Cộng Hòa Nhân Dân Sơn La
Nhân dịp lễ Giáng Sinh, các cơ quan truyền thông đã khám phá ở trong nước hiện nay đang có một quốc gia độc lập nằm trong nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đó là nước Cộng Hòa Nhân Dân Sơn La do Thào Xuân Sùng, Bí Thư Tỉnh Ủy làm Chủ Tịch Nước, và Hoàng Chí Thức, Phó Bí Thư Tỉnh Ủy, làm Thủ Tướng!
Nước Cộng Hòa Nhân Dân Sơn La được tổ chức và và sinh hoạt rập khuôn theo chế độ Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân của Bắc Triều Tiên và Thủ Tướng Hoàng Chí Thức là hiện thân của Kim Chính Nhật. Tại đây, hiến pháp và luật pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không được áp dụng. “Miệng” của Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức được coi là luật. Về chính sách, trong khi cả nước đang phấn đấu để đi vào kinh tế thị trường, Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức nhất định “tiến lên xã hội chủ nghĩa” theo con đường Stalinist và Maoist! Vì thế, Sơn La trở thành một “quốc gia” có chính sách tôn giáo khắc nghiệt nhất trong nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam!
Hôm trước lễ Giáng Sinh, mặc dầu có chỉ thị của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Chí Thức đã huy động gần như toàn bộ công an và bộ đội trong tỉnh mở cuộc hành quân ngăn chận các tín hữu Thiên Chúa Giáo trong tỉnh Sơn La tổ chức mững lễ Giáng Sinh, dù là từng nhóm nhỏ tại tư gia.
Tuy nhiên, trước khi trình bày chính sách tôn giáo riêng của Chủ Tịch Nước Thào Xuân Sùng và Thủ Tướng Hoàng Chí Thức, chúng tôi xin giới thiệu qua tỉnh Sơn La để giúp độc giả theo dõi vấn đề một cách dễ dàng hơn.
VÀI NÉT VỀ SƠN LA
Tỉnh Sơn La nằm ở phía tây bắc Việt Nam, có nhiều núi cao, phía bắc giáp Yên Bái, Lào Cai và Lai Châu, phía tây giáp Điện Biên Phủ, phía đông giáp Phú Thọ và Hoà Bình, đông nam giáp Thanh Hoá và Hoà Bình, phía nam giáp Lào.
Diện tích tỉnh Sơn La là 14.174,4 km2 với dân số khoảng 1.007.500 người (năm 2006).
Tỉnh Sơn La có 1 thị xã là Sơn La và 10 huyện là Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu và Sốp Cộp. Thị xã Sơn La cách Hà Nội 328 km theo quốc lộ 6.
Sơn La có 12 dân tộc, trong đó có các dân tộc chính sau đây:
Người Thái chiếm 55% dân số và đóng vai trò chính trong sinh hoạt cộng đồng. Có huyện người Thái chiếm đến 70% như Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mường La. Người Kinh (Việt) chiếm 18%, thường đóng vai trò chỉ đạo trong các hoạt động kinh doanh hiện đại. Người H’Mong chiếm 12%, cư trú ở các vùng cao, định canh ở các sườn núi. Nghề truyền thống là chế tác các dụng cụ săn bắn và rèn nông cụ. Người Mường chiếm 8%, tập trung ở huyện Phù Yên và rải rác ở các huyện Mộc Châu và Bắc Yên. Các dân tộc khác như Dao, Khờ-mú, Xính-mùn... sống rải rác khắp nơi, kể cả trên các sướn núi gióng như thời kỳ bộ lạc.
Về địa hình, Sơn La có độ cao trung bình 600 m so với mặt nước biển, và chia thành 3 vùng sinh thái: vùng dọc trục quốc lộ 6, vùng hồ sông Đà và vùng cao biên giới. Sơn La gồm 3/4 là đồi núi và cao nguyên, đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, cây lâu năm. Hai cao nguyên lớn của Sơn La là Mộc Châu (cao 1.050 m) và Nà Sản (cao 800 m).
Các cuộc kiểm tra cho thấy Sơn La có đến 80 điểm quặng và mỏ khoáng sản, và khoảng 10 mỏ than với trử lượng khoảng 40 triệu tấn, trong đó 50% là than mỡ, có khả năng luyện cốc.
Đặc biệt, tại thị xã Sơn La có nhà tù Sơn La do Pháp xây dựng năm 1908 trên đồi Khau Cả. Đây là nơi giam giữ nhiều nhà cách mạng Việt Nam. Lúc đầu đây chỉ là một nhà tù nhỏ cấp tỉnh. Từ năm 1930 đến 1940 nhà tù đã được Pháp mở rộng. Trong thời gian từ 1930 - 1945 đã có hơn một ngàn tù nhân chính trị được giam tại đây, trong đó Lê Duẩn, Trường Chinh, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng, Song Hào, Xuân Thủy... Sau 30.4.1975, nhiều tù nhân chính trị của miền Nam cũng đã được đưa ra giam tại đây. Vì thế, nhà tù này đã trở thành một di tích lịch sử thu hút nhiều du khách.
KHỐNG CHẾ TRUYỀN THÔNG
Công việc trước tiên mà bất cứ nhà độc tài nào cũng phải làm là không chế truyền thông và dùng truyền thông để lãnh đạo quần chúng. Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức cũng làm như thế.
Ngày 17.12.2007, nhân tỉnh Sơn La tổng kết 8 năm thi hành Luật Báo chí, Hoàng Chí Thức đã đến ban huấn thị cho nhóm bồi bút bằng một bài học thuộc lòng như sau:
“Tăng cường công tác quản lý báo chí, làm tốt công tác định hướng tư tưởng, chính trị trên lĩnh vực thông tin, tuyên truyền; tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng công tác báo chí, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội; đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, củng cố kiện toàn đội ngũ báo chí, nâng cao tính đảng, tính chiến đấu của báo chí; thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra, chấn chỉnh nhận thức, tư tưởng cho đội ngũ người làm báo...”
Nếu làm báo đúng như thế thì quả là tội nghiệp cho thân phận người làm báo ở Sơn La. Họ chỉ được phép viết theo đơn đặt hàng!
Sau đó, Hoàng Chí Thức tặng bằng khen cho 2 tập thể và 8 cá nhân được coi là “có nhiều thành tích chấp hành tốt Luật Báo chí.”
ĐI THEO CON ĐƯỜNG CŨ
Mặc dầu đã có chỉ thị của trung ương là phải chấm dứt tình trạng là khoa trương và báo cáo thành tích giả, Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức vẫn đi theo con đường cũ, dùng bọn bồi bút ngồi phịa ra những thành tích hư ảo để bốc thơm lãnh tụ. Chỉ cần đọc một đoạn ngắn trong bản báo cáo nói về thành quả do đường lối lãnh đạo anh minh của Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức trong 10 tháng của năm 2007, chúng ta cũng có thể thấy ngay sự lừa bịp. Bản báo cáo viết;
“Sau 10 tháng triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu năm 2007, KT-XH, quốc phòng – an ninh của Thị xã giữ ổn định và có bước phát triển khá; bộ mặt đô thị được chỉnh trang; chất lượng giáo dục, y tế tiếp tục được duy trì; đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Đó là cơ sở quan trọng cho Thị xã phấn đấu được công nhận trở thành thành phố vào năm 2008.
“Hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế được phát triển duy trì ổn định 42 đơn vị trường học, 902 nhóm, lớp với hơn 18.000 học sinh; tỷ lệ huy động các cháu đến nhà trẻ đạt gần 80%; mẫu giáo đạt 97,4%; tiểu học đạt 98,2%....”
Nhưng sự thật như thế nào? Chúng tôi chỉ xin trích lại một vài đoạn trong cuốn “Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam” của Nhà Xuất Bản Giáo Dục nói về tỉnh Sơn La, độc giả cũng có thể thấy được báo cáo nói trên là láo phét. Tài liệu cho biết:
Về lao động, mặc dầu Sơn La là một tỉnh có nhiều khó khăn, tỷ lệ lao động trong nông lâm ngư nghiệp chỉ chiếm 75,1%, trong khi tỷ lệ này ở Lai Châu là 91,2% và ở Hòa Bình là 86%. (tr. 59)
Về giáo dục, tỷ lệ học sinh phổ thông so với dân số trong độ tuổi từ 6 đến 18 của toàn tỉnh chỉ mới trên 50%, trong khi ở Hòa Bình đã lên đến 80% (tr. 63)
Về y tế, tỷ lệ cán bộ ở các dân tộc thiểu số còn thấp, thiết bị thiếu thốn và lạc hậu, khả năng của cán bộ còn hạn chế. (tr. 64)
Về kinh tế, mặc dầu Sơn La có tài nguyên phong phú, nhưng Sơn La vẫn chưa thoát ra được khỏi cảnh nghèo. Sơn La được xếp vào một trong 4 tỉnh nghéo nhất nước. Số lương thực bình quân cho mỗi đầu người chỉ là 275 kg, vừa đủ ăn chứ chưa có dự trử. (tr. 65).
Báo điện tử dddn.com.vn ngày 10.7.2007, có đăng một bài dưới đầu đề “Sơn La: Dự án "treo" -Người dân "Xót" tường thuật chuyện Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức bất thần ra lệnh ngưng thực hiện dự án xây dựng khu đô thị Cò Nòi ở huyện Mai Sơn gây thiệt hại nặng cho cả chính quyền lẫn dân chúng trong vùng.
Đây là dự án thực hiện theo chủ trương của tỉnh lấy đất đổi cơ sở hạ tầng nhằm thu hút các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào tỉnh Sơn La. Thế nhưng, sau khi triển khai xây dựng được hơn 1 năm, Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức ra lệnh ngừng thực hiện. Vì vậy, 17 ha đất nông nghiệp nằm trong diện phải “giải phóng mặt bằng” của dự án này đã bị bỏ cho cỏ mọc hơn 2 năm nay. Ông Lò Văn Thái, Chủ tịch UBND xã Cò Nòi cho biết: Xã đã 3 lần đề nghị lên cấp trên là nếu nhận thấy dự án có thề tiếp tục triển khai thì tiếp tục xây dựng; còn nếu thấy không khả thi thì xem xét trả lại đất cho nông dân để sản xuất. Thế nhưng Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức không quan tâm.
Đói ăn vụng, túng làm càn. Không có kế sinh nhai, người dân Sơn La đã lén lút trồng thuốc phiện và buôn bán ma túy. Theo báo cáo của tỉnh, đến hết tháng 8 năm 2007, các Toà án tỉnh Sơn La đã xét xử 935 vụ án với 1.172 bị cáo phạm tội về ma túy. Trong số các bị cáo đã bị xét xử có 27 bị cáo bị án tử hình, 31 bị xử phạt tù chung thân, còn lại từ 3 năm đến 30 năm tù.
BẮT CHƯỚC KIM CHÍNH NHẬT
Năm nay, gần đến ngày lễ Giáng Sinh, vì có sự khiếu nại của nhiều tổ chức tôn giáo, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gởi thông tư cho quyền tỉnh Sơn La yêu cầu không được ngăn cản việc cử hành các nghi lễ tôn giáo, nhưng Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức đã coi thông tư đó như không có, vì Sơn La là một “quốc gia độc lập” trong nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Chiều ngày 24.12.2007, tại huyện Mường La, một huyện nghèo cách Sơn La 40 cây số, theo lệnh của Hoàng Chí Thức, chính quyền địa phương đã mở cuộc hành quân bố ráp khắp nơi. Họ gọi những người đứng đầu các cộng đoàn Công Giáo tới và bắt làm cam kết “không tụ tập đông người, không cầu kinh...” Tại khu Công Giáo H’Mong ở Chiềng Ân, chính quyền còn kiểm soát gắt gao hơn để ngăn chận giáo dân tổ chức mừng lễ Giáng Sinh.
Khu Công Giáo Chiềng Ân thuộc một bản H’Mong nghèo cách Mường La 42 cây số. Ở đây có khoảng 700 giáo dân. Họ theo đạo cách đây khoảng 20 năm. Từ đó đến nay, họ phải sống trong sự bách hại. Nhiều người đã phải bỏ bản, bỏ làng, vượt núi để giữ được đạo. Một nhóm đã bỏ Mường La vào Thanh Hoá. Tại đây họ gây dựng được một bản công giáo khoảng 300 người. Những người còn ở lại phải chịu nhiều sự khốn khó, không ai chăm lo đời sống kinh tế của họ, họ bị bỏ đói, bỏ rét.
Tại Mộc Châu và Hát Lót, công an chận tất cả mọi nẻo đường không cho giáo dân tập họp lại một nơi để đọc kinh hay tham dự thánh lễ. Ngay tại thị xã Sơn La, công an đã bao vây nhà của một giáo dân bấy lâu nay vẫn dành nhà mình làm chỗ cầu kinh cho cộng đoàn và không cho ai vào. Suốt ngày 24, nhiều giáo dân đã được mời lên Ủy Ban Nhân Dân xã để “làm việc” và bắt “cam kết không được tụ tập đọc kinh”. Tỉnh và thị xã Sơn La đã huy động một lực lượng công an và bộ đội khá hùng hậu được trang bị súng AK, đã trực chiến suốt đêm Giáng Sinh và sáng ngày 25.12.2007 để dẹp tan tất cả những nhóm định tập họp để mừng Giáng Sinh.
1.- Vài nét tổng quát về tình hình tôn giáo tại Sơn La: Sơn La được đặt trực thuộc Giáo Phận Hưng Hóa, một giáo phận bao gồm các tỉnh ở phía Tây Bắc của Việt Nam: Lao Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang và Sơn La. Nhưng qua 50 năm “tiến lên xã hội chủ nghĩa”, Sơn La không còn một giáo xứ haỳ linh mục nào, gióng như ở Bắc Hàn.
Qua nhiều cuộc đàn áp liên tiếp, tại Sơn La hiện nay chỉ còn khoảng 3.000 giáo dân, không kể nhưng người tuy đã được rửa tội, nhưng vì bị khủng bố liên tục nên phải “tạm ngưng giử đạo” hay không dám xưng mình là người có đạo.
Sở dĩ số giáo dân còn được 3.000 mgười là nhờ có ba lớp người sau đây: (1) Khoảng 2000 tín hữu người Kinh ở mièn xuôi lên Sơn La làm ăn; (2) một số tín hữu bị đưa đi “làm kinh tế mới” ở Sơn La theo chương trình của chính phủ, và (3) khoảng 1000 anh chị em người H’Mong có đạo từ khoảng hơn 20 năm nay. Với những người này, Hoàng Chí Thức khó làm cho họ khuất phục được.
2.- Thẳng tay đàn áp: Trước năm 2004, Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức đã cho áp dụng một chính sách tôn giáo khắc nghiệt không khác gì Kim Chính Nhật của Bắc Hàn. Do đó, các tín hữu Thiên Chúa Giáo chỉ có thể thể hiện niềm tin tôn giáo của mình tại tư gia. Mọi sự tập trung để thực hiện các nghi thức tôn giáo đều bị cấm ngặt. Mỗi năm, vào các ngày lễ lớn như Giáng Sinh và Phục Sinh, giáo dân thường phải trở về quê để tham dự các nghi lễ.
Đặc biệt, Hoàng Chí Thức, vốn là người H’Mong (còn được gọi là người Mèo) đã tìm mọi cách để ngăn chận người H’Mong theo đạo công giáo hay biểu hiện niềm tin tôn giáo. Hoàng Chí Thức cho lập ngay giữa mỗi bản H’Mong một “đồn biên phòng” với nhiệm vụ duy nhất là ngăn cản việc truyền giáo và sống đạo. Nhà nào có bàn thờ hay treo tượng ảnh tôn giáo đều bị “đội biên phòng” đến gỡ bỏ. Hoàng Chí Thức còn ra lệnh không cho các bản có nhiều người theo công giáo được vay tiền trợ cấp xóa đói giảm nghéo và tìm cách cô lập về kinh tế của các bản đó. Công an lần lược gọi từng người có đạo đến và yêu cầu bỏ đạo. Những người cương quyết từ chối đều bị gọi lên Ủy Ban Nhân Dân Xã bắt làm giấy cam kết bỏ đạo và dọa nếu không làm sẽ bị mất hết tất cả các quyền lợi.
3.- Đòi thi hành Pháp Lệnh tôn giáo: Ngày 24.6.2004, khi “Pháp Lệnh về hoạt động tính ngưỡng, tôn gíao” được ban hành, các tín hữu Thiên Chúa Giáo đã dựa vào đó để hình thành những cộng đoàn và đòi hỏi chính quyền địa phương phải cho họ được sinh hoạt tôn giáo vì:
Điều 1 của Pháp Lệnh đã quy định: “Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấỵ.”
Điều 3 của Pháp Lệnh nói rõ: “Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng, bao gồm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ và những cơ sở tương tự khác. Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận.”
Lúc đầu, những nhóm sinh hoạt tôn giáo nhỏ được hình thành, sau dó là các nhóm lớn hơn. Cuối năm 2005, các cộng đoàn công giáo tại Sơn La đã đệ đơn lên các cấp chính quyền xin đăng ký các sinh hoạt tôn giáo như Pháp lệnh đã qui định. Tòa Giám Mục Hưng Hòa cũng đã gởi văn thư cho chính quyền Sơn La yêu cầu cho các linh mục đến Sơn La làm mục vụ, nhưng Hoàng Chí Thức trả lời: “Sơn La không có nhu cầu tôn giáo”! Tuy nhiên, Tòa Giám Mục vẫn gởi Linh Mục Nguyễn Trung Thoại đến làm Chánh Xứ Sơn La.
NƯỚC SƠN LA ĐỘC LẬP!
Bất chấp Pháp Lệnh tôn giáo của chính phủ, Hoàng Chí Thức ra lệnh cho thực hiện ba biện pháp sau đây: (1) Cấm các tín hữu Thiên Chúa Giáo không được sinh hoạt tôn giáo. (2) Mở chiến dịch thuyết phục những người công giáo bỏ đạo. (3) Vận động các tổ chức quần chúng chống lại người công giáo.
Tại các trường học, Hoàng Chí Thức ra lệnh cho các giáo viên phải thành lập và công bố danh sách những học sinh theo công giáo và dọa những học sinh này nếu không bỏ đạo sẽ không được theo học hay bị trừng phạt.
Tại các tiểu khu, chính quyền địa phương được chỉ thị đến từng gia đình trong tiểu khu vận động các gia đình không công giáo không giao tiếp với các gia đình công giáo và không cho người công giáo tham gia vào các sinh hoạt chung.
Vào tháng 6 năm 2006, Ban Dân Vận Tỉnh Ủy đã phổ biến rộng rãi một tài liệu có tiêu đề “Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách tôn giáo của Nhà nước” để vận động toàn dân tham gia công tác triệt hạ tôn giáo. Tập tài liệu nêu rõ:
“Ở Sơn La, từ xưa tới nay, các tổ chức hoạt động tôn giáo đều trái phép vì không thỏa mãn những nội dung cơ bản sau: giáo lý, giáo luật, chức sắc, nghi lễ, cơ sở vật chất như nhà thờ, chùa chiền... Tôn giáo ở Sơn La chưa đủ điều kiện để hoạt động.”
Ở Phần III tập tài liệu đã đề cập đến “Tác hại của hoạt động tôn giáo trái phép ở Sơn La” , trong đó có đoạn viết như sau:
“Hoạt động tôn giáo trái pháp luật ở một số nơi (chủ yếu là Công giáo và Tin lành) đã và đang làm tổn hại đến truyền thống đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc, nó trực tiếp gây chia rẽ giữa người theo đạo và người không theo đạo ngay trong từng gia đình, trong từng bản, từng dòng họ, làm băng hoại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, bỏ thờ cúng tổ tiên ông bà, người sinh thành dưỡng dục mình để thờ Chúa Giêsu; và ảnh hưởng xấu tới quan hệ thân tộc.
“Bản thân người theo đạo phải mất rất nhiều thời gian lao động nhất là vào mùa vụ gieo trồng, bởi vì ngày chủ nhật là ngày “nghỉ xác” không làm việc chỉ có làm việc đạo.
“Hoạt động tôn giáo trái pháp luật ở một số nơi bước đầu đã làm giảm uy tín và vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành của các cấp ủy, chính quyền cơ sở, làm giảm uy tín của trưởng bản, trưởng dòng họ...”
Tài liệu này đã chứng minh Sơn La là một quốc gia hoàn toàn độc lập, có luật pháp riêng, không phải tuân hành hiến pháp và luật pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam.
NGĂN CHẬN THÁNH LỄ GIÁNG SINH
Hôm 25.12.2007, khi Linh Mục Nguyễn Trung Thoại, Chánh xứ Sơn La, đang cử hành thánh lễ Giáng Sinh tại Mộc Châu, rất nhiều công an đã đến bao vây xung quanh nhà thờ. Sau thánh lễ, Linh mục Thoại lên xe định đến Cò Nòi để cử hành thánh lễ Giáng Sinh tại đây. Lập tức có hai xe công an chạy theo xe linh mục, một mang bảng số Hà Nội và một mang bảng số Sơn La.
Khi đến ngã ba Bia Căm Thù, xe của Linh mục đã bị cảnh sát giao thông chặn lại, nói là để kiểm tra giấy tờ. Tại đây đã có nhiều công an áo xanh lẫn áo vàng chờ sẵn. Một cán bộ an ninh đã ra lệnh: “Kiểm tra và thu toàn bộ giấy tờ, đưa tất cả về uỷ ban”. Linh mục Thoại liền bị công an bắt đưa về UBND xã Cò Nòi.
1.- Một cuộc tranh luận gay cấn: Tại UBND xã Cò Nòi, ông Nguyễn Xuân Thuẫn, Phó Chủ Tịch huyện Mai Sơn yêu cầu linh mục Thoại phải lập tức quay về xuôi và cấm từ nay không được làm việc tôn giáo trên địa bàn huyện Mai Sơn và thị xã Sơn La. Linh mục Thoại cương quyết không quay về và tuyên bố:
"Là công dân nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tôi được quyền đi lại bất cứ đâu trên đất nước này. Tôi đã, đang và sẽ làm việc tôn giáo trên địa bàn tỉnh Sơn La đúng theo tinh thần hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
Ông Thuẫn liền nói với Linh mục Thoại: "Ông Thoại phải quay về vì chúng tôi đang truy quét ma tuý”. Linh mục Thoại trả lời: “Là linh mục Công giáo, tôi cũng có trách nhiệm trong việc bài trừ tệ nan ma tuý, tôi không thấy liên hệ gì giữ việc tôi lên đây và việc truy quét ma tuý của chính quyền cả”. Ông Thuẫn lại nói: "Bây giờ là thời điểm nhạy cảm, yêu cầu ông quay về". Nhưng Linh mục Thoại nhất quyết từ chối.
2.- Giáo dân đi đòi cha: Tại gia đình anh Quy, tất cả bà con giáo dân thuộc hai huyện Yên Châu và Mai Sơn đã quy tụ đông đủ để đón linh mục Thoại đến lúc 9 giờ như đã hẹn, nhưng đã quá 10 giờ mà chưa thấy linh mục đến. Họ gọi điện thoại liên lạc với linh mục nhưng không được. Họ nghi linh mục đã bị bắt giữ, nên quyết định kéo đến văn phòng UBND xã Cò Nòi để tìm hiểu. Khoảng 300 giáo dân đã đi bộ 4 cây số để tìm linh mục. Quả đúng như họ đoán, linh mục đang bị giữ ỏ đây.
Thấy giáo dân đến, cơ quan an ninh đã huy động cả công an lẫn bộ độ để bảo vệ UBND xã. Vòng trong là công an huyện, xã, bản, và dân quân vây kín trước trụ sở. Vòng thứ hai là một tiểu đội bộ đội được võ trang bằng súng AK. Vòng ngoài là cảnh sát giao thông. Ngoài ra, các công an chìm mặc thường phục được rải đầy xung quanh.
Mặc cho sự ngăn cản của các nhân viên an ninh, giáo dân đã lăn xả vào la hét và kêu khóc đòi thả Linh mục Thoại ra. Ông Thuẫn phải cầu cứu Linh mục Thoại: ”Ông ra giải thích với bà con là chúng tôi không bắt ông, chúng tôi mời ông ăn cơm”. Nhưng Linh mục Thoại trả lời: "Họ nói đúng đấy, các ông thu hết giấy tờ của tôi, ép tôi về đây, vây kín lấy tôi thì đúng là bắt rồi. Hôm nay là ngày Đại Lễ, tôi không ăn cơm với chính quyền vì đó chỉ là kế hoãn binh của các ông, tôi không ăn cơm quán mà ăn cơm ở gia đình giáo dân của tôi”.
Bên ngoài, nhân viên an ninh đã cố gắng khuyên bảo giáo dân rời vị trí, nhưng họ nói “Khi nào thả Cha chúng tôi, chúng tôi mới về”.
Thấy chiều hướng không có lợi, ông Thuần giao Linh mục Thoại lại cho công an địa phương, yêu cầu đưa Linh mục Thoại về nhà anh Quy. Nhưng tại đây linh mục cũng không được cử hành thánh lễ Giáng Sinh vì công an đã vây kín nhà anh Quy rồi. Linh mục phải trở về Hòa Bình để kịp làm lễ Giáng Sinh cho giáo dân như chương trình đã định.
KHI HÀ NỘI BẤT LỰC
Qua một số biến cố và sự kiên đã được trình bày trên, chúng tôi có những nhận xét như sau:
1.- Địa phương vẫn giử quyền tự trị: Khi Nguyễn Tấn Dũng được đề cử làm Thủ Tướng, nhiều người tin tưởng rằng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thực hiện nhiều cải cách quan trọng vì ông ta còn trẻ và có tư tưởng tiến bộ. Nhưng chúng tôi đã nhận định rằng dưới chế độ “DẢNG LÃNH ĐẠO” , Võ Văn Kiệt, Phan Quang Khải hay Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng đèu gióng nhau. Cho dù Nguyễn Tấn Dũng có tư tưởng tiến bộ và muốn cải cách, ông ta cũng không thể vượt ra khỏi sự kềm hảm của các cơ cấu Đảng tại trung ương cũng như địa phương. Sự tiên đoán của chúng tôi đã đúng. Những tên cắc ké như Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức mà không coi Nguyễn Tấn Dũng ra gì, làm sao Nguyễn Tấn Dũng có thể điều khiển nhưng nhân vật có uy thế trơng Đảng được?
Hôm 30.12.2007, khi Nguyễn Tấn Dũng đến thăm Toà Tỏng Giám Mục Hà Nội, một viên chức của Quận Hoàn Kiến đã bắn tiếng cho Tòa Giám Mục biết nếu trung ương có giải pháp về vụ Tòa Khâm Sư` mà địa phương (Đảng bộ) không thuận thì vấn đề cũng không giải quyết được.
2.- Cán bộ có trình độ quá thấp không có tư duy: Những đảng viên cao cấp như Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức là những cán bộ sống lâu ra lão làng, có trình độ văn hóa quá thấp (học văn hóa bổ túc, 3 lớp một năm), nên không thể thích ứng với thời cuộc được. Những gì họ đã được học ở Trường Đảng trong thời kỳ “tiến lên xã hội chủ nghĩa” , họ vẫn tiếp tục đem ra áp dụng triệt để, măc dầu tình thế cũng như chính sách của Đảng và Nhà Nước đã có nhiều thay đổi.
Ngày xưa Đảng hô “chống Mỹ cứu nước” , bây giờ Đảng đang “nhờ Mỹ cứu Đảng” , nhưng Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức vẫn nhất định tiếp tục con đường cũ! Không thể làm thay đổi những hạng cán bộ như Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức vì họ không có tư duy. Những gì Hoàng Chí Thức tuyên bố trong đại hội truyền thông nói trên, chỉ là những sáo ngữ đã được học thuộc lòng ở Trường Đảng, nay đem đọc lại, gióng như con vẹt.
Dĩ nhiên, những nỗ lực chống phá tôn giáo của Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức rồi sẽ chẳng đi tới đâu. Những bạo chúa như Stalin và Mao Trạch Đông đã áp dụng những biện pháp sắt máu mà không diệt nổi tôn giáo, Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức làm sao làm được? Hiện nay Trung Quốc vẫn còn 12 triệu giáo dân, 90 giáo phận với khoảng 70 Giám Mục, 1200 linh mục và 1000 nữ tu. Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức là cái thá gì? Nhưng đầu óc thủ cựu và cực đoan của Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức sẽ đẩy “Quốc Gia Sơn La” trở lại thời kỳ chiến tranh lạnh và thới kỳ “tiến lên xã hội chủ nghĩa”, làm cho đời sống của dân chúng, nhất là các đồng bào thiểu số, đã quá cơ cực, càng trở nên cơ cực hơn.
Hiện nay, Sơn La có hai trang nhà là sonla.gov.vn và baodientusonla.com.vn và một số báo chợ, nên Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức tưởng rằng chỉ cần khống chế và sai kiến được bọn bồi bút là muốn làm gì thì làm. Nhưng Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức quên rằng thời đại này là thời đại điện tử, nên từ bất cứ nơi nào trong “Quốc Gia Sơn La” như ở chân núi Phu Sa Phin hay bản Mường Bon, người đưa tin chỉ cần phóng Email lên một diễn đàn hay trang nhà nảo đó, một phút sau, các nơi trên thế giới đều đã nhận được. Cho nên mọi nổ lực che đậy sự thật, ngăn cản thông tin như trước đây đều vô ích. Chúng tôi ở một phương trời xa vẫn có đủ tin tức và sự kiện để viết về Sơn La.
3.- Đưa ra trước dư luận quốc tế: Khi Đảng và chính quyền trung ương ở Hà Nội tỏ ra bất lực trước sự lộng hành của Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức, chúng ta phải đưa vấn đề này ra trước Ủy ban Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới của Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ủy Ban Nhân Quyền Hạ Viện Hoa Kỳ, Quốc Hội Âu Châu... để những cơ quan này đến Son La điều tra và nói chuyện với chính quyền Hà Nội. Không thể để cho Thào Xuân Sùng và Hoàng Chí Thức lộng hành như từ trước đến nay.
CẦN ĐỀ CAO CẢNH GIÁC
Hiện nay, Giáo Phận Hà Nội đang đấu tranh đòi lại các tài sản đang bị chính quyền địa phương chiếm đoạt một cách bất chính. Các phương pháp đấu tranh mà ban lãnh đạo đưa ra là các phương pháp đứng đắn và phù hợp với một tôn giáo.
Tuy nhiên, khi cuộc đấu tranh kéo dài, Tổng Cục An Ninh sẽ tìm phương thức đối phó. Phương thức trước tiên bao giờ cũng cài các “giáo gian” vào các tổ chức của giáo hội để lấy tin tức. Phương thức thứ hai là tuyển chọn và huấn luyện các “giáo gian” có uy tín (kể cả giáo sĩ) rồi cài vào các ban lãnh đạo đấu tranh của giáo hội, đẩy phong trào đi chệch hướng hay tiến tới bạo động. Công an sẽ căn cứ vào đó dẹp tan.
Chúng tôi đã kể lại, trong thời gian Đức Cha Nguyễn Kim Điền làm TGM Giáo Phận Huế, công an đã huấn luyện và cài được tên “giáo gian” Nguyễn Văn Bông vào làm quản gia cho Đức Cha. Nguyễn Văn Bông là giáo dân thuộc giáo xứ Phủ Cam (ở xóm Thánh Giá) và là một cựu chủng sinh Chủng Viện Hoan Thiện, Huế, nên được Đức Cha Điền tin dùng. Nguyễn Văn Bông đã lấy tin tức và gây khủng hoảng nghiêm trọng cho giáo phận Huế. Hiện nay, Nguyễn Văn Bông đang ở Úc.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy những tên giáo dân thiển cận nhưng cực đoan và một vài thế lực chính trị đang mưu toan biến cuộc đấu tranh của Giáo Phận Hà Nội thành cuộc đấu tranh chính trị. Nếu các nhà lãnh đạo của giáo hội và các cơ quan truyền thông công giáo không cảnh giác, cuộc đấu tranh hiện tại sẽ bị “chính trị hóa” và đi vào cơn khủng hoảng như Giáo Hội PGVNTN hiện nay. Chúng tôi mong các nhà lãnh đạo của giáo hội lưu tâm đến những hiện tượng này.