HÀ NỘI -- Sáng thứ hai 31/12/2007, hai mươi sáu tân Linh mục thuộc ba giáo phận: Hà nội, Phát diệm và Bùi chu đã về dâng Thánh lễ tạ ơn tại Nguyện đường Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội, nơi qúy cha đã cùng miệt mài đèn sách và tu luyện trong suốt bảy năm qua. Cùng hiệp dâng thánh lễ với các tân chức có qúy cha trong ban Giám đốc, ban Giáo sư và toàn thể chủng sinh Đại chủng viện.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Giuse Trịnh Ngọc Do, giáo phận Phát Diệm đã đại diện anh em bày tỏ lòng biết ơn, ngài nói: … không thầy đố mày làm nên - trên tinh thần đó, chúng con về với gia đình Đại chủng viện thân yêu để bày tỏ lòng tri ân các Đấng bề trên, qúy cha giáo, những người còn sống hay đã khuất bóng. Các thầy đã dày công chỉ dạy chúng con không những về tri thức mà cả về nhân đức để phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội. Dù có làm linh mục đi nữa, thì trước sau, chúng con cũng vẫn là những cậu học trò nhỏ bé nên kính mong qúy cha tiếp tục hướng dẫn, dạy bảo chúng con trên hành trình lữ thứ.
Riêng qúy thầy, chúng tôi xin chân thành cảm ơn anh em đã đồng hành với chúng tôi bằng hình thức này hay hình thức khác, đặc biệt trong lời cầu nguyện.
Nhân dịp năm mới 2008, chúng con xin kính chúc qúy cha, qúy thầy và qúy dì và mọi người được an vui, khỏe mạnh. Nguyện xin Thiên Chúa là Chúa của mùa Xuân chúc lành và trả công bội hậu cho các đấng bề trên, quí cha và tất cả anh chị em.
Buổi trưa cùng ngày, các tân chức đã chiêu đãi tòan thể gia đình Đại Chủng Viện một bữa cơm hết sức thân mật.
Dưới đây là toàn văn bài chia sẻ Tin Mừng (Ga 1, 1- 18) của tân chức Giuse Nguyễn Văn Viện, giáo phận Hà nội:
Kính thưa qúy cha giáo, Anh em chủng sinh thân mến
Phụng vụ ngày hôm nay đưa chúng ta về với lời Tựa của Tin mừng Gioan. Gioan là người hiểu rõ ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng sinh. Ngài không dừng lại ở hiện tượng và mô tả việc Chúa sinh ra. Nhưng ngài đã suy nghĩ về việc Chúa ra đời.
Yoan nhìn máng cỏ, nhìn mầu nhiệm Chúa ra đời như là một sáng tạo mới. Thế nên Tin Mừng của ông bắt đầu bằng chữ: “Lúc Khởi Nguyên”. Khi dùng những chữ "lúc khởi nguyên" để bắt đầu nói về Tin Mừng của Đức Yêsu và gợi lên việc Người sinh ra, Yoan muốn nói với chúng ta rằng: việc Chúa Giáng sinh bắt đầu một sáng tạo mới, một lịch sử mới, không phải để thay thế lịch sử và sáng tạo cũ, nhưng để làm cho chúng nên mới mẻ.
Cũng như trình thuật sáng tạo của sách Khởi nguyên, tất cả quy vào việc tạo dựng con người thì câu then chốt của bài Tin Mừng hôm nay cũng là: “Ngôi Lời đã làm người và ở cùng chúng tôi. Chúng tôi đã được nhìn ngắm vinh quang của Người, vinh quang của Con Một tự nơi Cha; đầy ơn nghĩa và sự thật”.
Thế nên, ta chỉ đáp ứng nguyện vọng của Yoan và của Phụng vụ, nếu ta chăm chú nhìn vào Hài Nhi mới sinh nơi máng cỏ như là công trình sáng tạo mới của Thiên Chúa. Nhưng không phải hết mọi người nhận ra điều đó. Cũng như trong buổi Khởi nguyên đã có cuộc tranh chấp giữa lành và dữ, thì bài Tin Mừng hôm nay cũng cho ta thấy những thái độ của loài người trước công trình sáng tạo mới này.
Yoan đã nhận xét với giọng văn chua chát: thế mà thế gian lại không đón nhận Người... Người đến trong nhà của Người, mà người nhà đã không tiếp nhận Người. Yoan ám chỉ đến người Do thái, nhưng cũng gián tiếp nói về những ai không đón nhận Đức Ki tô với sứ điệp cứu độ của Người.
Lẽ ra ai ai cũng phải đón nhận ơn ban của Thiên Chúa khi Ngài ban Con Một Ngài cho ta. Nhưng biết bao người đã từ khước? Tại sao vậy ?
Yoan đáp: tại họ sinh bởi huyết nhục và xác thịt; họ kế thừa những ước muốn của nam nhân; họ sống theo dục vọng và suy nghĩ theo thế tục; họ muốn sự cứu độ và hạnh phúc trần ai, vì ích kỷ họ không chấp nhận một Thiên Chúa sinh làm Hài Nhi nơi máng cỏ; họ từ khước đi vào con đường Người đã đi. Nói tóm lại, họ muốn xây dựng hạnh phúc theo ý họ, chứ không muốn tập họp trên một con đường dẫn tới hạnh phúc chung.
Ngay từ đầu, Thiên Chúa đã cấu tạo con người cho một hạnh phúc tập thể. Mọi người và mọi vật chỉ thực sự mãn nguyện ở trong sự duy nhất. Nhưng Adam - Evà đã phá vỡ sự hoà hợp giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau và với vạn vật. Nay chính Thiên Chúa phải Giáng sinh làm người, kết hợp lại với con người, để rồi con người kết hợp lại với nhau và với vạn vật. Người ban cho những ai tin vào Người, kết hợp với người Con, có được khả năng: không còn sống theo ý muốn của xác thịt nữa, một theo ý Chúa, là ý muốn yêu thương cứu độ mọi người, để ai ai cũng như người Con ấy tràn đầy ơn nghĩa và sự thật. Đó là những người sinh bởi Chúa, những người có sự sống của Chúa, sự sống yêu thương đã sinh ra làm người vì chúng ta.
Như vậy, mừng lễ Giáng sinh, đón nhận ơn Chúa ra đời, là tiếp nhận một sự sống mới. Sự sống ấy không nguyên là ơn giao hòa chúng ta với Chúa; mà còn muốn giao hòa với mọi người và mọi vật. Ta bỏ nếp sống ích kỷ chỉ lo tìm tư lợi, để muốn liên kết tất cả lại trong Đức Kitô. Và cho được như vậy, ta phải đi vào đường lối Người đã đi mà giờ đây trong Thánh lễ Người còn khẳng định rõ rệt: Này là Mình Ta sẽ chịu nộp vì các con; này là Máu Ta sẽ đổ ra cho muôn người được khỏi tội. Chúng ta hãy xem Ngôi Lời Thiên Chúa đã phải hy sinh đến mức nào để chấp nhận cuộc đời tại thế hầu làm chứng tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, để chúng ta được thúc đẩy bắt chước Người mà đi vào con đường hy sinh xả kỷ hầu làm chứng rằng: chúng ta muốn có tình đồng bào, tình đồng loại với mọi người.
Nguyện xin Thánh Thể Chúa kết hợp chúng ta với Người, cũng sẽ kết hợp chúng ta lại với nhau, để không những chúng ta mến Chúa hơn mà cũng yêu người nhiều hơn. Amen.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Giuse Trịnh Ngọc Do, giáo phận Phát Diệm đã đại diện anh em bày tỏ lòng biết ơn, ngài nói: … không thầy đố mày làm nên - trên tinh thần đó, chúng con về với gia đình Đại chủng viện thân yêu để bày tỏ lòng tri ân các Đấng bề trên, qúy cha giáo, những người còn sống hay đã khuất bóng. Các thầy đã dày công chỉ dạy chúng con không những về tri thức mà cả về nhân đức để phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội. Dù có làm linh mục đi nữa, thì trước sau, chúng con cũng vẫn là những cậu học trò nhỏ bé nên kính mong qúy cha tiếp tục hướng dẫn, dạy bảo chúng con trên hành trình lữ thứ.
Riêng qúy thầy, chúng tôi xin chân thành cảm ơn anh em đã đồng hành với chúng tôi bằng hình thức này hay hình thức khác, đặc biệt trong lời cầu nguyện.
Nhân dịp năm mới 2008, chúng con xin kính chúc qúy cha, qúy thầy và qúy dì và mọi người được an vui, khỏe mạnh. Nguyện xin Thiên Chúa là Chúa của mùa Xuân chúc lành và trả công bội hậu cho các đấng bề trên, quí cha và tất cả anh chị em.
Buổi trưa cùng ngày, các tân chức đã chiêu đãi tòan thể gia đình Đại Chủng Viện một bữa cơm hết sức thân mật.
Dưới đây là toàn văn bài chia sẻ Tin Mừng (Ga 1, 1- 18) của tân chức Giuse Nguyễn Văn Viện, giáo phận Hà nội:
Kính thưa qúy cha giáo, Anh em chủng sinh thân mến
Phụng vụ ngày hôm nay đưa chúng ta về với lời Tựa của Tin mừng Gioan. Gioan là người hiểu rõ ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng sinh. Ngài không dừng lại ở hiện tượng và mô tả việc Chúa sinh ra. Nhưng ngài đã suy nghĩ về việc Chúa ra đời.
Yoan nhìn máng cỏ, nhìn mầu nhiệm Chúa ra đời như là một sáng tạo mới. Thế nên Tin Mừng của ông bắt đầu bằng chữ: “Lúc Khởi Nguyên”. Khi dùng những chữ "lúc khởi nguyên" để bắt đầu nói về Tin Mừng của Đức Yêsu và gợi lên việc Người sinh ra, Yoan muốn nói với chúng ta rằng: việc Chúa Giáng sinh bắt đầu một sáng tạo mới, một lịch sử mới, không phải để thay thế lịch sử và sáng tạo cũ, nhưng để làm cho chúng nên mới mẻ.
Cũng như trình thuật sáng tạo của sách Khởi nguyên, tất cả quy vào việc tạo dựng con người thì câu then chốt của bài Tin Mừng hôm nay cũng là: “Ngôi Lời đã làm người và ở cùng chúng tôi. Chúng tôi đã được nhìn ngắm vinh quang của Người, vinh quang của Con Một tự nơi Cha; đầy ơn nghĩa và sự thật”.
Thế nên, ta chỉ đáp ứng nguyện vọng của Yoan và của Phụng vụ, nếu ta chăm chú nhìn vào Hài Nhi mới sinh nơi máng cỏ như là công trình sáng tạo mới của Thiên Chúa. Nhưng không phải hết mọi người nhận ra điều đó. Cũng như trong buổi Khởi nguyên đã có cuộc tranh chấp giữa lành và dữ, thì bài Tin Mừng hôm nay cũng cho ta thấy những thái độ của loài người trước công trình sáng tạo mới này.
Yoan đã nhận xét với giọng văn chua chát: thế mà thế gian lại không đón nhận Người... Người đến trong nhà của Người, mà người nhà đã không tiếp nhận Người. Yoan ám chỉ đến người Do thái, nhưng cũng gián tiếp nói về những ai không đón nhận Đức Ki tô với sứ điệp cứu độ của Người.
Lẽ ra ai ai cũng phải đón nhận ơn ban của Thiên Chúa khi Ngài ban Con Một Ngài cho ta. Nhưng biết bao người đã từ khước? Tại sao vậy ?
Yoan đáp: tại họ sinh bởi huyết nhục và xác thịt; họ kế thừa những ước muốn của nam nhân; họ sống theo dục vọng và suy nghĩ theo thế tục; họ muốn sự cứu độ và hạnh phúc trần ai, vì ích kỷ họ không chấp nhận một Thiên Chúa sinh làm Hài Nhi nơi máng cỏ; họ từ khước đi vào con đường Người đã đi. Nói tóm lại, họ muốn xây dựng hạnh phúc theo ý họ, chứ không muốn tập họp trên một con đường dẫn tới hạnh phúc chung.
Ngay từ đầu, Thiên Chúa đã cấu tạo con người cho một hạnh phúc tập thể. Mọi người và mọi vật chỉ thực sự mãn nguyện ở trong sự duy nhất. Nhưng Adam - Evà đã phá vỡ sự hoà hợp giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau và với vạn vật. Nay chính Thiên Chúa phải Giáng sinh làm người, kết hợp lại với con người, để rồi con người kết hợp lại với nhau và với vạn vật. Người ban cho những ai tin vào Người, kết hợp với người Con, có được khả năng: không còn sống theo ý muốn của xác thịt nữa, một theo ý Chúa, là ý muốn yêu thương cứu độ mọi người, để ai ai cũng như người Con ấy tràn đầy ơn nghĩa và sự thật. Đó là những người sinh bởi Chúa, những người có sự sống của Chúa, sự sống yêu thương đã sinh ra làm người vì chúng ta.
Như vậy, mừng lễ Giáng sinh, đón nhận ơn Chúa ra đời, là tiếp nhận một sự sống mới. Sự sống ấy không nguyên là ơn giao hòa chúng ta với Chúa; mà còn muốn giao hòa với mọi người và mọi vật. Ta bỏ nếp sống ích kỷ chỉ lo tìm tư lợi, để muốn liên kết tất cả lại trong Đức Kitô. Và cho được như vậy, ta phải đi vào đường lối Người đã đi mà giờ đây trong Thánh lễ Người còn khẳng định rõ rệt: Này là Mình Ta sẽ chịu nộp vì các con; này là Máu Ta sẽ đổ ra cho muôn người được khỏi tội. Chúng ta hãy xem Ngôi Lời Thiên Chúa đã phải hy sinh đến mức nào để chấp nhận cuộc đời tại thế hầu làm chứng tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, để chúng ta được thúc đẩy bắt chước Người mà đi vào con đường hy sinh xả kỷ hầu làm chứng rằng: chúng ta muốn có tình đồng bào, tình đồng loại với mọi người.
Nguyện xin Thánh Thể Chúa kết hợp chúng ta với Người, cũng sẽ kết hợp chúng ta lại với nhau, để không những chúng ta mến Chúa hơn mà cũng yêu người nhiều hơn. Amen.