“KHÔNG CÓ CHUYỆN TRẢ LẠI” - PHẢI CHĂNG ÔNG TRƯỞNG BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ ĐANG MẮC “BỆNH NƯỚC LỚN”?
Khi nhà cầm quyền Trung Quốc Cộng sản chiếm đoạt Hoàng Sa, và Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam “lại” ra tuyên bố: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tiến hành tại khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý” và coi đó là phương pháp hữu hiệu cho việc đòi lại lãnh thổ, đất đai của cha ông đã bị mất vào tay bọn cướp?
Bất chấp sự thật, bất chấp lẽ công bằng, đàn anh Cộng sản Trung Quốc vẫn ngang nhiên chiếm đoạt bằng vũ lực, bằng âm mưu, bằng những phương cách khác cả hai quần đảo của Việt Nam.
Đó là cách hành xử nước lớn, lấy thịt đè người vốn có của tư tưởng bành trướng và cướp đoạt. Với họ, câu “Chân lý thuộc kẻ mạnh” một chân lý đầy tính hoang dã đã và đang có cơ hội thể hiện.
Khi những người Công giáo Việt Nam bị chiếm đoạt ngang nhiên những đất đai và tài sản của mình, họ đã phải có hàng loạt “ĐƠN XIN” gửi đến nơi đang chiếm đoạt của mình.
Khi những đơn xin không được hồi đáp, họ nhẫn nhục chịu đựng.
Khi sự nhẫn nhục đã quá mức chịu đựng, họ cầu nguyện.
Khi sự cầu nguyện có tiếng vang mạnh mẽ qua hệ thống truyền thông, thế giới đã nghe tiếng họ, lương tâm con người bị đánh thức, ông Trường ban Tôn giáo của Chính phủ tuyên bố: “Không có chuyện trả lại”?
Nhìn lại một quá trình, cách hành xử của những người có trách nhiệm trong hệ thống công quyền hiện tại, chúng ta không thể không có suy nghĩ: Những người đó đang phục vụ ai? Họ đang căn cứ trên những nguyên tắc nào của đời sống con người và xã hội loài người để hành xử và tuyên bố như thế?
Trong cuộc sống hàng ngày, có những kẻ trộm cướp, chiếm đoạt bằng vũ lực, bằng cưỡng bức, bằng cơ hội, lừa đảo… buộc nạn nhân phải chấp nhận khi yếu thế. Tuy nhiên, khi có ánh sáng công lý, công bằng, lẽ dĩ nhiên là kẻ chiếm đoạt phải hoàn trả lại những thứ mình đã chiếm đoạt, thậm chí đền bù những thiệt hại do việc bị chiếm đoạt gây ra. Đó mới thật sự là một nơi có một nhà nước pháp quyền, một xã hội văn minh.
Nếu có một người nào đã trộm cướp đứng giữa thanh thiên bạch nhật hay giữa tòa án, tuyên bố rằng: Không có chuyện trả lại những tài sản đó, thì người ta xếp họ vào hạng người nào? Hay ít nhất người ta sẽ nghĩ: Anh ta đang đứng ở đâu, trong môi trường nào để có thể tuyên bố điều đó?
Việc ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ ngang nhiên tuyên bố: “Không có chuyện trả lại” đất đai tài sản đã bị chiếm đoạt của Giáo hội, trong khi “Giáo Hội Công giáo Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Giáo hội đối với đất đai và tài sản Giáo hội”.
Có phải ông cũng đang rắp tâm sử dụng cái lý của kẻ mạnh trong việc hành xử kiểu luật rừng? Bất chấp các văn bản luật pháp qui định trả lại các tài sản, đất đai của tổ chức tôn giáo được ghi bằng giấy trắng mực đen. Hay những điều luật pháp đã quy định, cũng chỉ là quy định cho vui? Chỉ xin nhắc lại ông một điều trong cái Pháp lệnh tôn giáo 2004 của chính nhà nước ban hành:
Điều: Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình, đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ.
Ông Trưởng ban nhớ được rằng: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân theo những quy định của nhà nước đặt ra, “ai có nhu cầu” thì xin – cho. Nhưng ông quên rằng: Luật pháp Việt Nam cũng đang quy định quyền sử dụng đất đai thì không thuộc sở hữu toàn dân mà thuộc từng tổ chức, cá nhân cụ thể.
Ai là người có nhu cầu? Xin hỏi ông Trưởng ban Tôn giáo: Với hệ thống chính quyền một quận, dân số dăm bảy trăm ngàn người, hệ thống công sở gồm: trụ sở Ủy ban Nhân dân, Hội đồng nhân dân, Quận ủy, Mặt trận, Thanh niên, Hội nông dân, Công An, Tòa á, Quận đội… và cơ man nào cơ quan khác được nuôi bằng đồng thuế của nhân dân, cũng như bao nhiêu đất đai “tư quyền” khác nữa. Biết bao nhiêu đất đai, tài sản để “phục vụ” từng đó người. Trong khi Giáo hội Công giáo Việt Nam, với gần 10% số dân cả nước, đất đai của các cơ sở Tôn giáo được bao nhiêu?
Xin hãy khoan nói chuyện có nhu cầu thì xin – cho, người Công giáo Việt Nam ngày nay, chỉ mong muốn cháy bỏng là được nhận lại tài sản đất đai của mình còn chưa được, nói chi đến chuyện xin xỏ của ai ở đây thưa ông?
Quyền sử dụng đất Tòa Khâm sứ Hà Nội, có “bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý” là đất từ xưa để lại đang có nhu cầu sử dụng, chưa bao giờ được hiến, cho, tặng hoặc bất kỳ sự sang nhượng nào cho nhà nước. Vậy vì sao khi bị chiếm đoạt, lại “không có chuyện trả lại”? Trong khi nhà nước đang kêu gọi xây dựng một nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Phải chăng, cái cụm từ Xã hội chủ nghĩa này đã bao hàm những yếu tố để ông có thể tuyên bố “Không có chuyện trả lại” ở trên?
Giả sử, đến một lúc nào đó, đất nước Việt Nam được lãnh đạo bởi một chính phủ thật sự của dân, do dân, vì dân, làm việc theo những nhu cầu và nguyện vọng của dân, không hèn nhát nhu nhược trước sự đe dọa bạo lực, không vì vị trí độc tôn của mình mà quyên mất nghĩa vụ đối với giang sơn, đủ sức mạnh và bản lĩnh tuyên bố đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa, khi đó Trung Quốc tuyên bố “không có chuyện trả lại” , thì Việt Nam phải làm gì?
Tất nhiên, mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng có chăng những liên tưởng giữa hai sự việc trên? Nó khập khiễng, bởi Giáo hội Công giáo được lãnh đạo và dẫn dắt bởi một Hàng Giáo phẩm đầy sự hy sinh, đủ bản lĩnh và hành động đúng theo phương châm “Yêu thương và phục vụ” . Hơn hẳn những khẩu hiệu “Của dân, do dân và vì dân” mà thực tế thì còn nhiều điều phải xem lại.
Cũng tương tự, một điều hiển nhiên đúng, dù Giaó hội có tuyên bố hay không, thì “Mọi hoạt động tiến hành tại khu vực đất đai và tài sản Giáo hội mà không được sự chấp thuận của Giáo hôi Công giáo Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Giáo hội Công giáo Việt Nam và không có giá trị pháp lý” .
Trong một môi trường văn minh, hiện đại khi Việt Nam gia nhập sân chơi của thể giới, khi Việt Nam vừa giữ một chân trong Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, những cái không có giá trị pháp lý kia phải được xử lý trước hết.
Chúng ta cần lo “tu thân, tề gia, trị quốc” trước khi muốn “bình thiên hạ”.
Thiết nghĩ câu cha ông nói tự ngàn xưa: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” giờ vẫn còn nguyên giá trị. Vậy thì tại sao, những vấn đề lớn lao với ông bạn láng giềng phương bắc đầy dã tâm, khó chơi nói trên, chưa thấy ai tuyên bố được một lời bản lĩnh như khi ông Trưởng ban Tôn giáo tuyên bố về tài sản của Tôn giáo ở trong cùng một đất nước?.
Phải chăng, ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ đang nhiễm “căn bệnh nước lớn” trầm trọng?
Hà Nội, ngày 4 tháng 1 năm 2008.
Khi nhà cầm quyền Trung Quốc Cộng sản chiếm đoạt Hoàng Sa, và Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam “lại” ra tuyên bố: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tiến hành tại khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý” và coi đó là phương pháp hữu hiệu cho việc đòi lại lãnh thổ, đất đai của cha ông đã bị mất vào tay bọn cướp?
Bất chấp sự thật, bất chấp lẽ công bằng, đàn anh Cộng sản Trung Quốc vẫn ngang nhiên chiếm đoạt bằng vũ lực, bằng âm mưu, bằng những phương cách khác cả hai quần đảo của Việt Nam.
Đó là cách hành xử nước lớn, lấy thịt đè người vốn có của tư tưởng bành trướng và cướp đoạt. Với họ, câu “Chân lý thuộc kẻ mạnh” một chân lý đầy tính hoang dã đã và đang có cơ hội thể hiện.
Khi những người Công giáo Việt Nam bị chiếm đoạt ngang nhiên những đất đai và tài sản của mình, họ đã phải có hàng loạt “ĐƠN XIN” gửi đến nơi đang chiếm đoạt của mình.
Khi những đơn xin không được hồi đáp, họ nhẫn nhục chịu đựng.
Khi sự nhẫn nhục đã quá mức chịu đựng, họ cầu nguyện.
Khi sự cầu nguyện có tiếng vang mạnh mẽ qua hệ thống truyền thông, thế giới đã nghe tiếng họ, lương tâm con người bị đánh thức, ông Trường ban Tôn giáo của Chính phủ tuyên bố: “Không có chuyện trả lại”?
Nhìn lại một quá trình, cách hành xử của những người có trách nhiệm trong hệ thống công quyền hiện tại, chúng ta không thể không có suy nghĩ: Những người đó đang phục vụ ai? Họ đang căn cứ trên những nguyên tắc nào của đời sống con người và xã hội loài người để hành xử và tuyên bố như thế?
Trong cuộc sống hàng ngày, có những kẻ trộm cướp, chiếm đoạt bằng vũ lực, bằng cưỡng bức, bằng cơ hội, lừa đảo… buộc nạn nhân phải chấp nhận khi yếu thế. Tuy nhiên, khi có ánh sáng công lý, công bằng, lẽ dĩ nhiên là kẻ chiếm đoạt phải hoàn trả lại những thứ mình đã chiếm đoạt, thậm chí đền bù những thiệt hại do việc bị chiếm đoạt gây ra. Đó mới thật sự là một nơi có một nhà nước pháp quyền, một xã hội văn minh.
Nếu có một người nào đã trộm cướp đứng giữa thanh thiên bạch nhật hay giữa tòa án, tuyên bố rằng: Không có chuyện trả lại những tài sản đó, thì người ta xếp họ vào hạng người nào? Hay ít nhất người ta sẽ nghĩ: Anh ta đang đứng ở đâu, trong môi trường nào để có thể tuyên bố điều đó?
Việc ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ ngang nhiên tuyên bố: “Không có chuyện trả lại” đất đai tài sản đã bị chiếm đoạt của Giáo hội, trong khi “Giáo Hội Công giáo Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Giáo hội đối với đất đai và tài sản Giáo hội”.
Có phải ông cũng đang rắp tâm sử dụng cái lý của kẻ mạnh trong việc hành xử kiểu luật rừng? Bất chấp các văn bản luật pháp qui định trả lại các tài sản, đất đai của tổ chức tôn giáo được ghi bằng giấy trắng mực đen. Hay những điều luật pháp đã quy định, cũng chỉ là quy định cho vui? Chỉ xin nhắc lại ông một điều trong cái Pháp lệnh tôn giáo 2004 của chính nhà nước ban hành:
Điều: Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình, đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ.
Ông Trưởng ban nhớ được rằng: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân theo những quy định của nhà nước đặt ra, “ai có nhu cầu” thì xin – cho. Nhưng ông quên rằng: Luật pháp Việt Nam cũng đang quy định quyền sử dụng đất đai thì không thuộc sở hữu toàn dân mà thuộc từng tổ chức, cá nhân cụ thể.
Ai là người có nhu cầu? Xin hỏi ông Trưởng ban Tôn giáo: Với hệ thống chính quyền một quận, dân số dăm bảy trăm ngàn người, hệ thống công sở gồm: trụ sở Ủy ban Nhân dân, Hội đồng nhân dân, Quận ủy, Mặt trận, Thanh niên, Hội nông dân, Công An, Tòa á, Quận đội… và cơ man nào cơ quan khác được nuôi bằng đồng thuế của nhân dân, cũng như bao nhiêu đất đai “tư quyền” khác nữa. Biết bao nhiêu đất đai, tài sản để “phục vụ” từng đó người. Trong khi Giáo hội Công giáo Việt Nam, với gần 10% số dân cả nước, đất đai của các cơ sở Tôn giáo được bao nhiêu?
Xin hãy khoan nói chuyện có nhu cầu thì xin – cho, người Công giáo Việt Nam ngày nay, chỉ mong muốn cháy bỏng là được nhận lại tài sản đất đai của mình còn chưa được, nói chi đến chuyện xin xỏ của ai ở đây thưa ông?
Quyền sử dụng đất Tòa Khâm sứ Hà Nội, có “bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý” là đất từ xưa để lại đang có nhu cầu sử dụng, chưa bao giờ được hiến, cho, tặng hoặc bất kỳ sự sang nhượng nào cho nhà nước. Vậy vì sao khi bị chiếm đoạt, lại “không có chuyện trả lại”? Trong khi nhà nước đang kêu gọi xây dựng một nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Phải chăng, cái cụm từ Xã hội chủ nghĩa này đã bao hàm những yếu tố để ông có thể tuyên bố “Không có chuyện trả lại” ở trên?
Giả sử, đến một lúc nào đó, đất nước Việt Nam được lãnh đạo bởi một chính phủ thật sự của dân, do dân, vì dân, làm việc theo những nhu cầu và nguyện vọng của dân, không hèn nhát nhu nhược trước sự đe dọa bạo lực, không vì vị trí độc tôn của mình mà quyên mất nghĩa vụ đối với giang sơn, đủ sức mạnh và bản lĩnh tuyên bố đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa, khi đó Trung Quốc tuyên bố “không có chuyện trả lại” , thì Việt Nam phải làm gì?
Tất nhiên, mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng có chăng những liên tưởng giữa hai sự việc trên? Nó khập khiễng, bởi Giáo hội Công giáo được lãnh đạo và dẫn dắt bởi một Hàng Giáo phẩm đầy sự hy sinh, đủ bản lĩnh và hành động đúng theo phương châm “Yêu thương và phục vụ” . Hơn hẳn những khẩu hiệu “Của dân, do dân và vì dân” mà thực tế thì còn nhiều điều phải xem lại.
Cũng tương tự, một điều hiển nhiên đúng, dù Giaó hội có tuyên bố hay không, thì “Mọi hoạt động tiến hành tại khu vực đất đai và tài sản Giáo hội mà không được sự chấp thuận của Giáo hôi Công giáo Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Giáo hội Công giáo Việt Nam và không có giá trị pháp lý” .
Trong một môi trường văn minh, hiện đại khi Việt Nam gia nhập sân chơi của thể giới, khi Việt Nam vừa giữ một chân trong Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, những cái không có giá trị pháp lý kia phải được xử lý trước hết.
Chúng ta cần lo “tu thân, tề gia, trị quốc” trước khi muốn “bình thiên hạ”.
Thiết nghĩ câu cha ông nói tự ngàn xưa: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” giờ vẫn còn nguyên giá trị. Vậy thì tại sao, những vấn đề lớn lao với ông bạn láng giềng phương bắc đầy dã tâm, khó chơi nói trên, chưa thấy ai tuyên bố được một lời bản lĩnh như khi ông Trưởng ban Tôn giáo tuyên bố về tài sản của Tôn giáo ở trong cùng một đất nước?.
Phải chăng, ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ đang nhiễm “căn bệnh nước lớn” trầm trọng?
Hà Nội, ngày 4 tháng 1 năm 2008.