhóm các nữ tu dòng Thánh Brigitte được vào Havana, giữa lúc các giám mục Cuba có một danh sách dài liệt kê các linh mục và nữ tu nước ngoài muốn xin giấy phép nhập cảnh.
Vào đầu thập niên 1990, những cuộc thảo luận nghiêm túc đã bắt đầu về khả năng ĐGH tới thăm viếng Cuba, theo sau cuộc sụp đổ của khối Sôviêt.
Sau khi Castro viếng thăm ĐGH Gioan Phaolô tại Vatican năm 1996, các kế hoạch cuối cùng đã phát triển cho chuyến tông du Cuba của Đức thánh cha từ ngày 21 đến 25 tháng giêng năm 1998, được giải thích là dấu hiệu có sự cải thiện trong mối liên lạc giữa giáo hội và nhà nước, dựa vào thiện chí của chính quyền muốn cho giáo hội không khí khoáng đãng dễ thở hơn sau trong thời hậu Chiến tranh lạnh.
Castro đã tiếp kiến ĐGH nhiều lần khi ngài viếng thăm Cuba, đã để cho hàng giáo phẩm được động viên người Công giáo đến tham dự các nghi lễ do Đức thánh cha chủ tọa và cho phép các hoạt động của Đức thánh cha được truyền hình và tường thuật trên các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát.
Fidel Castro trước kia đã được học ở trường dòng Tên. Trong những năm đầu của cuộc cách mạng vào thập niên 196, Castro thường dễ dàng coi giáo hội Cuba như lực lượng cơ sở, cũng như sau này ông đã trò chuyện thân mật với ĐGH Gioan Phaolô II khi ngài viếng thăm Cuba năm 1998.
Castro nay đã 81 tuổi, mới loan báo hôm 19 tháng 2 rằng ông sẽ từ chức chủ tịch nước. Tháng 7 năm 2006 ông đã tạm thời nhường quyền cho người em là Raul Castro sau khi phải giải phẫu vì chảy máu trong ruột, nhưng từ đó đến nay ông không hề trở lại văn phòng làm việc, chấm dứt hơn 49 năm liên tục cầm quyền.
Ông nắm giữ quyền hành cai trị đảo quốc vùng Caribbean này từ ngày 1 tháng giêng năm 1959, lúc mới 32 tuổi, sau khi lãnh đạo thành công cuộc chiến tranh du kích chống nhà độc tài mất lòng dân lúc đó là Fulgencio Batista.
Batista lên cai trị năm 1952. Lúc đó Castro còn là một luật sư trẻ, bắt đầu tổ chức một lực lượng phiến loạn.
Ban đầu, cuộc nổi loạn thành công của ông nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của người Công giáo. Để nuôi dưỡng sự ủng hộ đó, ông thường nói cuộc cách mạng của ông là do các nguyên tắc Kitô giáo thúc đẩy. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho một linh mục Công giáo ngay sau khi nắm quyền, Castro cho biết có 6 linh mục làm tuyên úy cho lực lượng phiến loạn của ông.
Nhưng sự việc biến đổi mau chóng. Năm 1961, ông tuyên bố mình theo chủ nghĩa Mác-Lê, và biến Cuba thành nước cộng sản đầu tiên trong vùng Tây bán cầu, đem nước này vào quỹ đạo chiến tranh lạnh của Liên bang Sô viết.
Chính quyền của ông bắt đầu triệt phá giáo hội từ cơ sở, quốc hữu hóa 350 trường học Công giáo và trục xuất 136 linh mục. Hoạt động của giáo hội bị hạn chế chỉ còn các lễ nghi tôn giáo trong khuôn viên tài sản của giáo hội. Các dự án hoạt động xã hội bị ngăn cấm, các chương trình của giáo hội bị kiểm soát. Chính quyền làm nản lòng người Cuba để họ khỏi muốn đến dự các lễ nghi phụng tự, bằng các phân biệt đối xử với những người hay đi nhà thờ khi những người này xin vào học đại học hay xin làm việc cho nhà nước.
Quan điểm của Castro còn chua chát hơn giữa thập niên 1960 khi có Chiến dịch Pedro Pan, lúc các viên chức giáo hội Hoa kỳ giúp định cư 14 ngàn trẻ em Cuba được cha mẹ cho trốn lánh tới nước Mỹ để tránh chế độ Castro.
Tuy đàn áp giáo dân, Castro không hề cắt đứt liên hệ ngoại giao với Tòa thánh Vatican, và trong suốt nhiều thập niên đã nhận được những lời tuyên bố của Vatican, của hàng giáo phẩm giáo hội Cuba và giáo hội Hoa kỳ, chỉ trích việc phong tỏa kinh tế Cuba của Mỹ. Ông thường xuyên coi đó là lý do làm cho kinh tế Cuba phải kiệt quệ.
Vì lý do có sự ủng hộ của giáo hội như thế nên trong mối liên hệ giữa nhà nước và giáo hội cũng có một số điểm tích cực.
Trong cuộc viếng thăm Hoa kỳ năm 2006, Đức Hồng y người Cuba cai quản giáo phận Havana là Jaime Ortega Alamino nói rằng kể từ thập niên 1980 “đã có tiến bộ về phiá nhà cầm quyền nhằm gia tăng mối thông cảm giữa giáo hội và nhà nước, và sự căng thẳng đã bắt đầu giảm đi.”
Kết quả là, theo lời Đức Hồng y, các hạn chế đối với giáo hội liên quan đến việc phụng tự không còn nữa, nhưng giáo hội Công giáo vẫn không được mở trường học hay dạy tôn giáo trong các trường công lập.
Nhưng Castro cũng biết cách lợi dụng các yếu tố về giáo hội ngoại quốc để chống lại hàng giáo phẩm Cuba, làm cho người ta tưởng rằng chỉ có người Công giáo trong nước là chống đối sự cai trị của ông.
Trong thập niên 1970 ông lợi dụng mối quan tâm vào chủ nghĩa Mác của một số thần học gia ở châu Mỹ Latinh và ý đồ chính trị của họ muốn dùng chủ nghĩa xã hội để thay thế cho chủ nghĩa tư bản thịnh hành trong khu vực. Ông nuôi dưỡng sự ủng hộ của những trí thức và linh mục Công giáo không thuộc gốc Cuba, là những người bất mãn vì khoảng cách giữa kẻ giầu người nghèo trong khu vực càng ngày càng gia tăng. Ông mời họ tới thăm đảo quốc, dùng họ làm đối trọng để đương đầu với các chỉ trích của hàng giáo phẩm Cuba và Tòa thánh Vatican.
Năm 2003, ông tránh né các giám mục Cuba, trực tiếp thương thảo với Tòa thánh Vatican để cho một nhóm các nữ tu dòng Thánh Brigitte được vào Havana, giữa lúc các giám mục Cuba có một danh sách dài liệt kê các linh mục và nữ tu nước ngoài muốn xin giấy phép nhập cảnh.
Vào đầu thập niên 1990, những cuộc thảo luận nghiêm túc đã bắt đầu về khả năng ĐGH tới thăm viếng Cuba, theo sau cuộc sụp đổ của khối Sôviêt.
Sau khi Castro viếng thăm ĐGH Gioan Phaolô tại Vatican năm 1996, các kế hoạch cuối cùng đã phát triển cho chuyến tông du Cuba của Đức thánh cha từ ngày 21 đến 25 tháng giêng năm 1998, được giải thích là dấu hiệu có sự cải thiện trong mối liên lạc giữa giáo hội và nhà nước, dựa vào thiện chí của chính quyền muốn cho giáo hội không khí khoáng đãng dễ thở hơn sau trong thời hậu Chiến tranh lạnh.
Castro đã tiếp kiến ĐGH nhiều lần khi ngài viếng thăm Cuba, đã để cho hàng giáo phẩm được động viên người Công giáo đến tham dự các nghi lễ do Đức thánh cha chủ tọa và cho phép các hoạt động của Đức thánh cha được truyền hình và tường thuật trên các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát.