NGƯỜI VIỆT NAM CÔNG GIÁO 8
CHƯƠNG VII: KINH TẾ VIỆT-NAM 2007 (tiếp theo)
III. TỔNG SẢN LƯỢNG NỘI ÐỊA TĂNG TRƯỞNG CAO.
Tổng sản lượng nội địa hay GDP (Gross Domestic Product, tiếng Anh và Produit Intérieur Brut, tiếng Pháp, viết tắt PIB) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên toàn lãnh thổ một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nên còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đó. Đối với các đơn vị hành chính khác, nhà nước Việt-Nam ít khi dịch trực tiếp mà thường sử dụng từ viết tắt GDP hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh/huyện v.v.
Tổng sản lượng nội địa được tính toán bởi Tổng cục thống kê dựa trên cơ sở các báo cáo từ các đơn vị, tổ chức kinh tế cũng như báo cáo của các Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tổng sản lượng nội địa của một quốc gia được tính theo 3 phương pháp mà cách dễ nhất là tính tổng giá trị gia tăng (valeur ajoutée, cộng với thuế trị giá gia tăng (TVA) và quan thuế (douane, đối với hàng xuất cảng). Một thí dụ về giá trị gia tăng: Lò bánh mì Thăng Tiến, năm 2007, đã sản xuất và bán những ổ bánh mì ngọt trị giá 10 triệu đồng. Để sản xuất số bánh mì ngọt này, Thăng Tiến đã mua từ xưởng bột Hoa Nam 2 triệu đồng bột mì mà Hoa Nam đã mua lúa mì trị giá 500.000 đồng từ Anh Hai, nông dân. Để không tính giá trị bột mì và lúa mì hai lần, chúng ta phải tính như thế nầy:
* Giá trị gia tăng của Thăng Tiến -> 10.000.000 – 2.000.000 = 8.000.000 đồng
* Giá trị gia tăng của Hoa Nam -> 2.000.000 – 500.000 = 1.500.000 đồng
* Giá trị gia tăng của Anh Hai -> 500.000 – 0 = 500.000 đồng
Tổng cộng Giá trị gia tăng của các doanh nghiệp: 10.000.000 đồng.
GDP của các quốc gia khác nhau có thể so sánh bằng cách chuyển đổi giá trị của chúng (tính theo nội tệ) sang tỷ giá hối đoái thịnh hành trên các thị trường tiền tệ quốc tế, thường là mỹ kim (US$).
GDP tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua
Trong năm 2007, Vi?t-Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì ở mức độ cao, đạt 8,44%; vốn đầu tư toàn xã hội tăng 16%; dự trữ ngoại tệ tăng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,7%... dù có những tác động bất lợi của kinh tế thế giới và tai h?a do s? tang nóng toàn cầu, dịch bệnh ở trong nước,
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn vươn lên đạt được kế hoạch. Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và tăng thêm tỷ trọng công nghiệp chế biến. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của Tổng sản lượng nội địa.
Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá cao (20,5%) trong năm đầu gia nhập WTO. Các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản được bảo đảm. Đây mới là năm thứ 2 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, nhưng kết thúc năm 2007 đã hoàn thành vượt mức 10 chỉ tiêu chủ yếu, hoàn thành và hoàn thành cơ bản 17 chỉ tiêu của cả kế hoạch 5 năm. Hiện còn 25 chỉ tiêu, Chính phủ dự kiến hoàn thành sớm vào năm 2008 - được coi là năm bản lề của toàn giai đoạn.
Tổng sản lượng nội địa 2007 theo giá ước tính đạt 1.144 tỷ đồng, tương đương 71,8 tỷ mỹ kim, bình quân đầu người đạt 835 mỹ kim.
GDP bình quân đầu người = GDP Việt-Nam / Dân số Việt-Nam
= 71,8 tỷ mỹ kim / 86 triệu
Chỉ 3 chỉ tiêu quan trọng trong tổng số 23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 không đạt được, là giữ tốc độ tăng CPI thấp hơn tăng trưởng kinh tế, cân đối cán cân xuất - nhập khẩu và giảm tỷ lệ sinh. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPI năm nay sẽ đạt trên 9%, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,5%. Tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu cũng đạt 27%, vượt xa con số dự kiến 15,5%.
Tuy nhiên, nhân dịp công bố Báo cáo 2006 của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Phát triển con người diễn ra tại Hà Nội ngày 10.11.2007, theo đó, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt-Nam là 0,709 (đo cho năm 2007) và được xếp đứng ở vị trí 109 trong tổng số 177 nước trên thế giới, tức so với năm 2005, thứ hạng của Việt-Nam đã tụt giảm 1 bậc (108/177 nước của năm 2005) nhưng vẫn tăng 3 bậc so với năm 2004 (112/177 nước), ông John Hendra, Điều phối viên Thường trú của LHQ tại Việt-Nam đã nhấn mạnh: "Báo cáo Phát triển con người là cơ hội để suy ngẫm và nhắc nhở chúng ta rằng tăng trưởng kinh tế không phải là cái đích cuối cùng mà là phương tiện để đạt được mục tiêu thực sự là phát triển con người".
Báo cáo 2006 của LHQ về Phát triển con người có chủ đề tạm dịch là: ‘Đằng sau sự khan hiếm: Quyền lực, nghèo và khủng hoảng nước trên toàn cầu’.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, mức tiếp cận nước sạch để uống của người dân nông thôn, năm 2005, là khoảng 60% (gần 40 triệu người) và mới có 50% hộ nông thôn có nhà vệ sinh chuẩn. Ong cũnh cho biết: ‘Mục tiêu mà Việt-Nam đặt ra cho đến năm 2010 là 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và 70% số hộ có nhà vệ sinh chuẩn’.
Tiến sĩ Hans Troedsson, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết hơn 2/3 dân số Việt Nam hiện nhiễm các bệnh liên quan tới nước không sạch và tình trạng kém vệ sinh.
IV. LẠM PHÁT VỚI HAI CON SỐ ?
1. Lạm phát là gì ?
Đó là hiện tượng giảm mãi lực của đồng tiền, đồng nghĩa với ‘vật giá leo thang’, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Do đó, với cùng một số tiền, người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao hơn để hưởng cùng một dịch vụ.
Thí dụ: Vào tháng 01.2007, giá gạo tẻ chỉ bán 4.100 đồng/kg. Đến tháng 12.2007 thì phải có 5.200 đồng để mua được một kg gạo tẻ, tức tăng 1.100 đồng hay 27%. Mãi lực của số tiền 4.100 đồng, lúc đầu năm 2007, mua được một kg gạo tẻ; và đến cuối năm đó, chỉ mua được 0,73 kg gạo tẻ.
Lạm phát, theo một khái niệm khác, là khối lượng tiền được lưu hành trong dân chúng tăng lên do nhà nước in và phát hành thêm tiền vì những nhu cầu cấp thiết (chiến tranh, nội chiến, thâm thủng ngân sách v.v...). Trong khi đó, số lượng hàng hoá không tăng khiến dân chúng cầm trong tay nhiều tiền quá sẽ tranh mua khiến giá cả tăng vọt có khi đưa đến siêu lạm phát. Những ví dụ cùng cực nhất của siêu lạm phát đã xảy ra tại Đức trong những năm đầu thập niên 1920 khi tỉ lệ lạm phát lên tới 3,25 x 106 mỗi tháng, có nghĩa là giá cả tăng gấp đôi mỗi 49 tiếng đồng hồ.
Không ít người quan niệm việc chính phủ in thêm tiền trong giới hạn cho phép của nền kinh tế là một hình thức thu “thuế lạm phát”. Chính phủ sử dụng khoản phụ trội này để quân bình ngân sách với hy vọng sang năm kinh tế tiếp tục phát triển sẽ được nộp ngân sách nhiều hơn.
2. Lạm phát tại Việt-Nam.
Nếu năm 2000, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đứng hàng thấp nhất trong các nước mới nổi ở Đông Á, thì năm 2007, chỉ số này của Việt Nam lại ở mốc cao nhất trong vùng.
a. Chỉ số giá tiêu dùng
CPI ( Consumer Price Index ) là một chỉ số thống kê phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung của một số lượng cố định các loại nhu yếu phẩm hay dịch vụ tiêu biểu (được gọi là “rổ” hàng hoá) đã được chọn đại diện cho tiêu dùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân, qua thời gian. Chỉ số này cho biết tỉ lệ lạm phát thật sự đang xảy ra khi so sánh với thời kỳ trước đó.
Việt-Nam khởi sự tính toán và sử dụng CPI để do mức độ tăng giá tiêu dùng chung từ năm 1998. Từ đó đến nay, số lượng và quyền số (tỷ trọng trong tổng chi tiêu dùng) của các mặt hàng trong rổ hàng hóa để tính CPI được cập nhật và mở rộng 5 năm một lần, thời điểm được chọn làm năm gốc cũng thay đổi theo: năm gốc 1995 (296 mặt hàng), 2000 (390 mặt hàng), 2005 (494 mặt hàng). Các mặt hàng trong rổ hàng hóa CPI hiện được phân chia thành các nhóm, chi tiết theo các cấp: cấp 1: 10 nhóm, cấp 2: 32 nhóm, cấp 3: 86 nhóm, cấp 4: 237 nhóm. Do đó, hiện nay số liệu CPI của Việt-Nam được chia làm 3 giai đoạn: 1998-2000, 2001-2005, 2006- hôm nay.
‘Rổ’ hàng hóa và dịch vụ hiện dùng để tính chỉ số giá tiêu được chia thành 10 nhóm với quyền số như sau:
1. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (trong đó có lương thực, thực phẩm) chiếm: 42,85%;
2. Đồ uống và thuốc lá: 4,56%;
3. May mặc, mũ nón, giày dép: 7,21%;
4. Nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm cả điện, nước, chất đốt): 9,99%;
5. Thiết bị và đồ dùng gia đình: 8,62%;
6. Dược phẩm y tế (thuốc và dịch vụ y tế): 5,42%;
7. Phương tiện đi lại (giao thông), bưu điện (bưu chính viễn thông): 9,04%;
8. Giáo dục: 5,41%;
9. Văn hóa, thể thao, giải trí (cả du lịch): 3,59%;
10. Hàng hóa dịch vụ khác: 3,31%.
Xin lưu ý:
- Quyền số nhóm 1 (hàng ăn và dịch vụ ăn uống) đã giảm từ 60,86% vào năm 1995 xuống 47,9% năm 2000 và xuống 42,85% năm 2005. Việc giảm đó xuất phát từ sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng trong dân cư dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế, thể hiện qua những cuộc điều tra thực tế. Nhóm 1 không chỉ có lương thực, thực phẩm mà còn có dịch vụ ăn uống, lương thực chỉ chiếm khoảng 10% "rổ" hàng hóa (lúc trước cũng chỉ chiếm khoảng 13%).
- Sau đây là tỷ trọng nhóm 1 trong ‘rổ’ hàng hóa của một số nước: Ấn Độ 48,47% (áp dụng từ năm 2000 đến nay); Phi-luật-tân 46,58% (áp dụng từ năm 2000), Thái Lan 36,06% (áp dụng từ năm 2002); Mông Cổ 42,2% (áp dụng từ năm 2004); Tân-gia-ba 23% (áp dụng từ năm 2004). Như vậy là nhiều nước vẫn đang sử dụng quyền số từ năm 2000 - 2004, trong khi nước ta sử dụng quyền số từ năm 2005 và đã được cập nhật vào tháng 05.2006.
Cơ cấu ‘rổ’ hàng hóa trên đây cho thấy trong tổng chi tiêu dùng của các gia đình Việt-Nam, ăn uống vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, lớn gần bằng tổng các nhu cầu khác cộng lại. Nguyên nhân chủ yếu là dân Việt-Nam ta còn nghèo, 3/4 sống ở nông thôn, cái ăn vẫn là cái quan trọng nhất. Muốn ‘đổi cái rổ’ này thì Nhà nước phải đợi cho dân giàu lên đã, khi đó việc ‘ăn chơi’ mới được coi trọng hơn cái ăn được. Thái Lan, một nước giàu hơn ta nhiều, nhưng cái ăn vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn (36,06%).
Giá tiêu dùng tăng cao, người ta gọi là "thuế lạm phát", làm đa số người tiêu dùng bị thiệt hại. Đối với các gia đình khá giả, tuy mãi lực có bị giảm, nhưng ít ảnh hưởng đến mức sống vì họ chỉ cần giảm bớt các chi tiêu ít cần thiết (như đi xem xi-nê…). Riêng các nhà kinh doanh bất động sản vẫn làm giàu rất nhanh vì giá nhà tăng nhanh hơn lạm phát. Trái lại, đối với các gia đình có thu nhập tăng thấp hay cố định, hiện tượng ‘vật giá leo thang’ làm họ bị thiệt hại
Nhiều hơn. Bình thường, họ đã không nghĩ đến những chi tiêu không cần thiết thì, lúc nầy, những gia đình phải giảm bớt các chi tiêu cần thiết về ăn uống. Chúng ta không khỏi thương tâm khi thấy những cha mẹ phải buôc lòng giảm phần ăn để trả học phí không ngớt gia tăng cho các con.
Nông dân Việt-Nam vốn là thành phần nghèo nhất nước, nhưng trong cơn lốc vật giá hiện nay họ xoay xở ra sao, trong khi mức tăng GDP của khu vực nông nghiệp chỉ là 3, 5%? Cùng lúc, giá cả hàng hoá tăng rất cao, đến 12,63% cho cả năm 2007.
Nông gia vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như ở đồng bằng sông Hồng là chưa có năm nào lúa gạo lại được giá như năm nay. Giá lúa cả năm vẫn luôn đứng ở mức cao, trên dưới 3.000 đồng/kg. Nhưng, ngược lại, cũng chưa bao giờ giá cả vật tư nông nghiệp lại tăng cao như năm nay. Theo đó, nông dân được lợi một vì nông sản thực phẩm được giá (do giá gạo xuất khẩu của Việt-Nam tăng rất cao, để ngang bằng gạo cùng loại của Thái Lan), nhưng lại mất hai vì chi phí đầu vào tăng cao. Các loại thực phẩm cũng tăng giá chóng mặt, trước hết, phải kể đến giá thịt heo so với cùng kỳ năm 2006 trung bình đã tăng tới 38%, giá thịt gà và thịt bò cùng tăng từ 20 tới 25%.
Nhà nông nói chung bao gồm người làm lúa, trồng trọt và chăn nuôi đã bán hàng thuận lợi, tiền lời cao hơn so với thời kỳ chưa tăng giá. Thế nhưng, trên thực tế, chi phí sản xuất của nông dân bỏ ra cũng tăng theo, tỷ lệ thuận với mức tăng giá thị trường. Giá đạm urê từ 4.200 đồng/kg đã tăng lên 5.200 đồng/kg. Giá xăng dầu lên, chi phí cày bừa cũng lên theo khoảng 25.000 đồng một sào. Hạt giống, thúôc bảo vệ thực vật tất tật mọi loại vật tư nông nghiệp đều tăng giá. Nhiều nông dân phải than thở rằng dù có phép mầu người trồng lúa cũng không khá lên được.
Trong việc chăn nuôi thì giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua đã tăng 25 tới 30%. Do dịch bệnh nên đàn giống giảm nhiều, giá con giống cũng tăng gần 30%, thậm chí có loại con giống tăng tới 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cám tăng nhiều, công ty đã điều chỉnh giá bán tới 5 lần. So với hồi đầu năm hiện nay giá thức ăn hỗn hợp đã tăng thêm 20 tới 30 ngàn đồng/bao 25 kg. Lợn giống trứơc đây chỉ 350 ngàn đồng mỗi con thì nay đã tăng lên 450 ngàn đồng. Thuốc thú y, tiền thuê nhân công cũng theo đà tăng giá. Với chi phí đầu vào tăng cao như vậy, nên các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nuôi lợn như thể đút tiền bỏ ống. nhiều người chỉ nuôi cầm chừng vì cám đắt không có lãi lại e ngại sợ sẩy dịch bệnh thì mất hết.
Với tình hình giá đầu ra hiện nay thì người chăn nuôi vẫn còn lời một ít ở mức không đáng kể, nhưng nếu có biến động giá do dịch bệnh chẳng hạn thì họ sẽ lỗ vốn ngay. Khi mọi chi phí mua vào đều tăng cao lên thì người chăn nuôi hay người nông dân đều đang đương đầu với những khó khăn. Giá thực phẩm tăng là do dịch bệnh tăng. Theo đó, đời sống của người dân không tăng theo giá, nông dân không được hưởng lợi khi giá nông sản thực phẩm tăng.
b. Công tác điều tra và tính chỉ số giá tiêu dùng.
Ở Việt-Nam, quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng cố định trong 5 năm và tính cho năm gốc so sánh (cùng lúc với năm cập nhật danh mục hàng hóa, dịch vụ đại diện). Trong thời kỳ 2006-2010, năm gốc so sánh là năm 2005. Do đó, giá kỳ gốc theo danh mục mặt hàng, dịch vụ đại diện mới, quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng đều phải là số liệu của năm 2005. Quyền số này được tổng hợp từ kết quả cuộc điều tra Mức sống dân cư năm 2004 của Tổng cục Thống kê. Ngoài ra, năm 2005, Tổng cục Thống kê đã điều tra mẫu bổ sung tại 10 tỉnh, thành phố để phân chia các nhóm chi tiêu nhỏ hơn theo yêu cầu tính chỉ số giá tiêu dùng.
Trước nay, Việt-Nam tính mức độ tăng của CPI hàng tháng so với tháng 12 năm trước là lạm phát. Do đó, CPI của tháng 12 năm báo cáo so với tháng 12 năm trước được coi là CPI của năm báo cáo. Dựa trên số đó, công bố mức lạm phát cho cả năm là một quan niệm chưa hoàn toàn chuẩn xác vì một số lý do sau:
- Chưa phù hợp với thông lệ quốc tế vì CPI cả năm của hầu hết các nước được công bố là CPI của cả năm báo cáo so với năm trước.
- Sự biến động giá cả thị trường của một tháng nói chung là không thể phản ánh được sự biến động chung của giá cả một năm, vì giá cả thị trường Việt-Nam thường biến động không giống nhau qua các tháng trong năm do tính thời vụ. Dùng CPI tháng 12 để làm chỉ số lạm phát cho cả năm không thể được vì nó không phản ánh đúng tình hình cả năm. Trong tháng này, người ta có rất nhiều nhu cầu mua sắm, có thể có tác động trên giá cả (nhu cầu mua sắm cho lễ Chúa Giáng sinh, Tết dương lịch, chuẩn bị cho Tết nguyên đán…) làm cho quan hệ cung-cầu trên thị trường thường biến động mạnh hơn, giá cả tăng nhiều hơn khiến lạm phát tháng 12 hàng năm thường cao hơn so với nhiều tháng khác trong năm.
Do đó, bắt đầu từ tháng 9/2007, hàng tháng, Tổng cục Thống kê cũng tính toán và công bố thêm chỉ tiêu CPI các tháng tính từ đầu năm đến tháng báo cáo so với các tháng cùng kỳ năm trước.
CPI tháng 12/2007 so với tháng 12/2006 đã tăng 12,63% và CPI bình quân 12 tháng năm 2007 so với cùng kỳ đã tăng 8,30% có nghĩa là việc thực hiện mục tiêu kế hoạch kiềm chế lạm phát cả đã không thể thực hiện được.
c. Nguyên nhân gây lạm phát cao năm 2007.
1) Theo định nghĩa, lạm phát là khối lượng tiền được lưu hành trong dân chúng tăng lên, trong khi, số lượng hàng hoá không tăng. Trong năm 2007, do nhà nước Việt-Nam in và phát hành thêm tiền để, như nhà nước muốn đạt tăng trưởng cao, bằng mọi cách đẩy tích lũy tăng thật mạnh, nhưng việc tạo ra sản phẩm thì đòi hỏi thời gian dài hơn.
Trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 9 tỷ mỹ kim, đưa dự trữ ngoại tệ của Việt-Nam lên 20 tỷ mỹ kim, tương đương với 20 tuần nhập khẩu. Do đó, trong những tháng cuối năm, Chính phủ lúng túng vì lo ngại nếu đưa tiền đồng ra mua mỹ kim, sức ép lên giá tiêu dùng sẽ tăng. Nhưng nếu không gom vào mỹ kim, tăng trưởng kinh tế sẽ không giữ được mức cao như cho năm 2007.
Ngoài ra, Việt-Nam đang thu hút nhiều dòng ngoại tệ, như: vốn trực tiếp, gián tiếp, ODA, ngoại tệ từ dịch vụ thu qua biên giới, nguồn kiều hối… Những nguồn này năm nay có thể lên đến 25 tỷ mỹ kim. Khi nguồn ngoại tệ vào, Ngân hàng Nhà nước sẽ là người mua cuối cùng. Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng lạm phát ở Việt-Nam năm rồi.
2) Mặc dù giá thế giới (nhất là dầu thô tăng) làm CPI ở Việt-Nam tăng theo, nhưng chắc chắn đây không phải là nguyên nhân quan trọng vì nếu thế, các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia cũng phải chịu những sự tăng giá cả tương tự. CPI ở các nước này chỉ dao động trong khoảng 4-5%. Vì vậy, có thể thấy rằng CPI ở Việt Nam tăng chủ yếu vì những lý do nội tại của nền kinh tế, trong đó quan trọng nhất là nguyên nhân tiền tệ. Tốc độ tăng tín dụng của ta luôn được duy trì ở mức rất cao (khoảng 30%) trong vòng sáu năm qua.
3) Vì mức lạm phát (12,63%) cao hơn lãi suất tiết kiệm (tức là lãi suất thực* bị âm) nên tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế phải chạy đi tìm những cơ hội đầu tư có suất sinh lời cao hơn như địa ốc hay chứng khoán. Việc đầu tu quá mức vào bất động sản và chứng khoán làm xuất hiện hiện tượng bong bóng** tài sản; và, một lúc nào đó, hiện tượng ‘bong bóng nổ tung’ sẽ dẫn tới sự bất ổn định cho nền kinh tế. Điều này đang thực sự trở thành nỗi nhức nhối trong cộng đồng dân cư.
* ‘lãi suất thực’ là lãi suất ngân hàng chịu trả cho người gởi tiết kiệm trừ đi tỷ suất lạm phát. Thí dụ: 8,50% (lãi suất ngân hàng) - 12,63% (lạm phát) = - 4,13%.
** giá ghi cao hơn giá thật nhiều, tức giá thật được bơm thêm không khí và, khi không khí quá nhiều, bong bóng sẽ nổ.
4) Lạm phát cao tới một mực nào đó, người ta khó đoán biết chính xác là một trong những nguyên nhân làm tăng độ bất định, và do vậy tăng chi phí giao dịch và giảm hiệu quả của nền kinh tế. Thêm vào đó, các vụ bảo lụt, dịch bệch và tai nạn lao động (sự cố sập cầu dẫn cầu Cần Thơ sáng ngày 26.09.2007, sự cố lở mỏ đá trên công trường thủy điện Bản vẽ - Tương dương (Nghệ An) sáng 15.12.2007...), tai nạn giao thông đã đến mức trở thành thảm hoạ;. Bên cạnh đó, lạm phát còn làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu và của toàn bộ nền kinh tế.
(Còn tiếp)
CHƯƠNG VII: KINH TẾ VIỆT-NAM 2007 (tiếp theo)
III. TỔNG SẢN LƯỢNG NỘI ÐỊA TĂNG TRƯỞNG CAO.
Tổng sản lượng nội địa hay GDP (Gross Domestic Product, tiếng Anh và Produit Intérieur Brut, tiếng Pháp, viết tắt PIB) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên toàn lãnh thổ một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nên còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đó. Đối với các đơn vị hành chính khác, nhà nước Việt-Nam ít khi dịch trực tiếp mà thường sử dụng từ viết tắt GDP hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh/huyện v.v.
Tổng sản lượng nội địa được tính toán bởi Tổng cục thống kê dựa trên cơ sở các báo cáo từ các đơn vị, tổ chức kinh tế cũng như báo cáo của các Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tổng sản lượng nội địa của một quốc gia được tính theo 3 phương pháp mà cách dễ nhất là tính tổng giá trị gia tăng (valeur ajoutée, cộng với thuế trị giá gia tăng (TVA) và quan thuế (douane, đối với hàng xuất cảng). Một thí dụ về giá trị gia tăng: Lò bánh mì Thăng Tiến, năm 2007, đã sản xuất và bán những ổ bánh mì ngọt trị giá 10 triệu đồng. Để sản xuất số bánh mì ngọt này, Thăng Tiến đã mua từ xưởng bột Hoa Nam 2 triệu đồng bột mì mà Hoa Nam đã mua lúa mì trị giá 500.000 đồng từ Anh Hai, nông dân. Để không tính giá trị bột mì và lúa mì hai lần, chúng ta phải tính như thế nầy:
* Giá trị gia tăng của Thăng Tiến -> 10.000.000 – 2.000.000 = 8.000.000 đồng
* Giá trị gia tăng của Hoa Nam -> 2.000.000 – 500.000 = 1.500.000 đồng
* Giá trị gia tăng của Anh Hai -> 500.000 – 0 = 500.000 đồng
Tổng cộng Giá trị gia tăng của các doanh nghiệp: 10.000.000 đồng.
GDP của các quốc gia khác nhau có thể so sánh bằng cách chuyển đổi giá trị của chúng (tính theo nội tệ) sang tỷ giá hối đoái thịnh hành trên các thị trường tiền tệ quốc tế, thường là mỹ kim (US$).
GDP tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua
Trong năm 2007, Vi?t-Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì ở mức độ cao, đạt 8,44%; vốn đầu tư toàn xã hội tăng 16%; dự trữ ngoại tệ tăng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,7%... dù có những tác động bất lợi của kinh tế thế giới và tai h?a do s? tang nóng toàn cầu, dịch bệnh ở trong nước,
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn vươn lên đạt được kế hoạch. Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và tăng thêm tỷ trọng công nghiệp chế biến. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của Tổng sản lượng nội địa.
Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá cao (20,5%) trong năm đầu gia nhập WTO. Các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản được bảo đảm. Đây mới là năm thứ 2 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, nhưng kết thúc năm 2007 đã hoàn thành vượt mức 10 chỉ tiêu chủ yếu, hoàn thành và hoàn thành cơ bản 17 chỉ tiêu của cả kế hoạch 5 năm. Hiện còn 25 chỉ tiêu, Chính phủ dự kiến hoàn thành sớm vào năm 2008 - được coi là năm bản lề của toàn giai đoạn.
Tổng sản lượng nội địa 2007 theo giá ước tính đạt 1.144 tỷ đồng, tương đương 71,8 tỷ mỹ kim, bình quân đầu người đạt 835 mỹ kim.
GDP bình quân đầu người = GDP Việt-Nam / Dân số Việt-Nam
= 71,8 tỷ mỹ kim / 86 triệu
Chỉ 3 chỉ tiêu quan trọng trong tổng số 23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 không đạt được, là giữ tốc độ tăng CPI thấp hơn tăng trưởng kinh tế, cân đối cán cân xuất - nhập khẩu và giảm tỷ lệ sinh. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPI năm nay sẽ đạt trên 9%, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,5%. Tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu cũng đạt 27%, vượt xa con số dự kiến 15,5%.
Tuy nhiên, nhân dịp công bố Báo cáo 2006 của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Phát triển con người diễn ra tại Hà Nội ngày 10.11.2007, theo đó, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt-Nam là 0,709 (đo cho năm 2007) và được xếp đứng ở vị trí 109 trong tổng số 177 nước trên thế giới, tức so với năm 2005, thứ hạng của Việt-Nam đã tụt giảm 1 bậc (108/177 nước của năm 2005) nhưng vẫn tăng 3 bậc so với năm 2004 (112/177 nước), ông John Hendra, Điều phối viên Thường trú của LHQ tại Việt-Nam đã nhấn mạnh: "Báo cáo Phát triển con người là cơ hội để suy ngẫm và nhắc nhở chúng ta rằng tăng trưởng kinh tế không phải là cái đích cuối cùng mà là phương tiện để đạt được mục tiêu thực sự là phát triển con người".
Báo cáo 2006 của LHQ về Phát triển con người có chủ đề tạm dịch là: ‘Đằng sau sự khan hiếm: Quyền lực, nghèo và khủng hoảng nước trên toàn cầu’.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, mức tiếp cận nước sạch để uống của người dân nông thôn, năm 2005, là khoảng 60% (gần 40 triệu người) và mới có 50% hộ nông thôn có nhà vệ sinh chuẩn. Ong cũnh cho biết: ‘Mục tiêu mà Việt-Nam đặt ra cho đến năm 2010 là 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và 70% số hộ có nhà vệ sinh chuẩn’.
Tiến sĩ Hans Troedsson, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết hơn 2/3 dân số Việt Nam hiện nhiễm các bệnh liên quan tới nước không sạch và tình trạng kém vệ sinh.
IV. LẠM PHÁT VỚI HAI CON SỐ ?
1. Lạm phát là gì ?
Đó là hiện tượng giảm mãi lực của đồng tiền, đồng nghĩa với ‘vật giá leo thang’, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Do đó, với cùng một số tiền, người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao hơn để hưởng cùng một dịch vụ.
Thí dụ: Vào tháng 01.2007, giá gạo tẻ chỉ bán 4.100 đồng/kg. Đến tháng 12.2007 thì phải có 5.200 đồng để mua được một kg gạo tẻ, tức tăng 1.100 đồng hay 27%. Mãi lực của số tiền 4.100 đồng, lúc đầu năm 2007, mua được một kg gạo tẻ; và đến cuối năm đó, chỉ mua được 0,73 kg gạo tẻ.
Lạm phát, theo một khái niệm khác, là khối lượng tiền được lưu hành trong dân chúng tăng lên do nhà nước in và phát hành thêm tiền vì những nhu cầu cấp thiết (chiến tranh, nội chiến, thâm thủng ngân sách v.v...). Trong khi đó, số lượng hàng hoá không tăng khiến dân chúng cầm trong tay nhiều tiền quá sẽ tranh mua khiến giá cả tăng vọt có khi đưa đến siêu lạm phát. Những ví dụ cùng cực nhất của siêu lạm phát đã xảy ra tại Đức trong những năm đầu thập niên 1920 khi tỉ lệ lạm phát lên tới 3,25 x 106 mỗi tháng, có nghĩa là giá cả tăng gấp đôi mỗi 49 tiếng đồng hồ.
Không ít người quan niệm việc chính phủ in thêm tiền trong giới hạn cho phép của nền kinh tế là một hình thức thu “thuế lạm phát”. Chính phủ sử dụng khoản phụ trội này để quân bình ngân sách với hy vọng sang năm kinh tế tiếp tục phát triển sẽ được nộp ngân sách nhiều hơn.
2. Lạm phát tại Việt-Nam.
Nếu năm 2000, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đứng hàng thấp nhất trong các nước mới nổi ở Đông Á, thì năm 2007, chỉ số này của Việt Nam lại ở mốc cao nhất trong vùng.
a. Chỉ số giá tiêu dùng
CPI ( Consumer Price Index ) là một chỉ số thống kê phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung của một số lượng cố định các loại nhu yếu phẩm hay dịch vụ tiêu biểu (được gọi là “rổ” hàng hoá) đã được chọn đại diện cho tiêu dùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân, qua thời gian. Chỉ số này cho biết tỉ lệ lạm phát thật sự đang xảy ra khi so sánh với thời kỳ trước đó.
Việt-Nam khởi sự tính toán và sử dụng CPI để do mức độ tăng giá tiêu dùng chung từ năm 1998. Từ đó đến nay, số lượng và quyền số (tỷ trọng trong tổng chi tiêu dùng) của các mặt hàng trong rổ hàng hóa để tính CPI được cập nhật và mở rộng 5 năm một lần, thời điểm được chọn làm năm gốc cũng thay đổi theo: năm gốc 1995 (296 mặt hàng), 2000 (390 mặt hàng), 2005 (494 mặt hàng). Các mặt hàng trong rổ hàng hóa CPI hiện được phân chia thành các nhóm, chi tiết theo các cấp: cấp 1: 10 nhóm, cấp 2: 32 nhóm, cấp 3: 86 nhóm, cấp 4: 237 nhóm. Do đó, hiện nay số liệu CPI của Việt-Nam được chia làm 3 giai đoạn: 1998-2000, 2001-2005, 2006- hôm nay.
‘Rổ’ hàng hóa và dịch vụ hiện dùng để tính chỉ số giá tiêu được chia thành 10 nhóm với quyền số như sau:
1. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (trong đó có lương thực, thực phẩm) chiếm: 42,85%;
2. Đồ uống và thuốc lá: 4,56%;
3. May mặc, mũ nón, giày dép: 7,21%;
4. Nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm cả điện, nước, chất đốt): 9,99%;
5. Thiết bị và đồ dùng gia đình: 8,62%;
6. Dược phẩm y tế (thuốc và dịch vụ y tế): 5,42%;
7. Phương tiện đi lại (giao thông), bưu điện (bưu chính viễn thông): 9,04%;
8. Giáo dục: 5,41%;
9. Văn hóa, thể thao, giải trí (cả du lịch): 3,59%;
10. Hàng hóa dịch vụ khác: 3,31%.
Xin lưu ý:
- Quyền số nhóm 1 (hàng ăn và dịch vụ ăn uống) đã giảm từ 60,86% vào năm 1995 xuống 47,9% năm 2000 và xuống 42,85% năm 2005. Việc giảm đó xuất phát từ sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng trong dân cư dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế, thể hiện qua những cuộc điều tra thực tế. Nhóm 1 không chỉ có lương thực, thực phẩm mà còn có dịch vụ ăn uống, lương thực chỉ chiếm khoảng 10% "rổ" hàng hóa (lúc trước cũng chỉ chiếm khoảng 13%).
- Sau đây là tỷ trọng nhóm 1 trong ‘rổ’ hàng hóa của một số nước: Ấn Độ 48,47% (áp dụng từ năm 2000 đến nay); Phi-luật-tân 46,58% (áp dụng từ năm 2000), Thái Lan 36,06% (áp dụng từ năm 2002); Mông Cổ 42,2% (áp dụng từ năm 2004); Tân-gia-ba 23% (áp dụng từ năm 2004). Như vậy là nhiều nước vẫn đang sử dụng quyền số từ năm 2000 - 2004, trong khi nước ta sử dụng quyền số từ năm 2005 và đã được cập nhật vào tháng 05.2006.
Cơ cấu ‘rổ’ hàng hóa trên đây cho thấy trong tổng chi tiêu dùng của các gia đình Việt-Nam, ăn uống vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, lớn gần bằng tổng các nhu cầu khác cộng lại. Nguyên nhân chủ yếu là dân Việt-Nam ta còn nghèo, 3/4 sống ở nông thôn, cái ăn vẫn là cái quan trọng nhất. Muốn ‘đổi cái rổ’ này thì Nhà nước phải đợi cho dân giàu lên đã, khi đó việc ‘ăn chơi’ mới được coi trọng hơn cái ăn được. Thái Lan, một nước giàu hơn ta nhiều, nhưng cái ăn vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn (36,06%).
Giá tiêu dùng tăng cao, người ta gọi là "thuế lạm phát", làm đa số người tiêu dùng bị thiệt hại. Đối với các gia đình khá giả, tuy mãi lực có bị giảm, nhưng ít ảnh hưởng đến mức sống vì họ chỉ cần giảm bớt các chi tiêu ít cần thiết (như đi xem xi-nê…). Riêng các nhà kinh doanh bất động sản vẫn làm giàu rất nhanh vì giá nhà tăng nhanh hơn lạm phát. Trái lại, đối với các gia đình có thu nhập tăng thấp hay cố định, hiện tượng ‘vật giá leo thang’ làm họ bị thiệt hại
Nhiều hơn. Bình thường, họ đã không nghĩ đến những chi tiêu không cần thiết thì, lúc nầy, những gia đình phải giảm bớt các chi tiêu cần thiết về ăn uống. Chúng ta không khỏi thương tâm khi thấy những cha mẹ phải buôc lòng giảm phần ăn để trả học phí không ngớt gia tăng cho các con.
Nông dân Việt-Nam vốn là thành phần nghèo nhất nước, nhưng trong cơn lốc vật giá hiện nay họ xoay xở ra sao, trong khi mức tăng GDP của khu vực nông nghiệp chỉ là 3, 5%? Cùng lúc, giá cả hàng hoá tăng rất cao, đến 12,63% cho cả năm 2007.
Nông gia vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như ở đồng bằng sông Hồng là chưa có năm nào lúa gạo lại được giá như năm nay. Giá lúa cả năm vẫn luôn đứng ở mức cao, trên dưới 3.000 đồng/kg. Nhưng, ngược lại, cũng chưa bao giờ giá cả vật tư nông nghiệp lại tăng cao như năm nay. Theo đó, nông dân được lợi một vì nông sản thực phẩm được giá (do giá gạo xuất khẩu của Việt-Nam tăng rất cao, để ngang bằng gạo cùng loại của Thái Lan), nhưng lại mất hai vì chi phí đầu vào tăng cao. Các loại thực phẩm cũng tăng giá chóng mặt, trước hết, phải kể đến giá thịt heo so với cùng kỳ năm 2006 trung bình đã tăng tới 38%, giá thịt gà và thịt bò cùng tăng từ 20 tới 25%.
Nhà nông nói chung bao gồm người làm lúa, trồng trọt và chăn nuôi đã bán hàng thuận lợi, tiền lời cao hơn so với thời kỳ chưa tăng giá. Thế nhưng, trên thực tế, chi phí sản xuất của nông dân bỏ ra cũng tăng theo, tỷ lệ thuận với mức tăng giá thị trường. Giá đạm urê từ 4.200 đồng/kg đã tăng lên 5.200 đồng/kg. Giá xăng dầu lên, chi phí cày bừa cũng lên theo khoảng 25.000 đồng một sào. Hạt giống, thúôc bảo vệ thực vật tất tật mọi loại vật tư nông nghiệp đều tăng giá. Nhiều nông dân phải than thở rằng dù có phép mầu người trồng lúa cũng không khá lên được.
Trong việc chăn nuôi thì giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua đã tăng 25 tới 30%. Do dịch bệnh nên đàn giống giảm nhiều, giá con giống cũng tăng gần 30%, thậm chí có loại con giống tăng tới 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cám tăng nhiều, công ty đã điều chỉnh giá bán tới 5 lần. So với hồi đầu năm hiện nay giá thức ăn hỗn hợp đã tăng thêm 20 tới 30 ngàn đồng/bao 25 kg. Lợn giống trứơc đây chỉ 350 ngàn đồng mỗi con thì nay đã tăng lên 450 ngàn đồng. Thuốc thú y, tiền thuê nhân công cũng theo đà tăng giá. Với chi phí đầu vào tăng cao như vậy, nên các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nuôi lợn như thể đút tiền bỏ ống. nhiều người chỉ nuôi cầm chừng vì cám đắt không có lãi lại e ngại sợ sẩy dịch bệnh thì mất hết.
Với tình hình giá đầu ra hiện nay thì người chăn nuôi vẫn còn lời một ít ở mức không đáng kể, nhưng nếu có biến động giá do dịch bệnh chẳng hạn thì họ sẽ lỗ vốn ngay. Khi mọi chi phí mua vào đều tăng cao lên thì người chăn nuôi hay người nông dân đều đang đương đầu với những khó khăn. Giá thực phẩm tăng là do dịch bệnh tăng. Theo đó, đời sống của người dân không tăng theo giá, nông dân không được hưởng lợi khi giá nông sản thực phẩm tăng.
b. Công tác điều tra và tính chỉ số giá tiêu dùng.
Ở Việt-Nam, quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng cố định trong 5 năm và tính cho năm gốc so sánh (cùng lúc với năm cập nhật danh mục hàng hóa, dịch vụ đại diện). Trong thời kỳ 2006-2010, năm gốc so sánh là năm 2005. Do đó, giá kỳ gốc theo danh mục mặt hàng, dịch vụ đại diện mới, quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng đều phải là số liệu của năm 2005. Quyền số này được tổng hợp từ kết quả cuộc điều tra Mức sống dân cư năm 2004 của Tổng cục Thống kê. Ngoài ra, năm 2005, Tổng cục Thống kê đã điều tra mẫu bổ sung tại 10 tỉnh, thành phố để phân chia các nhóm chi tiêu nhỏ hơn theo yêu cầu tính chỉ số giá tiêu dùng.
Trước nay, Việt-Nam tính mức độ tăng của CPI hàng tháng so với tháng 12 năm trước là lạm phát. Do đó, CPI của tháng 12 năm báo cáo so với tháng 12 năm trước được coi là CPI của năm báo cáo. Dựa trên số đó, công bố mức lạm phát cho cả năm là một quan niệm chưa hoàn toàn chuẩn xác vì một số lý do sau:
- Chưa phù hợp với thông lệ quốc tế vì CPI cả năm của hầu hết các nước được công bố là CPI của cả năm báo cáo so với năm trước.
- Sự biến động giá cả thị trường của một tháng nói chung là không thể phản ánh được sự biến động chung của giá cả một năm, vì giá cả thị trường Việt-Nam thường biến động không giống nhau qua các tháng trong năm do tính thời vụ. Dùng CPI tháng 12 để làm chỉ số lạm phát cho cả năm không thể được vì nó không phản ánh đúng tình hình cả năm. Trong tháng này, người ta có rất nhiều nhu cầu mua sắm, có thể có tác động trên giá cả (nhu cầu mua sắm cho lễ Chúa Giáng sinh, Tết dương lịch, chuẩn bị cho Tết nguyên đán…) làm cho quan hệ cung-cầu trên thị trường thường biến động mạnh hơn, giá cả tăng nhiều hơn khiến lạm phát tháng 12 hàng năm thường cao hơn so với nhiều tháng khác trong năm.
Do đó, bắt đầu từ tháng 9/2007, hàng tháng, Tổng cục Thống kê cũng tính toán và công bố thêm chỉ tiêu CPI các tháng tính từ đầu năm đến tháng báo cáo so với các tháng cùng kỳ năm trước.
CPI tháng 12/2007 so với tháng 12/2006 đã tăng 12,63% và CPI bình quân 12 tháng năm 2007 so với cùng kỳ đã tăng 8,30% có nghĩa là việc thực hiện mục tiêu kế hoạch kiềm chế lạm phát cả đã không thể thực hiện được.
c. Nguyên nhân gây lạm phát cao năm 2007.
1) Theo định nghĩa, lạm phát là khối lượng tiền được lưu hành trong dân chúng tăng lên, trong khi, số lượng hàng hoá không tăng. Trong năm 2007, do nhà nước Việt-Nam in và phát hành thêm tiền để, như nhà nước muốn đạt tăng trưởng cao, bằng mọi cách đẩy tích lũy tăng thật mạnh, nhưng việc tạo ra sản phẩm thì đòi hỏi thời gian dài hơn.
Trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 9 tỷ mỹ kim, đưa dự trữ ngoại tệ của Việt-Nam lên 20 tỷ mỹ kim, tương đương với 20 tuần nhập khẩu. Do đó, trong những tháng cuối năm, Chính phủ lúng túng vì lo ngại nếu đưa tiền đồng ra mua mỹ kim, sức ép lên giá tiêu dùng sẽ tăng. Nhưng nếu không gom vào mỹ kim, tăng trưởng kinh tế sẽ không giữ được mức cao như cho năm 2007.
Ngoài ra, Việt-Nam đang thu hút nhiều dòng ngoại tệ, như: vốn trực tiếp, gián tiếp, ODA, ngoại tệ từ dịch vụ thu qua biên giới, nguồn kiều hối… Những nguồn này năm nay có thể lên đến 25 tỷ mỹ kim. Khi nguồn ngoại tệ vào, Ngân hàng Nhà nước sẽ là người mua cuối cùng. Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng lạm phát ở Việt-Nam năm rồi.
2) Mặc dù giá thế giới (nhất là dầu thô tăng) làm CPI ở Việt-Nam tăng theo, nhưng chắc chắn đây không phải là nguyên nhân quan trọng vì nếu thế, các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia cũng phải chịu những sự tăng giá cả tương tự. CPI ở các nước này chỉ dao động trong khoảng 4-5%. Vì vậy, có thể thấy rằng CPI ở Việt Nam tăng chủ yếu vì những lý do nội tại của nền kinh tế, trong đó quan trọng nhất là nguyên nhân tiền tệ. Tốc độ tăng tín dụng của ta luôn được duy trì ở mức rất cao (khoảng 30%) trong vòng sáu năm qua.
3) Vì mức lạm phát (12,63%) cao hơn lãi suất tiết kiệm (tức là lãi suất thực* bị âm) nên tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế phải chạy đi tìm những cơ hội đầu tư có suất sinh lời cao hơn như địa ốc hay chứng khoán. Việc đầu tu quá mức vào bất động sản và chứng khoán làm xuất hiện hiện tượng bong bóng** tài sản; và, một lúc nào đó, hiện tượng ‘bong bóng nổ tung’ sẽ dẫn tới sự bất ổn định cho nền kinh tế. Điều này đang thực sự trở thành nỗi nhức nhối trong cộng đồng dân cư.
* ‘lãi suất thực’ là lãi suất ngân hàng chịu trả cho người gởi tiết kiệm trừ đi tỷ suất lạm phát. Thí dụ: 8,50% (lãi suất ngân hàng) - 12,63% (lạm phát) = - 4,13%.
** giá ghi cao hơn giá thật nhiều, tức giá thật được bơm thêm không khí và, khi không khí quá nhiều, bong bóng sẽ nổ.
4) Lạm phát cao tới một mực nào đó, người ta khó đoán biết chính xác là một trong những nguyên nhân làm tăng độ bất định, và do vậy tăng chi phí giao dịch và giảm hiệu quả của nền kinh tế. Thêm vào đó, các vụ bảo lụt, dịch bệch và tai nạn lao động (sự cố sập cầu dẫn cầu Cần Thơ sáng ngày 26.09.2007, sự cố lở mỏ đá trên công trường thủy điện Bản vẽ - Tương dương (Nghệ An) sáng 15.12.2007...), tai nạn giao thông đã đến mức trở thành thảm hoạ;. Bên cạnh đó, lạm phát còn làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu và của toàn bộ nền kinh tế.
(Còn tiếp)